Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 12 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 12 (Bản 2 cột)

MÙA THẢO QUẢ

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm bài văn , nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh , màu sắc , mùi vị của rừng thảo quả. Đọc đúng các từ: Đản Khao, bóng râm, lặng lẽ, chon chót

2. Kiến thức:

 - Hiểu nội dung : vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

 - Hiểu các từ ngữ: Thảo quả ,Đản khao, chin San, sầm uất, tầng rừng thấp

3. Giáo dục:

 - Yêu mến, gắn bó với rừng; có ý thức bảo vệ thiên nhiên

 

doc 50 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 12 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ 2
Ngày soạn: 05/11/2011 Ngày giảng 07/11/2011
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 12
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
MÙA THẢO QUẢ
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm bài văn , nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh , màu sắc , mùi vị của rừng thảo quả. Đọc đúng các từ: Đản Khao, bóng râm, lặng lẽ, chon chót
2. Kiến thức:
	- Hiểu nội dung : vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
	- Hiểu các từ ngữ: Thảo quả ,Đản khao, chin San, sầm uất, tầng rừng thấp
3. Giáo dục:
 - Yêu mến, gắn bó với rừng; có ý thức bảo vệ thiên nhiên
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu khó, đoạn khó, nội dung bài.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Tg 
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
1’
- HS hát
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Gọi 3 HS đọc bài thơ Tiếng vọng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-3 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng và lần lượt trả lời từng câu hỏi.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV đưa tranh minh họa giới thiệu tên bàimới: Mùa thảoquả
2’
- HS nhắc lại tên bài nối tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Luyện đọc:
12’
-Gọi HS đọc cả bài.
-Một HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo.
-Bài có thể chia thành mấy đoạn?
-HS nhận biết 3 đoạn trong bài, + Đoạn 1: Từ đầu đến nếp khăn.
+ đoạn 2: tiếp đến không gian .
+ Đoạn 3: còn lại.
-Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn.
-GV đưa từ khó đọc: Đản Khao, bóng râm, lặng lẽ, chon chót
-HS quan sát.
-GV đọc mẫu,gọi HS đọc.
-HS lăng nghe, đọc cá nhân, đồng thanh.
-GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
-Gọi HS nhận xét bạn đọc.
-HS nhận xét.
-YC HS luyện đọc theo cặp.
-2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
-GV đưa câu khó đọc
-HS quan sát.
-GV đọc mẫu,hướng dẫn HS đọc.
-HS đọc câu khó đọc
-Gọi HS đọc phần chú giải.
-Một HS đọc.
-GV giải thích thêm từ khó hiểu cho HS.
-HS lắng nghe.
-GV đọc mẫu cả bài, chú ý giọng đọc : đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, nhẹ nhàng, nhấn giọng vào những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn và sự phát triển nhanh chóng của thảo quả: lướt thướt, quyến, rải, ngọt lưng, .
-HS lắng nghe.
*Tìm hiểu bài: 
10’
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài trả lời các câu hỏi.
- 1 học sinh đọc thầm 
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
+ Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa
+ Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý?
+ Các từ “hương” và “thơm” lặp đi lặp lại có tác dụng nhấn mạnh mùi hương đặc biệt của rừng thảo quả. Câu 2 khá dài lại có những từ như: lướt thướt, quyến rũ, rải, ngọt lựng, thơm nồng, gợi cảm giác hương thơm lan toả, kéo dài. Các câu: “gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm.” lại rất ngắn, lặp lại từ “thơm” như tả một người đang hít vào để cảm nhận mùi thơm của thảo quả lan toả trong không gian.
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh.
+ Qua một năm, hạt thảo quả đã thành cây, cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
+ Hoa thảo quả này ở đâu?
Nảy ở dưới gốc cây
+ Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp?
+ Rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, ngập hương thơm. Sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng, say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng, nhấp nháy.
+ Đoạn bài văn em cảm nhận được điều gì?
+ Vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua miêu tả đặc sắc của nhà văn.
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
Ý chính: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả khi vào mùa
- 2 HS nhắc lại nội dung chính.
* Đọc diễn cảm
8’
-Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn.
-3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- Yêu cầu học sinh nêu giọng đọc
- Nêu lại giọng đọc của bài
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn 1
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 1
-GV giúp HS xác định giọng đọc, đọc mẫu. nhấn giọng các từ : lướt thướt, quyến, rải, đưa, ngọt lựng, thơm nồng, gió, cây, cây cỏ, đất trời, đâm, ủ ấp, nếp áo, nếp khăn.
-HS lắng nghe.
-YC HS luyện đọc.
-HS làm theo YC.
-Tổ chức HS thi đọc diễn cảm đoạn 1
- Thi đọc diễn cảm đoạn1
-Gọi HS nhận xét.
-HS nhận xét.
-GV nhận xét tuyên dương bạn đọc hay.
-HS lắng nghe
4.Củng cố 
2’
-Nội dung chính của bài tập đọc là gì?
Học sinh nêu lại ý chính của bài
5.Dặn dò:
-GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài.
1'
-HS lắng nghe ghi nhớ.
----------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000,.(TR 57)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,...
2. Kĩ năng:
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân. HS làm được các BT 1, BT2.
3. Giáo dục:
 - HS say mê học toán tự giác làm bài
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Bảng con, SGK
2.Giáo viên: Bảng phụ viết Nội dung bài
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy 
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hai hs lên bảng làm bài:
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Nội dung:
Ví dụ 1: 
- Nêu VD đặt tính gọi HS thực hiện.
- Vậy 27,867 10 = 287,76
? Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất và tích ?
? Vậy khi nhân một STp với 10 ta có ngay kết quả bằng cách nào ?
Ví dụ 2: 53,268 100 = ?
- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
- Vậy 53,286 100 = 5328,6
? Em có nhận xét gì thừa số thứ nhất và tích ?
? Vậy khi nhân một STP với 100 ta có thể tìm ngay được kết quả bàng cách nào? 
? Qua hai VD em hãy nêu cách nhân nhẩm với 10 ; 100 ; 1000; . . . 
- Chốt lại rút ra qui tắc, gọi HS đọc.
c. Luyên tập: 
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS làm miệng.
- Nhận xét.
 1’
 4’
 1’
 5’
 5’
11’
- Hát
- 2HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét .
- 1HS thực hiện, lớp làm vào nháp.
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 27,867 sang bên phải một chữ số ta được 278,67.
- Khi nhân một số thập phân với 10 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy của số đó sang bên phải một chữ số ta được ngay tích.
- 1HS làm trên bảng, lớp làm nháp.
5328,600
- Nếu ta chuyển dấu phẩy của số 53,286 sang bên phải hai chữ số ta được ngay 5328,6
- Khi nhân một STP với 100 ta chỉ cần chuyển dấu phẩy sang bên phải hai chữ số ta được ngay tích.
- Nêu.
- 3 HS đọc.
- 1HS nêu yêu cầu.
- Lần lượt đứng tại chỗ nêu miệng kết quả.
a.
 1,4 10 = 14
2,1 10 = 21
7,2 10 = 72
c.
5,328 10 = 53,28
 4,061 100 = 406,1
0,894 1000 = 894
b.
9,63 10 = 96,3
25,08100=2508
5,321000=5320
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS nhắc lại quan hệ giữa dm và cm; giữa m và cm 
- Cho HS thực hiện trên bảng con
- Nhận xét, sửa sai.
4, Củng cố 
? Muốn nhân một số thập phân với 10, 100, 1000 ta làm ntn ?
TK: Qua bài muốn nhân nhẩm một STP với 10, 100, 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang bên phải một hai, bachữ số.
5, Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
10’
 3’
1'
- 1HS đọc bài, lớp đọc thầm.
- 1HS nhắc lại, lớp theo dõi nhận xét.
- Thực hiện trên bảng con
10,4 dm = 104 cm
12,6 m = 1260 cm 
0,856 m = 85,6 cm 
5,75 dm = 57,5 cm
- Ta chỉ việc chuyển dấu phẩy sang bên trái một, hai, ba chữ số.
- Nghe
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
BÀI 6: KÍNH GIÀ YÊU TRẺ
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiếmống, đã đóng góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm chăm sóc
2. Kĩ năng:
	 - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép giúp đỡ nhường nhịn người già em nhỏ
3. Giáo dục:
 	- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già em nhỏ
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: - Các tranh ảnh , bài báo liên quan
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
Hãy kể những việc mình đã làm thể hiện là người biết nhớ ơn tổ tiên
- 3 HS kể 
- Cả lớp theo dõi nhận xét
-GV nhận xét, đánh giá
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài: 
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài
b. Dạy học nội dung:
Hoạt động 1: tìm hiểu nội dung truyện sau đêm mưa
* Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già , em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già em nhỏ
* Cách tiến hành
1. GV đọc truyện Sau đêm mưa
2. HS kể lại truyện 
3. Thảo luận 
H: Các bạn đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?
H: Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
H; Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
H; Em học được điều gì từ các bạn nhỏ trong truyện?
- Gọi 3 HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trong SGK
* Mục tiêu: HS nhận biết các hành vi thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ
* Cách tiến hành
- Yêu cầu HS làm bài tập 1
- Gọi HS trình bày ý kiến, các HS khác nhận xét
- GV KL: các hành vi a, b, c, là những hành vi thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ
Hành vi d, chưa thể hiện sự quan tâm yêu thương chăm sóc em nhỏ.
* GV yêu cầu HS tìm hiểu các phong tục tập quấn thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của địa phương của dân tộc ta.
12'
13'
- HS nghe
- HS kể lại
+ Các bạn trong truyện đã đứng tránh sang một bên đường để nhường đường cho bà cụ và em bé, bạn Sâm dắt em nhỏ, bạn Hương nhắc bà đi lên cỏ để khỏi ngã
+ Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ
+ Các bạn đã làm một việc tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già yêu trẻ. các bạn đã quan tâm giúp đỡ người già 
+ Em học được 
- Phải quan tâm giúp đỡ người già em nhỏ
- Kính già yêu trẻ là biểu hiện tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người là biểu hiện của người văn minh lịch sự
- HS đọc và làm bài tập 1
- HS trình bày ý kiến
- HS tự tìm hiểu và trả lời
4. Củng cố:
3’
-Em cần làm gì để kính già yêu trẻ ?
-Học sinh nêu lại
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
--------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3:
Ngày soạn: 05/11/2011 Ngày giảng 07/11/2011
Tiết 1: Toán 
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	 - Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, và nhân một số thập phân với một số tròn chục , tròn trăm, giải bài toán có ba bướ ... thầm .
Thảo luận nhóm đôi, trình bày kết quả trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét .
a. Từ chín trong câu thứ hai là từ đồng âm .
b. Từ đường trong câu 1 là từ đông âm 
c. Từ vạt trong câu 2 là từ đồng âm . 
Những từ nhiều nghĩa là : 
a. Từ chín trong câu 3 
b. Từ đường trong câu 2,3 
c. Từ vạt trong câu 1, 3 .
- Nhận xét chốt lại 
a. Từ chín trong câu hai là từ đông âm. (Tổ em có chín HS) 
- Lúa ngoài đồng đã chín ( hoa, quả, hạt phát triển đế mức thu hoạch được) 
- Nghĩ cho chín rồi hãy nói (suy nghĩ kĩ càng ) .
b. Từ đường (vật nối liền hai đầu) câu 2 với từ đường (lối đi) ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau của 1 từ nhiều nghĩa chngs đồng âm với từ đường (chất kết tinh vị ngọt) ở câu 1 .
c. Từ vạt (mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi, núi), câu 1 với từ vạt (thân áo) ở câu 3 thể hiện hai nghĩa khác nhau ở một từ nhiều nghĩa cgúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên) ở câu 2 .
Bài 3 (82)
- Gọi HS đọc .
? Bài yêu cầu gì ? 
- Cho HS làm bài .
- Cho 3 từ cao, ngọt, nặng và nghĩa phổ biến của mỗi từ các em có nhiệm vụ là với mỗi từ em hãy đặt một số câu để phân biệt các 
15’
1 em đọc, lớp đọc thầm .
Đặt câu để phân biệt nghĩa .
Làm bài vào vở sau đó 1 số em trình bày kết quả, lớp theo nhận xét bổ sung. 
nghĩa của chúng . 
- Nhận xét sửa sai .
Nghĩa 
a. Cao 
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường . 
- Có số lượng, chất lượng hơn hẳn mức bình thường 
b. Nặng 
- Có trọng lượng hơn mức bình thường. 
- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường . 
c. Ngọt 
- Có vị như vị của đường, mật .
- (Lời nói) nhẹ nhàng, dễ nghe .
- (Âm thanh) nghe êm tai . 
Đặt câu 
- Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp 
- Mẹ em cho em vào xem hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao .
- Bé mời 4 tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay . 
- Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng lên . 
- Loại sô – cô – la này rất ngọt . 
- Cu cậu chỉ ưa nói ngọt .
- Tiếng đàn thật ngọt . 
4. Củng cố:
3’
? Thế nào là từ nhiều nghĩa ? 
-HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét chung tiết học . 
-HS lắng nghe.
-----------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
DÂN SỐ NƯỚC TA
Tích hợp BVMT Mức độ tích hợp: Bộ phận
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dân và đặc diểm tăng dân số của nước ta . 
- Biết nước ta có số dân đông, gia tăng dân số nhanh . 
2. Kĩ năng:
- Nhớ số liệu dân số của nước ta ở thời điểm gần nhất .
- Nêu được một số hậu quả do dân số tăng nhanh .
3. Giáo dục:
- Thấy được sự cần thiết của việc sinh ít con trong một gia đình .
- Thấy được gia tăng dân số là sức ép đối với môi trường. có ý thức bảo vệ môi trường.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: 
- Bảng số liệu về các nước Đông Nam Á năm 2004 
- Biểu đồ tăng dân số VN .
III/ Các hoạt động dạy và học
Tích hợp BVMT: Hoạt động 3
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Gọi 2 HS lên bảng TLCH : 
? Nêu vai trò của đất rừng đối với đời sống và sản xuất của ND ta ? 
? Chỉ và mô tả vùng biển VN . Nêu vai trò của biển đối với đời sống và sản xuất cuả ND ta ? 
2em lên bảng TLCH, lớp theo dõi nhận xét .
-GV nhận xét, cho điểm.`
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV đưa tên bài,ghi bảng.
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b.Dạy học nội dung:
Hoạt động 1: Dân số 
- Yêu cầu HS quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004 và 
8’
? Dựa vào bảng số liệu em hãy cho biết : Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu?
+ Năm 2004, dân số nước ta là 82 triệu người .
? Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á ? 
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á, sau In – đô – nê - xi – a và Phi – líp – pin .
? Từ kết quả trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số VN ? 
+ Nước ta có số dân đông .
* Kết luận : 
- Năm 2004, nước ta có số dân là 82 triệu người . 
- Dân số nước ta đứng thứ ba ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới .
-HS lắng nghe.
Hoạt động 2 : Gia tăng dân số .
8’
- Yêu cầu HS quan sát biểu đồ dân số qua các năm, TLCH : 
Quan sát biểu đồ và TLCH: 
? Cho biết dân số từng năm của nước ta ? 
- Dân số nước ta qua các năm .
+ Năm 1979 là 52,7 triệu người .
+ Năm 1989 là 64,4 triệu người .
+ Năm 1999 là 76,3 triệu người .
? Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số của nước ta ? 
- Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng trên một triệu người .
? Theo em, dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì ? 
- Dân số đông và tăng nhanh gây nhiều khó khăn đối với việc đảm 
bảo các nhu cầu trong cuộc sống của người dân .
* Kết luận : 
- Số dân tăng qua hàng năm : 
+ Năm 1979 : 52,7 triệu người 
+ Năm 1989 : 64,4 triệu người 
+ Năm 1999 : 76,3 triệu người 
- Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người
Hoạt động 3 : Hậu quả của sự gia tăng dân số .
9’
? Nêu một số hậu quả do dân số tăng nhanh ? 
Nêu theo ý hiểu của từng em
* NXKL : Gia đình đông con sẽ có nhu cầu về lương thực thực phẩm, nhu cầu về nhà ở, may mặc, học hành lớn hơn nhà ít con . Nếu thu nhập của cha mẹ thấp sẽ dẫn đến thiếu ăn không đủ chất dinh dưỡng, nhà ở chật chội, thiếu tiện nghi,..
* Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm dần do Nhà nước tích cực vận động ND thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình ; mặt khác, do dân bước đầu đã có ý thức được sự cần thiết phải sinh ít con để có điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con cái tốt hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống
4. Củng cố:
3’
-Nêu đặc điểm đất và dân số ở nước ta?
Học sinh nêu 
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà thực hiện tuyên truyền.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
Tiết 4: Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH(DỰNG ĐOẠN MỞ BÀI,KẾT BÀI)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh . 
2. Kĩ năng:
- Viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh .
3. Giáo dục:
-Có ý thức luyện tập làm văn tả cảnh
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: Ảnh minh hoạ sông nước
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2.Kiểm tra bài cũ:
4’
- Gọi 2 em đọc đoạn văn tả cảnh thiên nhiên đã được viết lại 
2 em đọc bài như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét .
 -GV nhận xét, cho điểm.
-HS lắng nghe.
3.Dạy học bài mới:
a.Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài.
Luyện tập tả cảnh
1’
-HS lắng nghe, nhắc lại tên bài mới tiếp.
b.Dạy học nội dung:
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 (83) 
? Đoạn nào mở bài theo kiểu trực tiếp, đoạn nào mở bài theo kiẻu gián tiếp ? 
9’
1HS đọc, lớp đọc thầm .
+ Đoạn a là kiểu mở bài trực tiếp 
+ Đoạn b là mở bài theo kiểu gián tiếp
? Nêu cách viết mỗi kiểu mở bài trên ? 
+ Trực tiếp : Kể ngay vào việc ( Bài văn kể chuyện ) Hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả ( Bài văn miêu tả ) .
+ Mở bài gián tiếp : Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện ( hoặc vào đối tượng ) định kể ( hoặc tả 
- Nhận xét bổ sung .
Bài 2 (84) 
9
- Cho HS đọc yêu cầu của bài . 
? Nhận xét điểm giống và khác nhau giữa hai đoạn kết bài a và b ? 
1 em đọc, lớp đọc thầm .
+ Giống nhau : đều nói về tình cảm yêu quí gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường .
+ Khác nhau : 
- Kết bài không mở rộng : Khảng định con đường rất thân thiết với bạn HS .
- Kết bài mở rộng : Vừa nói về tình cảm yêu quí con đường, vừa ca ngợi công ơn của cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đờng, đồng thời thể hiện ý thức giữ con đường luôn sạch đẹp .
- Nhận xét bổ sung . 
Bài 3 (84) 
? Bài yêu cầu gì ? 
? Để viết đoạn văn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn tả cảnh thiên nhiên ở địa phương em sẽ viết ntn ? 
VD: Em đã được xem rất nhiều tranh, ảnh về cảnh đẹp của đất nước, đã được nghỉ mát ở bãi biển Nha Trang, ở Vịnh Hạ Long, Đà Lạt . Em cũng đã được lên Sa Pa, vào TP HCM . Đất nước mình nơi đâu cũng có cảnh đẹp . Dù thế em vẫn thấy cảnh đẹp gần gũinhất với em là cảnh đẹp của suối nước nóng quê hương em . 
* Để viết một đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cảnh nói trên em có thể kể những việc làm của mình nhằm giữ gìn tô đẹp thêm cho cảnh vật quê hương .
VD: Em rất yêu quí suối nước nóng quê hương em . Em mơ ước lớn lên sẽ theo học nghề kiến trúc, trở thành kiến trúc sư, Thiết kế những ngôi nhà xinh xắn, những toà nhà có vườn cây để quê hương em tươi xanh hơn, đàng hoàng hơn,to đẹp hơn .
12’
Đọc yêu cầu của bài .
Viết đoạn mở bài kiểu gián tiếp 
+ Viết về cảnh đẹp nói chung, sau đó giới thiệu cảnh đẹp cụ thể của địa phương mình .
- Cho HS viết bài . 
- Quan sát nhắc nhở HS làm bài .
- Thu một số bài chấm nhận xét . 
Viết bài vào vở .
Một số em nộp lại bài .
4. Củng cố:
3’
? Có mấy kiểu mở bài ? Có mấy kiểu kết bài ? 
-HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
- Về nhà viết 2 đoạn mở bài, kết bài trong bài văn tả cảnh . 
- Nhận xét giờ học . 
-HS lắng nghe.
---------------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 8
I.Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II.Nhận định chung tuần 7:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ., 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: .
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và dạt được điểm giỏi: ..
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: ...
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia trồng cây vông để rào trường, có một số bạn đã hoàn thành đầy đủ,còn một số bạn chưa tham gia .
	-Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
II.Phương hướng tuần 9
-Duy trì sĩ số 24/24=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_12_ban_2_cot.doc