Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 32 (Bản chuẩn kiến thức)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 32 (Bản chuẩn kiến thức)

: BẦM ƠI

Luyện tập về qui tắc viết hoa

I- Mục đích yêu cầu:

 - Nhớ- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Bầm ơi (14 dòng đầu).

 - Tiếp tục luyện viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.

 II- Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2,

 - 2 bảng phụ nhỏ để HS làm BT 3.

 

doc 16 trang Người đăng phuonght2k2 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 32 (Bản chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tập đọc
Tiết 63: út vịnh 
 ( Theo Tô Phương) 
I- Mục đích yêu cầu:
 - Đọc trôi chảy, lưu loát, diễn cảm bài văn.
 - Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK - 136.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (5’)
 Đọc thuộc lòng bài Bầm ơi.
HS: 3 em đọc và TLCH.
GV: Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc.
 2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- Luyện đọc: (10’)
- Đoạn 1: Từ đầu đến... ném dá lên tàu.
- Đoạn 2: Tiếp đến ... không chơi dại như vậy nữa.
- Đoạn 3: Tiếp đến...tàu hoả đến!
- Đoạn 4: Còn lại.
HS: 1-2 em khá giỏi đọc toàn bài, lớp theo dõi, quan sát tranh minh hoạ.
HS: Đọc nối tiếp theo từng đoạn.(4 đoạn)
GV: Sửa lỗi cho HS.
HS: 1em đọc chú giải. Cả lớp đọc thầm theo.
 Luyện đọc theo cặp.
GV: Đọc diễn cảm bài văn.
b- Tìm hiểu bài: (10’)
- Những sự cố: 
HS nêu câu hỏi 1 SGK- thảo luận nhóm
HS trả lời
HS +GV nhận xét bổ sung –ghi bảng
 + Lúc thì đá tảng nằm trên đường tàu.
 + Lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray.
 + Nhiều khi trẻ chăn trâu ném cả đá lên tàu.
- út Vịnh tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; thuyết phục bạn Sơn không thả chạy diều trên đường ray
- Vịnh nhìn thấy 2 em đang ngồi chơi chuyền trên đường ray...
- Vịnh lao ra kỏi nhà; la lớn...; nhào tới ôm em Lan lăn xuống mép ruộng...
GV hướng dẫn các câu hỏi còn lại như hoạt động câu hỏi 1
* ý nghĩa truyện:.Ca ngợi út Vịnh có ý thức giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
c- Đọc diễn cảm. (10’)
GV nêu câu hỏi gợi dẫn để HS nêu ý nghiã chuyện.GV bổ sung ghi bảng
GV: Đọc mẫu một đoạn của bài (đoạn 4).
HS: Luyện đọc diễn cảm từng đoạn.
HS: Nhiều em đọc nối tiếp theo đoạn.
 Thi đọc diễn cảm.
GV+HS: Nhận xét, cho điểm..
3-Củng cố, dặn dò. (3’)
- Nêu ý nghĩa câu chuyện? 
HS: Vài em nêu trước lớp.
GV: Nhận xét tiết học
 Chính tả (Nhớ-viết) 
Tiết 32: Bầm ơi
Luyện tập về qui tắc viết hoa
I- Mục đích yêu cầu:
 - Nhớ- viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Bầm ơi (14 dòng đầu). 
 - Tiếp tục luyện viết hoa tên các cơ quan, đơn vị.
 II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung BT 2,
 - 2 bảng phụ nhỏ để HS làm BT 3.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (5’)
Viết các danh hiệu: Nghệ sĩ Nhân dân; Nhà giáo Ưu tú; Huy chương Vàng.
GV đọc tên các danh hiệu, giải thưởng.
HS: 2 em lên bảng viết. 
GV+HS: Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Nêu yêu cầu tiết học.
 2-Hướng dẫn HS nhớ- viết. (18’)
GV: Nêu y/c của bài.
 2-3 em đọc thuộc lòng 14 câu thơ.
HS: Nghe và nhận xét.
GV: Hướng dẫn HS cách viết thể thơ lục bát.
HS: Nhớ - viết.
GV: Đọc lại từng câu cho HS soát lỗi.
HS: Soát bài, tự sửa lỗi.
GV: Chấm 5 - 7 bài
3-Hướng dẫn HS làm bài tập. (12’)
Bài tập 2: Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị thành các bộ phận...
a/ Trường / Tiểu học / Bế Văn Đàn.
b/ Trường / Trung học cơ sở / Đoàn Kết.
c/ Công ti / Dầu khí / Biển Đông.
HS: 1 em đọc y/c bài tập.
GV gợi ý: 
- Cần phân tích tên trường, tên cơ quan, tổ chức thành các bộ phận.
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận.
- Chú ý bộ phận thứ 3 là tên người (hoặc danh từ riêng) nên phải viết hoa tất cả các chữ.
HS: Làm bài cá nhân vào VBT. 
 1em lên bảng làm vào bảng phụ.
GV+HS: Nhận xét. 
Bài tập 3: Viết tên cơ quan, đơn vị sau cho đúng:
 Đáp án:
a/ Nhà hát Tuổi trẻ.
b/ Nhà xuất bản Giáo dục.
c/ Trường Mầm non Sao Mai.
GV: Nêu yêu cầu bài tập. 
 Cả lớp đọc thầm lại, làm bài vào VBT.
HS: Thi sửa đúng và nhanh tên các tổ chức, đơn vị vào bảng phụ.
GV+HS: Nhận xét, đánh giá.
4-Củng cố, dặn dò. (2’)
 Về nhà làm lại BT3 vào vở.
GV: Nhận xét giờ học.
 Luyện từ và câu
Tiết 63: Ôn tập về dấu câu
 (Dấu phẩy)
I- Mục đích yêu cầu:
 - Tiếp tục luyện tập về việc dùng dấu phẩy trong văn viết,
 - Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các t/d của dấu phẩy.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung hai bức thư trong mẩu chuyện Dấu chấm và dấu phẩy (BT1).
 - Phiếu BT kẻ sẵn bảng (SGV- 237) để làm BT 2.
 III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (4’)
Nêu t/d của dấu phẩy trong câu văn sau:
- Sáng sớm, các bác nông dân đã ra đồng.
- Dũng, Hải và Hùng đều thích đá bóng.
GV nêu yêu cầu.
HS: 2 em trả lời.
GV: Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Nêu MĐYC của giờ học.
 2-Hướng dẫn làm bài tập: (30’)
Bài 1: Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi bức thư sau:
 Đáp án:
+Bức thư 1: "Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài."
+Bức thư 2: "Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh."
HS: Đọc y/c BT1. Cả lớp đọc thầm theo.
GV: Hướng dẫn HS xác định nội dung hai bức thư trong BT.
HS: Làm bài cá nhân. (Dùng bút chì điền dấu chấm hoặc phẩy vào VBT)
 2 em làm bài trên phiếu, trình bày ý kiến.
GV+HS: Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn ( 3-5 câu) nói về các hoạt động trong giờ ra chơi ở sân trường em. Nêu t/d của từng dấu phẩy được dùng trong đoạn văn.
HS: 1em đọc y/c BT2. 
HS: Làm việc cá nhân. Viết đoạn văn của mình vào VBT.
GV: Phân nhóm HS, HS làm các nhiệm vụ sau:
- Nghe từng HS trong nhóm đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn. Chọn một đoạn văn hay nhất trong nhóm viết vào phiếuBT.
- Trao đổi trong nhóm về t/d của dấu phẩy trong đoạn văn đã chọn.
HS: Đại diện nhóm trình bày KQ.
GV+HS: Nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò. (2’) Về nhà làm lại BT2 vào vở. 
GV: Nhận xét tiết học.
 	Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2007
Kể chuyện
Tiết 32: nhà vô địch
I- Mục đích yêu cầu:
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Nhà vô địch, kể toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của nhân vật Tôm Chíp.
 - Hiểu nội dung câu chuyện và có thể trao đổi với bạn về một vài chi tiết hay trong câu chuyện và ý nghĩa câu chuyện.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK và tranh phóng to.
 - Bảng phụ viết tên các nhân vật trong truyện.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (5’)
 Kể chuyện về một việc làm tốt của một người bạn.
HS: 2 em kể chuyện.
GV: Nhận xét cho điểm.
B- Bài mới
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Giới thiệu tóm tắt câu chuyện sẽ kể.
 2-GV kể chuyện. (10’)
GV: Kể lần 1, HS nghe.
GV: Kể lần 2-3, vừa kể vừa y/c HS quan sát tranh phóng to trên bảng, tên các nhân vật trong truyện.
GV kết hợp giải nghĩa từ vô địch.
 3-Học sinh thực hành kể chuyện; trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. (12’)
 a-Kể chuyện theo nhóm.
 - Tranh 1: Các bạn tổ chức thi nhảy xa...
 - Tranh 2: Tôm Chíp rụt rè, bối rối khi đứng vào vị trí. 
 - Tranh 3: Tôm Chíp lao đến rất nhanh để cứu em bé sắp rơi xuống nước.
 - Tranh 4: Các bạn thán phục gọi Tôm Chíp là nhà vô địch
GV: Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ.
GV: Yêu cầu HS quan sát kĩ từng bức tranh
HS: Nối tiếp kể từng đoạn theo tranh .
 Vài em kể trước lớp.
HS: Nhập vai Tôm Chíp kể lại câu chuyện.
* Thảo luận câu hỏi:
 - Nêu một chi tiết mà em thích? Giải thích vì sao em thích?
 - Nêu nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp?
 - Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
 b- Kể chuyện chung cả lớp.
HS: Kể lại câu chuyện theo lời của Tôm Chíp.
GV+HS: Nhận xét, tính điểm thi đua.
 Bình chọn người kể chuyện hay nhất.
GV: Chốt lại ý nghĩa của câu chuyện.
4-Củng cố, dặn dò. (3’) 
Về nhà tập kể lại câu chuyện theo lời Tôm Chíp.
- Đọc trước bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
GV: Dặn dò, nhận xét tiết học.
 Tập đọc
Tiết 64: Những cánh buồm ( Hoàng Trung Thông) 
I- Mục đích yêu cầu:
 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, dịu dàng, ngắt giọng đúng nhịp thơ.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Cảm xúc tự hào của người cha kh thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ đẹp như mình hồi trẻ. Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (4’)
 Đọc đoạn tự chọn bài út Vịnh.
HS: 2 em đọc đoạn và TLCH.
GV: Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Giới thiệu như SGV.
 2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- Luyện đọc: (10’)
HS: 1-2 em đọc toàn bài.
HS: Đọc nối tiếp theo từng khổ thơ(3 vòng)
GV: Sửa lỗi cho HS.
HS: Luyện đọc theo cặp.
GV: Đọc diễn cảm bài thơ.
b- Tìm hiểu bài: (10’)
- Cảnh biển đẹp: ánh mặt trời rực rỡ biển xanh; 
 Cát mịn màng, biển càng trong.
-Hình dáng, hoạt động: Bóng cha dài lênh khênh
 Bóng con tròn chắc nịch.
 Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
 Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi...
- Sau trận mưa đêm, bầu trời và mặt đất như được gột rửa sạch bong.Mặt trời nhuộm hồng cả không gian bằng những tia nắng rực rỡ......
- Con: Cha ơi!
 Sao xa kia chỉ thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?
Cha:  
- Con khao khát hiểu được mọi thứ trên đời, mơ ước được khám phá những điều mới mẻ.
+Thằng bé làm mình nhớ lại ngày còn nhỏ. Thằng bé rất hay hỏi. Mong muốn của nó thật đáng yêu.
HS nêu câu hỏi 1SGK
HS thảo luận nhóm
HS đại diện nhóm trả lời
HS+GV nhận xét bổ sung ghi bảng
GV hướng dẫn các câu hỏi còn lại như hoạt động câu hỏi 1
* Đại ý: Ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống của tuổi trẻ, những ước mơ làm cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn.
c- Đọc diễn cảm- thuộc lòng: (10’)
GV nêu câu hỏi gợi mở để HS nêu đại ý bài. GV bổ sung ghi bảng.
GV: Đọc mẫu một đoạn của bài.
HS: Nhiều em đọc nối tiếp theo từng khổ thơ. Thi đọc diễn cảm.
 - Thi đọc thuộc lòng khổ thơ, cả bài thơ.
GV+HS: Nhận xét, cho điểm..
3-Củng cố, dặn dò. (2’)
 Về nhà: Tiếp tục HTL bài thơ. 
GV: Nhận xét tiết học
 Tập làm văn
Tiết 63: Trả bài văn tả con vật
I- Mục đích yêu cầu:
 - HS biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn dạt, trình bày.
 - Có ý thức tự đánh giá những thành công và hạn chế trong bài viết của mình. Biết sửa bài; viết lại một đoạn trong bài cho hay hơn.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi sẵn các đề bài của tiết văn viết. 
 - Bảng phụ ghi các lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu trong bài làm của HS.
 - VBT Tiếng Việt 5.
III- Hoạt động d ...  trẻ con, con trẻ
 - Có sắc thái coi trọng: trẻ thơ, nhi đồng, thiếu nhi, thiếu niên
 - Có sắc thái coi thường: ranh con, tẻ ranh, con nít, nhóc con, nhãi ranh
* Đặt câu với 1 từ em tìm được:
HS: 1 em đọc y/c BT2. Cả lớp đọc thầm. 
 Làm bài theo nhóm. Tìm từ đồng nghĩa với trẻ em ghi vào phiếu BT.
 Sau thời gian qui định, đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
GV: Nhận xét, cho điểm. Chốt lại lời giải đúng.
HS: Nhiều em nối tiếp đặt câu trước lớp.
Bài 3: Tạo ra hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em:
- Trẻ em như tờ giấy trắng.
- Trẻ em như nụ hoa mới nở.
- Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non.
- Cô bé trông giống hệt bà cụ non.
- Trẻ em là tương lai của đất nước. ...
HS: Đọc y/c BT3.
GV: Gợi ý để HS tìm ra, tạo được những hình ảnh so sánh đúng và đẹp về trẻ em.
 Làm bài theo nhóm
 Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
GV: Nhận xét, cho điểm. Bình chọn nhóm giỏi nhất.
Bài 4:
a, Tre già măng mọc.
b, Tre non dễ uốn, 
c, Trẻ người non dạ. 
d, Trẻ lên ba, cả nhà học nói.
HS: 1em đọc y/c BT4. Cả lớp đọc thầm.
 Làm việc cá nhân.(Điền vào VBT các thành ngữ, tục ngữ thích hợp)
 Đọc kết quả bài làm của mình.
GV+HS: Nhận xét, cho điểm.
3-Củng cố, dặn dò. (2’)
 Về nhà học thuộcc lòng các thành ngữ, tục ngữ trong BT4.
GV: Nhận xét tiết học.
 Kể chuyện
Tiết 33: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I- Mục đích yêu cầu: 
 Rèn kĩ năng nói:
 - Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội. 
 - Hiểu câu chuyện; trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 Rèn kĩ năng nghe: Láng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời bạn kể.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh về cha, mẹ, thầy cô giáo, người lớn chăm sóc tẻ em, hoặc trẻ em làm việc tốt.
 - Một số sách, truyện,báo chí có đăng các câu chuyện trẻ em làm việc tốt.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (5’)
 Kể lại truyện Nhà vô địch. 
HS: 2 em nối tiếp nhau kể lại chuyện và nêu ý nghĩa.
GV+HS: Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Nêu yêu cầu tiết học.
 2-Hướng dẫn HS kể chuyện. (30’)
a- Tìm hiểu y/c của đề bài.
Đề bài: Kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội.
HS: 1 em đọc y/c của đề bài.
GV: Hướng dẫn HS phân tích đề bài, xác định hai hướng kể:
+Chuyện nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em.
+ Chuyện nói về việc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
HS: 1 em đọc đề bài và gợi ý 1.
HS: Suy nghĩ tìm truyện của mình. Nêu tên câu chuyện của mình chọn.
b- Hướng dẫn kể chuyện.
* Tìm truyện.
* Cách kể chuyện. 
 - Kể phần mở đầu.
 - Kể phần diễn biến.
HS: 1 em đọc Gợi ý 2, Gợi ý 3. Cả lớp đọc thầm theo.
 - Kể chuyện theo nhóm.
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
 - Kể phần kết thúc.
*Thảo luận về ý nghĩa câu chuyện:
- Sau đó nghe các bạn góp ý, TLCH của các bạn về nội dung câu chuyện.
- Mỗi nhóm chọn ra một bạn thi kể trước lớp.
GV+HS: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
 Bình chọn ra người kể chuyện hay nhất.
3-Củng cố, dặn dò. (2’)
 Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. 
 Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
GV: Dặn dò, nhận xét giờ học.
 Tập đọc
Tiết 66: Sang năm con lên bảy 
 (Vũ Đình Minh ) 
I- Mục đích yêu cầu: - Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ. Đọc đúng các từ ngữ trong bài, nghỉ đúng nhịp thơ. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu ý nghĩa của bài: điều người cha muốn nói với con: Khi lớn lên, phải từ biệt thế giới tuổi thơ con sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thậtsự do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ SGK.
III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (5’)
 Đọc bài Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
HS: 2 em đọc đoạn và TLCH 3.
GV: Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Giới thiệu theo SGV.
 2-Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a- Luyện đọc: (10’)
 lon ton, thời ấu thơ, giành lấy... 
HS: 1-2 em khá giỏi đọc toàn bài.
HS: Đọc nối tiếp theo từng khổ thơ (3 lần)
GV: Sửa lỗi cho HS.
HS: Luyện đọc theo cặp.
GV: Đọc diễn cảm bài văn.
b- Tìm hiểu bài: (10’)
- Giờ con đang lon ton
 Khắp sân trường chạy nhảy
 Chỉ mình con nghe thấy 
 Tiếng muôn loài với con.
- Qua thời thơ ấu, các em không còn sống trong thế giới thần tiên....Các em nhìn đời thực hơn, vì vậy thế giới của các em thay đổi....
- Con người tìm thấy hạnh phúc ở đời thực, hạnh phúc con người phải tự giành lấy một cách khó khăn.
- Thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp, vì đó là thế giới của những câu chuyện cổ tích......
HS: Đọc thầm từng khổ thơ, trả lời các câu hỏi:
- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?
- Thế giới tuổi thơ thay đổi ntn khi ta lớn lên?
HS: Đọc khổ thơ 3.
- Từ giã thế giới tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
- Qua bài, nhà thơ muốn nói với các em điều gì?
GV chốt ý kiến của HS lại.
Đại ý:. Các em cần hiểu rằng: Khi lớn lên, phải từ biệt thế giới cổ tích đẹp đẽ và thơ mộng nhưng ta sẽ sống một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay ta gây dựng nên.
C . Đọc diễn cảm + học thuộc lòng bài thơ (10”)
GV NÊu câu hỏi gợi mở để HS nêu đại y bài, GV nhận xét ghi bảng
 GV: Đọc mẫu một khổ thơ trong bài.HS: Nhiều em đọc nối tiếp theo từng khổ -Thi đọc diễn cảm. 
GV+HS: Nhận xét, cho điểm..
 3-Củng cố, dặn dò. (2’)
Về nhà: Tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. 
GV: Nhận xét tiết học
 Tập làm văn
Tiết 65: Ôn tập về tả người
I- Mục đích yêu cầu:
 - Củng cố kĩ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người - một dàn ý với đủ 3 phần; các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mỗi HS.
 - Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người, trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ ghi sẵn 3 đề văn.
 - Phiếu học tập cho HS lập dàn ý.
III- Hoạt động dạy học:
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Nêu y/c tiết học
 2-Hướng dẫn luyện tập: (30’)
a- Hướng dẫn HS hiểu đề bài.
 Lập dàn ý chi tiết cho một trong các đề bài sau:
a/ Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. 
b/ Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng)
c/ Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
GV treo bảng phụ ghi đề bài.
HS: 1 em đọc to 3 đề bài. Cả lớp đọc thầm.
HS: Suy nghĩ chọn một đề cho mình
GV gợi ý: Nên chọn đề hợp nhất với mình . Cùng HS phân tích, gạch chân từ quan trọng của đề trên bảng phụ.
HS: Nhiều em nối tiếp nói đề văn mình chọn
b- Hướng dẫn lập dàn ý.
HS: 2 em đọc Gợi ý 1 trong SGK. Cả lớp theo dõi, đọc thầm.
 Cá nhân làm nhanh dàn ý ra nháp.
 3 em làm phiếu BT, dán bảng (mỗi em làm 1 đề khác nhau).
GV+HS: Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh dàn ý.
HS: Tự sửa dàn ý của mình.
c- Tập nói theo dàn ý đã lập:
GV: Nêu yêu cầu 2.
HS: Từng em nhìn dàn ý đã lập trình bày miệng một đoạn của bài văn. 
GV+HS: Nhận xét, bổ sung.
 Bình chọn người làm văn nói hay nhất, hấp dẫn nhất.
3-Củng cố, dặn dò. (2’) 
 Về nhà viết lại đoạn văn đã nói ở lớp.
 Chuẩn bị bài Viết bài văn tả người.
GV: Nhận xét giờ học.
 Luyện từ và câu
Tiết 66: Ôn tập về dấu câu
 (Dấu ngoặc kép)
I- Mục đích yêu cầu:
 - Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về dấu ngoặc kép: Nêu được t/dụng của dấu ngoặc kép.
 - Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần Ghi nhớ về dấu ngoặc kép.(SGV- 262)
 - Phiếu BT (bảng phụ HS).
 III- Hoạt động dạy học:
A- Kiểm tra: (5’)
 BT 3,4 (Tiết 65.)
HS: 1 em làm BT 3.
 1 em làm BT 4. Sau đó đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT4.
GV: Nhận xét, đánh giá.
B- Bài mới
 1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Nêu MĐYC của giờ học.
 2-Hướng dẫn HS ôn tập: (30’)
Bài 1: Có thể đặt dấu ngoặc kép vào những chỗ nào trong đoạn văn sau để đấnh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật?
Đáp án:
 Em nghĩ: “Phải nói ngay điều này để thầy biết.”
 ---> đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
 Thế là,..ngọt ngào ra vẻ người lớn: “Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ dạy ở trường này.”
 ---> đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
HS: Đọc y/c BT1. Cả lớp theo dõi, đọc thầm theo.
GV: Y/c HS nhắc lại t/d của dấu ngoặc kép.
GV treo bảng phụ cho HS đọc lại.
HS: Làm bài cá nhân. Nêu ý kiến.
GV+HS: Nhận xét, bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Có thể điền dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong đoạn văn sau để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt?
 Đáp án:
 “Người giàu có nhất”.
 “gia tài”
HS: Đọc y/c BT2. Cả lớp đọc thầm theo.
GV: Gợi ý cho HS cách làm.
HS: Làm việc cá nhân.
 1 em làm bảng phụ.
GV+HS: Nhận xét.
HS: Sửa lại bài cho đúng.
Bài 4:Viết đoạn văn ngắn ( 3- 5 câu) thuật lại một phần cuộc họp của tổ em, có dùng dấu ngoặc kép...
 Ví dụ: 
HS: Đọc y/c BT3. 
GV: Hướng dẫn cách viết.
HS: Làm việc cá nhân.
 3 em viết vào phiếu học tập. Dán bài lên bảng. Trình bày.
GV+HS: Nhận xét.
3-Củng cố, dặn dò. (3’) 
 - Nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép. 
HS: 1-2 em nhắc lại.
GV: Nhận xét tiết học.
 Tập làm văn
Tiết 66: Viết bài văn tả người
I- Mục đích yêu cầu:
 - HS viết được một bài văn Tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Một số tranh ảnh minh hoạ : Thầy cô giáo, chú công an, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng nước ...
 - Dàn ý đã lập từ tiết 65.
III- Hoạt động dạy học:
1-Giới thiệu bài: (2’)
GV: Nêu y/c tiết học.
2-Hướng dẫn HS làm bài: (5’)
Đề bài: Chọn 1 trong 3 đề sau:
* Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. 
* Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng)
* Tả một người em mới gặp một lần nhưng để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.
HS: 1 em đọc 3 đề trong SGK.
GV: Nhắc nhở HS: Viết theo đề bài đã chọn.
(HS vẫn có thể đổi đề, dựa theo dàn ý đã lập chung trên lớp, sửa lại thành dàn ý của riêng mình)
HS: Sửa lại, bổ sung vào dàn ý.
 3-HS làm bài: (30’).
HS: Viết bài.
GV: Thu bài.
 4-Củng cố, dặn dò: (2’) 
 Chuẩn bị bài Ôn tập và kiểm tra cuối học kì II.
GV: Nhận xét tiết làm bài của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_32_ban_chuan_kien_thuc.doc