Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 24 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 24 (Bản 2 cột)

Tiết 2: Tập đọc

LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

 - Đọc đúng, đọc lưu loạt toàn bài với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. kể được 1 đến 2 luật của nước ta. Đọc đúng các từ: vòng tròn, sự việc, chắc chắn, tha quạ.

2. Kiến thức:

 - Hiểu nghĩa của các từ: Luật tục, song co, tang chứng, trả lại đủ giá. Hiểu nội dung : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê – đê xưa.

3. Giáo dục:

 - GDHS có ý thức đọc bài hơn.

 

doc 46 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 239Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 24 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ 2
Ngày soạn: 11/02/2012 Ngày giảng 13/02/2012
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 24
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
	- Đọc đúng, đọc lưu loạt toàn bài với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. kể được 1 đến 2 luật của nước ta. Đọc đúng các từ: vòng tròn, sự việc, chắc chắn, tha quạ.
2. Kiến thức:
	- Hiểu nghĩa của các từ: Luật tục, song co, tang chứng, trả lại đủ giá. Hiểu nội dung : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê – đê xưa. 
3. Giáo dục:
	- GDHS có ý thức đọc bài hơn.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: 
	- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần HD luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 em đọc thuộc lòng bài Chú đi tuần và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
*. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
? Bài chia làm mấy đoạn ? 
- Cho HS đọc nối tiếp.
Đọc đúng các từ: vòng tròn, sự việc, chắc chắn, tha quạ.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu toàn bài.
*. Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và câu hỏi cuối bài.
? Người xưa đặt luật tục để làm gì ? 
? Kể những việc mà người Ê – đê cho là có tội ? 
? Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê – đê qui định xử phạt rất công bằng ? 
- Kết luận: Ngay từ ngày xưa dân tộc Ê – đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, phân định rõ ràng từng loại tội. Người Ê – đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
? Hãy kể tên một số luật tục của nước ta hiện nay mà em biết ? 
- Giới thiệu thêm một số luật ở nước ta.
? Qua bài tập đọc giúp em hiểu điều gì ? 
? Nêu nội dung chính của bài ?
- Gọi HS nhắc lại.
*. Luyện đọc diễm cảm: 
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- HDHS luyện đọc diễm cảm đoạn 3, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố 
 ? Ngày xưa đặt luật tục để làm gì ?
 ? Gọi học sinh nhắc lại ND bài học
- Tổng kết: nhắc lại ND bài
5. Dặn dò: 
- Về nhà học thuộc ND bài học, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
3’
1’
12’
10’
8’
3’
1'
- Hát.
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ, 1 em nêu nội dung, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Bài chia làm 3 đoạn 
+ Đoạn 1: Về cách xử phạt.
+ Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
+ Đoạn 3: Về các tội.
- Đọc nối tiếp 2 lần : 
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa một số từ chú giải.
- 1 em đọc từ chú giải cuối bài.
- Luyện đọc cặp đôi.
- Nghe và theo dõi sgk.
- Đọc thầm như yêu cầu và lần lượt trả lời câu hỏi.
- Để phạt những người có tội bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. 
- Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song) chuyện lớn thì xử nặng ( phạt tiền một co ) người phạm tội mà là người bà con anh em thì cũng xử như vậy.
+ Tang chứng chắc chắn ( Nhìn tận mắt, bắt được tận tay, lấy được khăn, áo, dao, ...) 
- Luật GD, luật phổ cập tiểu học, luật bảo vệ môi trường...
- Nghe.
- Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.
ND: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa.
- 2 em nhắc lại.
- 3 em đọc nối tiếp bài.
- Nghe, theo dõi sgk.
- Luyện đọc cặp đôi.
- 4 em tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Để phạt những người có tội bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- 2 em nhắc lại.
------------------------------------------------------
 Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
2. Kĩ năng:
	- HS vận dụng qui tắc công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan đúng chính xác ( BT1,2 cột 1).
3. Giáo dục:
	- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: - Sách, vở, bút.
2. Giáo viên: 
	- Bảng phụ, sgk
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy 
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm ntn ? 
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. HDHS làm bài tập: 
Bài 1(123) 
- Gọi HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? 
Tóm tắt: 
Hình lập phương
a : 2,5 cm
S1 mặt : .... ? 
STP : .... ? 
V : .... ? 
- Gọi HS lên bảng.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 2(123)
Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu.
? Muốn tính diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật ta làm ntn ? 
? Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta làm ntn ? 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Cho đại diện nhóm gắn bảng trình bày cách làm của mình.
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
? Tìm điểm khác nhau giữa qui tắc tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật ? 
4. Củng cố 
? Muốn tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương ta làm ntn ? 
- Tổng kết: nhắc lại ND bài
5. Dặn dò: 
- Về nhà làm BT3, CB bài sau.
- Nhận xét tiết học.
 1’
 4’
 1’
16’
15’
 3’
1'
- Hát
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cảnh rồi nhân với cạnh.
- 1 em đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 1 em nêu.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Diện tích 1 mặt của hình lập phương là: 
 2,5 2,5 = 6,25 (cm2) 
Diện tích toàn phần của hình lập phương là 
 6,25 6 = 37,5 (cm2) 
Thể tích của hình lập phương là: 
 2,5 2,5 2,5 = 15,625 (cm3)
 Đáp số : 6,25 cm2 
 37,6 cm2 
 15,625 cm3 
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Ta lấy cạnh nhân với cạnh.
-Ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo.
-Thảo luận nhóm 4, làm bài vào vở
- Đại diện hóm trình bày, các nhóm khác NX bổ sung
Hình hộp chữ nhật
(1)
( 2)
(3)
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều cao
Diện tích mặt đáy
Diện tích xung quanh
Thể tích
11 cm
10 cm
6 cm
110 cm2
252 cm2
660 cm3
0,4 m
0,25 m
0,9 m
0,1 m2
0,117m2
0,09 m3
 dm
 dm
 dm
 dm2
 dm2
dm3
- Diện tích xung quanh lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Thể tích lây chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao.
- Diện tích xung quanh của hinh lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4. Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
(GDBVMT:Liên hệ)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Tổ quốc của em là tổ quốc VN; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
2. Kĩ năng:
	- Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và quê hương đất nước.
3. Giáo dục:
	- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về tỷuyền thống, về nền văn hoá và lịch sử của dân tộc VN
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên: 
	- Tranh ảnh về đất nước, con người VN và một số nước khác .
III/ Các hoạt động dạy và học
GDBVMT:Liên hệ ở cuối bài
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- em biết thêm những gì về đất nước việt nam?
- em nghĩ gì về đất nước con người việt nam ?
- Nhận xét
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Nội dung
* Hoạt động 1: Làm bài tập 1 trong SGK 
 Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đất nước VN
Cách tiến hành 
1. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm : Hãy giới thiệu một sự kiện , một bài hát hay một bài thơ , tranh ảnh , nhân vật lịch sử liên quan đến mốc hời gian hoặc địa danh của VN đã nêu trong bài tập 1
- Gọi Đại diện nhóm lên trình bày 
GVKL: ngày 2-8-1945 là ngày Chủ tịch nước HCM đọc bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường ba đình lịch sử khai sinh tra nước VN DCCH, từ đó ngày 2-9 được lấy làm ngày quốc khánh của nước ta 
- Ngày 7-5-1954 là ngày chiến thắng ĐBP
- Ngày 30-4 -1975 là ngày miền nam hoàn toàn giải phóng..
* Hoạt động 2: Đóng vai: bài tập 3 SGK
Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu quê hương đất nước trong vai một hướng dẫn viên du lịch
Cách tiến hành 
 1. GV yêu cầu HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch 
 2. các nhóm chuẩn bị 
 3. Đại diện một số nhóm lên trình bày 
- GV nhận xét 
 4. Củng cố
 ?: em cần làm gì để quê hương tươi đẹp ?
- Lớp hát một bài về chủ đề em yêu tổ quốc VN
- Tổng kết lại nội dung của bài
5. Dặn dò
- Dặn HS học bài, xem trước bài mới
- Tìm hiểu về quê hương chiềng Hoa.
- Nhận xét tiết học
1'
3'
1'
11'
12'
3'
1'
- 2 HS trả lời
- Các nhóm trình bày 
- Nhóm khác bổ xung
- HS chuẩn bị 
- Đại diện nhóm trình bày
- Bảo vệ môi trường xung quanh. 
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3:
Ngày soạn: 11/02/2012 Ngày giảng 14/02/2012
Tiết 1: Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- HS biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán, tính thể tích hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
2.Kĩ năng:
	- HS tính được tỉ số phần trăm của một số , tính được thể tích hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
3. Giáo dục:
	- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: 
	- Các hình minh hoạ sgk.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu và viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. HDHS làm bài tập: 
Bài 1: (124) 
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
? Để tính được 15% của 120 bạn Dung đã làm ntn ? 
? 10% ; 5% và 15% có quan hệ với nhau ntn ? 
- Để nhẩm được 15% của 120 bạn Dung đã dựa vào mối quan hệ của 10% ; 5% và 15% với nhau. Đầu tiên bạn tính 10% của 120 là 12 sau đó tính 5% của 120 (bằng cách lấy giá trị của 10% chia cho 2) Đến đây ta có hai cách tính.
+ Lấy 10% + 5% = 15%
+ Lấy 5% 3 = 15%
- Yêu cầu HS đọc phần a,b.
? Có thể phân tích 17,5% thành tổng của các tỉ số phần trăm nào ? 
- ...  bài. 
- Gọi HS trình bày kết quả.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2 :(128) 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính Sxq; STp; Vcủa hình lập phương.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
4.Củng cố 
? Muốn tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật ta làm ntn ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
15’
16’
3’
1'
- Hát
- 2 em lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc, lớp theo dõi sgk.
- Quan sát hình sgk.
- Ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo.
- Tính diện tích của 4 mặt bên và một mặt đáy.
- Thảo luận nhóm đôi, cùng giải bài toán. 
 Bài giải 
1m = 10dm
50cm = 5dm
60 cm = 6dm
a) Diện tích kính xung quanh bể cá là : 
 ( 10 + 5 ) 2 6 = 180 (dm2)
 Diện tích kính để làm bể cá là : 
 180 + 10 5 = 230 (dm2)
b) Thể tích của bể cá là : 
 10 5 6 = 300 (dm3) = 300 (lít) 
c) Thể tích nước trong bể là : 
 300 : 4 3 = 225 (lít)
 Đáp số : a) 230 dm2 
 b) 300 dm3 
 c) 225 lít.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- 3 em nhắc lại như yêu cầu.
- Hoạt động cá nhân
- 1 em làm bài trên bảng, lớp laàmbài vào vở.
 Bài giải 
Diện tích xung quanh của hình lập phương là : 
 1,5 1,5 4 = 9(m2)
Diện tích toàn phần hình lập phương là
 1,5 1,5 6 = 13,5 (m2)
Thể tích hình lập phương là: 
 1,5 1,5 1,5 = 3,375 (m3)
 Đáp số : a) 9m2 
 b) 13,5 m2
 3,375 m3 
- Nêu qui tắc SGK.
----------------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG CẶP TỪ HÔ ỨNG
I. Mục tiêu yêu cầu:
1. Kiến thức:
	- HS hiểu cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
2. Kĩ năng:
	- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng thích hợp . Làm được BT1,2 của mục III.
3. Giáo dục:
	- GDHS suy nghĩ tìm đúng các vế câu trong câu ghép.
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: Vở bài tập, SGK. 
2.Giáo viên: 
	- Viêt sẵn hai câu văn phần nhận xét lên bảng.
III/ Các họat động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS lên bảng đặt câu có từ ngữ thuộc chủ đề trật tự, an ninh.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. Luyện tập: 
Bài 1: (65) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu hS tự làm bài.
+ Gạch chân các từ hô ứng.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng.
- Nhận xét sửa sai.
Bài 2: (65) 
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi đại diện nhóm quả trình bày kết.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
4. Củng cố 
? Để nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng ta làm ntn ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học ND bài học, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
13’
12’
3’
1'
- Hát.
- 1 em lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc, lớp theo dõi sgk.
- Hoạt động cá nhân
- 2 em làm bảng phụ, lớp làm vở.
a) Ngày chưa tắt hẳn trăng đã lên rồi.
b) Chiếc xe vừa đậu lại, tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra.
c) Trời càng nắng gắt hoa giấy càng bồng lên rực rỡ.
- 3 em nhận xét.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Làm bài theo cặp đôi.
a) Mưa càng to, gió càng thổi mạnh.
b) Trời vừa hửng sáng nông dân đã ra đồng.
c) Thuỷ Tinh dâng nước cao lên bao nhiêu thì Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- Nêu ghi nhớ SGK.
- Lắng nghe.
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lí
ÔN TẬP
I. Mục tiêu yêu cầu:
1. kiến thức:
	- Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học về vị trí, đặc điểm, diện tích, địa hình, khí hậu ,dân cư, hoạt động kinh tế của châu Á, châu Âu.
2. Kĩ năng:
	- HS tìm được vị trí châu Á, châu Âu trên bản đồ, khái quát được đặc điểm châu Á, châu Âu về: diện tích, địa hình, khí hậu, dân cư, hoạt động kinh tế.
3. Giáo dục:
	- HS ham tìm hiểu địa lí Châu lục
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK. 
2.Giáo viên: 
	- Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới
	- Các lược đồ , hình minh hoạ từ bài 17- 21
	- Phiếu học tập
III/ Các họat động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Hãy nêu những nét chính về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, các sản phẩm chính của liên bang nga?
? Kể tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp Pháp ?
- Nhận xét ghi điểm 
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích bài học
b. Nội dung ôn tập : 
* Hoạt động 1: Trò chơi: đối đáp nhanh
- Chọn 2 đội chơi treo bảng bản đồ tự nhiên 
- HD cách chơi:
Đội 1 ra một câu hỏi, đội 2 trả lời sau đó đội 2 ra câu hỏi và đội 1 trả lời
- GV: Tổng kết trò chơi:
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
* Hoạt động 2: So sánh một số yếu tố tự nhiên và xã hội giữa châu á và châu âu. 
- Yêu cầu HS kẻ bảng như bài
 2 (115).
- Theo dõi giúp đỡ HS. 
- Nhận xét, sửa sai.
4.Củng cố 
? Kể tên một số nước và đặc điểm của châu Á?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò : 
- Về nhà học bài Cbbài sau. 
- NX tiết học.
1’
3’
1’
12’
15’
3’
1'
- Hát.
- Vị trí địa lí lớn nhất thế giới, điều kiện tự nhiên thuận lợi chọ sự phát triển
- Máy móc , thiết bị, phương tiện giao thông, vải, quần áo, mĩ phẩm, thực phẩm
- Lắng nghe.
- Câu hỏi : 
1. bạn hãy chỉ và nêu vị trí địa lí của châu á ?
2. Bạn hãy chỉ và nêu giới hạn châu á ?
3. Hãy nêu tên và chỉ các dãy núi có nóc nhà thế giới ?
4. Chỉ khu vực ĐNam á trên bản đồ ?
5. Chỉ vị trí đồng bằng tây Xi - bi – a ? 
6. Chỉ và nêu tên dãy núi là ranh giới phía đông của châu âu với châu á ?
7. Bạn hãy chỉ vị trí của châu âu ? 
8. Hãy kể tên các đại dương và châu lục tiếp giáp với châu âu ?
9. Chỉ dãy núi An – pơ ?...
- HS làm bài cá nhân 
- 1 HS làm bài trên bảng lớp 
Tiêu chí
Châu á
Châu âu
Diện tích
b. rộng 44 triệu km2 lớn nhất trong các châu lục
a. rộng 10 triệu km2
Khí hậu
c. Có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới
d. Chủ yếu ở đới khí hậu ôn hoà
Địa hình
e. Núi và cao nguyên chiếm diện tích , có đỉnh núi ê vơ rét cao nhất thế giới
g. đồng bằng chiếm diện tích , kéo dài từ tây sang đông
Chủng tộc
i. chủ yếu là người da vàng
h. chủ yếu là người da trắng
Hoạt động kinh tế
k. Làm nông nghiệp là chính
l. Hoạt động công nghiệp phát triển
- Trung Quốc, Nhật
----------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu yêu cầu:
1. kiến thức:
	- Củng cố kĩ năng lập dàn ý, trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật.
2. Kĩ năng:
	- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật. Trình bày được bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập mộ cách rõ ràng, đúng ý.
3. Giáo dục:
	- GDHS tính mạnh dạn hơn.
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: Vở, giấy kiểm tra
2.Giáo viên: 
	- Giấy khổ to, bút dạ.
	- Quan sát một số đồ vật thuộc một trong các đề yêu cầu.
III/ Các họat động dạy và học
Hoạt động dạy 
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 em đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em nhất.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
b. HDHS làm bài tập: 
Bài 1: (66) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
? Em chọn đề nào ? 
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài.
- Gọi 5 em đọc dàn ý trước lớp.
- Cho HS nhận xét.
- Nhận xét bổ sung.
Bài 2: (66) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 em đọc gợi ý 2.
- Yêu cầu HS làm bài trong nhóm.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày bài trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố 
? Một bài văn gồm có mấy phân ? Đó là những phần nào ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
 1’
12’
15’
 3’
1'
- Hát
- 2 em đọc đoạn văn như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc.
- 4 – 7 em nối tiếp nêu.
- 1 em đọc.
- Tự làm bài vào vở.
- Dàn ý tả quyển sách TV lớp 5 tập 2.
1) Mở bài: Quyển sách mẹ mua cho em hồi đầu năm học.
2) Thân bài: Quyển sách có HCN dày 176 trang, giấy trắng tinh còn thơm mùi giấy mới.
- Bìa sách màu xanh, nổi bật dòng chữ Tiếng Việt 5, tập hai.
- Có cảnh các bạn HS đi học, vui chơi, cảnh NDLĐ và cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Em lật ừng trang, các bài học được sắp xếp từng tuần theo các chủ điểm có đầy đủ các môn: Tập đọc, Chính tả, TKV, Kể chuyện, LTVC.
- Các chữ in rất rõ ràng, các tranh minh hoạ thật đẹp.
3) Kết bài: Các bài học trong sách giúp em hiểu nhiều điều bổ ích. Em sẽ giữ gìn sách cẩn thận. Khi học xong nếu còn mới em sẽ gửi tặng các bạn vùng xa.
- 5 em đọc dàn ý của mình.
- 3 – 5 em nhận xét.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em đọc, lớp theo dõi sgk.
- Làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày bài, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
- Trả lời.
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 24
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II/ Nhận định chung tuần 24:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ. Tuy nhiên do trời mưa vào thứ 4 sĩ số lớp chưa được duy trì tốt. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: ....................................................
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và đạt được điểm giỏi: ......................................................
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: ...............................................................................................
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia phát cỏ làm sạch sân trường.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
III/ Phương hướng tuần 25:
-Duy trì sĩ số 25/25 =100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_24_ban_2_cot.doc