I. MỤC TIÊU
- HS hiểu: trong ngày Tết trung thu, đèn ông sa là một trong những loại đồ chơi phổ biến nhất để tre em dự hội rước đèn.
- HS biết cách làm đèn ông sao.
- Rèn luyện cho HS tính khéo léo và ý thức tôn trọng, giữu gìn các đồ chơi truyền thống.
II. QUY MÔ Tổ chức theo quy mô lớp
TUẦN 3 HOẠT ĐỘNG NGLL Hoạt động 3: LÀM ĐÈN ÔNG SAO I. MỤC TIÊU - HS hiểu: trong ngày Tết trung thu, đèn ông sa là một trong những loại đồ chơi phổ biến nhất để tre em dự hội rước đèn. - HS biết cách làm đèn ông sao. - Rèn luyện cho HS tính khéo léo và ý thức tôn trọng, giữu gìn các đồ chơi truyền thống. II. QUY MÔ Tổ chức theo quy mô lớp III. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN - Một đèn ông sao làm mẫu; - Các nguyên liệu để làm đèn ông sao: thanh tre, giây thép nhỏ, giấy bóng kính( hoặc giấy màu), que làm cán, kéo, keo dán,; - Anh rước đèn ông sao đem trung thu; IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: chuẩn bị Trước 1 tuần, GV phổ biến cho HS nắm được: - Người xưa quan niệm mọit hứ trong đêm Rằm Trung thu đều phải sáng. Vì thế, đèn là một đồ chơi không thể thiếu trong đêm Trung thu. Có nhiều loại đèn: đèn lồng, đèn kéo quân, đèn cá chép, đèn ông sao, - Ngày nay, điều kiện kinh tế của nhiều gia đình đã khá lên rất nhiều, cha mẹ dễ dnàg mua cho con chiếc đèn. Để giúp các em có đôi bàn tay khéo léo và giữ gìn truyền thống làm đồ chơi dân gian, cả lớp sẽ tự làm đèn ông sao để rước trong đêm Rằm trung thu của toàn trường. - Một chiếc đèn cần: 10 thanh tre cật, 1 thành tre dài uốn cong thành vòng tròn bao quanh ông sao, giây thép nhỏ để buộc giấy bóng kình nhiều màu (nếu không có giấy bóng kính, có thể làm bằng giấy màu loại mỏng, tuy vậy chiếc đèn sẽ không đẹp), một các que làm cán, kéo, keo dán, Lưu ý: chiếc đèn ông sao càng nhiều màu sắc sặc sỡ, càng đẹp. - Hướng dẫn HS học hai bài hát “ chiếc đèn ông sao” và “ Rước đèn Tháng tám”. Khuyến khích HS tìm băng nhạc để hát theo. Bước 2: GV hướng dẫn HS làm đèn ông sao (GV cùng phụ huynh nên chuẩn bị nguồn nguyên liệu thống nhất cho cả lớp) 1, Làm khung đèn ông sao - tuỳ theo kích thước to nhỏ của ông sao, cắt 10 thanh tre cật dài bằng nhau - Mỗi mặt của đèn là một ông sai năm cánh, cần làm hai ông sa bằng nhau để khi buộc vào mới cân đối. Cách làm ông sao: + lấy 5 thanh tre, ở thanh tre khía các rãnh nhỏ để có chỗ buộc dây thép. + xếp 5 thanh tre thành hình ngôi sao, đan lại với nhau thật cân đối. - Buộc hai ngôi sao vào với nhau bằng dây thép nhỏ ở 5 góc ngôi sao để tạo thành hình 2 mặt sao của đèn. - Cắt 4 khúc tre nhỏ bằng nhau làm thanh chống tạo độ dày cho đèn, một khúc cắt to bản hơn chống ở chỗ hai đường chéo cắt nhau (phía đáy ngôi sao) để đặt nến. 2, Dán đèn - dùng giấy bóng kính màu (hoặc giấy màu) dán kín các mặt hình ông sao. Càng nhiều màu sắc, đèn càng đẹp. Nhớ chừa 2 lỗ hổng hình tam giác ở mặt dưới và mặt trên (quan sát bứuc ảnh số 1) để bỏ nến vào và luồn cán sao. - Trang trí các đường viền ngôi sao bằng giấy màu, chọn màu nổi bật với màu ngôi sao. Cắt các hoạ tiết, hoa, con vật tuỳ thích để dan lên các mặt sao (chọn được giấy trang kim màu càng đẹp) - Dùng một que làm cán đèn sao cho cái que ầy có thể xuyên qua một que chống nhỏ giữ cho cán không tuột khỏi đèn. Có thể buộc dây lên đỉnh đen, treo các dây đó vào que để rước. - Uốn một thanh tre nhỏ, dài làm thành một vòng tròn bao quanh ngôi sao. Cắt giấy nhiều màu sắc khác nhau thành những tua nhỏ, dán bao quanh viền vòng tròn - Thắp nến bên trong, ánh sáng phát ra làm cho đèn sáng lung linh nhiều màu sắc. Bước 3: hoàn thành sản phẩm - các tổ giúp nhau hoàn thành chiếc đèn đúng thời gian quy định. Dán tên vào cán đèn. - Chăng dây quanh lớp để treo những đèn đã làm xong theo từng khu vực. Bước 4: nhận xét- đánh giá GV nhận xét, khen ngợi những đôi bàn tay khéo léo đã tự làm ra đồ chơi dân gian có ý nghía. Có nhưũng chiếc đèn đẹp, có những chiếc chưa thật đẹp, tất cả đều đáng được nâng niu và sử dụng nó trong đêm Hội rước đèn vì đó là sản phẩm do chính các em làm ra. Cả lớp cùng hát bài “ chiếc đen ông sao” và “rước đèn Tháng tám” ------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: