Giáo án dự thi môn: Kể chuyện - Bài: Chiếc đồng hồ

Giáo án dự thi môn: Kể chuyện - Bài: Chiếc đồng hồ

A.Mục tiêu:

-Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; kể đúng và đầy đủ nội dung.

+Lời kể tự nhiên, biết phối hợp với điệu bộ, nét mặt,

+Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.

-Trao đổi và hiểu ý nghĩa câu chuyện.

-Giáo dục học sinh biết làm tốt công việc của mình, biết nói năng ôn tồn, nhỏ nhẹ khi trao đổi với người khác.

B.Chuẩn bị: -Máy, màn hình

 -Nội dung câu chuyện

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dự thi môn: Kể chuyện - Bài: Chiếc đồng hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI
MÔN: KỂ CHUYỆN
BÀI: CHIẾC ĐỒNG HỒ
GIÁO ÁN DỰ THI
 MÔN : KỂ CHUYỆN
 BÀI : CHIẾC ĐỒNG HỒ
A.Mục tiêu:
-Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; kể đúng và đầy đủ nội dung.
+Lời kể tự nhiên, biết phối hợp với điệu bộ, nét mặt,
+Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
-Trao đổi và hiểu ý nghĩa câu chuyện.
-Giáo dục học sinh biết làm tốt công việc của mình, biết nói năng ôn tồn, nhỏ nhẹ khi trao đổi với người khác.
B.Chuẩn bị: -Máy, màn hình
 -Nội dung câu chuyện
C.Các hoạt động:
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
I.Giới thiệu bài:
Các em thân mến! Bác Hồ- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Người ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn cho mọi người. Cuộc đời và sự nghiệp của Bác là bài học vô cùng quý giá cho thế hệ chúng ta. Những mẩu chuyện về lối sống giản dị, ý thức tiết kiệm, tình yêu thương con người của Bác- thế hệ chúng ta mãi học tập. Hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu câu chuyện “Chiếc đồng hồ” để thấy được kĩ năng xử lí tình huống, cách giáo dục tư tưởng một cách tài tình của Bác.
II.Hướng dẫn kể chuyện:
1.Giáo viên kể chuyện: -Lần 1
 -Lần 2: kết hợp tranh
2.Tìm hiểu chuyện:
-Các em đã được nghe câu chuyện, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu nội dung câu chuyện.
*Đoạn 1:
-Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào?
-Mọi người dự hội nghị bàn tán về chuyện gì?
-Em hiểu thế nào là tiếp quản?
GV giải thích thêm: Sau chiến thắng ĐBP, Pháp buộc phải ngồi vào bàn đàm phán ở hội nghị Giơ-ne-vơ, công nhận Miền Bắc hoàn toàn độc lập, Thủ đô Hà Nội thuộc về ta. Trung ương Đảng đã cử đoàn cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô để tiếp nhận và quản lí những thứ đối phương giao lại.
-Tâm trạng mọi người lúc này như thế nào?
-Nội dung đoạn này là gì?
Trong hội nghị, điều gì đã xảy ra, cô mời các em tìm hiểu tiếp đoạn 2
*Đoạn 2:
-Ai đã đến thăm hội nghị?
-Mọi người đón Bác như thế nào?
-Em hãy nêu nội dung đoạn này?
*Đoạn 3:
+Giới thiệu đồng hồ quả quýt
 Đây là một chiếc đồng hồ bỏ túi nhỏ, hình tròn, to hơn đồng hồ bình thường, trông như quả quýt.
-Sau khi nói đến tác dụng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ, Bác kết luận như thế nào?
-Theo em, Bác Hồ mượn câu chuyện chiếc đồng hồ để làm gì?
-Nội dung của đoạn này là gì?
*Đoạn 4:
-Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác có tác dụng như thế nào đến mọi người?
 Đó là nội dung đoạn này.
GV: Như vậy là các em đã nắm được nội dung từng bức tranh và toàn câu chuyện. Bây giờ các em hãy kể cho các bạn trong nhóm mình cùng nghe.
3.Kể trong nhóm:
-Theo em, câu chuyện cần kể với giọng như thế nào?
GV: Các em cần biết phối hợp giọng kể với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để câu chuyện hấp dẫn hơn.
-Chia nhóm 4- yêu cầu học sinh kể từng đoạn theo tranh
-Sau khi kể các em hãy trao đổi để tìm ý nghĩa câu chuyện.
+Quan sát- giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
4.Kể trước lớp:
-Gọi học sinh kể từng đoạn trước lớp
+Gọi học sinh nhận xét lời kể của bạn.
+Nhận xét- ghi điểm
-Gọi học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
+Các em lắng nghe, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Em nào có nhận xét gì về nội dung câu chuyện cũng như ý nghĩa câu chuyện mà bạn vừa nêu?
+Nhận xét- ghi điểm.
-Lắng nghe
-Quan sát- lắng nghe
-Năm 1954
-Mọi người bàn tán về chuyện đi học lớp tiếp quản ở Thủ đô Hà Nội.
-Thu nhận và quản lí những thứ mà người khác giao lại.
-Mọi người rất háo hức.
-Được tin, các cán bộ dự hội nghị bàn tán sôi nổi, mọi người đều háo hức muốn đi.
-Bác Hồ đã đến thăm hội nghị.
-Mọi người ùa ra đón Bác, vỗ tay không ngớt.
-Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu dự hội nghị ùa ra đón Bác.
+Quan sát ảnh.
-Các bộ phận của chiếc đồng hồ cũng giống như các nhiệm vụ của cách mạng, nhiệm vụ nào cũng quan trọng và cần phải làm.
-Bác mượn câu chuyện chiếc đồng hồ để nói về công việc của mọi người, để mọi người hiểu công việc nào cũng đáng quý.
-Bác mượn câu chuyện chiếc đồng hồ quả quýt để giáo dục tư tưởng cán bộ.
-Mọi người đều thấm thía về câu chuyện của Bác.
-Giọng to, rõ ràng, thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung từng đoạn.
-Chia nhóm- kể trong nhóm
-Kể nối tiếp từng đoạn.
+Nhận xét.
-Học sinh kể toàn bộ câu chuyện
 Theo bạn, ý nghĩa câu chuyện là gì?
-Ý nghĩa câu chuyện là:
Chúng ta cần cố gắng làm tốt công việc của mình được giao, bởi công việc nào cũng đáng quý.
-Học sinh nêu.
III.Củng cố - dặn dò:
-Qua câu chuyện này em có nhận xét gì về cách nói chuyện của Bác với các cán bộ?
 Khi nói chuyện với người khác, chúng ta cần nói một cách nhỏ nhẹ, ôn tồn để thu hút mọi người và để mọi người dễ hiểu.
-Thông qua câu chuyện Bác muốn khuyên chúng ta điều gì?
-Qua câu chuyện này, em học tập được điều gì ở Bác?
 Như vậy là rất tốt. Chúng ta cần làm tốt mọi công việc được giao bởi công việc nào cũng quan trọng và ý nghĩa.
*Nhận xét tiết học.
Dặn về nhà kể lại câu chuyện và xem trước bài tuần sau.
-Bác nói chuyện nhỏ nhẹ, ôn tồn, dễ hiểu.
-Bác muốn khuyên chúng ta phải làm tốt công việc của mình, không nên suy bì vì công việc nào cũng ý nghĩa và rất quan trọng.
-Trong học tập và trong lao động em cố gắng làm tốt công việc của mình.
-Em không đố kị, so bì với bạn bè vì công việc của ai cũng quan trọng.
GIÁO ÁN DỰ THI
 MÔN : KỂ CHUYỆN
 BÀI : CHIẾC ĐỒNG HỒ
A.Mục tiêu:
-Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; kể đúng và đầy đủ nội dung.
+Lời kể tự nhiên, biết phối hợp với điệu bộ, nét mặt,
+Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn.
-Trao đổi và hiểu ý nghĩa câu chuyện.
-Giáo dục học sinh biết làm tốt công việc của mình, biết nói năng ôn tồn, nhỏ nhẹ khi trao đổi với người khác.
B.Chuẩn bị: -Máy, màn hình
 -Nội dung câu chuyện
C.Các hoạt động:
Hoạt động của thầy:
Hoạt động của trò:
I.Giới thiệu bài: 2`
II.Hướng dẫn kể chuyện:
1.Giáo viên kể chuyện: 5` -Lần 1
 -Lần 2: kết hợp tranh
2.Tìm hiểu chuyện: 10`
*Đoạn 1:
-Câu chuyện xảy ra vào thời gian nào?
-Mọi người dự hội nghị bàn tán về chuyện gì?
-Em hiểu thế nào là tiếp quản?
GV giải thích thêm: Sau chiến thắng ĐBP, Pháp buộc phải ngồi vào bàn đàm phán ở hội nghị Giơ-ne-vơ, công nhận Miền Bắc hoàn toàn độc lập, Thủ đô Hà Nội thuộc về ta. Trung ương Đảng đã cử đoàn cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô để tiếp nhận và quản lí những thứ đối phương giao lại.
-Tâm trạng mọi người lúc này như thế nào?
-Nội dung đoạn này là gì?
*Đoạn 2:
-Ai đã đến thăm hội nghị?
-Mọi người đón Bác như thế nào?
-Em hãy nêu nội dung đoạn này?
*Đoạn 3:
+Giới thiệu đồng hồ quả quýt
-Sau khi nói đến tác dụng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ, Bác kết luận như thế nào?
-Theo em, Bác Hồ mượn câu chuyện chiếc đồng hồ để làm gì?
-Nội dung của đoạn này là gì?
*Đoạn 4:
-Câu chuyện về chiếc đồng hồ của Bác có tác dụng như thế nào đến mọi người?
GV: Như vậy là các em đã nắm được nội dung từng bức tranh và toàn câu chuyện. Bây giờ các em hãy kể cho các bạn trong nhóm mình cùng nghe.
3.Kể trong nhóm: 8-10`
-Theo em, câu chuyện cần kể với giọng như thế nào?
GV: Các em cần biết phối hợp giọng kể với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để câu chuyện hấp dẫn hơn.
-Chia nhóm 4- yêu cầu học sinh kể từng đoạn theo tranh
+Sau khi kể các em hãy trao đổi để tìm ý nghĩa câu chuyện.
+Quan sát- giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
4.Kể trước lớp: 7-8`
-Gọi học sinh kể từng đoạn trước lớp
+Gọi học sinh nhận xét lời kể của bạn.
+Nhận xét- ghi điểm
-Gọi học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
+Các em lắng nghe, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
-Em nào có nhận xét gì về nội dung câu chuyện cũng như ý nghĩa câu chuyện mà bạn vừa nêu?
+Nhận xét- ghi điểm.
-Lắng nghe
-Quan sát- lắng nghe
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
+Quan sát ảnh.
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
-Chia nhóm- kể trong nhóm
-Kể nối tiếp từng đoạn.
+Nhận xét.
-Học sinh kể toàn bộ câu chuyện
-Trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
-Học sinh nêu
III.Củng cố - dặn dò: 3`
-Qua câu chuyện này em có nhận xét gì về cách nói chuyện của Bác với các cán bộ?
 Khi nói chuyện với người khác, chúng ta cần nói một cách nhỏ nhẹ, ôn tồn để thu hút mọi người và để mọi người dễ hiểu.
-Thông qua câu chuyện Bác muốn khuyên chúng ta điều gì?
-Qua câu chuyện này, em học tập được điều gì ở Bác?
*Nhận xét tiết học.
Dặn về nhà kể lại câu chuyện và xem trước bài tuần sau.
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu
-Học sinh nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docKC Chiec dong ho.doc