Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Hạnh

Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Hạnh

TIẾT: TĂNG TIẾT (2 tiết) Ngày giảng: 24/10/2012

I. MỤC TIÊU:

 - Ôn đọc, viết số thập phân

 - Rèn kĩ năng so sánh hai số thập phân.

 - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.

 - Giải toán về quan hệ tỉ lệ.

II. ĐỒ DÙNG: Một số bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 

doc 7 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 5 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, thứ ba ngày 22, 23 tháng 10 năm 2012
Nghỉ phép
Cô Phô, cô Tứ, cô Tuyến dạy thay
TUẦN: 9
TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: 22/10/2012
TIẾT: 
TĂNG TIẾT (2 tiết)
Ngày giảng: 24/10/2012
I. MỤC TIÊU:
 - Rèn đọc và viết chính tả cho HS yếu.
 - Rèn kĩ năng viết văn tả cảnh.
 - Củng cố từ và câu.
II. ĐỒ DÙNG: Một số bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) HDHS yếu rèn đọc bài : Cái gì quý nhất và Đất cà Mau. 
- Gọi HS đọc, sửa sai
- HDHS yếu đánh vần đoạn văn bên
- Đọc cho các em viết vào vở
2) Đọc thầm bài Cái gì quý nhất Sách TV 5 tập 1/ 85, trả lời các câu hỏi sau đây:
a. Bạn Hùng cho là cái gì quý nhất:
A. Tiền bạc là quý nhất.
B. Lúa gạo là quý nhất.
C. Thì giờ là quý nhất.
b. Bạn Nam cho là cái gì quý nhất:
A. Tiền bạc là quý nhất.
B. Lúa gạo là quý nhất.
C. Thì giờ là quý nhất.
c. Tìm từ trái nghĩa với từ “sôi nổi”
A. nhộn nhịp B. tấp nập C. trầm lắng
d. Phân tích cấu tạo của câu: “Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.”
e. Theo em: Cái gì là quý nhất ? Em hãy nêu lí lẽ dẫn chứng để bảo vệ ý kiến của mình. 
3) Viết một đoạn văn miêu tả cảnh bình minh ở quê em.
- 2 em học sinh yếu (một nhóm) luyện đọc.
- Đọc trước lớp
- Đánh vần vần đoạn 2 của bài Đất Cà Mau 
- Viết bài vào vở.
- HS làm bảng con bằng cách chọn đáp án ghi vào bảng con các câu a, b, c.
a – B
b – C
c - C
- Câu d, 1 em làm ở bảng lớp, lớp làm vào vở
“Một hôm, trên đường đi học về,/ Hùng, Quý và Nam// trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.”
Câu e, học sinh làm vào vở, một số em trình bày trước lớp.
HS khác nhận xét
* HSG: Viết đoạn văn có câu mở đoạn, có 5 từ gợi tả, một câu văn có hình ảnh nhân hóa, một câu văn có hình ảnh so sánh.
TUẦN: 9
TOÁN
Ngày soạn: 22/10/2012
TIẾT: 
TĂNG TIẾT (2 tiết)
Ngày giảng: 24/10/2012
I. MỤC TIÊU:
 - Ôn đọc, viết số thập phân
 - Rèn kĩ năng so sánh hai số thập phân.
 - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
 - Giải toán về quan hệ tỉ lệ.
II. ĐỒ DÙNG: Một số bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1: So sánh hai số thập phân :
a) 48,7 và 48,69
b) 92,4 và 92, 04
c) 0,8 và 0,81
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
 4,275; 4,752; 4, 257; 4,572; 
Bài 3: Viết số thập phân có:
a) Bảy đơn vị, sáu phần trăm.
b) Ba mươi hai đơn vị, tám phần mười, năm phần trăm.
c) Không đơn vị, một phần nghìn
d) Không đơn vị, ba trăm linh năm phần nghìn.
Bài 4 : Chuyển các phân số sau thành số thập phân:
 ; ; ; 
Bài 5: Một thửa ruộng có chiều dài 60m, chiều rộng bằng chiều dài.
a) Tính diện tích thửa ruộng đó.
b) Biết rằng cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi trên cả thửa ruộng đó người ta thu hoạch được bao nhiêu tạ thóc ? 
Bài 6: Mua 6 mét vải hết 180 000 đồng. Hỏi mua 24 mét vải như thế hết bao nhiêu tiền ?
* Bài 7 : Tìm một số, biết 0,75 lần của số đó thì bằng .
* Bài 8: Tìm hai số chẵn có tổng là 848, biết giữa chúng có tất cả 13 số chẵn khác.
Làm bảng con từng bài
- Tự làm vào vở, 4 em làm ở bảng lớp
1 em làm ở bảng lớp
- Bảng con
HS làm bài vào vở
Nêu lại cách tính diện tích hình chữ nhật.
Câu b giải bằng cách tìm tỉ số
* HSG có thể làm gộp 1 phép tính ở câu b
* HSG tự làm. Gọi x là số cần tìm
0,75==. Vậy số đó: X x = 
* Tính hiệu của chúng: 13 x 2 + 2
TUẦN: 9
TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 24/10/2012
TIẾT: 18
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
Ngày giảng: 25/10/2012
I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
II. ĐỒ DÙNG: Bảng phụ kẻ sẵn BT1/ 62 VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
 1. Kiểm tra bài cũ : - Chấm đoạn văn ở tiết trước - 2 HS.
 2. Bài mới : Luyện tập 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 
* Bài tập1/ 62 VBT : Nhóm 4 - ý b : 
HDHS thảo luận
Gọi một số nhóm trình bày kết quả
Lưu ý : Khi tranh luận các em phải nhập vai nhân vật, xưng “tôi”. Có thể kèm theo tên nhân vật. Cuối cùng đi đến thống nhất 1 ý kiến chung.
* Bài tập2/ 63 VBT : Nhóm 2
- Gợi ý : Nếu chỉ có đèn chuyện gì sẽ xảy ra ? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống chúng ta ? Nếu chỉ có trăng thì chuyện gì sẽ xảy ra ? Trăng làm cho cuộc sống đẹp như thế nào ?
4/ Củng cố : Đọc lại BT2/ 60 đã hoàn chỉnh. (ĐK để thuyết trình, tranh luận)
5/ Dặn dò : Về nhà hoàn chỉnh BT2.
- 1 HS đọc đề. HS thảo luận nhóm 4
Nhân vật
Ý kiến
Lí lẽ, 
dẫn chứng
Đất
Cây cần đất nhất.
Đất có chất màu nuôi cây.
Nước
Cây cần nước nhất.
Nước vận chuyển chất màu.
Không khí
Cây cần không khí nhất 
Cây không thể sống thiếu không khí.
Ánh sáng
Cây cần ánh sáng nhất.
Thiếu ánh sáng cây xanh sẽ không còn màu xanh.
- HS đóng vai một nhân vật, dựa vào ý kiến của nhân vật, mở rộng phát triển lí lẽ và dẫn chứng để bênh vực cho ý kiến ấy.
- HS nêu yêu cầu của đề.
- HS tự làm VBT
* VD mẫu thuyết trình: Trăng và đèn là những vật đem lại ánh sáng cho con người. Đèn ở gần nên soi rõ hơn, giúp con người đọc sách, làm việc lúc tối trời. Tuy thế đèn cũng không thể kiêu ngạo với trăng, vì đèn ra trước gió thì tắt. Dù là đèn điện cũng có thể mất điện. Cả đèn dầu và đèn điện cũng chỉ soi sáng một nơi. Trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, thơ mộng. Trăng soi sáng khắp nơi. Tuy thế, trăng chỉ sáng vào một số ngày trong tháng và cũng có khi bị mây che khuất. Vì vậy trong cuộc sống chúng ta, cả trăng và đèn đều cần thiết cho con người.
- 2 HS đọc – Cả lớp đồng thanh
TUẦN: 9
TOÁN
Ngày soạn: 24/10/2012
TIẾT: 44
LUYỆN TẬP CHUNG
Ngày giảng: 25/10/2012
I. MỤC TIÊU :
 - Biết viết số đo độ dài, diện tích, khối lượng dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG: HS: Bảng con, VBTTH toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Bài cũ : Sửa bài 3 SGK tiết 43.
Bài mới : Luyện tập chung
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm :
Bài 2: Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-gam :
Bài 3: Viết các số đo sau có đơn vị là mét vuông :
- Lưu ý HS so sánh giữa việc đổi đơn vị đo diện tích với việc đổi đơn vị đo độ dài.
* Bài 4: Vận dụng cách giải bài toán tổng và tỉ để giải.
- Nhắc HS tóm tắt bằng sơ đồ
- Lưu ý HS đáp án phải ghi đầy đủ 2 dữ kiện.
* Dùng bốn chữ số 1 ; 0 ; 6 ; 9 hãy viết tất cả các số thập phân gồm bốn chữ số đó mà bé hơn 6 và lớn hơn 1 (các chữ số trong mỗi số khác nhau).
3. Củng cố : 
Hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
4. Dặn dò : 
 Về nhà làm bài 4/47 SGK.
- HS tự làm rồi nêu kết quả :
a. 42m 34cm = 42,34 m
b. 56m 29cm = 56,29m
c. 6m 2cm = 6,02m
d. 4352m = 4,352 km
- 1 HS làm ở bảng, lớp làm vào vở
- HS nhận xét, sửa bài :
a) 500g = 0,5kg
b) 347g = 0,347kg
c) 1,5 tấn = 1500kg
- Hai HS làm ở bảng, lớp làm vào vở.
a) 7km2 = 7000000m2
 4ha = 40000m
 8,5ha = 85000m2
b) 30dm2 = 0,3m2
 300dm2 = 3m
 515dm2 = 5,15m2
* HSG tự giải.
- HSG sửa bài
- HS khá, giỏi tự làm vào vở :
* 1,069 ; 1,096 ; 1,609 ; 1,690 ; 1,960 ; 1,906.
- Vài HSY trả lời
..
TUẦN: 9
ÂM NHẠC
Ngày soạn: 24/10/2012
TIẾT: 9
HỌC HÁT BÀI: NHỮNG BÔNG HOA, NHỮNG BÀI CA
Ngày giảng: 25/10/2012
I. MỤC TIÊU:
Biết hát theo giai điệu và lời ca
Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Hoàng Long
Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
II. ĐỒ DÙNG: Bài hát ở bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1 CB. 
2 BM. 
Hoạt động 1: Học hát 
*Giới thiệu: Nhạc sĩ Hoàng Long là một nhạc sĩ nổi tiếng ông viết rất nhiều bài hát cho thiếu nhi hôm nay các em sẽ được làm quen với 1 bài hát của ông đó là bài: Những bông hoa, những bài ca, bài hát gợi lên niềm vui của các bạn HS khi đến thăm thầy cô giáo của mình.
- Ghi đề.
- Hát mẫu.
Hướng dẫn hát: (Đếm 1-2) chú ý kéo dài 2 phách ở tiếng “đời”, cuối lời 1 ngân dài 3 phách rồi hát sang lời 2.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ theo nhịp:
Hát kết hợp gõ đệm theo phách
4 CC. 
5. Nhận xét tiết học, dặn Hs về nhà tự tìm động tác phụ họa theo bài hát
Chuẩn bị dụng cụ.
Khởi động giọng.
Nghe.
1 HS đọc lời ca.
Tập hát.
Cùng nhau cầm tay đi dến thăm các thầy 
 X x x 
các cô ...
 x
Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy
 X x x x x x x
các cô..
 x
Hát và nhún chân theo nhịp.
Một số nhóm biểu diễn bài hát
.
TUẦN: 9
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 24/10/2012
TIẾT: 18
ĐẠI TỪ
Ngày giảng: 25/10/2012
I. MỤC TIÊU : 
 - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được một số đại từ thường dùng trong thực tế (BT1, BT2); bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần.
II. ĐỒ DÙNG : Bảng phụ viết bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1. Bài cũ : HS đọc lại đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em hoặc nơi em sinh sống .
 2. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a. Phần nhận xét : 
- BT1: Các từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?
Đại từ có nghĩa là từ thay thế.
- BT2 : Thực hiện tương tự bài tập 1
b. Phần ghi nhớ :
c. Phần luyện tập :
 - BT 1:
- BT 2: 
Gợi ý : Bài ca dao là lời đối đáp giữa ai với ai ?
- BT 3: 
3. Củng cố : 
 Đại từ là gì?
4. Nhận xét - Dặn dò : 
- Về nhà học thuộc ghi nhớ.
HS làm việc nhóm 2 rồi trình bày 
- Tớ, cậu được dùng để xưng hô
- Nó dùng để xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ (chích bông) trong câu cho khỏi lặp lại từ ấy.
- Những từ nói trên được gọi là đại từ.
- Từ vậy thay thế cho từ thích; từ thế thay cho từ quý.
- Từ vậy và từ thế cũng là đại từ.
- HS đọc và nhắc lại ND ghi nhớ trong SGK.
HS làm việc nhóm 2, trình bày kết quả.
- Các từ in đậm trong đoạn thơ được dùng để chỉ Bác Hồ.
- Những từ đó được viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính BH.
- HS làm việc cá nhân.
- Mày, ông, tôi, nó.
- HS tự làm rồi trình bày KQ :
+ nó, nó
- 2 HS trả lời.
TUẦN: 9
AN TOÀN GIAO THÔNG
Ngày soạn: 24/10/2012
TIẾT: 4
NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN GIAO THÔNG
Ngày giảng: 25/10/2012
I. MỤC TIÊU : 
 1. KT : HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông.
 - Nhận xét, đánh giá được các hình vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông.
 2. KN : HS biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
 3. Thái độ : Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, tránh tai nạn giao thông.
 - Vận động các bạn và người khác thực hiện đúng luật GTĐB.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Bài cũ :
 - Chọn đường đi an toàn có lợi gì ?
 - Tại sao phải chọn đường đi an toàn?
2. Dạy bài mới :
a) Hoạt động 1 : Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
Lưu ý HS : nguyên nhân chính là do sự bất cẩn của người tham gia giao thông.
b) Hoạt động 2 : Xác định nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
c) Hoạt động 3 : Rèn kĩ năng tham gia giao thông an toàn thông qua trò chơi.
- Phổ biến cách chơi :
 1 em đi bộ, 1 em chạy. Khi GV hô “Dừng lại ngay !”. Học sinh nhận xét, bạn nào dừng lại nhanh hơn. Vì sao ?
Liên hệ giáo dục HS cần phải đi chậm, không phóng xe quá nhanh.
2 em trả lời 2 câu.
HS khác nhận xét.
Nhóm 2, thảo luận nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
Một số nhóm trình bày kết quả.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Làm việc cá nhân.
HS lên tham gia chơi trò chơi, mỗi lần 2 em.
Đưa ra nhận xét : bạn nào dừng lại nhanh hơn. Vì sao ?
.
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét công tác tuần qua :
 - HS đi học đều, chuyên cần. Tác phong gọn gàng, sạch sẽ.
 - Trực nhật đảm bảo, vệ sinh lớp và khu vực sạch sẽ.
 - Một số em chuẩn bị bài ở nhà rất tốt : Lan, Xuân, Quyên, ...
 * Tồn tại : - Hiếu : Không mang dép quai sau, cờ đỏ trừ điểm.
 - Pháp, Vinh: Học bài ở nhà chưa tốt.
II. Công tác tuần đến :
 - Khắc phục những tồn tại trong tuần trước.
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra định kì giữa kì I.
 - Củng cố lại bảng nhân chia (cả lớp)
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_5_tuan_9_nguyen_thi_hanh.doc