*) Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và đọc câu hỏi cuối bài.
? Rê – mi học chữ trong trường hợp nào ?
? Lớp học của Rê – mi có gì ngộ nghĩnh ?
? Kết quả học tập của Ca – pi và Rê – mi khác nhau ntn ?
? Tìm những chi tiết cho thấy cậu bé Rê – mi rất hiếu học ?
? Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ?
- Tiểu kết bài.
? Nêu nội dung chính của bài ?
- Ghi bảng nội dung chính của bài, gọi HS đọc.
*) Luyện đọc diễn cảm :
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- HDHS đọc điều 21, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
TUẦN 34 Thứ 2 Ngày soạn: 20/04/2012 Ngày giảng 23/04/2012 Tiết 1: Chào cờ TUẦN 34 ------------------------------------------------------------ Tiết 2: Tập đọc LUẬT BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM I/Mục đích yêu cầu 1. Kĩ năng: - Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Vi – ta – li, Rê – mi, Ca – pi. 2. Kiến thức: - Hiểu nghĩa của các từ : ngày một ngày hai, tấn tới, đắc trí, sao nhãng. Hiểu nội dung: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3). 3. Giáo dục: - Giáo dục các em học tập bạn Rê – mi. II/Đồ dùng dạy học 1. Học sinh: SGK 2. Giáo viên: - Tranh minh hoạ bài đọc. III/ Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS đọc bài thuộc lòng bài Sang năm con lên bảy và nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Trực tiếp. b. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài : *) Luyện đọc : - Gọi HS đọc bài. ? Bài chia làm mấy đoạn ? - Gọi HS đọc nối tiếp bài. - Luyện đọc tiếng khó : Vi – ta – li, Rê – mi, Ca – pi. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Đọc mẫu toàn bài. *) Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài và đọc câu hỏi cuối bài. ? Rê – mi học chữ trong trường hợp nào ? ? Lớp học của Rê – mi có gì ngộ nghĩnh ? ? Kết quả học tập của Ca – pi và Rê – mi khác nhau ntn ? ? Tìm những chi tiết cho thấy cậu bé Rê – mi rất hiếu học ? ? Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ? - Tiểu kết bài. ? Nêu nội dung chính của bài ? - Ghi bảng nội dung chính của bài, gọi HS đọc. *) Luyện đọc diễn cảm : - Gọi HS đọc nối tiếp bài. - HDHS đọc điều 21, đọc mẫu. - Yêu cầu HS đọc bài theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét ghi điểm. 4. Củng cố ? Câu chuyện ca ngợi ai ? - Tổng kết: nhắc lại ND bài học 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 1’ 3’ 1’ 13’ 10’ 7’ 3’ 1' - Hát - 2 HS đọc thuộc lòng bài và một HS đọc nội dung chính của bài, lớp theo dõi nhận xét. - 1HS khá đọc toàn bài, lớp theo dõi sgk đọc thầm. - Bài chia làm 3 đoạn : + Đoạn 1 : Từ đầu đến mà đọc được. + Đoạn 2 : Tiếp đến vẫy vẫy cái đuôi. + Đoạn 3 : Phần còn lại. - Đọc nối tiếp 2 lần : + Lần 1 : Đọc kết hợp với luyện phát âm và đọc từ khó. + Lần 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ chú giải. - Luyện đọc cặp đôi. - Nghe – theo dõi sgk. - Đọc như yêu cầu. - Rê – mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống. - Lớp học rất đặc biệt : Học trò Rê – mi và chú chó Ca – pi sách là những miếng gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhặt trên đường. L lớp học trên đường đi. - Ca – pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ cái mà thầy giáo đọc lên. Nhưng Ca – pi có trí khôn tốt hơn Rê – mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên. - Rê – mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca - pi nhưng có lúc quên mặt chữ, đọc sai, bị thầy chê. Từ đó Rê – mi quyết chỉ học. Kết quả, Rê – mi biết đọc chữ, chuyểN sang học nhạc , trong khi Ca – pi chỉ biết “viết” tên mình bằng rút những chữ gỗ. - Lúc nào trong túi Rê – mi cũng đầy những miếng gỗ đẹp, chẳng bao lâu Rê – mi đã thuộc tất cả các chữ cái. + Bị thầy chê trách “Ca – pi biết đọc trước Rê – mi”, từ đó, Rê – mi khôgn dám sao nhãng 1 phút nào nên ít lâu sau đã đọc được. + Khi thầy hỏi có thích học hát không Rê – mi trả lời “Đáy là điều mà con thích nhất”. - Người lớn cần quan tâm, chăm sóc trẻ em, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập. Để trở thành chủ nhân tương lai của đất nước, trẻ em ở mọi hoàn cảnh phải chịu khó học tập. - Nghe. ND: Sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. - 2 – 3 HS đọc. - 4 HS đọc nối tiếp bài. - Nghe. - Đọc bài theo cặp. - 3 – 4 em tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi nhận xet và bình chọn bạn đọc hay nhất. - Ca ngợi sự quan tâm tới trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. ------------------------------------------------------ Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu yêu cầu 1. Kiến thức: - HS ôn tập, củng cố kiến thức về giải toán chuyển động đều. 2.Kĩ năng: - Giải được bài toán về chuyển động đều đúng chính xác. 3. Giáo dục: - GD HS tự giác suy nghĩ, làm bài tập. II/ Đồ dùng dạy học 1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 2. Giáo viên: - Bảng vẽ sẵn các hình trong sgk. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS lên bảng làm bài tập 2 (171) tiết trước. - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Trực tiếp. b. HDHS làm bài tập : Bài 1:(171) - Gọi HS đọc bài. ? Bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? ? Nêu qui tắc và công thức tính vận tốc, quãng đường, thời gian ? - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS nêu bài giải của mình. - Nhận xét ghi điểm .Bài 2: (171) - Gọi HS đọc bài. ? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? ? Muốn làm được bài toán như yêu cầu trước tiên ta phải tính được gì ? ? Có vận tốc của xe máy và ôtô muốn tính được ô tô đến trước xe máy bao lâu ta phải làm ntn ? - Gọi HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét ghi điểm. 4. Củng cố ? Muốn tính vận tốc, quãng đường ta làm ntn ? - Tổng kết: nhắc lại ND bài học 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học. 1’ 4’ 1’ 15’ 15' 2' 1' - Hát - 1HS lên bảng, lớp theo dõi nhận xét. - 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm. - 1HS nêu. - 3HS nối tiếp nêu. - Tự làm bài vào vở. Bài giải Đổi 2 giờ 30 phút = 2, 5 giờ a) Vận tốc của ôtô là : 120 : 2,5 = 48 ( km/giờ) b) Nửa giờ = 0,5 giờ Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là : 15 0,5 = 7,5 (km) Thời gian người đó đi bộ là : 6 : 5 = 1,2 (giờ) = 1 giờ 20 phút. Đáp số : a) 48 km/giờ. b) 7,5 km. c) 1 giờ 12 phút. - 3 HS đọc bài giải, lớp theo dõi nhận xét. - 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm. - 1HS nêu. - Tính vận tốc của ôtô và vận tốc của xe máy. - Ta tính thời gian xe mấy đi hết quãng đường AB, sau đó ta thời gian đó trừ đi thời gian của ôtô đi từ AB. - 1HS làm bài trên bảng. Bài giải Vận tốc của ôtô là : 90 : 1,5 = 60 ( km/giờ) Vận tốc của xe máy là : 60 : 2 = 30 (km/giờ) Thời gian xe máy đi quãng đường AB là : 90 : 30 = 3 (giờ) Vậy ôtô đến B trước A xe máy một khoảng thời gian là : 3 – 1,5 = 1,5 ( giờ ) Đáp số : 1,5 giờ. - Nhận xét bài làm của bạn. - s = v x t ; v = s : t . ------------------------------------------------------------ Tiết 4: Kĩ thuật Đ/c Cong dạy ------------------------------------------------------------ Tiết 5: Đạo đức DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG CHÚNG EM NỐI KHÔNG VỚI MA TÚY I/Mục tiêu yêu cầu 1. Kiến thức: - Biết một số nét về thực trạng ma túy ở Sơn La, nhận biết và biết tác hại của một số loại ma túy. Biết cách phòng chống. 2. Kĩ năng: - Thực hiện nói không với ma túy, tham gia phòng chống ma túy 3. Giáo dục: - Có thái độ đồng tình với những hành động chống ma túy, không đồng tình với những biểu hiện buôn bán .... ma túy II/Đồ dùng dạy học 1. Học sinh: SGK 2.Giáo viên: - GV, HS sưu tầm tranh ảnh về một số loại ma túy. - Tài liệu tham khảo của ban chỉ đạo 03 III/ Các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : + nguyên nhân dấn đến nghiện ma túy là gì? - GV nhận xét, đánh giá việc học của HS ở nhà. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Trực tiếp. - Ghi đầu bài lên bảng. b.Nội dung bài mới : * Hoạt động 1: Đóng vai xử lý tình huống. Mục tiêu: Biết phồng chống ma túy và có kĩ năng bảo vệ bản thân tránh khỏi ma túy. Cách tiến hành - Đưa ra tình huống: + Tình huống 1: Một người lớn rủ em thử hút heroin . Em sẽ xử lý như thế nào? + Tình huống 2: Có người nhờ đưa cho em một gói nhỏ đưa cho người nghiện . Em sẽ xử lí như thế nào? - Chia lớp thành 2 nhóm cho HS thảo luận và tìm cách xử lí tình huống. - Nhận xét kết luận. Hoạt động 2: Đóng tiêu phẩm tuyên truyền phòng chống ma túy. Mục tiêu: Biết tham gia tuyên truyền phòng chống ma túy. Cách tiến hành: - Cho HS chuẩn bị đóng tiểu phẩm. - Trình diển cho cả lớp xem. - Tổ chức cho HS sau khi xem tiểu phẩm. 4. Củng cố: + nguyên nhân dấn đến nghiện ma túy là gì? - Liên hệ và nhắc nhở HS phòng chống ma túy ở địa phương. 5. Dặn dò: - Dặn học sinh về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới. - Nhận xét tiết học. 1’ 4’ 1’ 15' 15' 2’ 1' - Lớp hát. - Do thiếu sự quan tâm của gia đình, nghèo đói... - Do tò mò bắt chước. - Do lười lao động ham chơi. - Chơi với người nghiện.. - Thiếu hiểu biết.. - cả lớp theo dõi nhận xét - HS lần lượt giới thiệu - Thảo luận và đại diện nhóm trình bày đóng vai. - Các nhóm nhận xét cacgs xử lí của bạn. - Các nhóm phân vai theo sự phân công. -Diền theo nhóm. - Thảo luận nhận xét lẫn nhau. - Do thiếu sự quan tâm của gia đình, nghèo đói... - Do tò mò bắt chước. - Do lười lao động ham chơi. - Chơi với người nghiện.. - Thiếu hiểu biết.. ------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 3: Ngày soạn: 20/04/2012 Ngày giảng 24/04/2012 Tiết 1: Toán LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu yêu cầu 1. Kiến thức: - HS ôn tập củng cố kiến thức giải toán có nội dung hình học. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng giải toán có nội dung hình học nhanh, đúng, thành thạo. 3. Giáo dục: - Có ý thức tự giác trong học tập. II/ Đồ dùng dạy học 1. Học sinh: Vở bài tập, bảng con, SGK 2. Giáo viên: - Giáo án, sgk. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS trả lời câu hỏi: ? Nêu cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian ? - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Trực tiếp. b. HDHS làm bài tập : Bài 1: (172) - Gọi HS đọc bài tập. ? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? ? Muốn tính được số tiền dùng để mua gạch nát nền nhà thì ta cần tính gì ? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nêu bài giải. - Nhận xét, chữa bài. Bài 3: (172) - Gọi HS đọc bài trong sgk. - Vẽ hình lên bảng. B E A 28cm 28cmM 28cm D C 84cm ? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài vào vở. (hai nhóm làm bài vào bảng nhóm) - Gọi đại diện nhóm làm bài vào bảng nhóm gắn bảng và trình bày kết quả. - Nhận xét chữa bài. 4. Củng cố ? Muốn tính chu vi, diện tích của HCN, hình thang ta làm ntn ? - Tổng kết: nhắc lại ND bài học 5. Dặn dò: - Về nhà họ ... 5 1giờ=60phút 3giờ 5 p 75phút 25 0 - 1HS nêu. - 4HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. a) b) c) d) - Nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm. - 1HS nêu. - Thảo luận nhóm 4 làm bài như yêu cầu. - Đại diện hai nhóm làm bài vào bảng nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét. Bài giải Số kg đường cửa hàng đó bán được trong ngày đầu là : 2400 : 100 35 = 840 (kg) Số kg đường cửa hàng đó bán trong ngày thứ hai là : 2400 : 100 40 = 960 (kg) Số kg đường cửa hàng đó bán được trong hai ngày đầu là : 840 + 960 = 1800 (kg) Số kg đường cửa hàng đó bán được trong ngày thứ 3 là : 2400 – 1800 = 600 (kg) Đáp số : 600 kg. - Nêu qui tắc SGK ---------------------------------------------------- Tiết 2: Luyện từ và câu ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu gạch ngang) I/ Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Củng cố khắc sâu kiến thức đã học ở lớp về dấu gạch ngang. 2. Kỹ năng: - Lập được bảng tổng kết về tác dụng của dấu gạch ngang (BT1); tìm được các dấu gạch ngang và nêu được tác dụng của chúng (BT2). 3. Giáo dục: - GDHS yêu thích bộ môn II/ Đồ dùng dạy học 1. Học sinh: SGK, 2. Giáo viên: - Bảng phụ ghi nội dung cần ghi nhớ về dấu gạch ngang, ghi bảng tổng kết về 3 tác dụng của dấu gạch ngang để HS làm BT1. III/ Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS đọc đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Út Vịnh tiết trước. - Nhận xét ghi điểm. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Trực tiếp. b. HDHS làm bài tập : Bài 1:(159) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài trong sgk. - Treo bảng phụ ghi tác dụng của dấu gạch ngang, gọi HS đọc. * Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu : + Chỗ bắt đàu lời nói của nhân vật trong đối thoại. + Phần chú thích trong câu. + Các ý trong một đoạn liệt kê - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét kết luận bài làm đúng. Tác dụng của đấu gạch ngang 1) Đánh dấu chỗ bắt đàu lời nói của nhân vật trong đối thoại. 2) Đánh dấu phần chú thích trong câu. 3) Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. Bài 2: (160) - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài. - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài trong sgk. - Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT2. + Tìm dấu gạch ngang trong mẩu truyện Cái bếp lò. + Nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong từng trường hợp. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. - Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét chữa bài. 4. Củng cố - Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của dấu gạch ngang. - Tổng kết: nhắc lại ND bài học 5. Dặn dò: - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học. 1’ 3’ 1’ 15’ 12’ 3’ 1' - Hát - 2HS đọc bài như yêu cầu, theo dõi nhận xét. - 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm bài trong sgk. - 2 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm. - Làm bài vào vở - Một số HS trình bày bài của mình, các bạn khác nhận xét theo dõi. Ví dụ a) - Tất nhiên rồi. - Mặt trăng ccũng vậy ... - Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy ... - Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần ( chú thích đồng thời miêu tả giọng công chúa nhỏ dần.) b) bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị nương – con gái Vua hùng Vương thứ 18 - theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao (chú thích Mị Nương là con gái Vua Hùng Vương thứ 18). c) Thiếu nhi tham gia công tác xã hội: - Tham gia tuyên truyền, cổ động ... - Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh... - Cahăm sóc gia đình, thương binh, liệt sĩ... - 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm. - Đọc thầm lại bài trong sgk. - Nghe. - Thảo luận nhóm đôi, cùng làm bài vào vở. - Đại diện một số nhóm trình bày kết quả bài làm, các nhóm khác theo dõi nhận xét. + Tác dụng (2) đánh dấu phần chú thích trong câu : trong truyện chỉ có hai chỗ dấu gach ngang được dùng với tác dụng (2) “ - Chào bác – Em bé nói với tôi ” (chú thích lời chào ấy của em bé, em chào tôi) “ - Cháu đi đâu vậy – Tôi hỏi em ” (chú thích lời hỏi đó là lời tôi) + Tác dụng (1) đáng dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại : trong tất cả các trường hợp còn lại, dấu gạch ngang được sử dụng với tác dụng (1) + Tác dụng (3) không có. - 2,3 em nhắc lại. ------------------------------------------------------------ Tiết 3: Địa lí ÔN TẬP HỌC KÌ II I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên , dân cư, kinh tế. 2. Kĩ năng: - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên , dân cư và các hoạt động kinh tế của châu á, châu âu, châu mĩ, châu phi và châu nam cực, châu đại dương. 3. Thái độ: - GD HS ham học bộ môn II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới - Quả địa cầu - Phiếu học tập - Thẻ từ ghi tên các châu lục và các đại dương 2. Học sinh: - Vở. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động thầy TG Hoạt động trò 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiêm tra bài cũ : Không. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bà i: Ôn tập b. Nội dung : * Hoạt động 1 : Thi ghép chữ vào hình - Treo 2 bản đồ thế giới để trống các tên châu lục, châu đại dương - Chọn 2 đội chơi mỗi đội 10 em xếp thành 2 hàng dọc - Phát cho mối em một thẻ từ ghi tên một châu lục - Yêu cầu HS nối tiếp nhau dán các thẻ đúng vị trí. - Tuyên dương đội làm nhanh - Gọi HS nêu vị trí từng châu lục - Nhận xét * Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới. - Yêu cầu HS thảo luận theo 6 nhóm - Cho HS làm bài tập 2, cứ 2 nhóm làm một phần của bài tập và điền vào bảng sau: - Gọi đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, sửa sai - Phát giấy cho các nhóm - GV quan sát HS làm bài - Gọi đại diện nhóm trình bày - GV nhận xét, cho điểm 4. Củng cố ? Kể tên các châu lục mà em biết ? - Tổng kết: nhắc lại ND bài học 5. Dặn dò: - Dặn HS chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì II - Nhận xét giờ học. 1’ 1’ 14’ 16’ 2' 1' - Hát - Quan sát - HS chơi - Thực hiện như yêu cầu. - Nối tiếp nhau nêu. - Thảo luận nhóm 6, làm bài vào phiếu. Tên nước thuộc châu lục tên nước thuộc châu lục Trung Quốc Châu á Ô-xtrây-li-a Châu Đại Dương Ai cập Châu phi Pháp Châu Âu Hoa kì Châu mĩ Lào Châu Á Liên bang Nga Đông Âu, Bắc Á Cam -pu-chia Châu Á - Hoạt động nhóm 3- Đại diện các nhóm trình bày - Trình bày như bảng tiết trước. - Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Đại Dương và Châu Nam Cực ------------------------------------------------------ Tiết 4: Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I/ Mục đích , yêu cầu 1. Kiến thức: - Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. 3. Giáo dục: - GD HS có ý thức tự giác chữa bài. II/ Đồ dùng - dạy học: 1. Học sinh: Vở ghi, sgk. 2. Giáo viên - Chấm bài, một số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp. III/ Các hoạt động - dạy học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : không 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Trực tiếp. b. Nhận xét kết quả bài viết của HS: - Gọi HS đọc đề bài tiết kiểm tra viết trước. - Treo bảng phụ đã viết HDHS xác định rõ yêu cầu của đề bài và một số lỗi điển hình trong bài viết của HS. - Nhận xét chung về kết quả bài viết của HS. + Ưu điểm : Các em đã viết bài đúng thể loại, đầy đủ bố cục, nội dung tương đối đầy đủ, trình tự hợp lý. + Những thiếu sót, hạn chế : một số em viết bài còn thiếu phần kết luận, nội dung bài còn sơ sài, diễn đạt lủng củng, câu văn còn lặp lại, sai nhiều lỗi chính tả. c. HDHS chữa bài : - Trả bài cho HS. - HDHS chữa lỗi chung. + Chỉ các lỗi cần chữa đã viết trên bảng phụ. + Gọi một số HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. + Yêu cầu cả lớp trao đổi về bài chữa. + Nhận xét sửa lại cho đúng. - HDHS sửa lỗi trong bài. + Yêu cầu HS đọc lời nhận xét của GV để sửa lỗi sau đó đổi bài cho bạn bên cạnh để soát lại. - HDHS học tập đoạn văn hay, bài văn hay. + Đọc cho HS nghe những đoạn văn, bài văn hay có ý riêng của HS. + Yêu cầu HS trao đổi với bạn ngồi cạnh để học tập cái hay, cai đáng học trong bài văn, đoạn văn. + Cho HS chọn viết lại một đoạn văn cho hay hơn. + Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết lại. + Nhận xét chấm điểm đoạn văn viết tốt. 4. Củng cố ? Một bài văn gồm mấy phần ? Đó là những phần nào ? - Tổng kết: nhắc lại ND bài học 5. Dặn dò: - Về nhà hoàn thiện đoạn văn chọn viết lại. - Nhận xét giờ học. 1’ 1’ 5’ 25’ 2’ 1' - Hát - 1 HS đọc lại đề bài. - Nghe. - Nhận lại bài. - Nghe. - Theo dõi trên bảng phụ. - Một số HS lên bảng chữa lỗi theo ý hiểu của mình, lớp theo dõi nhận xét và bổ xung ý kiến. - Thực hiện như yêu cầu. - Nghe. - Thực hiện như yêu cầu. - Mỗi HS tự chọn và viết lại một đoạn văn cho hay hơn. - 4 – 5 HS nối tiếp đọc đoạn văn của mình, lớp heo dõi nhận xét. - Trả lời. ------------------------------------------------------------ Tiết 5: Sinh hoạt TUẦN 34 I/ Mục tiêu -HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần. -Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải. -HS có hứng thú để cố gắng học tập. II/ Nhận định chung tuần 34: -Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ. -Đạo đức: +Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết. +Còn có bạn mất trật tự trong lớp: Nhẩn, Quy, Tùng.................................. -Học tập: +Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và đạt được điểm giỏi: Khư, Châm, .. .................... Xa.................................................... +Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: Thủy, Thao....................................................................................... -Lao động, vệ sinh: +Trong tuần qua chúng ta đào hố rác hầu hết các em đều tham gia đầy đủ. +Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi. III/ Phương hướng tuần 35: -Duy trì sĩ số 24/24=100% -Đi học đều, đúng giờ. -Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. -Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi. -Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ. .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: