Giáo án giảng dạy khối 4 - Tuần 12

Giáo án giảng dạy khối 4 - Tuần 12

 I. MỤC TIÊU :

Biết rằng sau nhà Lý là nhà trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:

+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.

+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.

 II. ĐỒ DÙNG DAY - HỌC: - Hình minh hoạ trong SGK

 - Phiếu học tập cho HS

 III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 17 trang Người đăng huong21 Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 4 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: lịch sử
Nhà Trần thành lập 
 I. Mục tiêu :
Biết rằng sau nhà Lý là nhà trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
 II. Đồ DùNG DAY - học: - Hình minh hoạ trong SGK 
 - Phiếu học tập cho HS 
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Gọi 2HS trả lời câu hỏi cuối bài 11 
- GV nhận xét chung.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
HĐ1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần .
- GV yêu cầu HS đọc Sgk 
Hỏi: Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỷ XII ntn ? 
? Trong hoàn cảnh đó nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào?
- HS trả lời, GV kết luận hoạt động 1 
HĐ2: Nhà Trần xây dựng đất nước. 
Gv tổ chức cho HS làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập.
a) Điền thông tin còn thiếu vào ô trống:
Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần từ trung ương đến địa phương.
 > >
b) Đánh dấu x trước ý đúng.
-GV yêu cầu HS báo cáo kết quả trước lớp, yêu cầu HS cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét kết quả.
- GV kết luận về những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
- GV nhận xét tiết học.
- Dăn HS chuẩn bị bài sau.
- 3HS trả lời. HS khác nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS đọc sách giáo khoa.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại
- HS đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập.
- HS báo cáo trước lớp, nhận xét.
- HS lắng nghe
- HS đọc phần ghi nhớ. 
- HS về nhà tự học.
Tiết: địa lý
Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng
Bắc bộ 
 I. Mục tiêu:
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng B8a1c Bộ có gió mùa đông lạnh.
 II. đồ dùng dạy học: - Bảng phụ; Các hình 1,2,3,4,5,6,7,8 như SGK
 III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng:
+ Nêu tên 1số lễ hội ở đồng bằng Bắc Bộ ?
- GV nhận xét, cho điểm.
1I.Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: ĐBBB – Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước
- GV treo bản đồ ĐBBB: chỉ trên bản đồ và giảng
- Y/c HS làm việc theo từng cặp
 + Tìm 3 nguồn lực chính giúp ĐBBB trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước và điền vào sơ đồ.
- GV nhận xét kết luận.
* HĐ2: Cây trồng và vật nuôi thường gặp ở ĐBBB
- Yêu cầu đưa tranh ảnh đã sưu tầm được giới thiệu.
Hỏi: kể tên các loại cây trồng và vật nuôi ở ĐBBB.
GV nhận xét,kết luận
*HĐ3: ĐBBB- vùng trồng rau xứ lạnh
- GV đưa bảng nhiệt độ lên giới thiệu
- Y/C HS quan sát bảng đo nhiệt độ.
- Mùa đông lạnh ở ĐBBB kéo dài mấy tháng?
-Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?
- Thời tiết mùa đông ở ĐBBB thích hợp trồng cây gì?
* GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi kể tên các loại rau xứ lạnh có trồng ở ĐBBB. 
GV chốt ý chính .
- Yêu cầu HS kể 1 số biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi.
III. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK
 Nhận xét giờ học. Dặn về học bài cũ và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời. Lớp nhận xét
- HS lắng nghe
- HS đọc mục 1SHK và thảo luận , trả lời câu hỏi.
- HS lên điền vào sơ đồ
 - HS trả lời
- HS nhắc lại ý chính
- HS quan sát.
- HS lần lượt trả lời câu hỏi
- HS thảo luận cặp đôi kể tên các loại rau.
- HS lắng nghe.
- HS kể.
- HS đọc ghi nhớ
Tiết: lịch sử
Nhà Trần và việc đắp đê 
I. Mục tiêu : 
Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần tới sản xuất nông nghiệp:
Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển ; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
 II. Đồ DùNG DAY - học: - Hình minh hoạ trong SGK; phiếu học tập 
 III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài cũ: Gọi HS trả lời câu hỏi 2 cuối bài tiết 14
- GV nhận xét chung.
2.Dạy bài mới: Giới thiệu bài và ghi mục bài lên bảng. 
HĐ1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lũ lụt của nhân dân ta. 
- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời:
Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì?
Sông ngòi nước ta như thế nào?
Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì?
- GV chốt ý 1 
HĐ2: Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt 
Gv tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo phiếu học tập: Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung 
GV nhận xét kết luận.
HĐ3: Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần.
- Y/C HS đọc SGK và trả lời: Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
-GV kết luận 
HĐ4: Liên hệ thực tế.
- GV cho HS liên hệ ở địa phương.
- GV tổng kết ý kiến HS.
3.Cũng cố, dặn dò:
Gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài . 
Dặn HS chuẩn bị bài sau 
- HS trả lời. HS khác nhận xét
 - HS đọc SGK và trả lời, chỉ bản đồ 1 số con sông.
- HS nhắc lại 
- HS đọc SGK và hoàn thành phiếu học tập .
- Đại diện trình bày kết quả.
- HS trả lời.
- HS tự liên hệ ở địa phương. 
- HS đọc ghi nhớ
- HS về nhà tự học.
Tiết : địa lý
Hoạt động sản xuất của ngời dân ở đồng bằng Bắc Bộ 
I. Mục tiêu:
- Biết đồng bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống : dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ,
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
II. đồ dùng dạy học: - Hình 9, 10, 11, 12, 13, 14 SGK, Bản đồ, lợc đồ VN 
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS lên bảng:
+ Nêu đặc điểm chính của đồng bằng Bắc bộ ?
- GV nhận xét, cho điểm.
1I.Bài mới: Giới thiệu bài.
* HĐ1: ĐBBB-Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
GV treo hình 9 và 1 số tranh về nghề thủ công truyền thống ở ĐBBB nh : làm đồ gốm, dệt lụa, sản xuất gỗ, dệt chiếu cói,. 
Cho HS đọc nội dung đoạn 1
Hỏi: Thế nào là nghề thủ công ? 
- GV nhận xét và chốt ý: ĐBBB trở thành vùng nổi tiếng với hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
* HĐ2: Các công đoạn sản xuất ra sản phẩm gốm.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Hỏi: Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì ? 
GV đưa lên hình ảnh về sản xuất gốm như SGK.
GV đảo lộn thứ tự và không ghi tên hình.
Yêu cầu HS sắp lại thứ tự các tranh cho đúng 
- GV nhận xét,kết luận
- GV chốt ý chính 
* HĐ3: Chợ phiên ở ĐBBB:
Hỏi: ở ĐBBB, hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra tấp nập ở đâu ?
GV chốt lại đặc điểm của chợ phiên 
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về học bài cũ, chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời. Lớp nhận xét
- HS quan sát và lắng nghe
- HS đọc và tiến hành thảo luận nhóm.
- HS đọc kết luận 
- HS trả lời
- HS nhắc lại ý chính
- HS thảo luận nhóm, đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
- HS trả lời về cách trình bày của chợ phiên; về hàng hoá ở chợ, về ngời đi chợ để mua bán hàng hoá 
- HS lắng nghe và nhắc lại 
- HS đọc ý chính trong bài 
- HS theo dõi.
Tiết: lịch sử
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
 Mông – Nguyên
I. Mục tiêu.
Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên, thể hiện:
+ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần: tập trung vào các sự kiện Hội nghị Diên Hồng, Hịch Tướng sĩ, việc chiến sĩ thích hai chữ “Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.
+ Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo (thể hiện khi giặc mạnh, quân ta chủ động rút khỏi kinh thành, khi chúng suy yếu thì quân ta tiến công quyết liệt và giành được thắng lợi; hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sông Bạch Đằng).
II. Đồ dùng dạy - học. 
 - Hình trong SGK, VBT. 
III. Hoạt động dạy - học. 
 Hoạt động day
 Hoạt dộng học
A. Kiểm tra:
? Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê ? 
B. Bài mới: 
GV nêu một số nét về 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên 
HĐ1: Làm việc cá nhân 
Yêu cầu đọc SGK để làm bài tập 1, 2,3,4 
Yêu cầu trình bày lần lượt từng bài 
GV chốt ý đúng .
HĐ2: Làm việc cả lớp 
- GV gọi 1 học sinh đọc SGK đoạn 
“cả 3 lần ... xâm lược nước ta nữa “ 
? Việc quân dân nhà Trần 3 lần rút khỏi Thăng Long là đúng hay sai ? 
Vì sao ? 
HĐ3: Làm việc cả lớp 
Kể về tấm gương quyết tâm đánh giặc của Trần Quốc Toản. 
C. Củng cố dặn dò 
Nhận xét tiết học 
Dặn học bài và chuẩn bị tiết sau 
Học sinh trả lời. 
Nhận xét, bổ sung. 
Học sinh làm bài vào VBT. 
Học sinh trình bày, nhận xét.
Cả lớp nghe và thảo luận các câu hỏi 
Là đúng vì lúc đầu thế của giặc mạnh hơn ta, ta rút để kéo dài thời gian, giặc sẽ yếu dần đi vì xa hậu phương: vũ khí, lương thực của chúng sẽ ngày càng thiếu 
Học sinh kể GV giúp đỡ thêm 
Học sinh kể , Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe.
Tiết: địa lý
Thủ đô Hà Nội
I. Mục tiêu.
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
+Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước.
+ Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
 II. Đồ dùng dạy - học. Các bản đồ hành chính, giao thông Việt Nam 
 Bản đồ Hà Nội 
Tranh ảnh về Hà Nội (GV và HS sưu tầm)
 III. Hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: ? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết.
? Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? 
B. Bài mới:
1. Hà Nội thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng bắc bộ. 
HĐ1: Làm việc cả lớp 
Gọi chỉ vị trí Hà Nội trên bản đồ.
Hà Nội là thành phố lớn nhất của miền bắc. 
Trả lời câu hỏi ở mục 1 SGK.
? từ địa phương em đến Hà Nội em có thể đi bằng phương tiện giao thông gì ?
2. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển.
HĐ2: Làm việc theo nhóm 
Yêu cầu đọc mục 2 quan sát tranh ảnh vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi ở sgk
Các nhóm thảo luận giáo viên giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.
3.Hà nội - Trung tâm chính trị,văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
HĐ3: Làm việc theo nhóm 
Yêu cầu các nhóm đọc mục 3 và vốn hiểu biết của bản thân để thảo luận các câu hỏi - GV chốt nếu cần thiết 
C. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học .
2 học sinh trả lời 
Nhận xét, bổ sung 
Học sinh lần lượt chỉ bản đồ 
Nhận xét, bổ sung 
Học sinh trả lời 
Nhận xét, bổ sung 
Các nhóm thảo luận 
Đại diện nhóm trình bày ý kiến bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời. 
Các nhóm thảo luận sau đó cử đại diện nhóm trình bày 
Các nhóm nhận xét, bổ sung 
Tiết: lịch sử
Ôn tập
I. Mục tiêu.
Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần.
II.Phương tiện dạy - học.
- Phiếu bài tập cho học sinh.
III . Hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới.
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Giáo viên phát phiếu cho các nhóm.
* Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào?
* Đinh Bộ Lĩnh là người như thế nào?
* Vì sao Thái hậu họ Dương mời Lê Hoàn lên làm vua?
* Lê Hoàn lên ngôi có được nhân dân ủng hộ không? Vì sao?
* Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
* Sau khi Lê Đại Hành mất tình hình đất nước như thế nào?
* Năm 1010 vua Lý Công Uốn quyết định dời đô từ đâu về đâu?
* Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật?
* Kể lại cuộc quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
* Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỷ XII như thế nào?
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày .
- Giáo viên nhận xét hệ thống lại bài.
Gọi HS vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần từ trung ương đến địa phương.
C. Củng cố dặn dò.
GV tổng kết giờ học.
Dặn học sinh chuẩn bị tiết sau.
Học sinh thực hiện yêu cầu.
Làm việc theo nhóm hoàn thành phiếu..
Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác theo dõi và bổ sung 
Học sinh lên vẽ sơ đồ.
Lắng nghe.
Tiết: địa lý
Ôn tập
 I. Mục tiêu.
Nội dung ôn tập :
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, trung du Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ. 
 II. Đồ dùng dạy – Học:
 - Bản đồ địa lý Việt Nam.
 III. Hoạt động dạy và học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
Hãy chỉ vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên. Đồng Bằng Bắc Bộ. Các sông lớn ở phía Bắc. Thủ đô Hà Nội trên bản đồ. 
- Gọi học sinh lên chỉ trên bản đồ.
- Giáo viên chốt nếu cần thiết.
 Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
? Hãy nêu đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, sự hình thành, địa hình, sông ngòi).
? Ngời dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào?
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm.
1. Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Có khi nhiệt độ ntn?
2. Kể các loại ra xứ lạnh đợc trồng ở đồng bằng Bắc Bộ.
3. Tại sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học, ... của cả nước.
- Các nhóm thảo luận.
- Giáo viên nhận xét nếu cần thiết.
IV. Củng cố dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Dặn ôn tập ở nhà để chuẩn bị kiểm tra.
Học sinh theo dõi 1 học sinh chỉ trên bản đồ.
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Học sinh trả lời.
Học sinh nhận xét, bổ sung.
Học sinh nhận nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
Lắng nghe.
LềCH SệÛ
KIểM TRA HọC Kì 1
(Đề do trường ra)
Nội dung kiểm tra tập trung vào : các sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sử từ buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang, Âu Lạc; hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập; buổi đầu độc lập; nước Đại Việt thời Lý, nước Đại Việt thời Trần.
ẹềA LYÙ
KIểM TRA HọC Kì 1
(Đề do trường ra)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4(12).doc