Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thủy

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thủy

I.YÊU CẦU:

- Trẻ kể cho cô nghe 2 ngày nghỉ ở nhà làm gì

- Biết được bạn nào vắng trong ngày

- Biết cất đồ dùng đúng nơi qui định

II.CHUẨN BỊ:

- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc chơi

III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

 Hoạt động 1: Đón trẻ

 Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, ân cần . Nhắc nhở trẻ chào cô, cha mẹ ông bà , tự cất đồ dùng đúng nơi qui định. Sau đó cho trẻ vào góc chơi theo ý thích

 Hoạt động 2: Trò chuyện:

 Lớp hát bài “Em tập lái ô tô”

 Trong bài hát nói đến PTGT nào?

 Vậy ô tô chạy ở đâu ?

 Ôtô là PTGT đường gì?

 Sáng con đi học bằng gì?

 Trên đường đến trường con thấy các loại xe nào?

 

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 4917Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ:PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
TUẦN 3: CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
Thực hiện từ ngày 26/03/2012 đến ngày 30/03/2012
HOẠT ĐỘNG SÁNG
I.YÊU CẦU:
- Trẻ kể cho cô nghe 2 ngày nghỉ ở nhà làm gì
- Biết được bạn nào vắng trong ngày
- Biết cất đồ dùng đúng nơi qui định
II.CHUẨN BỊ:
- Chuẩn bị đồ chơi ở các góc chơi
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
 Hoạt động 1: Đón trẻ
 Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ, ân cần . Nhắc nhở trẻ chào cô, cha mẹ ông bà , tự cất đồ dùng đúng nơi qui định. Sau đó cho trẻ vào góc chơi theo ý thích
 Hoạt động 2: Trò chuyện: 
 Lớp hát bài “Em tập lái ô tô” 
 Trong bài hát nói đến PTGT nào? 
 Vậy ô tô chạy ở đâu ?
 Ôtô là PTGT đường gì?
 Sáng con đi học bằng gì?
 Trên đường đến trường con thấy các loại xe nào?
 Khi đi xe con phải làm gì?
 Nếu ngồi trên xe ô tô , xe buýt con phải làm sao? 
 Giao dục cháu ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn khi đi trên xe và chấp hành tốt an toàn giao thông 
 Hoạt động 3: Điểm danh:
 Cô cho trẻ quan sát xem hôm nay trong tổ vắng bạn nào 
 Động viên trẻ đi học đều, nghỉ học phải xin phép
THỂ DỤC SÁNG
Bài hát: “Em đi chơi thuyền”
I.YÊU CẦU:
- Trẻ tập đúng động tác của bài thể dục 
- Tập hào hứng cùng cô, giáo dục trẻ tập thể dục tốt cho sức khỏe 
II.CHUẨN BỊ:
-Sân tập sạch sẽ
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1:
Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy( đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy nhanh) Sau đó chuyển về 3 hàng ngang dãn cách đều
Hoạt động 2:
TTCB: Đứng khép chân, hai tay thả xuôi, đầu không cúi
Động tác hô hấp: Đưa 2 tay sang ngang làm máy bay
 Động tác tay vai: Đưa 2 tay ra trước xoay cổ tay(4 lần/4 nhịp)
 Động tác chân: Cỏ thấy, cây cao: trẻ ngồi xổm đứng lên (4 lần/4 nhịp)
 Động tác bụng lườn: Đứng chân rộng bằng vai, 2tay chống hông, quay người sang 2 bên (4 lần/4 nhịp)
 Động tác bật : bật tiến về phía trước 
 Hoạt động 3:
Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu
HOẠT ĐỘNG GÓC
PV : Cửa hàng bán xe
XD: Xây ngã tư đường phố
HT- NT: Tô màu PTGT
TN: Tưới cây
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết tự nhận vai chơi và đi vào góc chơi nhẹ nhàng, không la hét làm ồn
- Biết dùng ngôn ngữ của vai chơi
- Chơi phải nhường nhịn không dành đồ chơi
II. CHUẨN BỊ:
-Đồ chơi cho các góc chơi
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 1.Thỏa thuận trước khi chơi:
 Lớp hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
 Tuần này lớp mình thực hiện chủ điểm gì?
 Đã đến giờ gì vậy con?
 Lớp mình có những góc chơi nào?
 Cô giới thiệu tên trò chơi mới, trẻ tự nhận vai chơi và đi vào góc chơi theo ý thích
 *Phân vai: Cửa hàng bán xe:
 Trong trò chơi này gồm có những ai?
 Người bán làm công việc gì?
 Người mua thì phải làm sao?
 Đúng rồi. Người bán mời khách đến chọn xe giới thiệu cho khách xem, còn người mua phải trả tiền và cám ơn, hẹn khách lần sau đến mua
 * Xây dựng: Xây ngã tư đường phố:
 Con thấy ngã tư đường phố có gì?
 Vậy con xây ngã tư đường phố như thế nào?
 Con phải xây gì?
 Trên ngã tư đường có xe chạy, có vỉa hè, có nhà ở, có bồn binh trồng nhiều hoa
 Con nhớ xây cẩn thận và đẹp nha!.
 * HT-NT:
 Con biết những loại PTGT nào?
 Thế con có thích tô màu các loại PTGT đó không?
 Cô cho trẻ nhắc lại cách tô màu, cầm bút và ngồi đúng tư thế ngồi, tô màu PTGT
 * Thiên nhiên:
 Cô hướng dẫn trẻ chăm sóc cây xanh của lớp mình ở góc thiên nhiên
 Giáo dục cháu yêu cây xanh bảo vệ chúng không hái hoa, ngắt lá, bẻ cành khi ra sân chơi, ở những nơi công cộng, ở nhà.
 2. Qúa trình chơi:
 Trẻ tự nhận vai chơi và đi vào các góc chơi nhẹ nhàng, không la hét , làm ồn, giành đồ chơi của nhau
 Cô cùng chơi với trẻ để quan sát, giúp đỡ trẻ khi cần, kịp thời uốn nắn hành vi xấu
 3. Nhận xét sau khi chơi:
 Cô đến từng góc chơi nhận xét, tuyên dương nhóm chơi tốt
 Động viên nhóm chơi chưa tốt lần sau cố gắng chơi tốt hơn
 Sau đó cô nhận xét chung cả lớp rồi cho cháu sắp xếp chơi gọn gàng, ngăn nắp lên kệ
 4.Kết thúc:
 Cháu thu dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp lên kệ sau đó ra ngoài rửa tay sạch
THỨ HAI: 26/03/2012
Bé thật tài
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VĐCB: Bật qua suối nhỏ
TCVĐ: Tín hiệu 
I.YÊU CẦU:	 	
 - Trẻ biết cách bật mạnh qua suối nhỏ
 - Biết phối hợp tay chân nhịp nhàng đúng tư thế
 - Động viên trẻ mạnh dạn thực hiện
 - Trẻ tập nhanh nhẹn BTPTC
 - Giáo dục cháu siêng năng tập thể dục, cho cơ thể khỏe mạnh, biết lợi ích của các PTGT
 II. CHUẨN BỊ:
Tập trong lớp
Vạch chuẩn
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Khởi động:
 Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy( đi đường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân , chạy chậm, chạy nhanh) Sau đó về 3 hàng ngang dãn cách đều
 Hoạt động 2: Trọng động:
 * Bài tập phát triển chung:
 Trẻ tập cùng cô BTPTC
Động tác cơ tay và cơ bả vai: xoay cổ tay(4 lần/4 nhịp)
 + Nhịp 1: xoay sang trái 
 + Nhịp 2: xoay sang phải
 + Nhịp 3,4 như nhịp 1,2
 Động tác cơ chân: Cỏ thấp cây cao(6 lần/4 nhịp)
 + Nhịp 1: ngồi xuống 
 + Nhịp 2: đứng lên
 + Nhịp 3,4 như nhịp 1,2
 Động tác cơ lưng bụng : quay sang 90 (4 lần/4 nhịp)
 + Nhịp 1: quay sang trái
 + Nhịp 2: quay sang phải
 + Nhịp 3,4 như nhịp 1,2
 Động tác bật : bật tiến về phía trước (6 lần/4 nhịp)
 * Vận động cơ bản: 
 Các con nhìn xem cô có gì đây?
Đây là con suối nhỏ các con phải bật thật mạnh để không bị rơi xuống suối nha. Các con hãy chú ý nhìn cô bật qua nha
Cô làm mẫu lần 1: không giải thích
Cô làm mẫu lần 2: chân đứng sau vạch chuẩn, 2 chân khép, tay chống hông, khi có hiệu lệnh bật, chân khụy gối bật mạnh qua suối 
Mời trẻ nhanh nhẹn lên thực hiện cho lớp xem
Cô cho lớp lên thực hiện lần lượt đến hết lớp
Cô chú ý sửa sai cho trẻ
Cô mời trẻ khá, yếu lên thực hiện lại
 * Trò chơi vận động: 
Cô và các con cùng chơi trò chơi “Tín hiệu” nha
Cách chơi: cho lớp làm ô tô chạy trên đường phố, khi cô đưa tín hiệu đèn nào các con phải thự hiện theo tín hiệu đèn của cô 
Cho lớp chơi vài lần
Cô nhận xét lớp
Hoạt động 3:Hồi tĩnh:
 Cho trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng
* Hoạt động nối tiếp : Cho trẻ đi uống nước
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSMĐ: Quan sát tranh tàu thủy
TC: Ôtô và chim sẽ
I.YÊU CẦU:
Trẻ biết một số loại PTGT
- Giáo dục cháu biết luật giao thông
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 1.QSMĐ:
 Tranh gì đây con?
 Bây giờ cô và các con cùng quan sát xem tàu thủy có những bộ phận nào nha
 Đây là gì của tàu thủy?
 Muốn tàu thủy được phải làm gì?
 Còn đây là gì?
 Đây là ghế dùng để ngồi đó con
 Vậy tàu thủy chở được ít người hay nhiều người?
 Tàu thủy à PTGT đường gì?
 Đúng rồi tàu thủy là PTGT đường thủy, chạy bằng động cơ chở được nhiều người
 2.TCVĐ: Ôtô và chim sẽ:
 Trò chơi cũ cô nhắc lại cách chơi
 Cho lớp chơi vài lần 
 3. Chơi tự do:
 Cô quan sát trẻ chơi tự do
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ xem phim hoạt hình
- Hát bài: “Đường em đi”
THỨ BA: 27/03/2012 
Tàu thủy
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Nhận biết PTGT đường thủy
I.YÊU CẦU:	
 - Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số PTGT đường thủy, biết lợi ích của chúng
 - Giáo dục trẻ giữ gìn các loại PTGT, không được nghịch phá hay đùa giỡn khi đi trên các ghe, xuồng, phà.
 II. CHUẨN BỊ:
Tranh
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Ổn định:
Hát bài “Em đi chơi thuyền”
 Hoạt động 2: Nội dung:
 Trong bài hát nói đến gì?
 Thuyền là PTGT đường gì?
 Các con có được đi thuyền chưa?
 Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về PTGT đường thủy nha!
 Tranh gì đây con?
 Đây là tàu cao tốc. Tàu cao tốc chạy ở đâu?
 Tàu cao tốc là PTGT đường gì?
 Tàu cao tốc dùng để làm gì?
 Tàu cao tốc chạy nhanh hay chậm?
 Tàu cao tốc chạy được là nhờ có gì?
 Tàu cao tốc chạy rất nhanh và chở được nhiều người. Trên tàu cao tốc có rất nhiều phao để dành cứu hộ khi có tai nạn xảy ra, khi đi trên tàu cao tốc phải mặc áo phao, phải ngồi ngay ngắn không được đùa nghịch rất là nguy hiểm
 Cô đọc câu đố
 “Làm bằng gỗ
 Nỗi trên sông
 Có buồm giong
 Nhanh đến bến
 Là thuyền gì?
 Thuyền buồm chạy ở đâu?
 Chạy trên sông trên biển gọi là PTGT đường gì?
 Thuyền buồm dùng để làm gì?
 Thuyền buồm chạy được là nhờ có gì?
 Thuyền buồm đi lại được là nhờ có cánh buồm, khi có gió thổi căng cánh buồm chạy rất nhanh, chở người, chở hàng hóa
 Vậy ở trên những con sông nhỏ và kênh rạch mọi nười muốn qua sông phải đi bằng gì?
 Muốn đi qua sông nhỏ thì phải đi bằng thuyền nhỏ, bằng xuồng
 Xem cô có tranh gì đây?
 Xuồng được gọi là PTGT đường gì?
 Dùng để làm gì?
 Xuồng đi nhanh hay chậm?
 Xuồng là PTGT đường thủy được dùng ở sông nhỏ, đi chậm, chở được ít người, phải dùng sức người chèo mới duy chuyển được, khi đi các con nhớ phải ngồi ngay ngắn không được nghịch nước
 * So sánh:
 - Giống nhau: đều là PTGT đường thủy, chở hàng hóa chở người
 - Khác nhau: 
Xuồng dùng sức để chèo, nhỏ chở ít người, đi chậm
Tàu cao tốc chạy bằng động cơ máy, đi nhanh, chở được nhiều người nhiều hàng hóa
 Ngoài các PTGT cô cho các con quan sát, con còn biết PTGT đường thủy nào nữa?
 GD trẻ đi trên các PTGT đường thủy phải ngồi ngay không được nghịch nước
 * Trò chơi:
 Chơi TC “về đúng bến”
 Cách chơi mỗi bạn cầm trên tay một tranh lô tô và đi chơi khi nghe tín hiệu về bến thì phải chạy thật nhanh về bến và đúng với tranh lô tô mình cầm nha
 Cho lớp chơi vài lần
Hoạt động 3: Kết thúc:
 Lớp hát bài “ Đoàn tàu nhỏ tí xíu”
* Hoạt động nối tiếp : Cho trẻ đi uống nước
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSMĐ: Quan sát tranh xe ôtô
TCVĐ : Tín hiệu
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết một số loại PTGT
- Giáo dục cháu biết luật giao thông
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 1.QSMĐ: 
 Tranh gì đây con?
 Bây giờ cô và các con cùng quan sát xem xe hơi có những bộ phận nào nha
 Đây là gì của xe hơi?
 Muốn xe hơi chạy được phải làm gì?
 Còn đây là gì?
 Đây là ghế dùng để ngồi đó con 
 Vậy ca nô chở được ít người hay nhiều người?
 Ca nô là PTGT đường gì?
 Đúng rồi xe hơi là PTGT đường bộ, dùng động cơ để chạy chở được nhiều người
 2.TCVĐ: Tín hiệu:
 Cô nhắc lại cách chơi
 Cho lớp chơi vài lần 
 3. Chơi tự do:
 Cô quan sát trẻ chơi tự do
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ xem phim hoạt hình
 - Hát bài “Ngã tư đường phố”
THỨ TƯ: 28/03/2012
Máy bay xinh
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
ĐỀ TÀI: Tô màu máy bay
I.YÊU CẦU:	
 - Trẻ biết dùng kĩ năng tô màu, ngồi đúng tư thế
 - Biết tên các loại PTGT 
 - Giáo dục trẻ tô không lem ra ngoài 
II. CHUẨN BỊ:
Tranh
Bút màu
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Ổn định:
 Hát bài “ Em tập lái ô tô”
 Hoạt động 2: Nội dung:
 Trong bài hát có xe gì?
 Ôtô là PTGT đường gì?
 Ngoài PTGT đường bộ còn có PTGT đường gì nữa?
 Còn có PTGT đường hàng không, đường thủy 
 PTGT đường hàng không có phương tiện gì?
 Có máy bay, trực thăng. Các con có thấy máy bay chưa?
 Hôm nay cô sẽ cho các con tô màu máy bay nha. Muốn tô đẹp thì hãy chú ý nhìn lên cô tô.
* Cô làm mẫu:
 Cô tô mẫu: cô cầm viết bằng 3 ngón tay, tô từ trong ra ngoài, tô không lem
 Cô cho trẻ nhắc lại cách tô màu, cách cầm bút, cách ngồi
 * Trẻ thực hiện:
 Bây giờ các con hãy tô cho đẹp nha
 Cô động viên trẻ tạo ra sản phẩm, giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn
* Nhận xét sản phẩm:
 Đã hết giờ bây giờ các con đem sản phẩm của mình lên trưng bày nha
 Đây là những sản phẩm mà các con vừa tô màu 
 Bây giờ các con hãy cùng tham quan nha!
 Cho trẻ chọn sản phẩm mình thích và nói tại sao
 Cô chọn sản phẩm đep, chưa hoàn chỉnh nhận xét
 Hoạt động 3: kết thúc
 Hát bài “Đoàn tàu nhỏ tí xíu”
* Hoạt động nối tiếp : Cho trẻ đi cất bút màu
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSMĐ: Quan sát tranh xe buýt
TC: Ôtô và chim sẽ
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết một số loại PTGT
- Giáo dục cháu biết luật giao thông
II. CHUẨN BỊ: 
- Tranh 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 1.QSMĐ: 
 Chơi TC trời sáng trời tối
 Tranh gì đây con?
 Bây giờ cô và các con cùng quan sát xem xe buýt có những bộ phận nào nha
 Đây là gì của xe buýt?
 Đếm xem xe buýt có mấy bánh nè?
 Muốn xe buýt được phải làm?
 Vậy xe buýt chở được ít người hay nhiều người?
 Xe buýt là PTGT đường gì?
 Đúng rồi xe buýt là PTGT đường bộ, dùng động cơ để bay chở được nhiều người
 2.TCVĐ: Ôtô và chim sẽ
 Cô nhắc lại cách chơi
 Cho lớp chơi vài lần 
 3. Chơi tự do:
 Cô quan sát trẻ chơi tự do
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ xem phim hoạt hình
 - Hát bài “Đường em đi”
THỨ NĂM: 29/03/2012
Đèn giao thông
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: Thơ: Đèn giao thông
I.YÊU CẦU:	
 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ, thuộc thơ đọc thơ to rõ
 - Giáo dục cháu biết đi đúng luật giao thông, khi đi xe phải ngồi ngoan không được nghịch phá
 II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Ổn định:
Lớp hát bài “Em đi qua ngã tư đường phố”
 Hoạt động 2: Nội dung: 
 Các bạn trong bài hát chơi trò gì?
 Khi đi trên ngã tư đường phố các con phải chấp hành luật giao thông. Cô có một bài thơ dạy mọi người đi dúng luật giao thông. Các con lắng nghe để đi cho đúng luật nha
Cô đọc lần 1 diễn cảm
Cô đọc lần 2 xem tranh
Nội dung: khi đi trên đường phải đi đúng luật, đường đỏ dừng lại, đèn vàng đi chậm, đèn xanh mới được đi các con đi dường phải nhắc nhở cha mẹ mình đi đúng luật 
* Đàm thoại- làm rõ ý:
Trong bài thơ có đèn gì?
Khi đèn đỏ phải làm gì?
Đèn vàng thì sao?
Đàn xanh như thế nào?
Các con phải nhớ điều gì?
Khi đi trên đường các con phải tuân thủ luật giao thông, phải đi với người lớn không được đi một mình
 * Dạy đọc thơ:
 Bài thơ rất hay các con đọc cùng cô nhé
 Lớp đọc thơ cùng cô vài lần
 Cô chú ý sửa sai
 Cô mời nhóm đọc thơ
 Cô chú ý sửa sai
 Cô mời tổ đọc thơ
 Cô chú ý sửa sai
 Cô mời cá nhân đọc thơ
 Cô chú ý sửa sai	
 * Trò chơi:
Cô cho cháu chơi TC “Tín hiệu”
Cô nhắc lại cách chơi
Cho lớp chơi vài lần
 Hoạt động 3:Kết thúc:
Hát bài “Em tập lái ô tô”
 * Hoạt động nối tiếp : Cho trẻ đi vệ sinh
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSMĐ: Quan sát tranh tàu hỏa
TC: Tín hiệu
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết một số loại PTGT
- Giáo dục cháu biết luật giao thông
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 1.QSMĐ:
 Chơi TC trời sáng trời tối
 Tranh gì đây con?
 Đây là gì của xe?
 Có mấy bánh xe?
 Tàu hỏa dùng để làm gì?
 Chở được nhiều người hay ít người?
 Chạy nhanh hay chậm?
 Tàu hỏa là PTGT đường gì?
 Tàu hỏa là PTGT đường sắt, chở được nhiều người, chạy nhanh
 2.TCVĐ: Tín hiệu
 Cô nhắc lại cách chơi
 Cho lớp chơi vài lần 
 3. Chơi tự do:
 Cô quan sát trẻ chơi tự do
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hát “Bé và mẹ”
- Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ xem phim hoạt
THỨ SÁU: 30/03/2012
Đường em đi
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
DH: Đường em đi
VĐ: Minh họa
NH: Em đi chơi thuyền
I.YÊU CẦU:	
-Trẻ thuộc, hát to, rõ lời bài hát
- Biết minh họa theo lời bài hát
- Giáo dục cháu đi đúng luật giao thông
II.CHUẨN BỊ:
- Trống lắc
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1:Ổn định:
 TC “Con thỏ”
 Hoạt động 2:Nội dung:
 Các con nhìn xem cô có tranh gì đây?
 Trong tranh các bạn nhỏ khi qua dường có người lớn dắt qua. Khi các con đi bộ thì các con phải đi ở đâu. Muốn biết đường dành cho người đi bộ ở đâu hãy lắng nghe bài hát này.
 *Dạy hát:
 Cô hát lần1: Đó là bài hát “Đường em đi” nhạc của Ngô Quốc Tính, lời Tường Vân
 Cô hát lần 2 : khi đi đường các con phải đi lề bên phải, còn đường bên trái không được đi nếu đi sai đường rất dễ xảy ra tai nạn các con nhớ nha
 Bài hát rất hay con hát cùng cô nhé
 Cho cả lớp hát vài lần 
 Cô mời tổ hát
 Cô chú ý sửa sai
 Cô mời nhóm hát
 Cô chú ý sửa sai
 Cô mời cá nhân hát
 Cô chú ý sửa sai
 * Vận động:
 Muốn bài hát được hay và vui hơn cả lớp mình vừa hát và minh họa theo lời bài hát với cô nha
 Cho cả lớp cùng hát và vận động minh họa
 Cô chú ý sửa sai
 Cô mời nhóm hát và vận động minh họa
 Cô chú ý sửa sai
 Cô mời cá nhân hát và vận động minh họa
 Cô chú ý sửa sai
 Cô mời tổ hát và vận động minh họa
 Cô chú ý sửa sai
 *Nghe hát:
 Hôm nay cô và các con cùng lắng nghe bài hát này xem các bạn nhỏ được đi đâu chơi 
 Cô hát lần 1: bài hát “em đi chơi thuyền” các bạn nhỏ được cha mẹ đưa đi đâu chơi
 Lần 2 cô mở nhạc 
 Các bạn nhỏ đi học ngoan nên được cha mẹ cho đi chơi trong thảo cầm viên rất là vui, có rất nhiều đồ chơi. Các con cũng phải học ngoan cha mẹ sẽ đưa các con đi chơi ở công viên có rất nhiều đồ chơi
Hoạt động 3: Kết thúc:
 Cả lớp hát bài “đường em đi”
* Hoạt động nối tiếp : Cho trẻ đi vệ sinh
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QSMĐ: Quan sát tranh máy bay
TC: Ôtô và chim sẽ
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết một số loại PTGT
- Giáo dục cháu biết luật giao thông
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 1.QSMĐ: 
 Chơi TC trời sáng trời tối
 Tranh gì đây con?
 Đây là gì của máy bay?
 Máy bay dùng để làm gì?
 Chở được nhiều người hay ít người?
 Bay nhanh hay chậm?
 Máy bay là PTGT đường gì?
 Máy bay là PTGT đường hàng không, chở được nhiều người, bay rất nhanh
 2.TCVĐ: Ôtô và chim sẽ
 Trò chơi cũ cô nhắc lại cách chơi
 Cho lớp chơi vài lần 
 3. Chơi tự do:
 Cô quan sát trẻ chơi tự do
BÉ NGOAN
I.YÊU CẦU:	
 - Trẻ biết được thành tích của mình trong tuần, biết nhận xét bạn
II. CHUẨN BỊ:
Bảng bé ngoan 
Hoa cắm
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Ổn định:
 Hát bài cả tuần đều ngoan”
 Hoạt động 2: Nội dung 
 Hôm nay là thứ mấy vậy con?
 Thứ 6 là ngày gì?
 Cuối tuần con được làm gì?
 Bạn như thế nào được cắm hoa?
 Mời 1 bạn nêu tiêu chuẩn bé ngoan
 Vậy tuần này bạn nào được cắm hoa
 Cô mời cháu ngoan ở các tổ lần lượt lên cắm hoa, cô khen gợi cháu
 Động viên cháu không được cắm hoa lần sau cố gắng ngoan để được cắm hoa
 Thứ 7 và chủ nhật ở nhà con làm gì giúp ba mẹ?
 Hoạt động 3: Kết thúc:
 Hát bài “hoa bé ngoan”
PHẦN KÝ DUYỆT:
..
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docPHUONG TIEN GIAO THONG.doc