Giáo án lớp 5 - Tuần 22 năm học 2012

Giáo án lớp 5 - Tuần 22 năm học 2012

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp jời nhân vật.

- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.

2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.

3. Thái độ: Có ý thức yêu quê hương bảo vệ Tổ quốc.

II. Chuẩn bị:

+ Bảng phụ

+ SGK, tranh ảnh sưu tầm.

III. Các hoạt động:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Tuần 22 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO GIẢNG TUẦN 22
NGÀY
TT
MÔN
TCT
BÀI
Thứ 2
30-1-12
1
3
4
SHĐT
TẬP ĐỌC
TOÁN
22
43
106
Lập làng giữ biển
Luyện tập
Thứ ba
1-2-12
1
2
3
LT & C
TOÁN
K.CHUYỆN
43
107
22
Nối các vế câu....(ôn tập)
Dtxq và dttp của hình lập phương
Ông Nguyễn Khoa Đăng
 Thứ tư
2-2-12
1
2
3
5
TẬP ĐỌC
TLV
TOÁN
CHÍNH TẢ
44
43
108
22
Cao Bằng
Ôn tập văn kể chuyện
Luyện tập
Nghe viết: Hà Nội
Thứ năm
3-2-12
2
3
4
LT & C
TOÁN
ĐẠO ĐỨC
44
109
22
Luyện tập.
Luyện tập chung
Ủy ban nhân dân xã (phường)em t2
Thứ sáu
4-2-12
1
2
5
TLV
TOÁN
GDNG-SHL
44
110
22
Kể chuyện (kiểm tra viết)
Thể tích của một hình
Thứ hai ngày 30 tháng 01 năm 2012
Tiết 43 :TẬP ĐỌC
 LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp jời nhân vật.
- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt lời các nhân vật.
3. Thái độ: Có ý thức yêu quê hương bảo vệ Tổ quốc.
II. Chuẩn bị:
+ Bảng phụ
+ SGK, tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: “Tiếng rao đêm”
Nghe tiếng rao đêm, tác giả có cảm giác như thế nào?
Con người và hành động của anh bán bánh giò có gì đặc biệt?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: “Lập làng giữ biển.”
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Yêu cầu học sinh đọc bài.
Giáo viên chia bài thành các đoạn để học sinh luyện đọc.
+ Đoạn 1: “Từ đầu  hơi muối.”
+ Đoạn 2: “Bố nhụ  cho ai?”
+ Đoạn 3: “Ông nhụ  nhường nào?”
+ Đoạn 4: đoạn còn lại.
Giáo viên luyện đọc cho học sinh, chú ý sửa sai những từ ngữ các em phát âm chưa chính xác.
Yêu cầu học sinh đọc từ ngữ chú giải. Giáo viên giúp học sinh hiểu những từ ngữ các em nêu và dùng hình ảnh đã sưu tầm để giới thiệu một số từ ngữ như: làng biển, dân chài, vàng lưới.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
? Bài văn có những nhân vật nào?
? Bố và ông của Nhụ cùng trao đổi với nhau việc gì?
? Em hãy tìm từ ngữ trong bài cho biết bố Nhụ là cán bộ lãnh đạo của làng, xã?
? Tìm những chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới ngoài đảo có lợi?
Giáo viên chốt: bố và ông của Nhụ cùng trao đổi với nhau về việc ...
? Tìm chi tiết trong bài cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ?
Giáo viên chốt: tất cả các chi tiết trên đều thể hiện sự chuyển biến tư tưởng của ông Nhụ, .....
? Đoạn nào nói lên suy nghĩ của bố Nhụ? Nhụ đã nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
- Bài văn nói lên điều gì?
Giáo viên chốt: trong suy nghĩ của Nhụ thì việc thực hiện theo kế hoạch của bố Nhụ .....
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc của bài văn.
? Ta cần đọc bài văn này với giọng đọc như thế nào để thể hiện hết cái hay cái đẹp của nó?
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Cao Bằng”.
Nhận xét tiết học 
Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.
Hoạt động lớp, cá nhân .
Học sinh khá, giỏi đọc.
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc những từ ngữ phát âm chưa chính xác.
1 học sinh đọc từ ngữ chú giải. Các em có thể nêu thêm từ chưa hiểu nghĩa.
Cả lớp lắng nghe.
Hoạt động lớp
- Bài văn có bạn nhỏ tên Nhụ, bố bạn và ông bạn: ba thế hệ trọn một gia đình.
- Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả gia đình ra đảo.
- Học sinh tìm từ ngữ chỉ rõ bố mẹ là cán bộ lãnh đạo của làng, xã.
+ Cụm từ: “Con sẽ họp làng”.
- Chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới rất có lợi là “Người có đất rộng , buộc một con thuyền.”
“Làng mới ngoài đảo  có trường học, có nghĩa trang.”
- 	“Lúc đầu nghe bố Nhụ nói  Sức không còn chịu được sóng.”
	“Nghe bố Nhụ nói  Thế là thế nào?”
	“Nghe bố Nhụ điềm tĩnh giải thích quan trọng nhường nào?”
- Đoạn cuối, Nhụ đã suy nghĩ về kế hoạch của bố Nhụ là một kế hoạch đã được quyết định và mọi việc sẽ thực hiện theo đúng kế hoạch ấy.
* Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
Hoạt động lớp
- 	Ta cần đọc phân biệt lời nhân vật (bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ).
	Đoạn kết bài: Đọc với giọng mơ tưởng.
Học sinh luyện đọc đoạn văn.
Học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
HS bình chọm.
............................................................................
 Tiết 106:TOÁN 
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật.
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần trong một số tình huống đơn giản, nhanh, chính xác.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh yêu thích môn học. 
II. Chuẩn bị:
+ Phiếu bài tập
+ SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: “ S xq và Stp của HHCN “
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: Luyện tập.
v	Hoạt động 1: 
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi về Sxq và Stp hình hộp chữ nhật.
v	Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1
Yêu cầu học sinh đọc đề.
Giáo viên chốt bằng công thức áp dụng.
Giáo viên lưu ý đổi đơn vị đo để tính 
* Bài 2
- GV lưu ý HS :
+ Đổi về cùng một đơn vị đo để tính 
+ Giáo viên lưu ý học sinh sơn toàn bộ mặt ngoài ® Stp
- GV đánh giá bài làm của HS
v	Hoạt động 3: Củng cố.
Giáo viên nhận xét.
Học thuộc quy tắc.
Chuẩn bị: “Sxq _ Stp hình lập phương”.
Nhận xét tiết học 
Học sinh sửa bài 1, 2, 3/ 15, 16.
Lớp nhận xét.
Hoạt động lớp.
Làn lượt học sinh trả lời câu hỏi Sxq - Stp - Sđáy
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
- 1 học sinh đọc. Tóm tắt.
Học sinh làm bài – sửa bài – nhận xét.
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
a) Đổi: 25 dm = 2,5 m
18 dm = 1,8 m
(2,5 + 1,5) x 2 x 1,8 = 14,4 (m2)
b) (m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:
a) 14,4 + (2,5 x 1,5 x 2) = 21,9 (m2)
b) (m2)
 Đáp số:
Học sinh đọc đề – tóm tắt.
Diện tích sơn là Sxq + Sđáy
Học sinh làm bài – sửa bài.
Bài giải
Đổi: 8 dm = 0,8 m
Diện tích xung quanh của thung là:
(1,5 + 0,6) x 2 x 0,8 = 3,36 (m2)
Diện tích mặt đáy thùng là:
1,5 x 0,6 = 0,9 (m2)
Diện tích phần quét sơn là:
3,36 + 0,9 = 4,26 (m2)
 Đáp số:
Hoạt động nhóm.
Thi xếp hình, ghép công thức, quy tắc.
........................................................................
Thứ ba ngày 1 tháng 2 năn 2012
- Tiết 43:LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
2. Kĩ năng: Biết tìm các câu ghép và quan hệ trong câu ghép; tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép, viết thêm được vế câu ghép 
3. Thái độ: Có ý thức dùng đúng câu ghép trong làm bài tập.
II. Chuẩn bị:
+ Bảng phụ
+ VBT, SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
Nội dung kiểm tra: Giáo viên gọi học sinh nhắc lại nội dung phần ghi nhớ của tiết học trước.
	  Em hãy nêu cách nói các vế câu ghép bằng quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả? Cho ví dụ?
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
v Hoạt động 1: Phần nhận xét.
Bài 1
Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Giáo viên hỏi lại học sinh ghi nhớ về câu ghép.
	  Em hãy nêu những đặc điểm cơ bản của câu ghép?
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn câu văn mời 1 học sinh lên bảng phân tích câu văn.
Giáo viên chốt lại: câu văn trên sử dụng cặp quan hệ từ. Nếu thì thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
Bài 2
Yêu cầu cả lớp viết nhanh ra nháp những cặp quan hệ từ nối các vế câu thể hiện quan hệ điều kiện, giả thiết – kết quả.
Yêu cầu học sinh nêu ví dụ minh hoạ cho các cặp quan hệ từ đó.
v Hoạt động 2: Rút ghi nhớ.
Yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ.
Giáo viên phân tích thêm cho học sinh hiểu: giả thiết là những cái chưa xảy ra hoặc khó xảy ra. Còn điều kiện là những cái có thể có thực, có thể xảy ra.
VD:   Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng (giả thiết).
	  Nếu nhiệt độ trong phòng lên đến 30 độ thì ta bật quạt (điều kiện).
v Hoạt động 3: Luyện tập.
Bài 1
Cho học sinh làm việc cá nhân.
Giáo viên dán các tờ phiếu đã viết sẵn nội dung bài tập 1 gọi 3 – 4 học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh : Tìm câu ghép trong đoạn văn và xác định về câu của từng câu ghép.
Giáo viên phát giấy bút cho học sinh lên bảng làm bài.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2
Yêu cầu học sinh đọc đề bài và điền các quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
Giáo viên dán các tờ phiếu đã viết sẵn nội dung bài tập 3 gọi khoảng 3 – 4 học sinh lên bảng thi đua làm đúng và nhanh.
Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3
Cách thực hiện tương tự như bài tập 2.
Giáo viên nhận xét, kết luận nhóm có nhiều câu điền vế câu hay và thích hợp.
v Hoạt động 4: Củng cố.
4. Tổng kết - dặn dò: 
Chuẩn bị: “Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt)”.
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời câu hỏi 
Hoạt động lớp.
- 1 học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh nêu câu trả lời.
Cả lớp đọc thầm lại câu ghép đề bài cho, suy nghĩ và phân tích cấu tạo của câu ghép.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Học sinh làm bài trên bảng và trình bày kết quả.
VD: câu ghép.
	  Nếu trời trở rét / thì con phải mặc thật ấm (2 vế – sử dụng cặp quan hệ từ : Nếu  thì 
 . Con phải mặc áo ấm, / nếu trời trở rét 
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Cả lớp đọc lại yêu cầu và suy nghĩ làm bài và phát biểu ý kiến.
VD:	Các cặp quan hệ từ:
	+ Nếu  thì 
	+ Nếu như  thì 
	+ Hễ thì  ; Hễ mà  thì 
	+ Giá  thì ; Giá mà  thì 
	Ví dụ minh hoạ
	+ Nếu như tôi thả một con cá vàng vào nước thì nước sẽ như thế nào?
	+ Giả sử tôi thả một con cá vàng vào nước thì sẽ như thế nào?
Hoạt động cá nhân, lớp.
3-4 học sinh đọc nội dung ghi nhớ, cả lớp đọc thầm theo.
Hoạt động cá nhân, nhóm.
1 học sinh đọc yêu cầu bài.
Cả lớp đọc thầm.
3 – 4 học sinh lên bảng làm: gạch dưới các vế câu chỉ điều kiện (giả thiết) vế câu chỉ kết quả, khoanh tròn các quan hệ từ nối chúng lại với nhau.
+ Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước (Vế ĐK)
thì tôi sẽ nói cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường (Vế KQ)
 + Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng.
 Vế GT Vế KQ
Tương tự cho các câu còn lại 
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương.
 Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây trắng.	
Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề bài, suy nghĩ rồi điền quan hệ từ thích hợp bằng bút chì vào chỗ trống.
3 – 4 học sinh lên bảng thi đua làm nhanh. Em nào làm xong đọc kết quả bài làm của mình.
VD:
 ... h sẽ, vệ sinh môi trường tốt.
Có ý thức phòng chống các dịch bệnh.
C/ Kế hoạch tuần 23
Hoạt động bình thường
Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
Có ý thức phòng chống các dịch bệnh.
Quét dọn lớp sạch sẽ, gọn gàng, bàn ghế kê ngay ngắn.
Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, vệ sinh môi trường tốt.
Cần rèn chữ, giữ vở
Chuẩn bị bài vở và đồ dùng trước khi đến lớp.
Xác nhận của KT
Xác nhận của BGH
KHOA HỌC - Tiết 43
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT ( Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
2. Kĩ năng: 	- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh tính cẩn thâïn, tiết kiệm, thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
 - Phiếu bài tập 
 - VBT, SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Kiểm ta bài cũ: Sử dụng năng lượng chất đốt.
® Giáo viên nhận xét.
 3. Bài mới: Sử dụng năng lượng chất đốt.
v	Hoạt động 1: Kể tên một số loại chất đốt ( Tiết 1)
Nêu tên các loại chất đốt trong hình 1, 2, 3 trang 86 SGK, trong đó loại chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể khí hay thể lỏng?
Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng.
Những loại nào ở rắn, lỏng, khí?
v Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi.
Than đá được sử dụng trong những công việc gì?
Ở nước ta, than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
Ngoài than đá, bạn còn biết tên loại than nào khác?
Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì?
Ở nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?
Dầu mỏ được lấy ra từ đâu?
Từ dầu mỏ thể tách ra những chất đốt nào?
v Hoạt động 3: Củng cố.
GV chốt: Để sử dụng được khí tự nhiên, khí được nén vào các bình chứa bằng thép để dùng cho các bếp ga.
Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
4. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: “Sử dụng năng kượng của chất đốt (tiết 2)”.
Nhận xét tiết học.
Học sinh trả lời.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm , lớp.
Mỗi nhóm chuẩn bị một loại chất đốt.
1. Sử dụng chất đốt rắn.
(củi, tre, rơm, rạ ).
Sử dụng để chạy máy, nhiệt điện, dùng trong sinh hoạt.
Khai thác chủ yếu ở các mỏ than ở Quảng Ninh.
Than bùn, than củi.
2. Sử dụng các chất đốt lỏng.
Học sinh trả lời.
Dầu mỏ ở nước ta được khai thác ở Vũng Tàu.
Xăng, dầu hoả, dầu-đi-ê-den.
3. Sử dụng các chất đốt khí.
Khí tự nhiên , khí sinh học.
Ủ chất thải, mùn, rác, phân gia súc theo đường ống dẫn vào bếp.
Các nhóm trình bày, sử dụng tranh ảnh đã chuẩn bị để minh hoạ.
.........................................................................................................................................................
LỊCH SỬ - Tiết 22
BẾN TRE ĐỒNG KHỞI 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Biết cuối năm 1959 – đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thônmiền Nam
2. Kĩ năng: 	- Rèn kĩ năng thuật lại phong trào Đồng Khởi.
3. Thái độ: 	- Yêu nước, tự hào dân tộc.
II. Chuẩn bị:
+ Ảnh SGK, bản đồ hành chính Nam Bộ.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: “Nước nhà bị chia cắt”.
Vì sao đất nước ta bị chia cắt?
Âm mưu phá hoạt hiệp định Giơ-ne-vơ của Mĩ – Diệm như thế nào?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
3. Bài mới: “Bến Tre đồng khởi “.
v	Hoạt động 1: Tạo biểu tượng về phong trào đồng khởi Bến Tre.
Giáo viên cho học sinh đọc SGK, đoạn “Từ đầu  đồng chí miền Nam.”
Giáo viên tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm đôi về nguyên nhân bùng nổ phong trào Đồng Khởi.
Giáo viên nhận xét và xác định vị trí Bến Tre trên bản đồ. 
®GV nêu ro õ: Bến Tre là điển hình của phong trào Đồng Khởi.
Tổ chức hoạt động nhóm bàn tường thuật lại cuộc khởi nghĩa ở Bến Tre.
® Giáo viên nhận xét.
v	Hoạt động 2: Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi.
Hãy nêu ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi?
® Giáo viên nhận xét + chốt.
Phong trào đồng khởi đã mở ra thời kì mới: nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống quân thù.
® Rút ra ghi nhớ.
v	Hoạt động 3: Củng cố. 
Vì sao nhân dân ta đứng lên đồng khởi?
Ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi?
4. Tổng kết - dặn dò: 
Học bài.
Chuẩn bị: “Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta”
Nhận xét tiết học 
Hát 
Học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh đọc.
Học sinh trao đổi theo nhóm.
® 1 số nhóm phát biểu.
Học sinh thảo luận nhóm bàn.
® Bắt thăm thuật lại phong trào ở Bến Tre.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh đọc lại (3 em).
Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh nêu.
..............................................................................
......................................................................
ĐỊA LÍ – Tiết 22
CHÂU ÂU 
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	- Dựa vào lược đồ, bản đồ nhận biết vị trí, giới hạn Châu Âu, nắm tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở Châu Âu.
2. Kĩ năng: - Mô tả những đặc điểm trên lược đồ, bản đồ.
 - Nhận xét cảnh quan thiên nhiên Châu Âu.
 - Nhận biết đặc điểm dân cư và ngành sản xuất chủ yếu của Châu Âu.
3. Thái độ: 	- Giáo dục lòng say mê tìm hiểu địa lí.
II. Chuẩn bị: 
+ Bản đồ thế giới, quả địa cầu, bản đồ tự nhiên Châu Âu, bản đồ các nước Châu Âu.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: “Các nước láng giềng của Việt Nam ”.
Đánh giá, nhận xét.
3. Bài mới: Một số nước ở châu Á.
v	Hoạt động 1: Vị trí địa lí , giới hạn.
- GV yêu cầu HS so sánh diện tích của châu Aâu và châu Á
Kết luận : Châu Aâu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và đại dương 
v	Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên 
Bổ sung: Mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều khu thể thao mùa đông trên các dãy núi của Châu Âu.
v	Hoạt động 3: Dân cư và hoạt động kinh tế ở Châu Âu.
Thông báo đặc điểm dân cư Châu Âu.
Bổ sung: 
 Điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
	 Các sản phẩm nổi tiếng.
v	Hoạt động 4: Củng cố. 
Học bài.
Chuẩn bị: “Một số nước ở Châu Âu”. 
Nhận xét tiết học. 
+ Hát 
Trả lời các câu hỏi trong SGK.
Nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp
Làm việc với hình 1 và câu hỏi gợi ý để trả lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả làm việc.
	  Vị trí, giới hạn Châu Âu
	  Khí hậu Châu Âu
	  Dân số Châu Âu
	  Diện tích Châu Âu
Hoạt động nhóm, lớp
Quan sát hình 1. trong nhóm đọc tên dãy núi, đồng bằng, sông lớn và vị trí của chúng.
Nêu đặc điểm các yếu tố tự nhiên đó.
Trình bày kết quả thảo luận nhóm.
Nhắc lại ý chính.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Quan sát hình 3.
Quan sát hình 4 và kể tên những hoạt động và sản xuất Þ Hoạt động sản xuất chủ yếu.
Hoạt động cá nhân.
Thi điền vào sơ đồ như trang 110 / SGK.
............................................................................
KHOA HỌC - Tiết 44
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Biết sử dụng năng lượng gió: diều hoà khí hậu, làm khô, chạy động cơ gió, . Năng lượng nước chảy: quay guông nước, chạy máy phát điện, .
2. Kĩ năng: 	-Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất.
3. Thái độ: 	- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
- PBT
 -VBT, SGK
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:	Sử dụng năng lượng gió và năg lượng nước chảy.
v	Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận 
- Con người sử dụng năng gió và năng lượng nước chảy trong những việc gì? 
Giáo viên chốt.
v Hoạt động 2: Liên hệ
- Kể tên một số nhà máy thuỷ điện mà em biết? 
- Ở địa phương em năng lượng gió và năng lượng nước chảy được sử dụng trong những việc gì?
v Hoạt động 3: Củng cố.
Nêu lại toàn bộ nội dung bài học.
Thí nghiệm làm quay cối xay gió tạo ra điện.
4. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài + học ghi nhớ.
Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng điện 
Nhận xét tiết học .
Học sinh trả lời câu hỏi.
Lớp nhận xét.
Hoạt động nhóm, lớp.
- Các nhóm thảo luận SGK và các tranh ảnh đã chuẩn bị liên hệ với thực tế.
+ Chạy thuyền buồm, làm quay tua-bin của máy phát điện, dê thóc, làm khô đồ, 
+ Chuyển hành hoá xuôi dòng nước, làmg quay bánh xe nước đưa lên cao, làm quay tua-binở nhà máy thuỷ điện, 
Hoạt động cá nhân
+ Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Y – a – li , 
+ Sử dụng năng lượng gió trong việc dê thóc, làm khô đồ, chơi một số trò chơi giải trí: chong chóng, thả diều, .
+ Sử dụng năng lượng nước chảy trong việc chuyển hàng hoá, 
Hoạt động nhóm, cá nhân.
- HS làm thí nghiệm và quan sát.
......................................................................
GDNGLL
Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc, cây xanh
I. Mục tiêu
- Giúp các em nắm được ích lợi của việc trồng cây xanh.
- Giáo dục các em có ý thức trồng và chăm sóc, cây xanh
II. Nội dung
1. Tìm hiểu về cây xanh
? Em hãy kể một số loại cây xanh mà em biết?
? Trong những loài cây đó, cây nào cho ta bóng mát?
2. Trồng chăm sóc 
? Trồng cây xanh có ích lợi gì?
? Em hãy nêu cách trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đó?
* GD: Trồng cây xanh xung quanh nhà
- Cây xoài, cây mít, cây dừa,....
- Cây mít, cayy xoài, cây bàng, ...
- Cho ta bóng mát, khong khí trong lành,...
- Trồng cây phải rào, bón phân, tưới nước, bắt sâu, ....
...........................................................................
SINH HOẠT TUẦN 22
I. Mục tiêu
 1.Tổng kết,đánh gia hoạt động tuần qua
 2. Đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới
II. Nội dung
 1. Nhận xét các hoạt động tuần 22
 - Vệ sinh:
 + Một số em đã có ý thức trong việc giữ vệ sinh trường lớp
 + Bên cạnh đó còn một số em vẫn còn xả rác ra lớp học cũng như sân trường 
 -Chuyên cần: Trong tuần qua các em đi học rất đầy đủ
 - Học tập:
 +Một số em có cố gắng trong học 
 + Một số em chưa cố gắng , chưa học thuộc bài và làm bài ở nhà 
 - Nề nếp lớp học : Tự quản 15 phút đầu giờ các em làm tốt
 - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng:
 + Đầy đủ: Làm bài tập ở nhà tương đối đầy đủ 
 + Chưa đầy đủ : Một số em chưa chuẩn bị bài ở nhà
 2. Kế hoach tuần 23
 - Cần giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; phòng chống bệnh dịch
 - Chăm chỉ học tập, chú ý nghe giảng, học và làm bài đầy đủ khi đến lớp; giữ trật tự.
 - Đi học đều và đúng giờ , nghỉ học phải xin phép
 - Kính trọng thầy cô và người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè lúc gặp khó khăn
 - Thực hiện tốt 5 nhiệm vụ của HS Tiểu học. 
 - Chuẩn bị sách vở và đồ dùng đầy đủ khi đến lớp
KHỐI TRƯỞNG
BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan 22.doc