Toán
Tiết 91 DIỆN TÍCH HÌNH THANG
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Hình thành công thức tính diện tích hình thang.
- Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang.
II/ Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị 1 hình thang vẽ sẵn như SGK.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1- Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là hình thang? Hình thang vuông?
2- Bài mới:
Tuần 19 Soạn: Ngày 25/12/2010 Giảng: Thứ hai ngày 27/12/2010 Giáo dục tập thể Tiết 19 sinh hoạt dưới cờ ___________________________________ Toán Tiết 91 Diện tích hình thang I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Hình thành công thức tính diện tích hình thang. - Nhớ và biết vận dụng công thức tính diện tích hình thang. II/ Đồ dùng dạy học - Chuẩn bị 1 hình thang vẽ sẵn như SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1- Kiểm tra bài cũ: Thế nào là hình thang? Hình thang vuông? 2- Bài mới: a/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b/ Kiến thức: - Dưa mô hình thang đã chuẩn bị, HD học sinh quan sát. - Em hãy xác định trung điểm của cạnh BC? - Cắt rời hình tam giác ABM, sau đó ghép thành hình ADK. - Em có nhận xét gì về diện tích hình thang ABCD so với diện tích hình tam giác ADK? - Dựa vào công thức tính diện tích hình tam giác, em hãy suy ra cách tính diện tích hình thang? *Quy tắc: Muốn tính S hình thang ta làm thế nào? *Công thức: - Nếu gọi S là diện tích, a, b là độ dài các cạnh đáy, h là chiều cao thì S được tính NTN? - Quan sát, nêu nhận xét. - Xác định điểm M là trung điểm của BC - Quan sát, nêu nhận xét. - Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích tam giác ADK. (DC + AB) x AH S hình thang ABCD = 2 - Ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2. - Nêu: S = c/ Luyện tập: *Bài tập 1 (93): Tính S hình thang, - Hướng dẫn HS cách làm. - Cùng cả lớp nhận xét. *Bài tập 2 (94): Tính S mỗi hình thang sau: - Nhận xét, đánh giá bài làm của HS. *Bài tập 3 (94): Tính S hình thang, biết: - Hướng dẫn HS cách làm. - Theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại bài giải đúng. - 1 HS nêu yêu cầu. - Làm bảng con. VD: *Kết quả: a) 50 cm2 84 m2 - 1 HS nêu yêu cầu. - Lớp làm bài vào vở; 2 em lên bảng giải bài (mỗi em giải 1 phần) *Kết quả: a) 32,5 cm2 20 cm2 - 1 HS nêu yêu cầu. - 1 em giải bài trên bảng phụ; lớp chữa bài. VD: *Bài giải: Chiều cao của hình thang là: (110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m) Diện tích của thửa ruộng hình thang là: (110 + 90,2) x 100,1:2=10 020,01 (m2) Đáp số : 10 020,01 m2 3-Củng cố, dặn dò: - Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình thang. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. _____________________________ Tập đọc Tiết 37 Người công dân số một I/ Mục đích yêu cầu 1- Biết đọc đúng một văn bản kịch. Cụ thể: - Đọc phân biệt lời các nhân vật với lời tác giả. - Đọc đúng ngữ điệu câu kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm, phù hợp với tính cách, tâm trạng của từng nhân vật. - Biết phân vai, đọc diễn cảm đoạn kịch. 2- Hiểu nội dung phần một của trích đoạn kịch: Tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân. II/ Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: - Chia đoạn. - Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: - Anh Lê giúp anh Thành việc gì? - Rút ý1: - Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước? - Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó và giải thích vì sao như vậy? - Rút ý 2: c)Hướng dẫn đọc diễn cảm: - Cho HS luyện đọc phân vai trong nhóm 3 đoạn từ đầu đến anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không? - Nhận xét, kết luận nhóm đọc hay nhất. * Đoạn kịch giúp ta hiểu điều gì? - 1 HS giỏi đọc toàn đoạn kịch, lớp theo dõi. - Đoạn 1: Từ đầu đến “Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì?” - Đoạn 2: Tiếp cho đến “ở Sài Gòn nữa” - Đoạn 3: Phần còn lại. - Đọc nối tiếp đoạn (2 lần) - Đọc đoạn trong nhóm. - 2 HS đọc toàn bài. - Đọc thầm bài, tìm hiểu. -Tìm việc làm ở Sài Gòn. - Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm. - Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng. Nhưng anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không? - Anh Lê hỏi: Vậy anh vào Sài Gòn này làm gì? Anh Thành đáp: Anh học ở trường Sa- xơ-lu Lô-bathìờanh là người nước nào? - Sự trăn trở của anh Thành. - 3 HS đọc phân vai. - Lớp tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. - Luyện đọc diễn cảm. - Từng nhóm thi đọc diễn cảm. - Lớp bình chọn. * Đoạn kịch thể hiện tâm trạng day dứt, trăn trở tìm con đường cứu nước, cứu dân của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. __________________________ Chính tả Tiết 19 nghe–viết: nhà yêu nước nguyễn trung trực. Phân biệt âm đầu r/d/gi, âm chính o/ô I/ Mục đích yêu cầu - Nghe và viết đúng chính tả bài Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực. - Luyện viết đúng các tiếng chứa âm đầu r / d / gi hoặc âm chính o / ô dễ viết lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. II/ Đồ dùng daỵ học: - Bảng phụ, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ. HS làm bài 2a trong tiết chính tả trước. 2- Bài mới: a/ Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b/ Hướng dẫn HS nghe – viết: - Đọc bài viết. +Tìm những chi tiết cho thấy tấm lòng yêu nước của Nguyễn Trung Trực? - Đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: - Nhắc HS cách trình bày bài. - Đọc từng câu (ý) cho HS viết. - Đọc lại toàn bài. - Thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. - Theo dõi SGK. 1 em đọc bài viết 1 lần - Trước lúc hi sinh ông đã nói rất khẳng khái, lưu danh muôn thủa: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” - Đọc thầm lại bài. - Viết bảng con. - Viết bài. - Soát bài. c/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. * Bài tập 2: - Nhắc học sinh: + Ô 1 là chữ r, d hoặc gi. + Ô 2 là chữ o hoặc ô. - Dán 2 tờ giấy to lên bảng lớp, cho các nhóm lên thi tiếp sức. HS cuối cùng sẽ đọc toàn bộ bài thơ. - Cùng lớp NX, KL nhóm thắng cuộc * Bài tập 3: - Cho HS làm vào bảng nhóm theo nhóm 6 (nhóm 1, 2 phần a ; nhóm 3, 4 phần b). - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Cho 1-2 HS đọc lại. - Một HS nêu yêu cầu. - Lớp làm bài cá nhân. - 2 nhóm, mỗi nhóm 3 em thi tiếp sức. *Lời giải: Các từ lần lượt cần điền là: giấc, trốn, dim, gom, rơi, giêng, ngọt. - 1 HS đọc đề bài. - Thảo luận nhóm, làm bài trên bảng nhóm; một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. *Lời giải: Các tiếng cần điền lần lượt là: ra, giải, già, dành hồng, ngọc, trong, trong, rộng 3-Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. __________________________________________________________________ Soạn: Ngày 26/12/2010 Giảng: Thứ ba ngày 28/12/2010 Toán Tiết 92 Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Rèn luyện kĩ năng vận dụng công thức tính diện tích hình thang ( kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm, bút dạ. III/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1- Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 2 SGK. 2- Bài mới: a/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b/ Luyện tập: *Bài tập 1 (94): Tính S hình thang... - Hướng dẫn HS cách làm. - Cùng cả lớp chữa bài, nhận xét. *Bài tập 2 (94): - Hướng dẫn HS cách làm. +Yêu cầu HS tìm đáy bé và đường cao. +Sử dụng công thức tính S hình thang để tính diện tích thửa ruộng. +Tính kg thóc thu hoạch được trên thửa ruộng - Quan sát HS làm bài, giúp đỡ HS yếu. - Chấm bài, chữa bài. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại bài giải đúng. *Bài tập 3 (94): - Vẽ hình trên bảng. - Chữa bài, chốt lại đáp án đúng. - 1 HS nêu yêu cầu. - Thực hiện bài trên bảng con. VD: *Kết quả: a) 70 cm2 b) m2 - 1 HS nêu yêu cầu. - Giải bài vào vở, 1 em giải bài trên bảng phụ. Bài giải: Độ dài đáy bé là: 120 : 3 x 2 = 80 (m) Chiều cao của thửa ruộng là: 80 – 5 = 75 (m) Diện tích của thửa ruộng đó là: (120 + 80) x 75 : 2 = 7500 (m2) Thửa ruộng đó thu được số kg thóc là: 7500 : 100 x 64,5 = 4837,5 (kg) Đáp số: 4837,5 kg thóc. - 1 HS nêu yêu cầu. - 1 em lên bảng điền đáp án đúng. *Bài giải: a) Đúng b) Sai 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. ___________________________ Luyện từ và câu Tiết 37 câu ghép I/ Mục đích yêu cầu: - Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản. - Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép; đặt được câu ghép. II/ Đồ dùng dạy học: Bảng nhóm, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: HS làm bài tập 1 trong tiết LTVC trước. 2- Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. b/ Phần nhận xét: *Bài tập 1: - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, nêu câu trả lời trước lớp. +Yêu cầu 1: Đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn ; xác định CN, VN trong từng câu. (nhóm 2) +Yêu cầu 2: Xếp 4 câu trên vào hai nhóm: câu đơn, câu ghép. (HS làm việc nhóm 2) +Yêu cầu 3: (cho HS trao đổi nhóm 4) - Cùng cả lớp nhận xét. Chốt lời giải đúng. c/ Ghi nhớ: -Thế nào là câu ghép? d/ Luyện tâp: *Bài tập 1: - Chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận nhóm 6. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. *Bài tập 2: - Mời một số HS trình bày. - Cùng cả lớp nhận xét , bổ sung. *Bài tập 3: - Cho HS làm vào vở sau đó chữa bài. - 2 HS đọc nối tiếp toàn bộ nội dung các bài tập. Cả lớp theo dõi. - Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Đoàn Giỏi, lần lượt thực hiện từng Y/C: *Lời giải: a) Yêu cầu 1: 1. Mỗi lần rời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng 2. Hễ con chó đi chậm, con khỉ 3. Con chó chạy sải thì con khỉ 4. Chó chạy thong thả, khỉ buông thõng b) Yêu cầu 2: - Câu đơn: câu 1 - Câu ghép: câu 2,3,4 c) Yêu cầu 3: Không tách được, vì các vế câu diễn tả những ý có quan hệ chặt chẽ với nhau.Tách mỗi vế câu thành một câu đơn sẽ tạo nên một chuỗi câu rời rạc, không gắn kết với nhau về nghĩa. - Nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. - 1 HS nêu yêu cầu. - Thảo luận nhóm 6. Đại diện nhóm trình bày trước lớp. *Lời giải: Vế 1 Vế 2 Trời /xanh thẳm biển cũng thẳm xanh, Trời / rải mây trắng nhạt. biển / mơ màng dịu hơi sương Trời / âm u mây biển / xám xịt, nặng nề. Trời / ầm ầm biển / đục ngầu, giận giữ Biển / nhiều khi ai / cũng thấy như thế. - 1 HS đọc yêu cầu. - Trao đổi nhóm 2. *Lời giải: Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với các ý của vế câu khác. *VD về lời giải: -Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc. -Mặt trời mọc, sương tan dần. 3-Củng cố dặn dò: - Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. ... hi nhớ. - 1 HS nêu yêu cầu. - Thảo luận nhóm 6. VD: *Đoạn a có một câu ghép, với 4 vế câu: 4 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy. *Đoạn b có một câu ghép, với 3 vế câu: 3 vế câu nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy. *Đoạn c có một câu ghép, với 3 vế câu: vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp, giữa 2 vế câu có dấu phẩy. Vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ rồi. - 1 HS đọc yêu cầu. - Viết bài vào vở. - 1 số em trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét, bình chọn bạn viết hay nhất. 3-Củng cố dặn dò: - Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. - GV nhận xét giờ học. Yêu cầu những HS chưa hoàn thiện đoạn văn về nhà viết lại. ______________________________ Tập làm văn Tiết38 Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài) I/ Mục đích yêu cầu. - Củng cố kiến thức về dựng đoạn kết bài. - Viết được đoạn KB cho bài văn tả người theo hai kiểu : mở rộng và không MR. II/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài. 2- Hướng dẫn HS luyện tập: *Bài tập 1 (14): - Ôn tập: - Có mấy kiểu kết bài? đó là những kiểu kết bài nào? - Trao đổi cặp, nêu câu trả lời. - Cách kết bài của 2 đoạn văn có gì khác nhau? - Nhận xét kết luận. *Bài tập 2 (14): - Giúp HS hiểu yêu cầu của bài. - Nhắc nhở HS làm bài. - Cùng cả lớp chữa, nhận xét bài trên bảng phụ. - Đánh giá điểm cho những bài viết khá. - 1 HS đọc nội dung bài tập 1. Nối tiếp nhau nêu câu trả lời - Có hai kiểu kết bài: +Kết bài mở rộng: từ hình ảnh , hoạt động của người được tả suy rộng ra các vấn đề khác. +Kết bài không mở rộng: nêu nhận xét chung hoặc nói lên tình cảm của em với người được tả. - Đọc thầm 2 đoạn văn, suy nghĩ, nối tiếp nhau phát biểu. a) Kiểu kết bài không mở rộng: tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả. b) Kiểu kết bài theo kiểu mở rộng: sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội. - Một HS đọc yêu cầu. - 1 số em nêu đề bài mình chọn. Hai HS làm vào bảng phụ. - Viết đoạn văn vào vở. - 2 HS trình bày bài trên bảng phụ. Lớp nhận xét, bổ sung. - 1 số đọc bài trước lớp, lớp nhận xét, bình chọn bài viết hay. 3-Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại kiến thức về hai kiểu kết bài trong văn tả người. - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS viết chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn và chuẩn bị bài sau. ____________________________ Địa lí Tiết 19 Châu á I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS: - Nhớ tên các châu lục, đại dương. - Biết dựa vào lược đồ hoặc bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn của châu á. - Nhận biết được độ lớn và sự đa dạng của thiên nhiên châu á . - Đọc được tên các dãy núi cao, đồng bằng lớn của châu á. II/ Đồ dùng dạy học: - Quả địa cầu. - Bản đồ tự nhiên châu á.. - Tranh, ảnh về một số cảnh thiên nhiên của châu á.. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Bài cũ: Nhận xét về bà kiểm tra cuối học kì I 2-Bài mới: a) Vị trí địa lí và giới hạn: * Hoạt động 1: (Làm việc nhóm hai) - Hướng dẫn HS quan sát hình 1-SGK: +Em hãy cho biết các châu lục và đại dương trên Trái Đất? +Em hãy cho biết các châu lục và đại dương mà châu á tiếp giáp? - Cùng cả lớp nhận xét. - Kết luận: Châu á nằm ở bán cầu Bắc ; có ba phía giáp biển và đại dương. * Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 4) - Yêu cầu HS thảo luận. +Dựa vào bảng số liệu, so sánh diện tích châu ávới diện tích của các châu lục khác? - Kết luận: Châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. b) Đặc điểm tự nhiên: * Hoạt động 3: (Làm việc cá nhân sau đó làm việc theo nhóm), Chia 4 nhóm. - B1: Cho HS quan sát hình 3, nêu tên theo kí hiệu a, b, c, d, đ của H2, rồi tìm chữ ghi tương ứng ở các khu vực trên H3. - B2: Cho HS trong nhóm 5 kiểm tra lẫn nhau. - B3: Mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. - B4: Cho HS nhắc lại tên các cảnh thiên nhiên. Em có nhận xét gì về thiên nhiên châu á? *Hoạt động 3: (Làm việc cả lớp) - Quan sát hình 3, nhận xét về các đới khí hậu của châu á? - Địa hình châu á có gì nổi bật? - Kết luận: Chốt lại câu trả lời đúng. - Quan sát hình 1-SGK, trả lời câu hỏi: - 6 châu lục: Châu á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương, châu Nam Cực. - 4 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, ấn Độ Dương. - Phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía nam giáp ấn Độ Dương, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp châu Âu. - Nối tiếp nhau trình bày kết quả thảo luận. - 1HS đọc bảng số liệu trang 103SGK - Thảo luận nhóm 4. - Châu á có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới. - Đại diện các nhóm trình bày. - Làm việc theo sự hướng dẫn của GV. - Nối tiếp nhau nêu nhận xét: * Tây á chủ yếu là núi và sa mạc. Châu á có dãy núi lớn: Cáp ca, U-ran, Thiên Sơn, Côn Luân, Hy-ma-lay-a; 1 số đồng bằng lớn: Tây Xi-bia, Hoa Bắc, Lưỡng Hà, ấn Hằng, sông Mê Công. - Thiên nhiên châu á đa dạng. - Châu á có đủ các đới khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. - Châu á có DT là đồi núi và cao nguyên. 3-Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần kết luận SGK __________________________________________________________________ Soạn: Ngày 29/12/2010 Giảng: Thứ sáu ngày 31/12/2010 Toán Tiết 95 chu vi hình tròn I/ Mục tiêu: Giúp HS: nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn. II/ Đồ dùng dạy học - Mô hình đo chu vi hình tròn. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1- Kiểm tra bài cũ: Các bán kính của một hình tròn như thế nào với nhau? Đường kính của một hình tròn gấp mấy lần bán kính của hình tròn đó? 2- Bài mới: a/ Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. b/ Kiến thức: - Dùng mô hình thao tác đo chu vi hình tròn. - Độ dài của vạch hình tròn lăn trên thước chứng tỏ điều gì? - KL: Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó. - HD: Tính chu vi hình tròn có đường kính 4cm bằng cách: 4 x 3,14 = 12,56 (cm). Rút ra cách tính: *Quy tắc: Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào? *Công thức: C là chu vi, d là đường kính thì C được tính NTN? và r là bán kính thì C được tính NTN? - Quan sát, nêu nhận xét. - Độ dài đó chính là chu vi hình tròn. - Thực hiện tính ra nháp, nêu kết quả, so sánh với kết quả đo thực tế. - Nêu quy tắc tính chu vi hình tròn. -Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy đường kính nhân 3,14. - Nêu công thức tính: C = d x 3,14 C = r x 2 x 3,14 c/ Luyện tập: *Bài tập 1 (98): Tính chu vi hình tròn có đường kính d: - Quan sát, giúp đỡ HS yếu. - Chữa bài, củng cố cách tính CV hình tròn *Bài tập 2 (98): Tính chu vi hình tròn có bán kính r: - Chữa bài, nhận xét, đánh giá bài làm của HS. *Bài tập 3 (98): - Hướng dẫn HS tìm cách làm. - Giúp đỡ HS yếu. - Cùng cả lớp nhận xét, chốt lại bài giải đúng. - 1 HS nêu yêu cầu. - Lớp thực hiện tính ra bảng con, VD: *Kết quả: a/1,884 cm; b/ 7,85 dm; c/ 2,512 m - 1 HS nêu yêu cầu. - Lớp làm bài vào vở; 1 em giải bài trên bảng lớp, cả lớp nhận xét, chữa bài. *Kết quả: a/ 17,27 cm; b/ 40,82 dm; c/ 3,14 m - 1 HS nêu yêu cầu. - Lớp làm bài vào vở. 1 em giảI bài trên bảng phụ. *Bài giải: Chu vi của bánh xe ô tô đó là: 0,75 x 3,14 = 2,355 (m) Đáp số : 2,355 m. 3-Củng cố, dặn dò: - Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn. - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. ______________________________ Khoa học Tiết 38 sự biến đổi hoá học I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học. - Phân biệt sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. - Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học. II/ Đồ dùng dạy học: - Hình 78 – 81, SGK. - Phiếu học tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: Thế nào là dung dịch, cho ví dụ? 2- Bài mới: a/ Giới thiệu bài: b/ Hoạt động 1: Thí nghiệm *Mục tiêu: Giúp HS biết : - Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác. - Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học. *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm: - Chia nhóm (3 nhóm), giao việc. - Quan sát, nhắc nhở các nhóm thực hiện thí nghiệm. Bước 2: Làm việc cả lớp - Quan sát kết quả thí nghiệm của từng nhóm, kết luận, đánh giá cho từng nhóm, sau đó đưa ra câu hỏi: +Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác như 2 TN trên gọi là gì? +Sự biến đổi hoá học là gì? - Kết luận: Chôt lại câu trả lời đúng. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận các hiện tượng sảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu ở trang 78 SGK sau đó ghi vào phiếu học tập. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét. +Được gọi là sự biến đổi hoá học. +Là sự biến đổi từ chất này thành chất khác. c/ Hoạt động 2: Thảo luận. *Mục tiêu: HS phân biệt được sự biến đổi hoá học và sự biến đổi lí học. *Cách tiến hành: - Chia nhóm (nhóm 4), giao việc. +Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Tại sao bạn kết luận như vậy? +Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy? - Kết luận: Chốt lại câu rả lời đúng. - Làm việc theo nhóm 4. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 79 sách giáo khoa và thảo luận. - Trường hợp ở hình 2,5,6 là sự biến đổi hóa học. Vì các chất ở hình này đã biến đổi thành chất khác không còn giữ nguyên tính chất ban đầu nữa. - Trường hợp hình 3,4,7 là biến đổi lý học. Vì giấy bị xé vụn, xi măng, cát, thyur tinh dù ở trạng thái nào nó vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu của nó. - Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. 3-Củng cố, dặn dò: - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết. - Nhận xét giờ học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau. ____________________________________ Giáo dục tập thể Tiết 19 Sơ kết tuần 19 I. Yêu cầu: - HS nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 19. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc. II. Lên lớp: 1/ Nhận xét chung: - Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao. - Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. - Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp. - Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ. - Vệ sinh lớp học + Thân thể sạch sẽ. KN tính toán có nhiều tiến bộ. Khen: Phạm Hùng, Thảo, Hoàng. * Nhắc nhở: - 1 số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu. - Lười học bài và làm bài: Đi học quên đồ dùng. Chê: Tỉnh, Si 2/ Phương hướng tuần 20: - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 19. - Tiếp tục rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
Tài liệu đính kèm: