Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)

Tên bài : Hạt gạo làng ta

 I Mục đích – yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng ,tình cảm

- Hiểu nội dung ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người ,là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK,thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ)

 - Yêu lao động và sản phẩm làm ra từ lao động

II. Đồ dùng dạy- học:

- GV :Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- HS : SGK

 

doc 20 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 17/03/2022 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 14 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Tiếng việt Tuần : 14
Ngày soạn : 12/11/2012
Ngày dạy : 21 /11/2012
Tên bài : Hạt gạo làng ta
 I Mục đích – yêu cầu:
Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng ,tình cảm
Hiểu nội dung ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người ,là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK,thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ)
 - Yêu lao động và sản phẩm làm ra từ lao động
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV :Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- HS : SGK
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
 - Ổn định
 - KIểm tra kiến thức cũ : Chuỗi ngọc lam
 + Gọi 4 HS đọc phân vai và trả lời các câu hỏi về nội dung bài học
 + Gọi HS nhận xét
 + Nhận xét – ghi điểm
 - Giới thiệu : Hôm nay chúng ta cùng học bài thơ Hạt gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng Khoa . Bài thơ này được nhà thơ viết khi còn ít tuổi , khi nhân dân ta đang gặp nhiều khó khăn, vất vả trong cuộc kháng chiến cứu nước . Một hạt gạo làm ra là bao nhiêu công sức của nhiều người . Bài thơ sẽ giúp các em hiểu rõ hơn cuộc sống lao động và chiến đấu hào hùng của dân tộc ta.
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
Bài dạy : Hạt gạo làng ta
Mục đích : giúp học sinh đọc đúng,đọc thuộc lòng bài thơ.
Hình thức tổ chức : cá nhân ,nhóm
Nội dung:
- Mời 1 HS đọc toàn bài thơ.
- Bài thơ được chia thành mấy đoạn?
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm đôi
- Mời 2-3 nhóm HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 3 : Thực hành – luyện tập
Mục đích :Giúp HS hiểu được nghĩa của bài thơ.
Hình thức tổ chức : cá nhân,nhóm
Nội dung:
- Gọi HS đọc khổ thơ 1:
+ Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?
- Gọi 1 HS đọc khổ thơ 2:
+Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân?
- Gọi 1 HS đọc khổ thơ 3:
+Hạt gạo được làm ra trong hoàn cảnh nào?
- Cho HS đọc khổ thơ 4,5:
+Tuổi nhỏ đã góp gì để làm ra hạt gạo?
+Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”?
- Qua phần vừa tìm hiểu, em hãy nêu nội dung chính của bài thơ.
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
- Luyện đọc diễn cảm
- Mời 5 HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Tổ chức cho Hs đọc diễn cảm khổ thơ 2
- Đọc mẫu
- Yêu cầu Hs luyện đọc theo cặp
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
-Tổ chức HS thi đọc diễn cảm và thuộc lòng
- Bài thơ cho em biết điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò:Về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài:Buôn Chư Lênh đón cô giáo
- 4 HS đọc và trả lời câu hỏi
- lắng nghe
- 1 HS khá đọc
- Bài thơ chia thành 5 đoạn
- Đoạn 1: Từ đầu đến đắng cay
- Đoạn 2: Tiếp cho đến xuống cấy
- Đoạn 3: Tiếp cho đến giao thông
- Đoạn 4: Tiếp cho đến quết đất.
- Đoạn 5: Đoạn còn lại
- 4 HS đọc nối tiếp 
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- 2-3 nhóm HS lần lượt đọc toàn bài.
- 1 HS đọc
- Hạt gạo được làm nên từ vị phù sa, nước trong hồ,công lao của người trồng lúa 
- 1 HS đọc
- Những hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân : “Giọt mồ hôi saMẹ em xuống cấy”
- 1 Hs đọc 
- Hoàn cảnh chiến tranh chống Mĩ cứu nước
- Các bạn thiếu nhi đã cùng mọi người tát nước chống hạn ,bắt sâu cho lúa ,gánh phân bón cho lúa.
- Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo làm nên nhờ công sức của bao người.
- HS nêu.
- HS đọc.
- 5 Hs đọc
- HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
- Lắng nghe.
- Luyện đọc theo nhóm đôi
- 2-3 HS đọc,cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- HS nêu lại nội dung bài
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Tiếng việt Tuần : 14
Ngày soạn : 12/11/2012
Ngày dạy : 20 /11/2012
Tên bài : Thu- đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc pháp”
 I. Mục tiêu:
 - HS biết diễn biến sơ lược của chiến dich Việt Bắc thu-đông 1947.
Biết ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
- Kể sơ lược chiến dịch Việt Bắc thu đông 1974
-Yêu lịch sử Việt Nam
II. Đồ dùng dạy- học:
- Giáo viên : 
 + Bản đồ Hành chính Việt Nam.
 + Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
HS: Sgk
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Họat động của HS
Hoạt động 1 : khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ : “ Thà hi sinh tất cả,chứ nhất định không chịu mát nước”
- Gọi HS nêu phần ghi nhớ và trả lời các câu hỏi của bài 13.
- Nhận xét –ghi điểm
Giới thiệu : Nêu nhiệm vụ của bài
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
Bài dạy: Thu- đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc pháp”
Mục đích : Giúp Hs biết được diễn biến của chiến dịch
Hình thức tổ chức : Cá nhân
Nội dung :
- Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn thực dân Pháp có âm mưu gì?
- Vì sau chúng quyết tâm thực hiện bằng được âm mưu đó ?
- Trước Âm mưu của thực dân pháp ,Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì?
Kết luận về nội dung hoạt động theo các ý trên.
- Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường ? Nêu cụ thể từng đường.
- Quân ta đã tiến công ,chặn đánh địch như thế nào?
- Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quan địch rơi vào tình thế như thế nào?, quân đich như thế nào?
- Sau 75 ngày đêm chiến đấu,quân ta thu được KQ ra sao?
Hoạt động 3 : Thực hành luyện tập
Mục đích : Giúp Hs biết được ý nghĩa của chiến dịch.
Hình thức tổ chức : Cá nhân
Nội dung:
- Thắng lợi của chiến thắng đã tác động như thế nào đến âm mưu đánh nhanh – thắng nhanh ,kết thúc chiến tranh của thực dân Pháp?
- Sau chiến dịch,cơ quan đầu não kháng chiến của ta ở Việt Bắc như thế nào?
- Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta ?
- Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước? 
- Chốt lại ý chính
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
- Tại sau nói : Việc Bắc thu-đông 1947 là “mồ chôn giặc Pháp”
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ, nhắc lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét tiết học	
Dặn dò: về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới:Chiến thắng biên giới thu-đông 1950
2 HS trả lời 
- Sau khi đánh chiếm được các thành phố lớn ,thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc.
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Sau hơn một tháng bị sa lầy ở Việt Bắc ,địch buộc phải rút quân. Thế nhưng đường rút quân của chúng cũng bị ta chặn đánh dữ dội tại Bình Ca,Đoan Hùng.
- Kết quả: 
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu ta đã tiêu diệt hơn 3000 tên địch,bắt giam hàng trăm tên,bắn rơi 16 máy bay địch ,phá hủy hàng trăm xe cơ giới .tàu chiến ,ca nô.
+ Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của quân Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến.
-Ý nghĩa:
Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta.
- Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 đã phá tan âm mưu đánh nhanh – thắng nhanh của thực dân Pháp ,buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với chúng ta.
- Cơ quan đầu não của kháng chiến tại Việt Bắc được bảo vệ vững chắc.
- Trả lời
- Thắng lợi của chiến dịch đã cổ vũ phong trào đấu tranh của toàn dân ta.
- Trả lời
- HS trả lời
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Tiếng việt Tuần : 14
Ngày soạn : 12/11/2012
Ngày dạy : 22/11/2012
Tên bài : Ôn tập về từ loại
I. Mục đích – yêu cầu:
 - Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của 
 BT1.
 - Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu 
( BT2 ).
 - Có ý thức trong giờ học.
II. Chuẩn bị 
 -Giáo viên: Bảng phụ viết định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ từ.
 - Học sinh : Sgk,vở
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Họat động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Kiểm tra kiến thức cũ : Ôn tập về từ loại
+ Gọi Hs đặt câu có danh từ chung và danh từ riêng.
+ Nhận xét – ghi điểm
Giới thiệu : Tiết học hôm nay các em cùng ôn về từ loại : động từ,tính từ ,quan hệ từ và thực hành viết đoạn văn có sử dụng động từ,tính từ và quan hệ từ.
Hoạt động 2 : Thực hành luyện tập
Bài dạy : Ôn tậpvề từ loại
Mục đích : Giúp Hs làm đúngcác bài tập
Hình thức tổ chức : cá nhân ,nhóm
Nội dung:
Bài 1 :
- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu và nội dung của bài.
- Thế nào là động từ?
- Thế nào là tính từ ? 
- Thế nào là quan hệ từ? 
- Nhận xét
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi để hoàn thành bài tập
- Gọi 2-3 nhóm trình bày
- .
Bài tập 2:
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một vài HS đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta.
- Cho HS làm việc cá nhân vào vở.
- GV nhắc HS: dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng sáu nóng nực. Sau đó, chỉ ra một động từ, một tính từ, một quan hệ từ (Khuyến khích HS tìm được nhiều hơn).
- Mời HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chấm điểm.
- Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, chỉ đúng tên các từ loại trong đoạn văn.
Hoạt động 3 : Củng cố dặn dò
Trò chơi : Ai nhanh hơn
- Nhận xét – tuyên dương
- Nhận xét tiết học
Dặn dò: Về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập và chuẩn bị bài MRVT: Hạnh phúc
- 2 Hs đặt câu.Cả lớp nhận xét
- Lắng nghe
- 1 HS đọc.
- Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.
- Tính từ là những từ miêu tả goặc tính chất của sự vật,hoạt động hoặc trạng thái...
- quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau ,nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu.
- Làm bài theo nhóm đôi
- 2-3 nhóm HS trình bày
*Lời giải :
 Động từ
 Tính từ
 Quan hệ từ
Trả lơi, vịn, nhìn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ
xa, vời vợi, lớn
qua, ở, với
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc khổ thơ.
- HS suy nghĩ và làm vào vở.
- Đọc.
- HS bình chọn.
- Tham gia chơi HS.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Khoa học Tuần : 14
Ngày soạn : 14/11/2012
Ngày dạy : 22/11/2012
Tên bài : Xi măng
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát nhận biết xi măng.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình và thông tin trang 58, 59 SGK.
HS : SGK
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Họat động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức cũ : Gốm xây dựng gạch ngói
 + Kể những đồ gốm mà em biết ?
 + Hãy nêu tính chất của gạch ngói ? 
 + Gạch, ngói được làm bằng cách nào ?
 + Nhận xét – ghi điểm
- Giới thiệu: Xi măng là nguyên liệu không thề thiếu trong xây dựng . Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức khoa học về xi măng .
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
Bài dạy : Xi măng
Mục đích : Giúp HS biết được công dụng của xi măng.
Hình thức tổ chức : Cá nhân ,nhóm
Nội dung: 
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi
+Xi măng dùng để làm gì?
+Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta?
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét và chốt lại ý đúng
Hoạt động 3 : Thực hành luyện tập
Mục đích : HS biết được một số công dụng của xi măng.
Hình thức tổ chức :Cá nhân , nhóm
Nội dung:
-Yêu cầu Hs thảo luãn nhóm 4 để trả lời các câu hỏi trong sgk trang 59.
- Yêu cầu 3-4 nhóm trình bày,mỗi nhóm trình bày một câu hỏi.
- Nhận xét
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
-Trò chơi : “ Đố bạn” 
- Nhận xét – tuyên dương
- Nhận xét tiết học
 Dặn dò:Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau :Thủy tinh
- Trả lời
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe.
- thảo luận 
- Đổ bê tông, dùng trong xây nhà
- Hà Tiên,Nghi Sơn
- HS trình bày.
- Thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày.,các nhóm khác lắng nghe và nhận xét
- Tham gia
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Khoa học Tuần : 14
Ngày soạn : 12/11/2012
Ngày dạy : 19 /11/2012
Tên bài : Gốm xây dựng : gạch,ngói
Mục tiêu
Nhận biết được một số tính chất của gạch,ngói
Kể tên một số loại gạch ,ngói và công dụng của chúng
Quan sát nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch,ngói
Chuẩn bị
GV: Tranh ảnh minh họa,bảng phụ
HS : Sgk
Hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Kiểm tra kiến thức cũ : Đá vôi 
+ Đá vôi có tính chât gì ?
+ Đá vôi có ích lợi gì ? 
+ Nhận xét – ghi điểm. 
- Giới thiệu : Yêu cầu ,nhiệm vụ tiết học
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
Bài dạy : Gốm xây dựng : gạch,ngói 
Mục đích : Hs biết được những vật liệu làm bằng gốm.
Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm
Nội dung :
Hãy kể tên một số đồ gốm mà em biết?
Tất cả các loại đồ gốm đều làm được từ gì ?
Khi xây nhà chúng ta cần phải có những nguyên vật liệu gì?
GV : Gạch ,ngói là những đồ gốm xây dựng. Chúng ta tìm hiểu xem có những loại gạch ngói nào ?cách làm gạch ngói như thế nào ?
Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành
Mục đích : HS biết được công dụng của gốm xây dựng.
Hình thức tổ chức : Cá nhân,nhóm.
Nội dung:
Yêu cầu Hs quan sát tranh ảnh Sgk trang 56,57 và trả lời các câu hỏi
+ Loại gạch nào dùng để xây tường?
+ Loại gạch nào để lát sàn nhà ,lát sân hoặc vỉa hè,ốp tường ?
+ Loại ngói nào được dùng để lợp mái nhà trong hình 5?
Gọi HS trả lời.
Nhận xét
Trong khu nhà em có mái nhà nào đượclợp bằng ngói không?
Trong lớp mình bạn nào biết qui trình làm ngói ?
Chốt lại ý
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
Trò chơi : “Chuyền thư”
Nhận xét tuyên dương
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhàxem lại bài và chuẩn bị bài mới : Xi măng
- Trả lời
- Trả lời
Lọ hoa ,bát, chén ,lọ lục bình ........
- Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đất sét nung.
Khi xây nhà cần có : xi măng, vôi,cát,gạch,ngói,sắt ,thép.....
Lắng nghe
Quan sát,lắng nghe
HS trả lời
Trả lời
Gạch ngói được làm từ đất sét : đất được trộn với một ít nước ,nhào thật kĩ ,cho vào máy ,ép khuôn ,để khô rồi cho vào lò,nung ở nhiệt độ cao.
- Tham gia
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn : Địa lí Tuần : 14
Ngày soạn : 14/11/2012
Ngày dạy : 22/11/2012
Tên bài : Giao thông vận tải
I . Mục đích:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta:
+ Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
+Tuyến đường sắt Bắc – Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của nước ta.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải.
II . Chuẩn bị :
GV : Bảng đồ,
Hs : Sgk
III .Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Kiểm tra kiến thức cũ : Công nghiệp (tt)
Gọi 3 Hs trả lời câu hỏi :
+ Xem lược đồ công nghiệp Việt Nam và cho biết các ngành công nghiệp khai thác dầu ,than,a-pa-tít có ở những đâu ?
+ Vì sao cá ngành công nghiệp dệt may ,thực phẩm tập trung nhiều ở đồng bằng và vùng ven biển.
+ Kể tên các nhà máy thủy điện , nhiệt điện lớn ở nước ta và chỉ vị trí của chúng trên lược đồ.
Nhận xét – ghi điểm
Giới thiệu : Bài học hôm nay các em sẽ biết về loại hình giao thông vận tải và ý nghĩ của giao thông vận tải đối với đời sống và sự phát triển xã hội.
Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
Bài dạy : Giao thông vận tải
Mục đích : HS biết được một số loại hình giao thông.
Hình thức tổ chức : Cá nhân,nhóm
Nội dung :
Trò chơi: “ Tiếp sức”
Nhận xét – tuyên dương
Các bạn đã kể được các loại hình giao thông nào ? 
Chia các phương tiện giao thông có trong trò chơi thành các nhóm là các phương tiện hoạt động trên cùng một loại hình.
Nhận xét
Hoạt động 3 : Thực hành luyện tập
Mục đích : Biết được ý nghĩa của các loại hình giao thông
Hình thức tổ chức : Cá nhân, nhóm.
Nội dung:
Treo biểu đồ khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình vận tải năm 2003.
Biểu đồ biểu diễn cái gì?
Biểu đồ biểu diễn khối lượng của các loại hình giao thông nào?
Năm 2003 mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn?
Qua khối lượng hàng hóa vận chuyển được của mỗi loại hình ,em thấy loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở Việt Nam?
Theo em ,vì sao đường ôtô lại vận chuyển nhiều hàng hóa nhất? 
Nhận xét và chốt lại ý
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
Treo lược đồ giao thông vận tải
Trò chơi : “ Hướng dẫn viên”
Nhận xét – tuyên dương
Nhận xét tiết học
Dặn dò : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài mới :Thương mại và du lịch .
3 Hs lần lượt trả lời,cả lớp chú ý lắng nghe.
Lắng nghe
Tham gia
Nêu
Quan sát 
Biểu diễn khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại hình giao thông.
Đường sắt,đường ôtô,đường sông,đường biển,
Trả lời 
Đường ôtô giữ vai trò quan trọng nhất, chở được khối lượng hàng hóa nhiều nhất.
Nêu ý kiến của mình
- Tham gia chơi
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tiết sinh hoạt lớp Tuần : 14
Ngày soạn : 20/11/2012
Ngày dạy : 30/12/2012
I . Mục tiêu 
- Giúp Hs thấy được những ưu khuyết điểm của cá nhân ,của tồ trong học tập,sinh hoạt tuần qua.
- Biết phát huy mặt tốt ,khắc phục mặt tồn tại để tiến bộ.
- Giáo dục Hs ý thức tự giác trong học tập,tự tin mạnh dạn trước tập thể lớp.
II . Chuẩn bị
GV: Phương hướng tuần sau
HS : Nội dung báo cáo
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Khởi động
Ổn định
Nêu nội dung của tiết sinh 
hoạt
Hoạt động 2 : Rút kinh nghiệm tuần qua
Yêu cầu các tổ báo cáo
Tổng kết chung.
Khen ( những mặt không vi phạm )
Nhận xét mặt Hs vi phạm
Muốn học tập tốt thì chúng ta phải làm gì?
Chủ điểm tháng 11 là gì?
Trong tháng này có ngày nào đáng nhớ nhất?
Giới thiệu ngày 20/11.
Yêu cầu Hs đọc 5 điều Bác Hồ dạy.
Trong tiết sinh hoạt đầu tuần,Thầy tổng phụ trách đã phát động phong trào gì?
Nhận xét
Hoạt động 3 : Phương hướng tuần sau
Chăm sóc cây xanh
Đi học đúng giờ
Tập Thể dục đầu và giữa giờ nghiêm túc.
Mang dụng cụ học tập đầy đủ
Giữ vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân.
Hoạt động 4 : Củng cố dặn dò
Trò chơi : “ Chanh chua-gừng cay- muối mặn- cua kẹp”
Nhận xét – tuyên dương
Nhận xét tiết sinh hoạt
Dặn dò :Chúng ta thực hiện tốt các phương hướng đã đưa ra trong tuần tới.
Hát
Tổ trưởng các tổ báo cáo
Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập
Chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài,không làm việc riêng.
Khẩn trương tập thể dục đầu và giữa giờ.
Trang nghiêm trong chào cờ
Không vứt rác bừa bãi nên bỏ đúng nơi qui định.
Tôn sư trọng đạo
Ngày 20/11,ngày nhà giáo Việt Nam
 - Lắng nghe
Đọc
Quỹ heo đất
Lấy nhiều bông hoa điểm 10 .
Lắng nghe
 - Tham gia
.
- Lên kế hoạch tuần 15
II- Nội dung :
1/ Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần 14
- Các tổ trưởng báo cáo việc theo dõi trong tuần 
- Nội dung báo cáo : Việc thực hiện nề nếp, việc học tập , việc thực hiện các hoạt động của lớp , của tổ .
- Các HS có ý kiến bổ sung .
- GV nhận xét chung .
2/ Kế hoạch tuần 15:
- Duy trì tốt mọi nề nếp chung của nhà trường.
 - Tích cực phát huy những ưu điểm, khắc phục và sửa chữa những khuyết điểm.
 - Thực hiện tốt nề nếp học tập, nâng cao chất lượng học của HS .
 - Rèn chữ viết cho những HS viết chưa đạt yêu cầu.
 - Tăng cường phụ đạo cho HS yếu, HS giỏi.
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_14_ban_chuan_kien_thuc.doc