I/Mục đích yêu cầu
1. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật. Đọc đúng các từ: reo lên; vàng, thì giờ, vàng bạc, tranh luận, sôi nổi.
2. Kiến thức:
- Hiểu các từ ngữ: tranh luận, phân giải.
- Hiểu nội dung bài: hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.
3. Giáo dục:
- Yêu mến, gắn bó với rừng; có ý thức bảo vệ rừng
II/Đồ dùng dạy học
1. Học sinh: SGK
2.Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu khó, đoạn khó, nội dung bài.
TUẦN 9 Thứ 2 Ngày soạn: 14/10/2011 Ngày giảng 17/10/2011 Tiết 1: Chào cờ TUẦN 9 ------------------------------------------------------------ Tiết 2: Tập đọc CÁI GÌ QUÍ NHẤT ? (Tích hợp GDBVMT: Khai thác trực tiếp ND bài) I/Mục đích yêu cầu 1. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật. Đọc đúng các từ: reo lên; vàng, thì giờ, vàng bạc, tranh luận, sôi nổi. 2. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ: tranh luận, phân giải. - Hiểu nội dung bài: hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. 3. Giáo dục: - Yêu mến, gắn bó với rừng; có ý thức bảo vệ rừng II/Đồ dùng dạy học 1. Học sinh: SGK 2.Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu khó, đoạn khó, nội dung bài. III/ Các hoạt động dạy và học (THGDBVMT: Khai thác trực tiếp ở phần tìm hiểu bài) Hoạt động của thầy Tg Hoạt động của trò 1.Ổn định tổ chức: 1’ -HS hát. 2.Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời. ? Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là cổng trời ? ? Em thích nhất cảnh vật nào trong bài ? vì sao ? ? Hãy nêu nội dung chính của bài ? - 2 HS đọc thuộc và trả lời câu hỏi -GV nhận xét, cho điểm.` -HS lắng nghe. 3.Dạy học bài mới: a.Giới thiệu bài: GV đưa tranh giới thiệu, đưa tên bài Cái gì quý nhất ? 1’ -HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp. b.Dạy học nội dung: * Luyện đọc: 12’ -Gọi HS đọc cả bài. -Một HS đọc cả bài, lớp đọc thầm theo. -Bài có thể chia thành mấy đoạn? -HS nhận biết 3 đoạn trong bài, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. -Gọi học sinh nối tiếp đọc đoạn. -3 HS đọc nối tiếp đoạn. - GV đưa từ khó đọc:reo lên; vàng, thì giờ, vàng bạc, tranh luận, sôi nổi. -HS quan sát. -GV đọc mẫu,gọi HS đọc. -HS lăng nghe, đọc cá nhân, đồng thanh. -GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. -3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. -Gọi HS nhận xét bạn đọc. -HS nhận xét. -YC HS luyện đọc theo cặp. -2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. -GV đưa câu khó, HD HS đọc câu khó. -HS theo dõi. -GV đọc mẫu,hướng dẫn HS đọc. -HS đọc câu khó. -Gọi HS đọc phần chú giải. -Một HS đọc. -GV giải thích thêm từ khó hiểu cho HS. -HS lắng nghe. -GV đọc mẫu cả bài. -HS lắng nghe. *Tìm hiểu bài: 10’ - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và câu hỏi ? Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời ? - HS đọc thầm đoạn, câu hỏi + Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất. + Hùng: lúa gạo nuôi sống con người + Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo + Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc ? Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ? + HS nêu lí lẽ của thầy giáo ? Nội dungchính của bài là gì ? ND: Người lao động là đáng quý nhất... - Người lao động là quý nhất * Đọc diễn cảm: 8’ - Gọi HS đọc nối tiếp đoạn. - 4 HS đọc nối tiếp đoạn. -HD HS nhận xét để xác định giọng đọc. - HS xác định giọng đọc. - Treo bảng phụ viết sẵn đoạn văn thứ 3 HDHS đọc diễn cảm . - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. - HS lắng nghe. - HS đọc các nhân, đồng thanh. - YC HS luyện đọc theo nhóm. - HS luyện đọc. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Đại diện nhóm thi đọc. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. - GV nhận xét, tuyên dương. - HS lắng nghe. 4.Củng cố: 3’ ? Qua nội dung bài học cái gì đáng quý nhất ? - HS trả lời. 5. Dặn dò: 1’ - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới. - HS lắng nghe, ghi nhớ. ---------------------------------------------------------- Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP I/Mục tiêu yêu cầu 1. Kiến thức: - Biết chuyển các số đo độ dài về số thập phân 2. Kĩ năng: - Vận dụng các kiến thức đã học làm bài 1,2,3,4a 3. Giáo dục: - HS say mê học toán tự giác làm bài II/Đồ dùng dạy học 1. Học sinh: Bảng con, SGK 2.Giáo viên: Bảng phụ viết Nội dung bài III/ Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Tg Hoạt động của trò 1.Ổn định tổ chức: 1’ -HS hát. 2.Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi 2 HS lên bảng - 2 em lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét . 5 km 75 m = 5,075 km 302 m = 0,302 km 5km 302 m = 5,302 km 19 km 5m = 19,005 km -GV nhận xét, cho điểm.` -HS lắng nghe. 3.Dạy học bài mới: a.Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em cùng luyện tập về cách viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 1’ -HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp. b.Hướng dẫn luyện tập Bài 1 : 8' - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - Nhận xét, ghi điểm. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 35m 23cm = 35m = 35,23m b) 51dm 3cm = 51dm = 51,3dm c) 14m 7cm = 14m = 14,07m Bài 2: 8' - GV gọi HS đọc đề bài. - Viết lên bảng : 315cm = ....m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315 thành số đo có đơn vị là mét. - Nhận xét, sửa sai - 1 HS đọc yêu cầu, lớp thầm. - Thảo luận, sau đó một số HS nêu ý kiến trước lớp. - 3 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở. 234cm=200cm + 34cm = 2m34cm = 2m = 2,34m 506cm = 500cm + 6cm = 5m 6cm = 5,06m 34 dm = 30 dm 4 dm = 3 m 4 dm = 3,4 m Bài 3: 8' - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - Thu phiếu bài tập chấm điểm một số bài . - HS đọc đề bài trước lớp. - Làm bài vào phiếu bài tập a) 3km245m= 3km = 3,245km b) 5km34m = 5km = 5,034km c) 307m = km = 0,307km - Nộp phiếu bài tập Bài 4: 7' - GV yêu cầu HS đọc đề bài. - GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách làm. - Nhận xét, sửa sai - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - HS trao đổi cách làm. - Một số HS trình bày cách làm của mình. - HS làm bài : a) 12,44m = 12m = 12m 44cm b) 7,4dm = 7dm = 7dm 4cm 4.Củng cố: 3’ ? Muốn so sánh hai số thập phân ta làm ntn ? ? Muốn so sánh hai số thập phân ta làm ntn ? 5. Dặn dò: 1’ - GV nhận xét tiết học, dănh HS về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.. - HS lắng nghe, ghi nhớ. ------------------------------------------------------------ Tiết 4: Kĩ thuật Đ/c Cong dạy ------------------------------------------------------------ Tiết 5: Đạo đức TÌNH BẠN (Tiết 1) I/Mục tiêu yêu cầu 1. Kiến thức: - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được kết giao bạn bè. 2. Kĩ năng: - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. 3. Giáo dục: - Thân ái, đoàn kết với bạn bè II/Đồ dùng dạy học 1. Học sinh: SGK 2.Giáo viên: - Các tranh ảnh , bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương. - Các câu ca dao tục ngữ , thơ, truyện ... nói về lòng biết ơn tổ tiên III/ Các hoạt động dạy và học Hoạt động của GV TG Hoạt động của HS 1. Ổn định tổ chức: 1’ -HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Thế nào là nhớ ơn tổ tiên? Nêu một số biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên? - 2 HS lên bảng -GV nhận xét, đánh giá -HS lắng nghe. 3. Dạy học bài mới: a. Giới thiệu bài: -GV đưa tên bài: 1’ -HS lắng nghe, nhắc lại tên bài b. Dạy học nội dung: * Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp a) Mục tiêu: Học sinh biết: ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền tự do kết giao bạn bè b) Cách tiến hành. 7' - Nêu câu hỏi để học sinh thảo luận: +) Bài hát nói lên điều gì? +) Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có bạn bè? +) Trẻ em có quyền tự do kết bạn không? Em biết điều đó ở đâu? - Kết luận: Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em cần có bạn bè và có quyền tự do kết giao bạn bè - Thảo luận, trả lời * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung truyện “Đôi bạn” a) Mục tiêu: HS biết Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn b) Cách tiến hành 9' - Theo dõi - Gọi 1 học sinh đọc truyện ở SGK, lớp đọc thầm - Kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn - Học sinh thảo luận, trả lời câu hỏi về nội dung truyện - Lắng nghe, ghi nhớ * Hoạt động 3: Làm BT2 (SGK) 8' - Theo dõi a) Mục tiêu: Giúp HS Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày b) cách tiến hành - Yêu cầu học sinh tự làm bài cá nhân - Gọi 1 số học sinh trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do - Nhận xét, kết luận về BT2 - Yêu cầu học sinh đọc mục: Ghi nhớ - Làm bài - Trình bày kết quả bài làm - 2 học sinh đọc mục: Ghi nhớ 4. Củng cố: 3’ -Em cần làm gì để giữ gìn tình bạn ? -Học sinh nêu lại 5. Dặn dò: 1’ -GV nhận xét giờ học,dặn học sinh về nhà luyện đọc lại bài. -HS lắng nghe ghi nhớ. --------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ 3: Ngày soạn: 14/10/2011 Ngày giảng 18/10/2011 Tiết 1: Toán VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN I/Mục tiêu yêu cầu 1. Kiến thức: - Biết cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. 2. Kĩ năng: - Viết được số đo khối lượng dưới dạng số thập phân đúng chính xác. 3. Giáo dục: -Học sinh chăm chú nghe giảng, ham mê giải bài tập II/Đồ dùng dạy học 1. Học sinh: SGK , bảng con. 2.Giáo viên Bảng phụ nội dung phần tìm hiểu.Bảng phụ nội dung BT2. III/ Các hoạt động dạy và học Hoạt động của thầy Tg Hoạt động của trò 1.Ổn định tổ chức: 1’ -HS hát. 2.Kiểm tra bài cũ: 4’ - Gọi 2 HS lên bảng - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét . 3 km 245 m = 3,245 km 15 km 27 m = 15 , 027 km 307 m = 0,307 km 17 dam = 0,17 km -GV nhận xét, cho điểm.` -HS lắng nghe. 3.Dạy học bài mới: a.Giới thiệu bài: Trong tiết học này chúng ta cùng ôn tập về bảng đơn vị đo khối lượng và học cách viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. 1’ -HS lắng nghe, nhắc lại tên bài nối tiếp. b.Ôn tập về các đơn vị đo khối lượng *) Bảng đơn vị đo khối lượng 6’ - GV yêu cầu HS kể tên các đơn vị đo khối lượng theo thứ tự từ bé đến lớn. - GV gọi 1 HS lên bảng viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng các đơn vị đo đã kẻ sẵn. *) Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề - 1 HS kể trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến. - HS viết để hoàn thành bảng. - Yêu cầu : Em hãy nêu mối quan hệ giữa ki-lô-gam và héc-tô-gam, giữa ki-lô-gam và yến ? - Viết lên bảng mối quan hệ trên vào cột ki-lô-gam. - Hỏi tiếp các đơn vị đo khác. sau đó viết lại vào bảng đơn vị đo để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như phần đồ dùng dạy học. ? Em hãy nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo khối lượng liền kề nhau. *) Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng - GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa tấn với tạ, giữa ki-lô-gam với tấn, giữa tạ với ki-lô-gam. - HS nêu : 1kg = 10hg = yến - HS nêu : * Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó. * Mỗi đơn vị đo khối lượng bằng đơn vị tiếp liề ... Ông cụ, Người, Người, Người + Những từ in đậm đó dùng để chỉ Bác Hồ + Những từ ngữ đó viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác. - HS đọc yêu cầu - 1 HS lên bảng làm , HS dưới lớp làm vào vở bài tập + Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò? Không không, tôi đứng trên bờ, Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin, ông đến mà coi. Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia - Nhận xét bài của bạn + Bài ca dao là lời đối đáp giữa nhân vật ông với con cò + Các đại từ đó dùng để xưng hô, mày chỉ cái cò, ông chỉ người đang nói, tôi chỉ cái cò, nó chỉ cái diệc - HS đọc yêu cầu - HS thảo luận theo cặp đôi + HS đọc + HS làm bài theo yêu cầu CON CHUỘT THAM LAM Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên nó ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng nó phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, nó không sao lách qua khe hở được. - HS đọc bài đã làm - HS khác nhận xét - 1 HS nhắc lại ghi nhớ của bài - Nêu ----------------------------------------------------------- Tiết 3: Địa lý CÁC DÂN TỘC, SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ (Tích hợp GDBVMT: Bộ phận) I/Mục tiêu yêu cầu 1. Kiến thức: -Biết sơ lược về sự phân bố dân cư ở VN. Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhạn biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư ở nước ta . 2. Kĩ năng: - Nêu được một số đặc điểm về các dân tộc ở nước ta. Ở đồng bằng đất chật người đông; ở miền núi dân cư thưa thớt. 3. Giáo dục: - Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc. Bảo vệ môi trường xung quang. II/Đồ dùng dạy học 1. Học sinh: SGK 2.Giáo viên: : - Tranh ảnh về một số dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi và đô thị của VN . - Bản đồ mật độ dân số ở VN . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Tích hợp GDBVMT: Bộ phận ở hoạt động 2 Hoạt động của cô TG Hoạt động của trò 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS đọc bài học của bài : Dân số nước ta . - Nhận xét ghi điểm 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Trực tiếp b. Tiến hành các hoạt động : Hoạt động 1 : Các dân tộc : - Cho HS đọc thông tin trong sgk và quan sát tranh ảnh TLCH : ? Nước ta có bao nhiêu dân tộc ? ? Dân tộc nào có số dân đông nhất ? Sống chủ yếu ở đâu ? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu ? ? Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta ? KL: Nước ta có 54 dân tộc anh em . Mỗi dân tộc có một vùng cư trú khác nhau, có một nét sinh hoạt riêng, trang phục riêng, góp phần làm cho nền văn hóa VN trở nên đặc sắc phong phú và đa dạng . Hoạt động 2: Mật độ dân số . ? Dựa vào sgk, em hãy cho biết mật độ dân số là gì ? - Giải thích thêm : Để biết mật độ dân số, người ta lấy tổng số dân tại một thời điểm của một vùng hay một quốc gia chia đều cho diện tích tự nhiên của một vùng hay quốc gia đó . VD: Dân số của một huyện A là 30 000 người . Diện tích đất tự nhiên là của huyện A là 300 km2 . ? Mật độ số dân ở huyện A là bao nhiêu người trên một km2 ? KL : Nước ta có mật độ dân số cao; cao hơn cả mật độ dân số của Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, Cao hơn nhiều so với mật độ dân số của Lào, Cam - pu - chia và mật độ dân số trung bình của thế giới .) ? Nếu mật độ dân số tăng nhanh sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường những gì ? Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư . - Cho HS quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh về làng ở đồng bằng, bản (buôn) ở miền núi và TLCH : ? Dân cư nước ta tập chung đông nhất ở những vùng nào và thưa thớt ở những vùng nào ? KL : Dân cư nước ta phân bố không đều, ở đồng bằng và các đô thị lớn, dân cư tập chung đông đúc ; ở miền núi, hải đảo, dân cư thưa thớt . 4 . Củng cố ? Kể tên một số dân tộc ở VN mà em biết ?. 5. dặn dò : - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau . - Nhận xét giờ học . 1’ 3’ 1’ 9’ 9’ 9’ 3’ 1' - Hát - 2,3 HS đọc bài, lớp theo dõi nhận xét . - Đọc thông tin trong sgk Và TLCH : + Nước ta có 54 dân tộc + Dân tộc kinh có số dân đông nhất . Sống tập chung ở đồng bằng, ven biển . Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng núi và cao nguyên . + Thái, H’mông, Dao, Tày, Nùng ,.... - Mật độ dân số là số dân trung bình sống trên 1km2 diện tích đất tự nhiên . - Mật độ dân số huyện A là : 30 000 người : 300 km2 = 100 người / km2 - Dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng tới môi trường như: đất ở chật chội, phá hoại cây cối, lũ lụt gây ra, làm ô nhiễm nguồn nước, - Ở đồng bằng, ven biển đất chật người đông, thừa lao động . Ở vùng núi nhiều tài nguyên nhưng lại thưa dân và thiếu lao động . - H’mông; Thái; Dao; Mường; Xá; La ha; Kháng; Tày; Nùng; Ê-đê, ------------------------------------------------------------ Tiết 4: Tập làm văn LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN. Tích hợp GDBVMT: khai tác gián tiếp nội dung bài I/Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2 ). 2. Kĩ năng: - Biết trình bày, diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, mạch lạc thái độ bình tĩnh tự tin, tôn trọng người khác khi tranh luận. 3. Giáo dục: - Có ý thức học tập tốt . - Đưa ra được các lĩ lẽ để bảo vệ môi trường II/Đồ dùng dạy học 1. Học sinh: SGK 2.Giáo viên: Ảnh minh hoạ sông nước III/ Các hoạt động dạy và học Tích hợp GDBVMT: khai tác gián tiếp ở bài 1 Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS đọc thuộc ghi nhớ sgk - Nhận xét ghi điểm 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài: Các em đã biết các điều kiện cần thiết khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó. Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập thuyết trình, tranh luận về một vấn đề cho sẵn. b. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1: - Gọi HS đọc phân vai truyện ? Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì ? ? Ý kiến của từng nhân vật như thế nào ? - Ghi các ý sau lên bảng + Đất: có chất màu nuôi cây + Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây + Không khí: cây cần khí trời để sống + Ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh ? Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào ? GVKL: đất, nước, không khí, ánh sáng là 4 điều kiện rất quan trọng đối với cây xanh. nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên cây sẽ không thể phát triển được. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật. ghi vào giấy khổ to - Gọi 1 nhóm lên đóng vai - Nhận xét khen ngợi KL: Trong thuyết trình., tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. ? Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất, nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình ? ? Để gữ bầu không khí trong sạch các em cần làm gì ? Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu ? Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận ? ? Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì ? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân - Gọi HS trình bày lên bảng - HS dưới lớp đọc bài của mình - GV cùng cả lớp nhận xét 4. Củng cố ? Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk ? ? Không khí ở địa phương các em ntn ? ? Để không khí trong sạch các em cần làm gì ? 5. dặn dò: - Về nhà học bài và làm bài. - Nhận xét tiết học. 1’ 4’ 1’ 12’ 14’ 3’ 1' - Hát - 3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc. - 5 HS đọc phân vai + Cái cần nhất đối với cây xanh + Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh - Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được - Nước nói: nếu chất màu không có nước vận chuyển thì cây có lớn lên được không... + Nêu theo suy nghĩ của mình - 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào phiếu - 1 nhóm đóng vai tranh luận , lớp theo dõi nhận xét bổ xung + Cây xanh cần đất nước, không khí, ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Không yếu tố nào ít cần thiết hơn đối với cây xanh - Không được phá rừng bừa bãi, giữ môi trường xung quanh, nguồn nước, không được vứt rác bừa bãi, - HS đọc +Bài 2 yêu cầu thuyết trình + Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao - HS suy nghĩ và làm vào vở - 1 Nhóm HS viết vào giấy khổ to dán lên bảng - HS dưới lớp đọc bài của mình: Đèn và trăng đều vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Đây là hai nhân vật cùng toả sáng vào ban đêm. Trăng soi sáng khắp nơi. Trăng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp, thơ mộng. Nếu không có trăng cuộc sống sẽ ra sao nhỉ? Chúng ta sẽ không có đêm rằm trung thu. không được ngắm những vì sao lung linh trên trời... Nhưng đừng vì thế mà coi thường đèn. Trăng chỉ sáng vào một số ngày trong tháng và cũng có khi phải luồn vào mây. Còn đèn, đèn tuy nhỏ bé nhưng cũng có ích. Đèn soi sáng cho con người quanh năm. đèn giúp em học bài, giúp mẹ làm việc....đèn ko sáng nếu không có dầu, có điện. Đèn dầu ra tước gió sẽ bị gió thổi tắt. Trong cuộc sống của chúng ta, cả trăng và đèn đều rất cần thiết. - 2 em đọc - Không khí ở địa phương các em quá nóng. - Không được đốt rừng làm nương rẫy, ------------------------------------------------------ Tiết 5: Sinh hoạt TUẦN 9 I.Mục tiêu -HS nhận ra ưu điểm nhược điểm trong tuần. -Phát huy những ưu điểm đã có và khắc phục những nhược điểm còn mắc phải. -HS có hứng thú để cố gắng học tập. II.Nhận định chung tuần 9: -Sĩ số: Trong tuần qua nhìn chung các em có ý thức đi học đầy đủ., -Đạo đức: +Các em đều ngoan, nghe lời thầy cô giáo, có ý thức giúp đỡ ban bè, có tinh thần đoàn kết. +Còn có bạn mất trật tự trong lớp: . -Học tập: +Phần lớn các em đi học đúng giờ, chú ý nghe lời cô giáo giảng,tham gia phát biểu xây dựng bài và dạt được điểm giỏi: .. +Bên cạnh đó vẫn còn những bạn lười học,không tham gia xây dựng bài: ... -Lao động, vệ sinh: +Trong tuần qua chúng ta tiếp tục tham gia trồng cây vông để rào trường, có một số bạn đã hoàn thành đầy đủ,còn một số bạn chưa tham gia . -Vệ sinh: các em tham gia làm trực nhật đầy đủ và nhặt rác ở khu vực sân trường được giao vào giờ ra chơi. II.Phương hướng tuần 10 - Duy trì sĩ số 24/24=100% - Đi học đều, đúng giờ. - Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy. - Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, dành nhiều điểm giỏi. - Tham gia lao động đầy đủ, vệ sinh trường lớp. vệ sinh cá nhân sạch sẽ. ..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: