Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 4 (Bản 2 cột)

Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 4 (Bản 2 cột)

I/Mục đích yêu cầu

1. Kĩ năng:

-Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài trong bài; Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Đọc được từ khó đọc: 16/7/1945, Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki, Xa-xa-cô Xa-xa-ki

2. Kiến thức:

-Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

3. Giáo dục:

- HS yêu hoà bình, cảm thông với nhưỡng người bị nhiễm chất độc hoá học.

 

doc 52 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 12/03/2022 Lượt xem 295Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Lớp 5 - Tuần 4 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ 2
Ngày soạn: 9/9/2011 Ngày giảng 12/9/2011
Tiết 1: Chào cờ
TUẦN 4
------------------------------------------------------------
	Tiết 2: Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY (tr 36)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
-Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài trong bài; Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
- Đọc được từ khó đọc: 16/7/1945, Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki, Xa-xa-cô Xa-xa-ki
2. Kiến thức:
-Hiểu ý chính: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân; thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
3. Giáo dục:
- HS yêu hoà bình, cảm thông với nhưỡng người bị nhiễm chất độc hoá học.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK,.
2. Giáo viên: tranh minh hoạ bài tập đọc;bảng phụ viết câu khó, đoạn khó, nội dung chính của bài.
III/Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
-YC HS đọc phân vai bài Lòng dân (tiếp theo).
-HS đọc theo vai.
-Nội dung chính của bài là gì?
-HS trả lời.
-GV nhận xét, cho điểm.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV dựa tranh giới thiệu, đưa tên bài.
2’
-HS nhắc lại tên bài nố tiếp.
b. Dạy nội dung:
*Luyện đọc:
12’
-Gọi HS khá đọc cả bài.
-1HS đọc cả bài,lớp theo dõi.
-GV đọc mẫu, gọi HS đọc từ khó.
-HS đọc từ khó.
-GV chia đoạn YC HS đọc nối tiếp đoạn.
-4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn:
 Đoạn 1: từ đầu...Nhật Bản
Đoạn 2: tiếp ...nguyên tử.
Đoạn 3: tiếp ...644con.
Đoạn 4; phần còn lại..
-GV ghi từ khó đọc: 16/7/1945, Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki, Xa-xa-cô Xa-xa-ki
-HS quan sát.
-GV đưa câu khó,Hướng dẫn đọc, YC hs đọc câu khó.
-HS đọc câu khó.
-YC hs luyện đọc theo cặp.
-HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc chú giải.
-1 HS đọc chú giải.
-GV giải thích thêm từ khó hiểu.
-HS lắng nghe.
-GV đọc mẫu chú ý giọng đọc: trầm buồn, nhấn giọng những từ chỉ hậu quả chiến tranh.
-HS lắng nghe.
* Tìm hiểu bài:
10’
YC HS đọc thầm toàn bài tìm hiểu trả lời câu hỏi trong SGK.
-HS đọc thầm toàn bài. Làm theo YC.
-? Xa-xa-Cô bị nhiểm phóng xạ nguyên tử khi nào? ( TB,Y)
- Từ khi Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
GV: Vào lúc chiến tranh thế giới sắp kết thúc. Mĩ quyết định ném 2 quả bom nguyên tử mới chế tạo được xuống nước Nhật Bản để chứng tỏ sức mạnh của nước Mĩ, hòng làm cả thế giới phải kiếp sợ trước loại vũ khí giết người hàng loạt này. Các em đã thấy số liệu thống kê những nạn nhân đã chết dần chết mòn trong khoảng 6 năm( Chỉ mới có tính đến 
năm 1951) vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử - gần 100000 người. Đấy là chưa kể những người phát bệnh sau đó 10 năm như Xa-da-cô và sau còn tiếp tục. Thảm hoạ mà bom nguyên tử gây ra còn khủng khiếp.
- GV gọi HS đọc bài.
-?Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?( K,G)
ngày ngày gấp sếu,vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
? Các bạn nhỏ dã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô ?
a) Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới cho Xa-da-cô.
? Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình ?
b) Khi Xa-da-cô chết,các bạn đã góp tiền xây dựng tượng đài tưỡng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc những dòng chữ thể hiện nguyện vọng của các bạn; mong muốn cho thế giới này mãi mãi hòa bình.
- ?Nếu được dứng trước tượng đài,em sẽ nói gì với Xa-da-Cô?(K,G,TB,Y)
Chúng tôi căm ghét chiến tranh./Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh./Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hòa bình,bảo vệ hòa bình trên trái đất.
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
-: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân;thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. 
*Đọc diễn cảm:
8’
-Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.
-4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
-GV đưa đoạn khó.
- Nhấn giọng: từng ngày còn lại, ngây thơ, một nghìn con sếu, khỏi bệnh, lặng lẽ, tới tấp gửi, chết, 644 con.
- Nghỉ hơi: Cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng / nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Nhưng Xa-da-cô chết / khi em mới gấp được 644 con sếu.
-HS quan sát.
GV đọc mẫu gọi HS đọc,
-HS lắng nghe, đọc bài.
-YC HS luyện đọc theo cặp.
-HS luyện đọc theo cặp.
-Tổ chức cho HS thi đọc.
-Đại diện các nhóm thi đọc trước lớp.
-Nhận xét tuyên dương HS đọc tôt.
-HS lắng nghe.
4. Củng cố
3’
-Nội dung chính của bài là gì?
-HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
-HS lắng nghe,ghi nhớ.
\
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN(tr 18)
Bỏ bài 2,3
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
-Biết một dạng quan hệ tỉ lệ(đại lượng này gấp bao nhiêu lần đại lượng tương ướng cũng gấp bấy nhiêu lần)
2. Kĩ năng:
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.HS làm được bài tập 1.
3. Giáo dục:
-HS thêm yêu thích môn học.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK,.
2. Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung ví dụ, phiếu học tập nội dung bài tập 1
III/Các hoạt đông dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
? Nêu các bước giải toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó ? 
-HS nêu.
-GV nhận xét cho điểm.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:GV đưa tên bài.
1’
-HS nhắc nối tiếp tên bài.
b. Dạy nội dung:
Ví dụ: GV treo bảng phụ nội dung ví dụ 
10’
-HS quan sát.
Bảng cho biết:
-1 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
-1 giờ người đó đi được 4 km.
-2 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
-2 giờ người đó đi được 8 km.
2 giờ gấp mấy lần 1 giờ?
-2 giờ gấp 2 lần 1 giờ.
-8km gấp mấy lần 4km?
-8 km gấp 2 lần 4 km.
-3 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
-3 giờ ngưới đó đi được 12km.
-3 giờ gấp mấy lần 1 giờ?
-3 giờ gấp 3 lần 1 giờ.
-12km gấp mấy lần 4 km?
-12km gấp 3 lần 12 km.
-Như vậy khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đương đi được gấp lên mấy lần?
-Khi thời gian gấp lên 3 lần thì quãng đương đi được gấp lên 3 lần.
-Nêu mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đương đi được?
-Trao đổi và phát biểu.
-Nhận xét và kết luận: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
-HS lắng nghe.
*Bài toán:
10’
-YC HS đọc đề toán.
-1 HS đọc.
Bài toán cho biết gì và YC gì?
-Biết 2 giờ đi được 90km. Hỏi 4 giờ đi được bao nhiêu km.
GV tóm tắt bài toán:
Tóm tắt
2 giờ: 90 km.
4 giờ: ? km.
-HS quan sát lắng nghe.
-YC HS suy nghĩ tìm cách giải bài toán.
? Muốn biết được 1 giờ người đó đi được bao nhiêu km ta làm ntn ? 
? Đã biết 1 giờ người đó đi được 45 km vậy để tìm được số km ô tô đi được trong 4 giờ là bao nhiêu ta làm ntn? 
? Dựa vào mối quan hệ nào ? 
-HS làm theo YC.
Một giờ ô tô đi đươc là :
 90 : 2 = 45 ( km ) 
Trong 4 giờ ô tô đi được là : 
 45 4 = 180 ( km )
 Đáp số : 180 km 
Dựa vào mối quan hệ : Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được gấp lên bấy nhiêu lần 
- Bước tìm số km đi trong 1 giờ ở bài toán trên gọi là bước rút về đơn vị . 
? Ngoài cách giải trên em nào còn có cách giải khác ?
Tìm tỉ số 
-Gọi HS trình bày cách làm của mình trước lớp.
-HS trình bày.
HS giải trên bảng : 
 Bài giải
4 giờ gấp 2 giờ số lần là : 
 4 : 2 = 2 ( lần ) 
Trong 4 giờ ô tô đó đi được là : 
 90 2 = 180 ( km ) 
 Đáp số : 180 km
-GV hướng dẫn HS 2 cách làm:
-HS lắng nghe theo dõi.
Cách 1: Rút về đơn vị: tìm số km ô tô đi trong 1 giờ.
Cách 2: Tìm tỉ số: 4 giờ gấp mấy lần 2 giờ? 
-HS lắng nghe.
* Bài tập 1:
10’
-Gọi HS đọc đề bài.
-HS đọc.
-Bài toán cho biết gì và YC gì?
-Biết mua 5 m vải hết 80 000. YC tìm số tiền mua 7m vải.
-Phát phiếu học tập, YC HS làm.
-HS làm vào phiếu học tập.
-Thu phiếu, chấm một số bài làm nhanh.
-Nộp phiếu học tập.
Tóm tắt : 
 5m : 80 000 đồng 
 7m : ... đồng ?
Bài giải
Mua 1 mét vải hết số tiền là :
 80 000 : 5 = 16 000 (đồng)
Mua 7 mét vải hết số tiền là :
 16 000 7 = 112 000 (đồng)
 Đáp số : 112 000 đồng
-GV nhận xét chữa bài.
-HS lắng nghe sửa sai.
4. Dặn dò:
3’
-Bài củng cố cho chúng ta kiến thức gì?
-Giải toán tỉ lên thuận, bàng 2 cách.
5. Dặn dò:
1’
-Nhận xét tiết học,dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
-HS lắng nghe ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Kĩ thuật
Đ/c Cong dạy
-----------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( tiết 2)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
	- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của 
2. Kĩ năng:
- Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác . 
3. Giáo dục:
- Biết thực hiện những hành vi đúng, chịu trách nhiệm trước những hành động không đúng của mình, không đổ lỗi cho người khác .
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK,- HS chuẩn bị phần liên hệ
2. Giáo viên: Chuẩn bị câu chuyện về ,tranh minh họa
III/Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
- Gọi HS nêu bài học ( tiết 1) 
-HS nêu.
-GV nhận xét, đánh giá.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:GV đưa tên bài.
1’
-HS nhắc nối tiếp tên bài.
b. Dạy nội dung:
*Hoạt động 1: Xử lý tình huống (bài tập 3 – sgk )
a) Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống
 b) cách tiến hành
12’
 - Chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ mỗi nhóm sử lí một tình huống
+ N1: Em mượn sách của thư viện đem về, không may để em bé làm rách
+ N2: Lớp đi cắm trại, em nhận đem túi thuốc cứu thương. Nhưng chẳng may bị đau chân, em không đi được .
+ N3: Em được phân công phụ trách nhóm 5 bạn trang trí cho buổi Đại hội Chi đội của lớp, nhưng chỉ có 4 bạn đến tham gia chuẩn bị .
+ N4: Khi xin phép mẹ đi dự sinh nhật bạn, em hứa sẽ về sớm nấu cơm. Nhưmg mải vui , em về muộn.
- HS thảo luận theo nhóm
- Gọi các nhóm trả lời
- Đại diện nhóm trả lời kết quả dưới hình thức đóng vai.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bx
- KL: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm cuỉa mình và phù hợp với hoàn cảnh.
* Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân
 a) Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ bản thân kể lại mmột việc làm của mình dù rất nhỏ và tự rút ra bài học. ... ĩa miêu tả theo YC BT4( chọn 2hoặc 3 trong số 4 ý); đặt được câu để phân biệt được cặp từ trái nghĩa tìm được BT4(BT5) 
3.Giáo dục:
-HS yêu thích môn học.
II/Đồ dùng học tập
1. Học sinh: SGK,.
2. Giáo viên: Bảng phụ viết nội dung bài tâp 2,3, phiếu học tập nội dung bài tập 4.
III/các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
 ? Thế nào là từ trái nghĩa ? lấy VD ?
 - Gọi HS đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT1.
- 1 em trả lời.
- 2 em đọc.
-GV nhận xét,cho điểm.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:Các em đã học về từ trái nghĩa. Hôm nay các em sẽ vận dụng những kiến thức đã học để làm BT tìm từ trái nghĩa. 
GV đưa tên bài: Luyện tập về từ trai nghĩa.
1’
-HS nối tiếp đọc tên bài.
b. Dạy nội dung:
Bài tập 1: 
- Hs đọc yêu cầu bt.
6’
-HS đọc.
- Cả lớp làm bài,1 hs lên làm bài trên bảng.
a) ít – nhiều ; b) chìm – nổi ; 
c) nắng – mưa ; d) trẻ - già 
-GV nhận xét, chữa bài.
, Ăn ít ngon nhiều.
b, Ba chìm bẩy nổi.
c, Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d, Yêu trẻ, trẻ đến nhà, kính già, già để tuổi cho.
-HS lắng nghe.
- HS học thuộc lòng các thành ngữ,tục ngữ.
-HS đọc thuộc lòng các câu cục ngữ thành ngữ.
Bài tập 2:-Gọi HS đọc YC bài.
6’
-HS đọc bài.
-GV treo bảng phụ YC HS lên bảng làm.
-HS quan sát, làm bài tập.
- nhỏ-lớn, trẻ- già, trên- dưới, chết- sống.
-GV nhận xét, chữa bài.
-HS lắng nghe.
Bài tập 3:-Gọi HS đọc YC bài
5’
-HS đọc bài.
-GV treo bảng phụ YC HS lên bảng làm.
-HS quan sát, làm bài tập.
- nhỏ,vụng,khuya
-GV nhận xét, chữa bài.
-HS lắng nghe.
- HS học thuộc lòng các thành ngữ,tục ngữ.
-HS làm theo YC.
Bài tập 4-Gọi HS đọc YC.
8’
-HS đọc.
-Chia nhóm phát phiếu học tập YC HS làm bài tập.
-HS nhận nhóm, thảo luận, làm bài tập:
-YC nhóm trình bày kết quả.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận:
a) cao-thấp, cao-lùn, cao vống-lùn tịt 
 to-bé, to-nhỏ, to xù- bé tí, to kềnh-bé tẹo
 béo-gầy, mập-ốm, béo múp-gầy tong, ...
b) khóc-cười, đứng-ngồi, lên-xuống, vào-ra,
c) buồn-vui, lạc quan-bi quan, phấn chấn-xỉu xìu
sướng-khổ, vui sướng-đau khổ, hạnh phúc-bất hạnh
khoẻ-yếu, khoẻ mạnh-ốm đau, sung sức-mệt mỏi
d) tốt-xấu, hiền-dữ, lành-ác, ngoan-hư, khiêm tốn- kiêu hảnh, hèn nhát-dũng cảm, thật thà-dối trá, trung thành-phản bội, cao thượng-hèn hạ, tế nhị-thô lỗ, ...
-GV nhận xét, chữa bài.
-HS lắng nghe.
Bài tập 5 :- HS đọc yêu cầu bt
5’
- 1 HS nêu.
- HS làm bài cá nhân.
- HS làm bài.
-HS đọc câu đã làm.
- Một số hs đọc.
-GV nhận xét, chữa bài.
VD: - An cao lêu đêu, còn Hà thì lùn tịt.
 - Bọn nhỏ đang trêu nhau đứa khóc, đứa cười inh ỏi cả nhà.
 - Long hớn hở vì được điểm mười. Mai ỉu xìu vì không được điểm tốt.
 - Đáng quý nhất là trung thực, còn dối trá 
-HS lắng nghe.
4. Dặn dò:
3’
- Gọi hs nêu lại ghi nhớ từ trái nghĩa
- Một số hs nêu lại.
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét,YC HS về nhà học và chuẩn bị bài mới.
-HS lắng nghe.
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Địa lý
SÔNG NGÒI (tr 74)
(Mức độ tích hợp GDBVMT: toàn phần)
I/Mục tiêu yêu cầu
1. Kiến thức:
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu với sông ngòi: nước lên ,xuống theo mùa;mùa mưa thường có lũ lớn ; mùa khô nước sông hạ thấp.
- Chỉ được một số con sông trên bản lược đồ.
2. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN.
- Biết bảo vệ nguồn nước 
3.Giáo dục:
- Có ý thức bảo vệ môi trường.
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh sông về mùa mưa, mùa khô.
2. Giáo viên: Bản đồ,phiếu thảo luận.
III/Các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
4’
-Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa và ảnh hưởng của khi hậu đến đời sống và hoạt động sản xuất ở VN?
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nói chung là nóng, có nhiều mưa và gió, mưa thay đổi theo mùa .
? Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau ntn ?
Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miiền Nam . Miền bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt .
-GV nhận xét, cho điểm.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:GV đưa tên bài.
1’
-HS nối tiếp đọc tên bài.
b. Dạy nội dung:
*Hoạt động 1 ) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Sông có nhiều phù sa
10’
-YC HS quan sát , thảo luận câu hỏi trong sgk.
-HS làm theo yêu cầu.
H:Nước ta có nhiều sông hay ít sông so với các nước mà em biết?
-Nước ta có nhiều sông ngòi. Sông ngòi nước ta phân bố đều từ Bắc vào Nam.
-Kể tên và chỉ trên H1 vị trí một số sông ở nước ta?
-HS chỉ, kể các sông chính: sông Hông, sông Đà, sông Thái Bình, Sông Mã...
Ở miền Bắc và miền Nam có những sông lớn nào?
- Ở miền Bắc : sông Hồng, sôngĐà, sôngThái Bình, ...Ở miền Nam sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, ... 
Nhận xét về sông ngòi ở miền Trung?
- Ở miền Trung : sông thường nhỏ, ngắn, dốc ; lớn hơn cả là sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng.
-Gọi đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- hs chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN các sông chính.
- HS lên chỉ trên bản đồ.
- Gv sửa chữa ,giúp hs hoàn thiện phần trình bày.
-HS lắng nghe.
* Kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả nước.
*Hoạt động 2/ Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa.
10’
- Nhóm 4
YC hs đọc sgk,quan sát H2,H3;hoàn thành bảng sau:
Thời gian
Đặc điểm
Ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất
Mùa mưa
Mùa khô
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Các nhóm trình bày kết quả.
? Lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu?
HS cả lớp cùng trao đổi và nêu ý kiến: lượng nước trên sông ngòi phụ thuộc vào lượng mưa. Vào mùa mưa, mưa nhiều, mưa to nên nước sông dâng lên cao; mùa khô ít mưa, nước sông dần hạ thấp, trơ ra lòng sông.
GV nhận xét.
-HS lắng nghe.
* Hoạt động 3:Vai trò của sông ngòi
10’
- GV tổ chức cho HS thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi như sau:
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 HS. Các em trong cùng đội đứng xếp thành 1 hàng dọc hướng lên bảng.
+ Phát phấn cho HS đứng đầu hàng của mỗi đội
+ Yêu cầu mỗi HS chỉ viết 1 vai trò của sông ngòi mà em biết vào phần bảng của đội mình, sau đó nhanh chóng quay về chỗ đưa phấn cho bạn thứ 2 lên viết và cứ tiếp tực như thế cho đến hết thời gian thi (khi HS thứ 5 viết xong mà còn thời gian thì lại quay về bạn thứ nhất viết).
+ Hết thời gian, đội nào kể được nhiều vai trò đúng là đội thắng cuộc.
- GV tổng kết cuộc thi, nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- HS chơi theo hướng dẫn của GV. Ví dụ về một số vai trò của sông ngòi:
1. Bồi đắp lên nhiều đồng bằng.
2. Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
3. Là nguồn thuỷ điện.
4. Là đường giao thông.
5. Là nơi cung cấp thuỷ sản như tôm, cá,...
6. Là nơi có thể phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản ...
- GV gọi 1 HS tóm tắt lại các vai trò của sông ngòi.
1 HS khá tóm tắt thay cho kết luận của hoạt động: Sông ngòi bù đắp phù sa, tạo nên nhiều đồng bằng. Ngoài ra, sông còn là đường thuỷ quan trọng, là nguồn cung cấp thuỷ điện, cung cấp nước, cung cấp thuỷ sản cho đời sống và sản xuất của nhân dân.
Kết luận : (SGK)
-HS lắng nghe.
4. Dặn dò:
3’
-Nêu đặc điểm của sông ngòi?
-HS nêu.
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét, nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ở nhà.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
------------------------------------------------------------
Tiết 4: Tập làm văn
TẢ CẢNH (tr44)
(Kiểm tra viết)
I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
-Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần(mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả
2. Kiến thức:
-Diễn đạt thành câu; bước dầu dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
3.Giáo dục:
-HS có thêm vốn từ miêu tả,yêu thich nơi em tả.
II/Đồ dùng học tập
1. Học sinh: Giấy kiểm tra..
2. Giáo viên: bảng phụ viết cấu tạo của bài văn. 
1/ Mở bài: Giới thiệu bao quát vế cảnh sẽ tả.
2/ Thân bài: Tả từng bộ phận của của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3/ Kết bài: Nêu lên nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.	
III/Các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động dạy của GV
TG
Hoạt động học của HS
1. Ổn định tổ chức:
1’
-HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ:
1’
-GV kiểm tra giấy kiểm tra của HS.
-HS để hết giấy lên bàn.
-GV nhận xét.
-HS lắng nghe.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:GV đưa tên bài: Tả cảnh(kiểm tra viết)
1’
-HS nối tiếp đọc tên bài.
b. Dạy nội dung:
30’
*Ra đề: Tả ngôi nhà của em.
-GV treo bảng phụ viết cấu tạo của bài văn.
-HS quan sát.
-HD HS cách viết.
-HS lắng nghe.
-YC HS viết bài
-Cả lớp viết bài.
-GV thu bài
-HS nộp bài
4. Dặn dò:
2’
-YC HS nêu sơ lược bài văn em vừa viết.
-HS nêu
5. Dặn dò:
1’
-GV nhận xét, đánh giá, nhắc HS về nhà chuẩn bị bài mới.
-HS lắng nghe,
------------------------------------------------------------
Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 4
I/ Mục tiêu
-HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần.
-Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải.
-HS có hứng thú để cố gắng học tập.
II/ Nhận định chung tuần 4
-Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ.. 
-Đạo đức:
	+Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết.
	+Còn có bạn mất trật tự trong lớp: .
-Học tập:
	+Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và dạt được điểm giỏi:.....
	+Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài:......
-Lao động, vệ sinh:
+Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia phát cỏ làm sạch sân trường.
	+Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi.
	- Một số em còn nghỉ, làm chưa chăm chỉ như:
III/ Phương hướng tuần 5
-Duy trì sĩ số 20/20=100%
-Đi học đều, đúng giờ.
-Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
-Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi.
-Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giang_day_lop_5_tuan_4_ban_2_cot.doc