Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 3 (Bản đẹp)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 3 (Bản đẹp)

LÒNG DÂN

I. Yêu cầu:

1. Biết đọc đúng một đoạn văn bản kịch. Cụ thể:

- Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.

- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kich tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.

2. Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Nam dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn một đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyệ đọc diễn cảm.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS

- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu và trả lời những câu hỏi trong bài.

- GV nhận xét và ghi điểm.

 

doc 10 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 18/03/2022 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 3 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 3 
 TẬP ĐỌC Tiết: 5 
LÒNG DÂN
I. Yêu cầu: 
Biết đọc đúng một đoạn văn bản kịch. Cụ thể:
- Biết đọc ngắt giọng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài. 
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kich tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. 
Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Nam dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn một đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyệ đọc diễn cảm. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu và trả lời những câu hỏi trong bài. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
10’
10’
2’
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: 
 Biết đọc đúng một đoạn văn bản kịch. 
Tiến hành:
- GV gọi 1 HS đọc lời mở đầu, giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra kịch. 
- GV đọc diễn cảm phần trích đoạn kịch. 
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch. 
- GV chia màn kịch thành 3 đoạn như sau để luyện đọc:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lời dì năm. 
+ Đoạn 2: Từ lời cai đến lời lính. 
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
- HS luyện đoc theo cặp. 
- Gọi 1, 2 HS đọc lại đoạn kịch. 
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
Mục tiêu: : Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Nam dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
Tiến hành:
- GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận, tìm hiểu nội dung phần đầu màn kịch theo 4 câu hỏi trong SGK/26. 
- Gọi đại diện nhóm trình bày. 
- GV và cả lớp nhận xét. 
- Gọi HS nhắc lại câu trả lời đúng. 
- GV rút ra ý nghĩa đoạn kịch. 
d. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. 
Tiến hành
- GV hướng dẫn một tốp HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai, gọi 5 HS đọc theo 5 vai. 
- GV tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Khen ngợi những HS hoạt động tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài nhiều lần, đọc trước phần vai của vở kịch. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc. 
- HS lắng nghe. 
- HS quan sát tranh. 
- 1 HS luyện đọc theo cặp. 
- HS đọc lại đoạn kịch. 
- HS thảo luận theo nhóm 4. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa đoạn kịch. 
- HS theo dõi. 
- Cả lớp luyện đọc. 
- HS thi đọc. 
Tuần: 3 
 TẬP ĐỌC Tiết: 6 
LÒNG DÂN (tiếp theo)
I. Yêu cầu: 
Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể:
- Biết ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài. 
- Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với từng tính cách nhân vật và tình huống căng thẳng, đầy kịch tính của vở kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. 
Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS đọc diễn cảm. 
- Một vài đồ vật dùng để trang phục cho HS đóng kịch. Ví dụ: Khăn rằn (cho dì Năm), áo bà ba nông dân (cho chú cán bộ), gậy (thay cho súng của cai và lính),. . . 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- GV gọi HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu của vở kịch Lòng dân . 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
10’
10’
2’
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: 
 Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch
Tiến hành:
- GV gọi 1 HS khá đọc phần tiếp của vở kịch. 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong phần tiếp của vở kịch. 
- GV phân đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến lời chú cán bộ. 
+ Đoạn 2: Từ lời cai đến lời dì Năm. 
+ Đoạn 3: Phần còn lại. 
- Gọi HS đọc tiếp nối 3 đoạn. 
- Cho HS luyện đọc theo cặp. 
- GV đọc diễn cảm toàn bộ phần hai của vở kịch: Giọng cai và lính khi dịu giọng để mua chuộc, dụ dỗ, lúc hống hách để doạ dẫm, lúc ngọt ngào xin ăn. Giọng An: thật thà, hồn nhiên. Giọng dì Năm và chú cán bộ: tự nhiên, bình tĩnh. 
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng; tấm lòng son sắt của người dân Nam Bộ đối với cách mạng. 
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn trong SGK/31. 
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa vở kịch. 
d. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. 
Tiến hành:
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai. 
- Tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch. 
- GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc phân vai tốt nhất. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Khen ngợi những HS hoạt động tốt. 
- Khuyến khích HS các nhóm về nhà phân vai dựng lại toàn bộ vở kịch, chuẩn bị tiết mục cho sinh hoạt văn nghẹ của lớp, của trường. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- HS luyện đọc. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi. 
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa vở kịch. 
- HS theo dõi. 
- Cả lớp luyện đọc. 
Tuần: 4 
 TẬP ĐỌC Tiết: 7 
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Yêu cầu: 
Đọc trôi chảy, loát toàn bài:
- Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa- da- cô Xa- xa- ki, Hi- rô- si- ma, 
Na- ga- da. 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mơ ước hoà bình của thiếu nhi. 
Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử (nếu có). 
- Bảng phụ viết sẵn một đoạn văn hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- GV gọi 2 nhóm đọc phân vai vở kịch Lòng dân và trả lời câu hỏi về nội dung, ýnghĩa của vở kịch. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
10’
10’
2’
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: 
 Đọc trôi chảy, loát toàn bài. 
Tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài. 
- GV cho HS quan sát tranh Xa- da- cô gấp sếu và tượng đài tưởng niệm. 
- GV chia bài thành bốn đoạn:
+ Đoạn 1: Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản. 
+ Đoạn 2: Hậu quả mà hai quả bom đã gây ra. 
+ Đoạn 3: Khát vọng sống của Xa- da- cô Xa- xa- ki. 
+ Đoạn 4: Ước vọng hoà bình của HS thành phố Hi- rô- si- ma. 
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn. 
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Gọi HS luyện đọc theo cặp. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài. 
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
Mục tiêu: Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. 
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn trong SGK/37. 
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa của bài. 
d. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài. 
Tiến hành:
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc. 
- Cho cả lớp đọc diễn cảm. 
- Tổ chức cho HS thi đọc. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại điều mà câu chuyện muốn nói. 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn; đọc lại hoặc kể lại câu chuyện về Xa- da- cô cho người thân. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- HS luyện đọc. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi. 
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. 
- HS theo dõi. 
- Cả lớp luyện đọc. 
- HS thi đọc. 
Tuần: 4 
 TẬP ĐỌC Tiết: 8 
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
I. Yêu cầu: 
Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ. 
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 
Thuộc lòng bài thơ. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về trái đất trong vũ trụ (nếu có). 
- Bảng phụ ghi sẵn câu thơ hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Gọi HS đọc lại bài Những con sếu bằng giấy và trả lời câu hỏi về bài đọc. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
10’
10’
2’
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ. 
Tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài. 
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng khổ thơ. 
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Gọi HS luyện đọc theo cặp. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài: Giọng vui tươi, hồn nhiên, nhấn giọng vào từ gợi tả, gợi cảm. 
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Kêu gọi đoàn kết chống chiến tranh, bảo vệ cuộc sống bình yên và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. 
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi trong SGK/42. 
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa bài thơ. 
d. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài. Thuộc lòng bài thơ. 
Tiến hành:
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc. 
- Cho cả lớp đọc diễn cảm. 
- Tổ chức cho HS thi đọc. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Khen ngợi những HS hoạt động tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc long bài thơ.
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- HS luyện đọc. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi. 
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa bài thơ. 
- HS theo dõi. 
- Cả lớp luyện đọc. 
- HS thi đọc thuộc lòng. 
Tuần: 5 
 TẬP ĐỌC Tiết: 9 
MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Yêu cầu: 
 1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật. 
 2. Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: tình cảm chân thànhcủa một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
 Tranh, ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ xây dựng: cầu Thăng Long, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cầu Mỹ Thuận, . . . 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Gọi 2 HS đọc thuộc bài thơ Bài ca về trái đất và trả lời những câu hỏi trong bài. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
10’
10’
2’
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, đằm thắm thể hiện cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện. Đọc các lời đối thoại thể hiện đúng giọng của từng nhân vật. 
Tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài. 
- GV chia bài thành bốn đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến tạo nên một hoà sắc êm dịu. 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến những nét giản dị, thân mật. 
+ Đoạn 3: Tiếp theo đến chuyên gia máy xúc. 
+ Đoạn 4: Phần còn lại. 
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn. 
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Gọi HS luyện đọc theo cặp. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài như mục tiêu. 
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
Mục tiêu: Hiểu diễn biến của câu chuyện và ý nghĩa của bài: tình cảm chân thànhcủa một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc. 
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo đoạn trong SGK/46. 
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa của bài. 
d. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài. 
Tiến hành:
- GV treo bảng phụ, hướng dẫn HS đọc đoạn văn 4. 
- Cho cả lớp đọc diễn cảm. 
- Tổ chức cho HS thi đọc. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Khen ngợi những HS hoạt động tốt. 
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại bài nhiều lần. Về nhà tìm các bài thơ, câu chuyện nói về tình hữu nghị giữa các dân tộc. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- HS luyện đọc. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi. 
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa. 
- HS theo dõi. 
- Cả lớp luyện đọc. 
- HS thi đọc. 
Tuần: 5 
 TẬP ĐỌC Tiết: 10 
Ê – MI – LI , CON . . .
I. Yêu cầu: 
1. Đọc lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ được viết theo thể tự do. 
2. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động, trầm lắng. 
3. Hiểu ý nghĩa bài thơ: ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. 
4. Thuộc lòng khổ thơ 3, 4. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
- Tranh, ảnh về những cảnh đau thong mà đế quốc Mĩ đã gây ra trên đất nước Việt Nam, VD: máy bay B52 rải thảm, bệnh viện, trường học bốc cháy. . . 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- GV kiểm tra 2 HS Một chuyên gia máy xúc và trả lời những câu hỏi trong bài đọc. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
12’
10’
10’
2’
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: Luyện đọc
Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài; đọc đúng các tên riêng nước ngoài (Ê- mi- li, Mo- ri- xơn, Giôn- xơn, Pô- tô- mác, Oa- sinh- tơn), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, các dòng thơ trong bài thơ được viết theo thể tự do. 
Tiến hành:
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài. 
- GV chia bài thành 4 khổ thơ, hướng dẫn HS đọc bài thơ theo từng khổ:
+ Khổ 1: Lời chú Mo- ri- xơn nói với con đọc giọng trang nghiêm, nén xúc động; lời bé Ê- mi- li ngây thơ, hồn nhiên. 
+ Khổ 2: lời chú Mo- ri- xơn lên án tội ác của chính quyền Giôn- xơn – giọng phẫn nộ, đau thương. 
+ Khổ 3: Lời chú Mo- ri- xơn nhắn nhủ, từ biệt vợ, con – giọng yêu thong, nghẹn ngào, xúc động. 
+ Khổ 4: mong ước của chú Mo- ri- xơn thức tỉnh lương tâm nhân loại – giọng đọc chậm, xúc động, nhấn giọng các từ ngữ gợi cảm giác thiêng liêng về một cái chết bất tử. 
- Cho HS luyện đọc nối tiếp từng đoạn. 
- Hướng dẫn HS đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
- Gọi HS luyện đọc theo cặp. 
- Gọi 1 HS đọc cả bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa bài thơ: ca ngợi hành động dũng cảm của một công nhân Mỹ, dám tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. 
Tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc từng khổ thơ và trả lời câu hỏi trong SGK/50. 
- GV chốt ý, rút ra ý nghĩa bài thơ. 
d. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: Đọc diễn cảm thể hiện đúng yêu cầu của bài. 
Tiến hành:
- 4 HS đọc diễn cảm 4 khổ thơ. 
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng khổ thơ 3 và 4. 
- GV và HS nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Khen ngợi những HS hoạt động tốt. 
- Khuyến khích HS về nhà học thuộc lòng cả bài thơ. 
- HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
- HS luyện đọc. 
- 1 HS đọc cả bài. 
- HS đọc và trả lời câu hỏi. 
- 2 HS nhắc lại ý nghĩa. 
- HS theo dõi. 
- Cả lớp luyện đọc. 
- HS thi đọc. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_3_ban_dep.doc