Giáo án giảng dạy tuần 1

Giáo án giảng dạy tuần 1

Tập đọc

 Tiết 1 Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu.

- Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS srẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

- Học thuộc lòng một đoạn thư

2. Kĩ năng:

- Đọc trôi chảy bức thư

- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài

- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam

 

doc 53 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2007.
Tập đọc
 Tiết 1 Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Hiểu các từ ngữ trong bài: tám mươi năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu... 
- 	Hiểu nội dung chính của bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS srẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới. 
- 	Học thuộc lòng một đoạn thư 
2. Kĩ năng: 
- 	Đọc trôi chảy bức thư 
- 	Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài 
- 	Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam 
3. Thái độ: 
- 	Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc 
- 	Học sinh: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động:
2.Bài cũ:
- KT sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
3.Bài mới
Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách
“Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ là bức thư Bác gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì về trách nhiệm của học sinh Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào? Đọc thư các em sẽ hiểu rõ điều ấy.
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện đọc
- GV đọc cả bài một lượt
- Cần đọc với giọng thân ái, xúc động thể hiện tính cảm yêu quý của Bác, niềm tin tưởng và hi vọng của Bác vào một học sinh.
- GV chia bài làm 3 đoạn
· Đoạn 1: Từ đầu đến..vậy các em nghĩ sao?
· Đoạn 2: Tiếp theo đến .công học tập của các em.
· Đoạn 3: Còn lại: câu cuối bài.
Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn.
- Hướng dẫn HS luyện đọc những từ dễ đọc sai: tựu trường, sung sướng, nghĩ sao, kiến thiết
- GV hướng dẫn HS đọc cả bài
- GV tổ chức cho HS đọc thầm, giải nghĩa từ
- GV có thể ghi lên bảng những từ ngữ học sinh lớp mình không hiểu mà SGK không giải nghĩa để giải nghĩa cho các em hiểu.
- GV đọc diễm cảm toàn bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bội dung của từng đoạn
Đoạn 1:
- GV tổ chức cho HS đọc và tìm hiểu nội dung.
GV hỏi : Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
Đoạn 2:
GV hỏi : Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
GV hỏi: Học sinh có nhiệm vụ gì trong cuộc kiến thiết đất nước?
Đoạn 3: 
GV hỏi : Cuối bức thư Bác chúc HS như thế nào?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc
- Cho HS đánh dấu đoạn cần luyện đọc trong SGK.
· Đoạn 1: Luyện đọc từ Nhưng sung sướng hơnđến.các em nghĩ sao?
· Đoạn 2: Luyện đọc từ Sau 80 nămđến của các em.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng
- Học đoạn thư ( từ Sau 80 năm giời nô lệđếnở công học tập của các em).
- Cho HS thi đọc thuộc lòng đoạn thư.
- GV nhận xét và khen nhưng học sinh đọc hay + thuộc lòng nhanh.
4. Củng cố và dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về tiếp tục học thuộc lòng đoạn thư.
- Dặn HS về nhà đọc bài trước Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- HS hát
- HS lắng nghe.
- Cần nhấn giọng ở những từ ngữ:khai trường, tưởng tượng, sung sướng, hơn nữa, hoàn toàn Việt Nam, hi sinh biết bao nhiêu đồng bào, nghĩ sao, xây dựng lại, trông mong, chờ đợi
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn theo hướng dẫn.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn
- 1-2 HS đọc bài
- Cả lớp đọc thầm chú giải trong SGK.
- Một vài em giải nghĩa từ trong SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1.
- Là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm làm nô lệ cho thực dân Pháp.
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
- HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe lời thầy, yêu bạn, góp phần đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
- 1 HS đọc to.
- Cả lớp đọc thầm.
- Bác chúc học sinh có một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn cần luyện đọc.
- HS nghe GV hướng dẫn cách đọc và luyện đọc.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
- Từng cá nhân nhẩm thuộc lòng.
 Khoảng 2 – 4 HS thi đọc.
- Lớp nhận xét.
- HS về tiếp tục học thuộc lòng đoạn thư.
- HS về nhà đọc bài trước Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 	Toán
Tiết 1	Bài : ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
· Củng cố khái niệm ban đầu về phân số ; đọc, viết phân số
· Oân tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Các tấm bìa( giấy ) cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
2. Bài cũ:
KT tập HS
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
- GV treo miếng bìa thứ nhất ( biểu diễn phân số ) và hỏi: Đã tô màu mấy phần băng giấy?
- GV yêu cầu HS giải thích.
- GV mời 1 HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- GV tiến hành tương tự với các hình còn lại.
- GV viết lên bảng cả bốn phân số :
Sau đó yêu cầu HS đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
a) Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
- GV viết lên bảng các phép chia sau
 1:3;4:10;9:2
- GV nêu yêu cầu: Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
- GV cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV kết luận đúng / sai và sửa bài nếu sai.
- GV hỏi: có thể coi là thương của phép chia nào?
- GV hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.
- GV yêu cầu HS mở SGK và đọc chú ý 1.
- GV hỏi thêm: Khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia một số tự nhiên khác 0 thì phân số đó có dạng như thế nào?
b) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số
- HS viết lên bảng các số tự nhiên 5, 12, 2001, và nêu yêu cầu: Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phần số có mẫu là 1.
- GV nhận xét bài làm của HS và sau đó hỏi: Khi muốn viết một số tự nhiên thành phân số có mẫu là 1 ta làm như thế nào?
- GV hỏi HS khá, giỏi: Em hãy giải thích vì sao mỗi số tự nhiên có thể viết thành phân số có tử số chình là số đó và mẫu số là 1. Giải thích bằng ví dụ.
- GV kết luận: Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- GV nêu vần đề: Hãy tìm cách viết 1 thành phhân số.
- GV hỏi: 1 có thể viết thành phân số như thế nào?
- GV hỏi HS khá giỏi: Em hãy giải thích vì sao 1 có thể viết thành phân số có tử số và mãu số bằng nhau. Giải thích bằng ví dụ.
- GV nêu vấn đề : Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số.
- GV hỏi: 0 có thể viết thành phân số như thế nào?
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1
GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài tập .
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV có thể đưa thêm các phân số khác để nhiều HS được thực hành đọc phân số trước lớp.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS.
Bài 3:
- GV tổ chức cho HS làm bài.
Bài 4: 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu 2 HS vừa lên bảng giải thích cách điền số của mìn
3. Củng cố – Dặn dò.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS hát
- HS quan sát và trả lời: Đã tô màu băng giấy.
- HS nêu: Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô màu 2 phần như thế. Vậy đã tô màu băng giấy.
- HS viết và đọc:
 đọc là hai phần ba.
- HS quan sát các hiành, tìm phân số thể hiện phần được tô màu của mỗi hình, sau đó đọc và viết các phân số đó.
- HS đọc lại các phân số trên.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp làm vào giấy nháp.
 1:3=
- HS đọc và nhận xét bài làm của bạn.
- HS: Phân số có thể coi là thương của phép chia 1:3
- HS lần lượt nêu:
 là thương của phép chia 4:10
 là thương của phép chia 9:2
1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- HS nêu: Phân số chỉ kết quả của một phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 có tử số là số bị chia và mẫu số là số chia của phép chia đó
- Một số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- HS: Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1
- HS nêu:
Ví dụ: . Ta có 5=5:1=
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình.
Ví dụ: 
- HS nêu: 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
- HS nêu: Ví dụ: 
Ta có. Vậy 1=
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp viết vào giấy nháp.
Ví dụ : 
- HS nêu: 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số khác 0.
Bài 1:
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta đọc và chỉ rõ tử số, mẫu số của các phân số.
- HS nối tiếp nhau làm bài trước lớp. Mỗi HS đọc và nêu rõ tử số, mẫu số của 1 phân số trong bài.
Bài 2:
- HS: Bài tập yêu cầu chúng ta viết các thương dưới dạng phân số.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào  ... n nào để miêu tả?
· Tìm được chi tiết trong bài thể hiện sự quan sát của tác giả rất tinh tế.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét + kết luận kết quả đúng.
HS đọc lại yêu cầu đề 
HS đọc thầm đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng “
HS làm bài.
- HS trình bày kết quả
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
a/ Những sự vật được tả: cánh đồng, bến tàu điện, đám mây, vòm trời, giọt sương, khăn quàng, tóc, sợi cỏ, gánh rau thơm, tía tô, những bẹ cải, hoa huệ trắng, bầy sáo
+ Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- b/Tác giả quan sát bằng giác quan: thị giác ( mây xám đục, vực xanh vời vợi, khăn quàng đỏ, hoa huệ trắng muốt), xúc giác ( mát lạnh, ướt lạnh
+ Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ? Tại sao em thích chi tiết đó ?
- c/ Cho tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ở câu 3
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 2:
- Một học sinh đọc yêu cầu đề bài 
Cho HS đọc yêu cầu BT
- GV giao việc: Các em phải nhớ lại những gì đã quan sát được cảnh một cánh đồng, trên nương rẫy, đường phố.vào một buổi sáng ( hoặc trưa chiều, rồi ghi lại những gì các em đã quan sát được) và lập dàn ý.
- Cho HS quan sát một vài tranh ảnh về cảnh cánh đồng, nương rẫy, công viên, đường phố mà giáo viên đã chuẩn bị trước.
- Cho HS làm bài.
- GV nhận xét + khen những HS quan sát chính xác, cách diễn đạt độc đáo, cách trình bày rõ ràng, biết lập dàn ý.
- Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy 
- HS có thể đem nội dung mình đã quan sát được ở nhà sắp xếp lại những gì đã quan sát được và lập dàn ý.
Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ý)
- Một số em trình bày.
- Lớp nhận xét.
_GV chấm điểm những dàn ý tốt
- Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý của mình
5. Tổng kết - dặn dò 
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở 
HS Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
- Nhận xét tiết học
 Toán
Tiết 5	Bài: PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
Biết thế nào là phân số thập phân.
Biết có một số phân số có thể chuyển thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số này thành phân số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Khởi động
2.Bài cũ:
- KT bài tập HS làm ở nhà
- GV nhận xét
3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu phân số thập phân
- GV viết lên bảng các phân số và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi: Em nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên?
- GV giới thiệu: các phân số có mẫu số là 10,100,1000,được gọi là các phân số thập phân.
- GV viết lên bảng phân số và nêu yêu cầu: Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số .
- GV hỏi: Em làm thế nào để tìm được số thập phân bằng với phân số đã cho?
- GV yêu cầu tương tự với các phân số ; ;
- GV nêu kết luận
+ Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân.
+ Khi muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta tìm một số nhân với mẫu để có 10,100,1000,.rồi lấy cả tử số và mẫu số nhân với số đó để được phân số thập phân( cũng có khi ta rút gọn được phân số đã cho thành phân số thập phân)
Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1
- GV viết các phân số thập phân lên bảng và yêu cầu HS đọc.
Bài 2
- GV lần lượt đọc các phân số thập phân cho HS viết.
- GV nhận xét bài của HS trên bảng.
Bài 3
- GV cho HS đọc các phân số trong bài, sau đó nêu rõ các phân số thập phân.
- GV hỏi tiếp: Trong các phân số còn lại, phân số nào có thể viết thành phân số thập phân?
Bài 4
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV giải thích: Mỗi phần trong bài diễn giải cách tím một phân số thập phân đã cho. Các em cần đọc kĩ từng bước làm để chọn được số điền thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- HS hát
- HS đưa tập lên để kiểm tra
- HS đọc các phân số trên.
- HS nêu theo ý hiểu của mình. Ví dụ: 
+ Các phân số có mẫu số là 10,100,
+ Mẫu số của các phân số này đều chia hết cho 10
- HS nghe và nhắc lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp. HS có thể tìm:
- HS nêu cách làm của mình. Ví dụ: Ta nhận thấy 5 x 2 = 10, vậy ta nhân cả tử và mẫu của phân số với 2 thì được phân số là phân số thập phân và bằng phân số đã cho.
- HS tiến hành tìm các phân số thập phân bằng với các phân số đã cho và nêu cách tìm của mình.
Ví dụ:
- HS nghe và nêu lại kết luận của GV.
Bài 1
- HS nối tiếp nhau đọc các phân số thập phân.
Bài 2
- 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập. Yêu cầu viết đúng theo thứ tự của GV đọc.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS đọc và nêu: Phân số ; là phân số thập phân.
- HS nêu: Phân số có thể viết thành phân số thập phân:
Bài 3
- BT yêu cầu chúng ta tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
 - HS nghe GV hướng dẫn.
Bài 4
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố - Dặn dò
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS nhận xét bài bạn, theo dõi GV chữa bài và tự kiểm tra bài của mình
Thứ năm, ngày 30 tháng 8 năm 2007
Luyện Từ Và Câu 
Tiết 2	 Bài: LUYỆN TẬP TỪ ĐỒNG NGHĨA 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa.
2. Kĩ năng: 
- 	Học sinh tìm được nhiều từ đồng nghĩa với từ đã cho.
-	Cảm nhận sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Biết cân nhắc , lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể .
3. Thái độ: 
- 	Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa để sử dụng khi giao tiếp cho phù hợp. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Phiếu pho to phóng to ghi bài tập 1 , 3 - Bút dạ 
-	Học sinh: Từ điển 
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: HS1
H: Thế nào là từ đồng nghĩa? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn
· HS 2: Làm BT 2 của tiết Luyện từ và câu trước đó.
- GV nhận xét chung.
- Từ đồng nghĩa là những từ cùng chỉ một sự vật, hoạt động, trạng thái hay tính chất.
- Đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có nghĩa giống nhau, có thể thay thế nhau.
- Đồng nghĩa không hoàn toàn là có nghĩa giống nhau không hoàn toàn, không thay thế cho nhau trong những văn cảnh cụ thể.
- HS lên bảng làm.
Ÿ Giáo viên nhận xét - ghi điểm
3. Giới thiệu bài mới: 
“Trong tiết học trước, các em đã biết thếù nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Tiết học hôm nay các em sẽ tiếp tục vận dụng những hiểu biết đã có về từ đồng nghĩa để làm bài tập”
- Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Học sinh nghe 
4. Các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân, nhóm, lớp
Ÿ Bài 1:
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Học theo nhóm bàn
- Sử dụng từ điển
- Cho HS đọc yêu cầu BT 1
- GV giao việc: BT cho 4 từ xanh, đỏ, trắng, đen. Nhiệm vụ là phải tìn các từ đồng nghĩa với 4 từ đó.
- Cho HS làm việc theo nhóm. GV chia nhóm, đặt tên, phát phiếu đã phô tô + bút dạ.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét và chốt lại những từ đúng.
- Nhóm trưởng phân công các bạn tìm từ đồng nghĩa chỉ màu xanh - đỏ - trắng - đen
- Mỗi bạn trong nhóm đều làm bài - giao phiếu cho thư ký tổng hợp.
- Lần lượt các nhóm lên đính bài làm trên bảng (đúng và nhiều từ)
a/ Những từ đồng nghĩa với từ chỉ màu xanh: xanh biếc, xanh tươi, xanh um, xanh thắm, xanh lơ
b/ Những từ đồng nghĩa với từ chỉ màu đỏ: đỏ chói, đỏ chót, đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ thắm
c/ Những từ đồng nghĩa với từ chỉ màu trắng: trắng tinh, trắng toát, trắng muốt, trắng phau
d/ Những từ đồng nghĩa với từ chỉ màu đen: đen láy, đen sì, đen kịt, đen ngòm
Ÿ Giáo viên lại và tuyên dương
- Học sinh nhận xét 
Ÿ Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu BT 2
- GV giao việc: các em chọn một trong số các từ vừa tìm được và đặt câu với từ đó.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + khẳng định những câu các em đã đặt đúng, đặt hay.
- Học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Học sinh làm bài cá nhân
1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Giáo viên quan sát cách viết câu, đoạn và hướng dẫn học sinh nhận xét, sửa sai
_ VD : +Vườn cải nhà em mới lên xanh mướt ..
Ÿ Giáo viên kết luận - Chú ý cách viết câu văn của học sinh
- Học sinh nhận xét từng câu (chứa từ đồng nghĩa ...)
Ÿ Bài 3:
HS đọc yêu cầu bài tập 
 HS đọc đoạn “Cá hồi vượt thác “
- Học trên phiếu luyện tập
· Đọc lại đoạn văn
· Dùng viết chì gạch những từ cho trong ngoặc đơn mà theo em là sai, chỉ giữ lại từ theo em là đúng.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và kết luận kết quả đúng. 
- Học sinh làm bài trên phiếu
- Học sinh sửa bài
- HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn Cá hồi vượt thác. Cả lớp đọc thầm.
- Các từ đúng cần để lại lần lượt là: điên cuồng, tung lên, nhô lên, sáng rực, gầm vang, lao vút, chọc thủng, hối hả.
5. Củng cố - dặn dò
- Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ Tổ Quốc”
- Nhận xét tiết học
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 1
Ngày ..... tháng ..... năm 2007.
 .
Ngày ..tháng năm 2007.
GVCN
Nguyễn Thị Bích Nga

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 20(1).doc