Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 31 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 31 (Bản 2 cột)

Tiết 2: Tập đọc

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật. Đọc đúng các từ ngữ: lục đục, bồn chồn.

2. Kiến thức:

- Hiểu nội dung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

3. Giáo dục:

- GD HS có ý thức chăm chỉ hơn.

 

doc 47 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 267Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 31 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ 2
Ngày soạn: 31/03/2012 Ngày giảng 02/04/2012
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 31
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
- Biết đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật. Đọc đúng các từ ngữ: lục đục, bồn chồn.... 
2. Kiến thức:
- Hiểu nội dung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
3. Giáo dục:
- GD HS có ý thức chăm chỉ hơn.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2. Giáo viên: 
- Tranh minh hoạ bài đọc.
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS đọc bài Tà áo dài VN và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
*) Luyện đọc :
- Gọi HS đọc bài.
? Bài chia làm mấy đoạn ? 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Luyện đọc tiếng khó : Đầu tiên, truyền đơn, thấp thỏm, lưng quần, một vài việc.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
*) Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và đọc câu hỏi cuối bài.
? Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là gì ? 
? Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này ?
? Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải truyền đơn ? 
? Vì sao Út muốn thoát li ? 
- Tiểu kết bài.
? Nêu nội dung chính của bài ? 
- Ghi bảng nội dung chính của bài, gọi HS đọc.
*) Luyện đọc diễn cảm : 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- HDHS đọc diễn cảm đọc đoạn 1, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
4. Củng cố 
- Bài văn ca ngợi điều gì ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài
5. Dặn dò: 
- Về nhà đọc bài nhiều lần, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học. 
1’
3’
1’
12’
10’
7’
3’
1'
- Hát
- 2 HS đọc nối tiếp bài và một HS đọc nội dung chính của bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS khá đọc toàn bài, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Bài chia làm 3 đoạn : 
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến biết lấy gì.
+ Đoạn 2 : Tiếp đến chạy rầm rầm.
+ Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Đọc nối tiếp 2 lần : 
+ Lần 1 : Đọc kết hợp với luyện phát âm và đọc từ khó.
+ Lần 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ chú giải.
- Luyện đọc cặp đôi.
- Nghe – theo dõi sgk.
- Đọc như yêu cầu.
- Rải truyền đơn.
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách rải truyền đơn.
- Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận, tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng rõ.
- Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được thật nhiều việc cho cách mạng.
- Nghe.
ND: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
- 2 – 3 HS đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp bài.
- Nghe.
- Đọc bài theo cặp.
- 3 – 4 em tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi nhận xet và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 2,3 HS đọc lại ND bài
------------------------------------------------------
 Tiết 3: Toán
PHÉP TRỪ
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừvà giải bài toán có lời văn.
2.Kĩ năng:
	- Thực hiện được phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, giải được bài toán có lời văn đúng chính xác.(BT1,2,3)
3. Giáo dục:
	- GD HS tự giác suy nghĩ, làm bài tập.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: 
	- SGK, bảng phụ..
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 3 tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HDHS ôn tập : 
- Viết phép trừ : a – b = c 
? Nêu tên gọi thành phần của phép trừ?
? Một số trừ đi chính nó thì được kết quả bằng mấy ? 
? Một số trừ đi 0 thì kết quả bằng bao nhiêu ? 
c. HDHS làm các bài tập : 
Bài 1: (159) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
? Muốn thử lại để kiểm tra kết quả của phép tính trừ ta làm ntn ? 
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét chữa bài ghi điểm.
Bài 2: (160)
? Bài tập yêu cầu ta làm gì ? 
? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm ntn ? 
? Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm ntn ? 
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, hai cặp làm bài vào bảng nhóm.
- Yêu cầu các cặp làm bài vào bảng nhóm dán bảng, trình bày kết quả.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 3: (160)
- Gọi HS đọc bài toán sgk.
? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nhận xét chữa bài và ghi điểm.
4. Củng cố 
Muốn trừ một số thập phân cho một số thập phân ta làm ntn ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài
5.Dặn dò: 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
1’
3’
1’
5’
10’
8'
9'
2'
1'
- Hát
- 1HS lên bảng làm bài và giải thích rõ kết quả bài làm, lớp theo dõi nhận xét.
- Quan sát trên bảng.
- Trong phép trừ a – b = c thì a gọi là số bị trừ, b là số trừ, c là hiệu.
- Một số trừ đi chính nó thì bằng 0 ; 
a – a = 0.
- Một số trừ đi o thì bằng chính nó ; 
a – 0 = a.
- 1HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi đọc thầm.
- Ta lấy hiệu vừa tìm được cộng với số trừ.
- 3 em lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- Bài yêu cầu ta tìm thành phần chưa biết của phép tính.
- Ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Thảo luận cặp đôi, làm bài như yêu cầu.
a) 
b) 
- Đại diện các cặp dán bảng kết quả và trình bày, các cặp khác theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 1HS nêu.
- 1HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở.
 Bài giải 
Diện tích đất trồng hoa là : 
 540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Tổng diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là : 
 540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
 Đáp số : 696,1 ha
 - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Nêu qui tắc SGK
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (TIẾT 2)
(GDBVMT: Toàn phần)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Hs biết tài nguyên thiên nhiên cung cấp nguồn sống cho con người (như: đất, nước, không khí,), tài nguyên thiên nhiên do thiên nhiên ban tặng nhưng không phải là vô tận, có thể bị cạn kiệt hoặc biến mất. 
2. Kĩ năng:
	- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
3. Giáo dục:
	- Quý trọng tài nguyên thiên nhiên. Có tinh thần ủng hộ các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, phản đối những hành vi phá hoại, lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK 
2.Giáo viên:
	- Tranh ảnh , về tài nguyên thiên nhiên : mỏ than, dầu mỏ, rừng.
	- Phiếu thực hành, phiếu bài tập, bảng phụ. 
III/ Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu những hiểu biết của em tài nguyên thiên nhiên ? phải làm gì để bảo vệ nó?
- Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
- Ghi đầu bài lên bảng.
b.Nội dung bài mới : 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tài nguyên thiên nhiên 
+ Mục tiêu: HS có thêm hiểu biết về tài nguyên thiên nhiên của đất nước 
+ Cách tiến hành
- HS giới thiệu về một tài nguyên mà mình biết 
- Lớp nhận xét bổ xung
- GVKL: Tài nguyên thiên nhiên của nước ta không nhiều . Do đó chúng ta càng cần phải sử dụng tiết kiệm, hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
* Hoạt động 2: Phân tích thông tin
+ Mục tiêu : HS nhận biết được những việc làm đúng để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
+ Cách tiến hành 
- GV chia nhóm , giao nhiệm vụ 
- Đại diện nhóm trình bày 
- GVKL: a, đ, e là các việc làm đúng để bảo vệ thiên nhiên 
 b, c, d Là việc làm không phải là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 
GV: Con người cần biết cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống , không làm tổn hại đến thiên nhiên 
* Hoạt động 3: Những việc cần làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
+ Mục tiêu: HS biết đưa ra các giải pháp , ý kiến để tiết kiệm tài nguyên thiên hiên 
+ cách tiến hành 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét
GVKL: Có nhiều cách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên , các em cần thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phù hợp với khả năng của mình 
4. Củng cố: 
? Cần làm gì đểbảo vệ tài nguyên thiên nhiên ? 
- Liên hệ và nhắc nhở HS cố gắng học tập tốt đẻ xây dựng quê hương đất nước.
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
- Nhận xét tiết học.
1’
4’
1’
9’
9’ 
7’
3’
1'
- Lớp hát.
- 2HS nhắc lại, lớp theo dõi nhận xét.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS lần lượt giới thiệu 
- HS thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trả lời 
- Hs thảo luận nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày
- Trả lời
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ 3:
Ngày soạn: 31/03/2012 Ngày giảng 03/04/2012
Tiết 1: Toán 
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
2.Kĩ năng:
	- HS cộng, trừ được trong thực hành tính và giải toán đúng chính xác (BT1,2)
3. Giáo dục:
	- Có ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 
2. Giáo viên: 
	- Giáo án, sgk.
III/ Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy 
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS trả lời câu hỏi: 
? Nêu các tính chất của phép trừ ? 
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HDHS làm bài tập : 
Bài 1: (155)
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
Bài 2: (160)
- Gọi HS nêu yêu cầu bài toán.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở. (Hai nhóm làm bài vào bảng nhóm dán bảng trình bày kết quả).
- Nhận xét chữa bài tuyên dương nhóm làm bài nhanh, đúng, trình bày đẹp.
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố 
? Muốn cộng, trừ hai số thập phân ta làm ntn ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài
5. Dặn dò: 
- Về nhà làm BT3,chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
 1’
 3’
 1’
16’
15’
3'
1'
- Hát
- 1 HS trả lời câu hỏi, lớp theo dõi nhận xét.
- 5 HS lần lượt  ...  Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương tây hiện đại, trẻ trung.
- Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.
- Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ VN như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.
- Những đợt sống khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng.
- Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn.
- 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Đọc thầm lại bài trong sgk.
- Cán bộ xã phê : Bò cày không được thịt.
- Anh hàng thịt đã thêm dấu phẩy vào lời phê : Bò cày không được, thịt.
- Lời phê cần phải viết : Bò cày, không được thịt.
- Dùng sai dấu phẩy sẽ dễ dẫn đến làm người khác hiểu lầm, có khi làm hại ngược lại với yêu cầu.
- Đọc thầm bài trong sgk.
- Tự làm bài vào vở.
- Một số HS nêu ý kiến, các bạn khác theo dõi nhận xét.
Sách Ghi - nét ghi nhận chị Ca - rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. Ca-rôn nặng gần 700 kg nhưng lại mắc bệnh còi xương. Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ - lin, bang Mi - chi - gân, nước Mĩ. Để có thể đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.
- Trả lời
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA TỈNH SƠN LA
I/ Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Xác định vị trí, giới hạn của tính Sơn La trên bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ hành chính tỉnh Sơn La.
2. Kỹ năng:
	- Có kỹ năng làm việc với bản đồ và tranh ảnh.
3. Giáo dục:
	- Yêu quí và có ý thức bảo vệ môi trường nơi đang sống
II/ Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK,
2. Giáo viên: 
	+ Bản đồ hành chính Việt Nam
+ Bản đồ hành chính tính Sơn La
+ Tranh ảnh thành phố Sơn La, thị trấn Mộc Châu và các địa điểm khác
III/ Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
1. Ôn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng
b. Nội dung
*. Hoạt động 1: Xác định vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La
*. Mục tiêu:
- Xác định được vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La trên Bản đồ hành chính Việt Nam và bản đồ hành chính tỉnh Sơn La.
- Kể được các tỉnh tiếp giáp với tỉnh Sơn La; nêu đúng tên các đơn vị hành chính trong tỉnh.
*. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Bản đồ hành chính tỉnh Sơn La
*. Cách tiến hành
Bước 1: Yêu cầu HS quan sát Bản đồ Hành chính Việt Nam
- Gọi 3,4 em lên chỉ vị trí tỉnh Sơn La trên bản đồ
*. Bước 2: Chia HS thành các nhóm
? Tỉnh Sơn La tiếp giáp với các tỉnh nào ?
? Tỉnh Sơn La gồm mấy huyện, thành phố ? 
? Nêu tên các huyện thành phố trong tỉnh ?
- Bước 4: GV kết luận:
Sơn La là một tỉnh miền núi phía bắc nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
*. Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm tự nhiên của tỉnh Sơn La.
- Mục tiêu: Nêu được một số đặc điểm chính về địa hình, khí hậu, sông ngòi của tỉnh Sơn La.
+ Bước 1: chia HS thành các nhóm, giao việc cho các nhóm
? Em có nhận xét gì về địa hình của tỉnh Sơn La ?
? Khí hậu ở tỉnh Sơn La có đặc điểm gì ?
Hãy kể tên 2 con sông lớn chảy qua tỉnh Sơn La và nêu đặc điểm chính của 2 con sông đó ?
- Bước 2: Các nhóm quan sát hình 1,2 thảo luận các đặc điểm về địa hình, khí hậu, sông ngòi của tỉnh Sơn La
- Bước 3: Các nhóm trình bày nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV kết luận: ( tài liệu)
*. Hoạt động 3: Liên hệ kiến thức đã học với huyện ( thành phố)
- Mục tiêu:
+ Xác định vị trí, địa lí của huyện ( thành phố)
+ Nêu được một số đặc điểm tự nhiên của huyện ( thành phố) mình.
*. Đồ dùng: phiếu học tập
*. Cách tiến hành
- Bước 1: GV chia HS thành các nhóm
? Huyện thành phố em giáp với huyện nào ?
? Huyện (thành phố) em thuộc vùng núi, cao nguyên hay thung lũng ?
? Em hãy kể cho các bạn nghe về cảnh đẹp của huyện (thành phố) em ?
- Bước 2: Hoạt động nhóm
- Bước 3: trình bày trước lớp, nhận xét. 
- Bước 4: GV nhận xét, kết luận
- Rút ra nội dung bài ?
*. Câu hỏi đánh giá:
1. Hãy xác định vị trí, giới hạn của tỉnh Sơn La ?
2.Nêu 2 đặc điểm chính về địa hình của Sơn La ?
3.Nêu 2 đặc điểm chính của khí hậu Sơn La ?
4.Nêu đặc sông ngòi của Sơn La và giá trị Kinh tế của chúng ?
4. Củng cố 
- Gọi HS nhắc lại ND chính của bài ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài
5. Dặn dò:
- Về nhà đọc thuộc ND bài học, chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét tiết học.
 1’
 1’
 8’
17’
 5’
 3’
1'
- Hát
- Nghe
- Quan sát bản đồ hành chính Việt Nam
- 3,4 em lên chỉ
- Phía bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lai Châu; phía đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình; phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Hủa Phăn, Luông-Pha băng của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
- Tỉnh Sơn La có 1 thành phố và 10 huyện: 
- TP Sơn La; huyện Bắc Yên; Mai Sơn; Mộc Châu; Mường La; Phù Yên ; Quỳnh Nhai; Sông Mã; Thuận Châu; Yên Châu; Sốp Cộp.
- HS đọc mục 2 phần thông tin kết hợp với hiểu biết của bản thân trả lời các câu hỏi.
- Sơn La ở độ cao trung bình 600m so với mực nước biển. về địa hình, ¾ diện tích toàn tỉnh là đồi núi. Sơn La có hai cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản, địa hình tương đối bằng phẳng.
- Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Sương muối và sương mù là những hiện tượng thời tiết đực biệt của Sơn La.
- Sông Đà; Sông Mã.
+ Sông Đà chảy qua địa phận tính Sơn La khoảng 239 km, diện tích lưu vực trên 10.000km2 với 14 phụ lưu lớn, độ chênh vòng chảy trên 100m nên có nhiều thác.
+ Sông Mã chảy trong tỉnh Sơn La dài 93 km, diện tích lưu vực khoảng 4.000km2 với 11 phụ lưu. Sông suối của Sơn La rất giàu tiềm năng thuỷ điện
- Thảo luận nhóm
 - Đại diện nhóm trình bày
- Làm việc theo nhóm nhận phiếu học tập
- Huyện Mường La: giáp với huyện Quỳnh nhai, Thuận Châu
- TPSLa: Giáp với huyện: Mường La, Thuận Châu, Mai Sơn.
- Huyện ( thành phố) em thuộc vùng núi
- Kể theo ý hiểu.
ND: Sơn La ở độ cao trung bình 600m so với mực nước biển. Đồi núi chiếm ¾ diện tích toàn tỉnh. Có hai cao nguyên là Mộc Châu và Nà Sản. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.
- Trả lời theo ý hiểu.
- 2,3 em nhắc ND bài học
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I/ Mục đích , yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Giúp HS ôn tập củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng:
	- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả. Trình bày được miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng
3. Giáo dục:
	- HS trình bày rõ ràng tự nhiên.
II/ Đồ dùng - dạy học: 
1. Học sinh: Vở ghi, sgk.
2. Giáo viên
	- Viết sẵn mục gợi ý lên bảng.
III/ Các hoạt động - dạy học: 
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS trình bày miệng một dàn ý bài văn tả cảnh em đã được học trong học kì I.
- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
b. HDHS làm bài tập : 
Bài 1: (134)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
? Em chọn cảnh nào để lập dàn ý ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gợi ý cho HS cách làm bài.
+ Em nên chọn cảnh mình đã có dịp quan sát hoặc cảnh rất quen thuộc với mình.
+ Bám sát gợi ý trong sgk để lập dàn ý.
+ Lập dàn ý ngắn gọn bằng cụm từ gạch đầu dòng.
+ Cảnh vật em quan sát bao giờ cũng có con người, thiên nhiên xung quanh.
+ Quán sát bằng nhiều giác quan.
Bài 2: (134)
- Yêu cầu HS đọc bài trong sgk.
- Yêu cầu HS dựa vào dàn ý đã lập từng em trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình.
- Nhận xét bổ sung ghi điểm.
4. Củng cố 
? Một bài văn gồm có mấy phần ? Đó là những phần nào ?
- Tổng kết: nhắc lại ND bài
5. Dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
1’
3’
1’
12’
15’
3’
1'
- Hát
- 2HS trình bày, lớp theo dõi nhận xét.
- 1HS đọc, lớp theo dõi trên bảng.
- 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- 4 – 6 em nối tiếp nhau giới thiệu.
- Tự làm bài vào vở.
- Nghe.
- Đọc thầm yêu cầu của bài trong sgk.
- 3 – 5 em trình bày miệng bài của mình, các bạn khác theo dõi nhận xét.
VD: 
1) Mở bài : Em tả cảnh trường thật sinh động trước giờ học buổi sáng.
2) Thân bài : 
- Nửa tiếng nữa mới tới giờ học. Lác đác những học sinh đến làm trược nhật. Tiếng mở cửa, tiếng kê dọn bàn ghế, tiếng chổi... các phòng học trở nên sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn.
- Cô hiệu trưởng đi quanh các phòng học, nhìn bao quát cảnh trường. Lá quốc kì bay trên cột cờ. Những bồn hoa dưới chân cột cờ tươi rói.
- Từng tốp học sinh vai đeo cặp, hớn hở bước vào trường, nhóm trò chuyện, nhóm đùa vui.
- Tiếng trống vang lên học sinh ùa vào các lớp.
3) Kết bài : Ngôi trường, thầy cô, bạn bè, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương. Mỗi ngày đến trường em có thêm niềm vui.
- Trả lời
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 31
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II/ Nhận định chung tuần 31:
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: Nhẩn, Quy, Tùng..................................
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và đạt được điểm giỏi: Khư, Châm, .. .................... Xa....................................................
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: Thủy, Thao.......................................................................................
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta đào hố rác hầu hết các em đều tham gia đầy đủ.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
III/ Phương hướng tuần 31
-Duy trì sĩ số 24/24=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_31_ban_2_cot.doc