Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 28 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 28 (Bản 2 cột)

Tiết 2: Tập đọc

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1)

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học tốc độ khoảng 115 tiếng/phút ; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ ;hiểu ND chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

2. Kiến thức:

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).

3. Giáo dục:

- GDHS ý thức tự giác trong học tập.

II/Đồ dùng dạy học

1. Học sinh: SGK

2. Giáo viên: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuốc lòng trong 9 tuần đầu sách TV5, tập hai để HS bốc thăm.

- Bút dạ, giấy khổ to kẻ sẵn bảng tổng kết bài tập 2.

 

doc 43 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 28 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
Thứ 2
Ngày soạn: 9/3/2012 Ngày giảng 12/3/2012
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 28
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II (TIẾT 1)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học tốc độ khoảng 115 tiếng/phút ; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ ;hiểu ND chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
2. Kiến thức:
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2).
3. Giáo dục:
- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2. Giáo viên: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuốc lòng trong 9 tuần đầu sách TV5, tập hai để HS bốc thăm.
- Bút dạ, giấy khổ to kẻ sẵn bảng tổng kết bài tập 2.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : Không.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài :Trực tiếp.
- Ghi đầu bài lên bảng.
b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng: 
- Gọi 5 em lên bốc thăm chọn bài đọc (sau khi bốc thăm, được xem lại bài khoảng 2 – 3 phút).
- Yêu cầu HS đọc trong sgk (hoặc đọc thuộc lòng) 1đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
- Đặt một câu hỏi về đoạn bài vừa đọc cho điểm theo hướng dẫn của vụ giáo dục Tiểu học.
c. Bài tập 2 
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Dán lên bảng tờ phiếu kẻ sẵn bảng tổng kết.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
1’
1’
20’
15’
Hát
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 5 HS lên bảng lần lượt bốc thăm chọn bài sau đó về chỗ chuẩn bị bài.
- Đọc bài theo chỉ định của phiếu.
- Trả lời câu hỏi của giáo viên.
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát bảng tổng kết trên bảng.
- Bài tập yêu cầu tìm ví dụ minh hoạ cho từng kiểu câu (câu đơn và câu ghép).
Ví dụ : 
CÁC KIỂU CẤU TẠO CÂU
VÍ DỤ
Câu đơn
- Đền Thượng nằm chốt vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh
Câu ghép
Câu ghép không dùng từ nối
- Lòng sông rộng, nước trong xanh.
- Mây bay, gió thổi
Câu ghép dùng từ nối
Câu ghép dùng quan hệ từ
- Súng kíp của ta mới bắn được một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát.
- Vì trời nắng to đã lâu nên cây cỏ héo rũ.
Câu ghép dùng cặp từ hô ứng
- Nắng vừa nhạt sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
- Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng.
4. Củng cố:
- Hãy nêu kiểu cấu tạo câu các em được học trong bài hôm nay?
- Tổng kết tiết học (Nhấn mạnh ND bài).
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học 
2’
1’
- Có hai loại câu là câu đơn và câu ghép, Câu ghép có câu ghép không dùng từ nối và câu ghép dùng từ nối.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- HS được củng lại kiến thức về cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian. Làm các bài tập 1,2 trong SGK.
2.Kĩ năng:
- Thực hành tính vận tốc, quãng đường, thời gian thành thạo, chính xác.
- Kĩ năng đổi các đơn vị đo thời gian chính xác.
3. Giáo dục:
- GDHS ý thức tự giác trong học tập, vận dụng tính toán trong thực tế.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: - Giáo án,ND bài tập trong sgk.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu qui tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
- Ghi đầu bài lên bảng.
b. HDHS làm bài tập : 
Bài 1:
- Gọi HS đọc bài.
? Quãng đường dài bao nhiêu km ? 
? Ô tô đi hết quãng đường đó trong bao nhiêu lâu ? 
? Xe máy đi hết quãng đường đó trong bao nhiêu lâu ? 
? Bài toán yêu cầu em tính gì ? 
? Muốn biết được mỗi giờ ô tô đi nhanh hơn xe máy bao nhiêu km chúng ta phải biết được gì ? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn làm trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
? Để tính vận tốc của xe máy chúng ta làm ntn ? 
? Bài toán yêu cầu em tính vận tốc của xe máy theo đơn vị nào ? 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.
- Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố:
? Các em được củng cố dạng toán nào?
-Tổng kết tiết học (Nhấn mạnh nội dung bài).HDHS làm các BT còn lại trong SGK.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài làm BT3,4 trong SGK và BT trong VBTT.
 Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
4’
1’
14’
15’
2’
1’
Hát
- Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian. (v=s:t)
- Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân thời gian. (s=v t)..
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Quãng đường dài 135 km.
- Ô tô đi hết quãng đường trong 3 giờ.
- Xe máy đi hết quãng đường trong 4giờ 30 phút.
- Bài toán yêu cầu tính mỗi giờ xe máy đi nhanh hơn ôtô là bao nhiêu km.
- Chúng ta phải biết được vận tốc của ôtô và vận tốc của xe máy.
- 1 em lên bảng làm bài,lớp làm vào vở.
Bài giải
Vận tốc của ô tô là :
135 : 3 = 45 (km/giờ)
4 giờ 30 phút = 4,5 giờ.
Vận tốc của xe máy là :
135 : 4,5 = 30 (km/ giờ)
Mỗi giờ ôtô chạy nhanh hơn xe máy là
45 – 30 = 15 (km/giờ)
Đáp số : 15 (km/giờ)
- 1HS đọc, lớp đọc thầm.
- Để tính vân tốc của xe máy ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Tính vận tốc của xe máy theo đơn vị km/giờ.
- Từ làm bài vào vở.
Bài giải
Vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút.
1250 : 2 = 625 (m/phút)
1 giờ = 60 phút.
Một giờ xe máy đi được :
625 60 = 37500 (m) = 37,5 (km)
Vậy vận tốc của xe máy là : 37,5 km/giờ.
2,4 : 72 = (giờ) = 2 (phút)
Đáp số : 2 phút.
- Hai chuyển động cùng chiều .
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
 ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Bài em yêu Tổ quốc Việt Nam
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về Tổ quốc Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
2. Kỹ năng:
- Học tập rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
3. Giáo dục: 
- Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống về nền văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
	- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là thể hiên tình yêu quê hương.
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: sgk..
2. Giáo viên: Tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu những hiểu biết của em về đất nước Việt Nam.
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
- Ghi đầu bài lên bảng.
b.Nội dung bài mới : 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
+ Mục tiêu: HS biết Học tập rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
+ Cách tiến hành
- Chia nhóm HS và đề nghị các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau 
? Em biết thêm những gì về đất nước việt nam?
? Em nghĩ gì về đất nước con người việt nam ?
? Nước ta còn có những khó khăn gì ?
? Chúng ta cần làm gì để góp phần XD đất nước ? 
- Các nhóm làm việc 
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
KL: Tổ quốc chúng ta là nước VN , chúng ta rất yêu quý và tự hào về tổ quốc mình, tự hào mình là người VN.
- Đất nước ta còn nghèo , còn nhiều khó khăn , vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập , rèn luyện để góp phần XD Tổ quốc
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
+ Mục tiêu: HS biết Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống về nền văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
+ Cách tiến hành
- HS làm việc cá nhân liên hệ bản thân về những việc làm có thể góp phần xây dựng quê hương đất nước.
- Một số em trình bày trước lớp
- GV nhận xét kết luận
 4. Củng cố: 
- Chúng ta phải làm gì cho Tổ quốc khỏi nghèo nàn?
- Nhấn mạnh nội dung bài
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau: sưu tầm các bài hát bài thơ tranh ảnh, sự kiện lịch sử có liên quan đến chủ đề: Em yêu tổ quốc Việt Nam.Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
12’
13’ 
3’
1'
- Lớp hát.
- 2HS nhắc lại, lớp theo dõi nhận xét.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS trả lời theo ý hiểu của mình
- Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống.
- Đất nước Việt Nam thật tươi đẹp, con người Việt Nam cần cù, chịu khó.
- Nền kinh tế còn nghèo, còn nhiều khó khăn.
- Chăm ngoan học giỏi, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
- Làm việc nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến.
- Một số HS trình bày, các bạn khác chú ý nghe và nhận xét. 
- Đất nước ta còn nghèo , còn nhiều khó khăn , vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập , rèn luyện để góp phần XD Tổ quốc
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3:
Ngày soạn: 10/03/2012 Ngày giảng 13/03/2012
Tiết 1: Toán 
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
2.Kĩ năng:
	- Vận dụng qui tắc, công thức tính được vận tốc, quãng đường, thời gian , giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian đúng chính xác BT1,2.
3. Giáo dục:
	- GDHS ý thức tự giác làm bài.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: 
	- Bảng phụ 
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng làm lại bài tập 2(144) tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HDHS làm bài tập : 
Bài 1: (144) 
a) Nêu bài toán.
- Vẽ sơ đồ như sgk và HD phân tích bài toán.
Ôtô Xe máy
A B
 180km
? Theo bài toán trên cùng một đoạn đường AB có mấy xe đang đi theo chiều ntn ? 
? Em hãy nêu vận tốc của hai xe ? 
? Khi nào thì hai xe gặp nhau ? 
? Sau mỗi giờ cả ôtô và xe máy đi được bao nhiêu km ? 
? Sau bao lâu thì ô tô và xe máy đi hết quãng đường từ hai phía ? 
- Thời gian để ô tô và xe máy đi hết quãng đường AB từ hai chiều ngược nhau chính là thời gian đi để ôtô và xe máy gặp nhau.
? Em hãy nêu các ước tính thời gian để ô tô và xe máy gặp nhau ? 
- 180 km là quãng đường AB hay chính là khoảng cách ban đầu giữ hai xe, 90 là tổng vận tốc của hai xe. Trong bài toán trên, để tính thời gian ô tô và xem máy gặp nhau ta lấy khoảng cách giữa hai xe chia cho tổng vận tốc của chúng. Đó cũng chính là qui ... nh 5: Bướm cải đẻ trứng vào lá rau cải, bắp cải hay súp lơ
- Bướm thường đẻ trứng vào mặt dưới của lá rau cải.
- Ở giai đoạn phát triển thành sâu của chu trình sinh sản, bướm cải gây nhiều thiệt hại nhất. Bởi nó ăn rất nhiều lá rau để sống và phát triển.
- Trong trồng trọt, để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra, người ta thường phun thuốc trừ sâu, bắt sâu, diệt bướm.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi nhận xét.
- Các nhóm quan sát tranh minh họa trong SGK, thảo luận ghi vào phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
Ruồi
Gián
So sánh chu trình sinh sản:
- Giống nhau
- Khác nhau
- Đẻ trứng
- Trứng nở ra dòi ( Ấu trùng ). Dòi hóa nhộng.Nhộng nở ra ruồi
- Đẻ trứng
- Trứng nở thành gián con mà không qua các giai đoạn trung gian.
Nơi đẻ trứng
- Nơi có phân rác thải, xác chết động vật,
- Xó bếp, ngăn kéo, tủ bếp, tủ quần áo,
Cách tiêu diệt
- Giữ vệ sinh môi trường nhà ở, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi, 
- Phun thuốc diệt ruồi.
- giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh, nơi để rác, tủ bếp, tủ quần áo, 
- Phun thuốc diệt gián
- Kết luận: Tất cả côn trùng đều đẻ trứng
4. Củng cố:
? Trồng trọt người ta làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu cây cối?
? Khi gặp những loài côpn trùng có hại ta phải làm gì?
- Tổng kết tiết học (nhấn mạnh nội dung chính của bài).
5.Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học
3’
1’
- Trong trồng trọt, để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra, người ta thường phun thuốc trừ sâu, bắt sâu, diệt bướm.
- Tiêu diệt để bảo vệ cây cối
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 6
Ngày soạn: 13/3/2012 Ngày giảng 16/3/2012
Tiết 1: Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu yêu cầu:
1. kiến thức:
- Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn , quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
2. Kĩ năng:
- Làm được các bài tập 1,2,3 (a,b), 4 trong SGK.
3. Giáo dục:
- Giáo dục HS thích học toán, tự giác ôn tập.
II/ Đồ dùng dạy học
1.Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK. 
2.Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- Nhận xét chung.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài :Trực tiếp.
- Ghi đầu bài lên bảng.
b. HDHS ôn tập :
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc bài và quan sát hình vẽ sgk.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi, làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm.
- Nhận xét chữa bài.\
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
? Khi muốn rút gọn phân số ta làm ntn? 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
\
- Gọi HS nêu kết quả.
- Nhận xét chữa bài, ghi bảng bài làm đúng.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
Bài 4:
? Bài yêu cầu ta làm gì ? 
? Muốn điền dấu được ta cần làm gì ? 
? Em hãy nêu cách so sánh phân số ? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả bài làm và nêu rõ cách làm bài.
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố:
? Các em được ôn tập dạng toán nào?
-Tổng kết tiết học(Nhấn mạnh nội dung bài).
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, làm bài tập5 trong SGK,các BT trong VBTT.
 - Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về số thập phân.
- Nhận xét giờ học.
1’
2’
1’
8’
9’
8’
9’
2’
1’
Hát
- HS ghi đầu bài vào vở
- Đọc thầm yêu cầu và quan sát hình trong sgk.
- Thảo luận nhóm đôi cùng làm bài.
- Một số em nêu kết quả bài làm, lớp theo dõi nhận xét.
a) 
b) 
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Muốn rút gọn phân số ta chia cả tử và mẫu số của phân số đó cho cùng một STN khác 0.
- Tự làm bài vào vở.
 - 1HS nêu.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
a) 
b);giữ nguyên 
- Bài yêu cầu ta điền dấu thích hợp vào chỗ trống.
- Ta cần so sánh các phân số.
- 1 số HS nêu cách so sánh các phân số.
- Tự làm bài vào vở.
- 3 em nêu kết quả và nêu cách làm bài, các bạn khác nhận xét.
- Phân số.
- ghi nhớ
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Luyện từ và câu
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II.
Đề chung chuyên môn phòng giáo dục
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
ÔN TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC TUẦN 27
( Châu Mĩ)
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về đặc điểm, địa hình, kí hậu ở châu Mĩ. Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu, Mĩ.
2. Kỹ năng:
- Củng cố kĩ năng Mô tả sơ lược vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Mĩ. Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu. Đọc và chỉ được tên các dãy núi , cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
3. Giáo dục:
- GDHS yêu thích bộ môn
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK,
2. Giáo viên: - Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới 
- Lược đồ các châu lục và đại dương 
- Lược đồ tự nhiên châu mĩ
- Các hình minh hoạ trong SGK
- Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS nêu bài học tiết Châu Mĩ.
- Nhận xét ghi điểm. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
 b. Nội dung bài :
* Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn châu Mĩ
- Đưa quả địa cầu, lớp quan sát để tìm ra ranh giới giữa 2 bán câu đông và bán cầu tây ?
- Yêu cầu xem hình 1 SGK trang 103 , lược đồ các châu lục và các đại dương trên thế giới tìm châu Mĩ và các châu lục, đại dương tiếp giáp với châu Mĩ, các bộ phận của châu Mĩ ?
- Yêu cầu lên bảng chỉ nêu vị trí châu mĩ.
- Yêu cầu mở SGK trang 104, đọc bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số các châu lục trên thế giới, cho biết châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu triệu km2 ?
- KL: Châu mĩ là lục địa duy nhất nằm ở bán cầu tây bao gồm bắc mĩ , Trung mĩ, Nam mĩ, châu mĩ có diện tích là 42 triệu km2 đứng thứ 2 trong các châu lục trên thế giới 
* Hoạt động 2: Thiên nhiên châu mĩ
? Em có nhận xét gì về thiên nhiên châu Mĩ ?
? So sánh thiên nhiên Châu Mĩ với các châu lục khác?
KL: Thiên nhiên châu mĩ rất đa dạng và phong phú , mỗi vùng mỗi miền có những cảnh đẹp khác nhau.
* Hoạt động 3: Địa hình châu mĩ
- Treo lược đồ tự nhiên châu mĩ để hs mô tả địa hình châu mĩ 
? Địa hình châu Mĩ có độ cao bao nhiêu? Độ cao địa hình có thay đổi thế nào từ tây sang đông ?
? Kể tên và vị trí của :
+ Các dãy núi lớn.
+ Các đồng bằng lớn.
+ Các cao nguyên lớn.
* Hoạt động 4 : Khí hậu châu Mĩ.
? Lãnh thổ châu mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào ? 
? Hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên ?
? Nêu tác dụng của rừng a -ma -dôn đối với khí hậu của châu mĩ ?
- Kết luận rút ra bài học sgk, gọi HS đọc.
4.Củng cố:
? Nêu đặc điểm tự nhiên châu Mĩ.
- Tổng kết: nhắc lại ND bài.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà đọc thuộc nội dung bài học, chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
6’
3’
1’
7’
7’
8’
6’
2’
1’
- Hát
- 1 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét. 
- Quan sát và thảo luận nhóm đôi
- Xem SGK
- Lên chỉ vị trí châu Mĩ: Châu Mĩ nằm ở bán cầu Tây và là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu này; Châu mĩ bao gồm phần lục địa bắc Mĩ, Trung Mĩ, nam Mĩ và các đảo, quần đảo nhỏ
Phía đông giáp với đại tây dương , phía bắc giáp với bắc băng dương , phía tây giáp với Thái bình dương 
- Đọc bảng số liệu và tìm diện tích châu Mĩ. Châu Mĩ có diện tích là 42 triệu km2 đứng thứ 2 trên thế giới sau châu Á.
- Lắng nghe
- Thiên nhiên châu mĩ rất đa dạng và phong phú
- Hs thảo luận cặp đôi.
- Quan sát 
- Địa hình châu mĩ cao ở phía tây thấp dần khi vào đến trung tâm và cao dần ở phía đông 
các dãy núi lớn đề tập trung ở phía tây , miền tây của bắc mĩ có dãy cooc- đi -e lớn và đồ sộ ....
- Nối tiếp nhau.
+ Các dãy núi lớn: dãy cooc đi e , dãy An đéc 
+ Các đồng bằng: trung tâm hoa kì, đồng bằng a-ma dôn
+ Các cao nguyên: có độ cao từ 500 đến 2000m : Bra-xin, cao nguyên guy-an, Dãy a -pa-lat...
- Lãnh thổ châu mĩ trải dài trên tất cả các đới khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới
- Khí hậu hàn đới giá lạnh ở vùng giáp bắc băng dương. 
Qua vòng cực bắc xuống phía nam , khu vực bắc mĩ có khí hậu ôn đới
Trung mĩ, nam mĩ nằm ở hai bên đường xích đạo có khí hậu nhiệt đới
- Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới , làm trong lành và dịu mát khí hậu nhịêt đới của nam mĩ , điều tiết nước sông ngòi, nơi đây được ví như là lá phổi xanh của trái đất .
- 3 HS đọc bài học.
Châu mĩ là lục địa duy nhất nằm ở bán cầu tây bao gồm bắc mĩ , Trung mĩ, Nam mĩ, châu mĩ có diện tích là 42 triệu km2 đứng thứ 2 trong các châu lục trên thế giới 
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II.
Đề chung chuyên môn phòng giáo dục
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 28
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II/ Nhận định chung tuần 28:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: Nhẩn, Quy, Tùng..................................
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và đạt được điểm giỏi: Khư, Châm, .. .................... Xa....................................................
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: Thủy, Thao.......................................................................................
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta đào hố rác hầu hết các em đều tham gia đầy đủ.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
III/ Phương hướng tuần 31
-Duy trì sĩ số 24/24=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_28_ban_2_cot.doc