Giáo án lớp 5 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân - Học kì II

Giáo án lớp 5 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân - Học kì II

 I. Mục tiêu :

- Đọc rành mạch, lưu loát; biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( anh Thành, anh Lê).

- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Trả lời được các câu hỏi 1,2 và 3 (không cần giải thích lí do)

- TĐ : Kính yêu Hồ Chí Minh

 

doc 252 trang Người đăng huong21 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 5 - Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân - Học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2011
TIẾT 2: TẬP ĐỌC: TCT 37: NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ 1
 I. Mục tiêu : 
- Đọc rành mạch, lưu loát; biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật ( anh Thành, anh Lê).
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Trả lời được các câu hỏi 1,2 và 3 (không cần giải thích lí do)
- TĐ : Kính yêu Hồ Chí Minh
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
 1. GV giới thiệu chủ điểm Người công dân : 1’
- GV giới thiệu bài : 1’
HS lắng nghe.
2.Luyện đọc : 10’
- Hướng dẫn HS luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai. 
- GV đọc diễn cảm cả bài.
- 2 HS khá đọc.
- HS đọc nối tiếp.
+HS đọc từ ngữ khó.
+HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
- 1 HS đọc cả bài.
3. Tìm hiểu bài: 12’
– Đoạn 1 : 
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì ? Anh có giúp được không ?
HS đọc thầm và TLCH
*Anh Lê giúp anh Thành tìm việc ở Sài Gòn.
– Đoạn 2 : 
- Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước ?
*Chúng ta là đồng bào.Cùng máu đỏ da vàng với nhau.Nhưng ...anh có khi nào nghĩ đến đồng bào không?.Vì anh với tôi chúng ta là công dân nước Việt
- Câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê nhiều lúc không ăn nhập với nhau. Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó ?
*Anh Lê gặp anh Thành để báo tin đã xin được việc làm cho anh Thành nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.Anh Thành htường không trả lời vào câu hỏi của anh Lê...
4.HDHS đọc diễn cảm: 10’
- GV đưa bảng phụ chép đoạn 1 để HS
 luyện đọc.
- HS luyện đọc diễn cảm
- GV đọc mẫu.
- HSKG luyện đọc phân vai.
- HS đọc theo nhóm 3.
- 3 nhóm lên thi đọc.
 - Lớp nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay.
5, Củng cố, dặn dò : 1’
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà đọc lại bài, đọc trước màn 2 của vở kịch.
Lắng nghe.
HS thực hiện.
TIẾT 3: TOÁN: TCT 91: diÖn tÝch h×nh thang
I. Mục tiêu:
1/KT, KN : Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. Chuẩn bị. 
- GV: Chuẩn bị bảng phụ và các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông, thước kẻ, kéo.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1: Giới thiệu bài : 1'
2/ Hình thành công thức tính diện tích hình thang : 12'
- GV nêu vấn đề: Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
- GV dẫn dắt để HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt rời hình tam giác ABM; sau đó ghép lại như hướng dẫn trong SGK để được hình tam giác ADK.
- HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK vừa tạo thành.
- GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK (như trong SGK).
- HS nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK (như trong SGK).
- HS nhận xét về mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình để rút ra công thức tính diện tích hình thang, ghi công thức tính diện tích hình thang vào vở.
S = (a + b) x h : 2
3. Thực hành : 20'
Bài 1a: Giúp HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang.
- Bài 1a: HS tính diện tích của từng hình thang rồi nêu kết quả tìm được.
S = (12 + 8) x 5: 2 = 50 m2
Bài 2a: HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang và hình thang vuông.
Bài 2a : HS tự làm phần a) sau đó đổi bài làm cho nhau và chấm chéo. 
 S = (4 + 9) x 5: 2 = 32,5 m2
Bài 3: Dành cho HSKG.
HS nêu hướng giải bài toán đã cho biết gì, phải làm gì?
Bài giải:
Chiều cao của hình thang là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10010,01 (m2)
Đáp số: 10 020,01 m2
4. Củng cố dặn dò : 1'
- 2HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang.
BUỔI CHIỀU: TIẾT 1: ĐẠO ĐỨC: TCT 19: EM YÊU QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu : 
 - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
 - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
- Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.
* Thực hành tiết kiệm năng lượng cũng góp phần xây dựng quê hương.
II. Chuẩn bị : 
- GV : + Phiếu học tập 
- HS : Thẻ màu 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
1/ Giới thiệu bài: 1’
- 2-3 HS trình bày 
2/ Tìm hiểu truyện Cây đa làng em : 15’
- 2 HS đọc truyện ở SGK
- HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi ở SGK
-Đại diện nhóm trình bày.
-Vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa ? 
+ vì cây đa là biểu tượng của quê hương.. cây đa đem lại nhiều lợi ích cho mọi người.
- Hà gắn bó với cây đa như thế nào ? 
+ Mỗi lần về quê, Hà đều cùng các bạn đến chơi dưới gốc đa.
- Bạn Hà đóng góp tiền làm gì ? Vì sao bạn Hà làm như vậy ? 
+ Để chữa cho cây sau trận lụt vì
bạn Hà rất yêu quý quê hương
- Đối với quê hương, chúng ta phải như thế nào ? 
+ Đối với quê hương chúng ta phải gắn bó, yêu quý và bảo vệ quê hương
KL: Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của bạn Hà.
3 / Bài tập. 7’
 - GV yêu cầu HS thảo luận theo từng cặp để làm bài tập 1. 
- Làm bài tập 1, SGK 
- HS làm việc theo nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
- Kết luận: Trường hợp (a,b,c,d,e) thể hiện tình yêu quê hương. 
- HS đọc phần ghi nhớ 
4/ Trò chơi “Phóng viên”: 10’
- GV hướng dẫn cách chơi và cử 2 em lần lượt làm phóng viên để phỏng vấn các bạn.
- GV theo dõi 
- HS liên hệ thực tế
- HS tiến hành trò chơi, trao đổi nhau theo gợi ý: 
Quê bạn ở đâu ? Bạn biết gì về quê hương mính ? 
Bạn đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương ? 
- GV nhận xét chung
3. Hoạt động tiếp nối: 2’
- 1 HS vẽ 1 bức tranh về chủ đề “Quê hương”
- Nhân xét tiết học
- HS lắng nghe 
TIẾT 3: KHOA HỌC: TCT 37. DUNG DỊCH
I. Mục tiêu :
1- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất. 
2/TĐ : Nghiêm túc trong thực hành 
II. Chuẩn bị :
- Hình trang 76, 77 SGK.
- Một ít đường ( hoặc muối ), nước sôi để nguội, một cốc ( li ) thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu .	
1. Giới thiệu bài:
-2 HS đọc bài
2/Thực hành “ Tạo ra một dung dịch” 10'
- GV cho HS làm việc theo nhóm như hướng dẫn trong SGK. 
* HS làm việc theo nhóm
* GV lưu ý HS: Trong quá trình khuấy đường cho tan vào nước, cả nhóm cần tập trung quan sát.
a) Tạo ra một dung dịch đường ( hoặc dung dịch muối), tỉ lệ nước và đường do từng nhóm quyết định và ghi vào bảng sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch 
* GV theo dõi & nhận xét.
* Các nhóm hoàn thành vào bảng 
* Đại diện nhóm trả lời 
* Các nhóm khác nhận xét 
3 / HĐ cả lớp : 5'
- GV cho HS thảo luận các câu hỏi:
- Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
* Muốn tạo ra một dung dịch ít nhất phải có 2 chất trở lên, trong đó phải có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
 - Dung dịch là gì?
* Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng với chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
Kể tên một số dung dịch mà bạn biết ?
Ví dụ: dung dịch nước và xà phòng; dung dịch giấm và đường hoặc giấm và muối;...
4 : Thực hành : 10'
* GV theo dõi và nhận xét.
* HS làm việc theo nhóm
 - Đọc mục Hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thảo luận, đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK.
* Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
 Qua thí nghiệm trên, theo các em, ta có thể làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
* Đun nóng dung dịch muối,...Gặp lạnh, hơi nước đọng lại thành nước. Còn muối thì ở lại nồi đun. 
Kết luận:
- Ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách chưng cất.
 5 : Chơi trò chơi “đố bạn”: 3'
- Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào?
* Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế, người ta sử dụng phương pháp chưng cất.
Để sản xuất muôí từ nước biển người ta đã làm cách nào? 
6. Củng cố, dặn dò: 2'
* Để sản xuất ra muối từ nước biển, người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối. Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và còn lại muối.
 - Về học lại bài và chuẩn bị bài học sau.
 - Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện.
 Thứ ba ngày 4 tháng 1năm 2011
TIẾT 1: THỂ DỤC: Giáo viên bộ môn thực hiện.
TIẾT 2: CHÍNH TẢ: TCT 19: NHÀ YÊU NƯỚC NGUYỄN TRUNG TRỰC
I. Mục tiêu : 
 – Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi..
Làm được BT2, BT 3b
- Yêu thích sự phong phú của TV
II. Chuẩn bị :
- Vở BT Tiếng Việt 5, tập hai.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
 1.Giới thiệu bài : 1’
- Nêu MĐYC của tiết học
- HS lắng nghe.
2/ HD chính tả : 5’
- GV đọc bài chính tả.
- HS theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm lại bài 1 lần.
- Bài chính tả cho em biết điều gì ?
- GV nhắc HS viết hoa những tên riêng có trong bài.
*Nguyễn Trung Trực là nhà yêu nước nổi tiếng của Việt Nam....
- HS nêu các tên riêng cần viết hoa.
- Cho HS luyện viết các từ ngữ dễ viết sai.
- HS luyện viết bảng con, 1HS lên bảng lớn viết: Chài lưới, khảng khái,nổi dậy,...
- 3HS đọc từ khó.
3/ GV cho HS viết : 12’
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết.
- HS viết bài.
- GV đọc lại bài chính tả một lượt.
- GV chấm 5 – 7 bài.
- Nhận xét chung.
- HS tự soát lỗi.
- Đổi vở cho nhau soát lỗi.
4/ HD làm BT : 10’
 - Cho HS đọc yêu cầu BT và bài thơ.
- GV giao việc và cho HS làm bài.
-1 HS đọc to, cả lớp đọc theo.
- HS làm bài theo cặp.
- HS trình bày.
 + Giấc, trốn, dim, gom, rơi.
 +Giêng, ngọt.
 - Lớp nhận xét.
- Bài 3 b.
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: Là hoa lựu và cây sen.
- HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- HS làm bài cá nhân.
 - HS trình bày.
 - Lớp nhận xét.
- HS ghi kết quả đúng vào vở.
5.Củng cố,dặn dò: 2’
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Lắng nghe.
 - HS thực hiện.
 TIẾT 3: TOÁN : TCT 92: luyÖn tËp
I. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình thang.
II. Chuẩn bị .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Giới thiệu bài : 1'
2 : Thực hành : 32'
Bài 1: Gọi 3 HS lên bảng sửa bài : 
Bài 1:- HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, phân số và số thập phân.
 S = (14 + 6) x 7: 2 = 70 m2
 S = (2,8 + 1,8) x 0,5: 2 = 1,65 m2
Bài 2: Vận dụng công thức tính diện tích hình thang để giải toán.
Bài 2: Dành cho HSKG
- GV yêu cầu HS suy nghĩ để nêu cách tính theo các bước.
+ Đáy bé và chiều cao của thửa ruộng hình thang.
+ Diện tích của thửa ruộng.
+ Từ đó tính số ki-lô-gam thóc thu hoạch được trên  ...  TRƯỜNG 
 TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI 
 I. MỤC TIÊU :
Nêu được VD : môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người
Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
* Biết bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí.
 Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệuquar và tiết kiệm
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :	
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4’
2. Bài mới: 29’
HĐ 1 : Giới thiệu bài: ’
HĐ 2 : Quan sát : 
- 2 HS trả lời
* Cho HS làm việc theo nhóm
Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
- HS thảo luận nhóm 4
HS làm phiếu học tập sau:
 Hình
 Môi trường tự nhiên
Cung cấp cho con người
Nhận từ các hoạt động của con người
Hình1
Hình 2
Hình 3
Hình4
Hinh5
Hình6
* Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Các nhóm khác bổ sung.
- Kết luận: sgk
- HS chú ý lắng nghe và nhắc lại.
Hoạt động 2: Trò chơi “ Nhóm nào nhanh hơn?”: 
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.
- HS viết tên những thứ môi trường cho con người và những thứ môi trường nhận từ con người. 
 Môi trường cho
 Môi trường nhận
 Thức ăn
Nước uống
Nước dùng trong sinh hoạt, công nghiệp
Chất đôt ( rắn, lỏng, khí)
 ...
Phân, rác thải
 Nước tiểu
Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp
 Khói, khí thải
.....
- Các nhóm trình bày
- Tiếp theo, GV yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi cuối bài ở trang 133 SGK:
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
+ Tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm,...
- Đọc nội dung bài học
3. Củng cố, dặn dò : 2’
- Nhận xét tiết học
 Thứ năm ngày 21tháng 4 năm 2011
TIẾT 1: THỂ DỤC: Giáo viên bộ môn thực hiện.
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TCT 64: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU 
 (Dấu hai chấm)
I.MỤC TIÊU:
- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm(BT1).
- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2,3).
II.CHUẨN BỊ :
Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 4 ’
Nhận xét + cho điểm
- Đọc đoạn văn và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy 
2.Bài mới. 29’
a.Giới thiệu bài: 
b.Hướng dẫn ôn tập.
- HS lắng nghe
HĐ 1: Cho HS làm BT1: - GV nhắc lại yêu cầu của BT
- GV dán lên bảng lớp tờ phiếu ghi sẵn nội dung cần nhớ về dấu hai chấm
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
- HS lắng nghe 
- HS đọc nội dung trên phiếu
HS làm bài + trình bày
Câu văn:
Một chú công an vỗ vai em:
Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
Tác dụng của dấu hai chấm
a.Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vât.
b.Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đỏi lớn: hôm nay tôi đi học.
b.Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- Lớp nhận xét 
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
HĐ 2: Cho HS làm BT2: (Cách tiến hành tương tự BT1)
- GV dán lên bảng ttờ phiếu đã viết lời giải.
- Câu a & b: Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
HĐ 3: Cho HS làm BT3: 
- Cho HS đọc yêu cầu BT3
1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Cho 2 HS làm bài. GV dán 2 phiếu lên bảng 
Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện vui Chỉ vì quên một dấu câu và làm vào vở BT, 2HS làm bài lên bảng.
Cho HS trình bày
+ Tin nhắn của khách:
- HS trình bày
+ Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.( Hiểu nếu còn chỗ viết lên băng tang )
+ Người bán hàng hiếu lầm ý của khách nên ghi trên giải băng tang:
+ Kính viếng bác X.Nếu còn chỗ linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.( Hiểu nếu còn chỗ trên thiên đàng )
+ Để người bán hàng khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn, dấu đó dạt ở sau chữ nào ? 
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
+ Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ : linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
- Lớp nhận xét
3.Củng cố, dặn dò : 2’
Nhận xét tiết học
Dặn HS nhớ kiến thức về dấu hai chấm để sử dụng cho đúng
- Nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm
TIẾT 3: TOÁN: TCT 159: 
 ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. MỤC TIÊU: 
1/KT, KN : Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1 : Giới thiệu bài :1’
 2 : Ôn tập và hệ thống các công thức tính chu vi, diện tích một số hình . 15’
-GV treo bảng phụ có vẽ các hình theo thứ tự như SGK.
- Hs làm việc nhóm đôi để trao đổi và ghi lại công thức tính chu vi, diện tích các hình ở phiếu học tập. 
- Đại diện vài nhóm ghi kết quả vào bảng.
-Bằng hệ thống câu hỏi, GV dẫn dắt để Hs ôn tập và củng cố các công thức đó.
3 : Thực hành làm BT: 17’
Bài 1:
-Đọc đề, nêu tóm tắt.
-Làm bài vào vở.
 Chiều rộng khu vườn HCN là:
 120 x 2/3 = 80 (m)
 Chu vi khu vườn HCN là:
 ( 120 + 80) x 2 = 400 ( m) 
Diện tích khu vườn HCN là:
 120 x 80 = 9600 ( m2)
 = 0,96 ha
Bài 2 : 
-Dẫn dắt để HS trình bày ý nghĩa của tỉ số 1 : 1000, cách tính số đo thực của mảnh đất.
-Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
Bài 2 : -Gọi Hs đọc đề.
-Làm bài vào vở.
Đáy lớn: 
 5 x 1000 = 5000(cm)= 50(m)
Đáy bé:
3 x 1000 = 3000(cm)= 30(m)
Chiều cao:
2 x 1000 = 2000(cm)= 20(m)
Diện tích mảnh đất hình thanglà:
( 50 + 30 ) x 20 : 2 = 800 (m2)
-Chấm, sửa bài, nhận xét. 
Bài 3 : 
 -GV vẽ hình lên bảng. Hướng dẫn Hs từng bước từ nhận xét để giải bài toán:
- Hs đọc đề.
-Theo dõi, trả lời.
DTHV: 32 cm2	
DTHT: 50,24 cm2
DT phần tô màu: 
50,24 – 32 = 18,24 cm2
 3. Củng cố, dặn dò : 2’
- Nhận xét tiết học.
TIẾT 4: ANH VĂN: Giáo viên bộ môn thực hiện.
TIẾT 5: MĨ THUẬT: Giáo viên bộ môn thực hiện
 Thứ sáu ngày 22 tháng 4 năm 2011
TIẾT 1: TẬP LÀM VĂN: TCT 64: KIỂM TRA VIẾT 
 (Tả cảnh)
I.MỤC TIÊU:
Viết được một bài văn tả cảnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, dùng từ, đặt câu đúng.
2/ TĐ : Yêu thích cảnh đẹp và có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên
II.CHUẨN BỊ :
Dàn ý cho đề văn của mỗi HS (đã lập từ tiết trước).
Một số tranh ảnh phục vụ cho đề bài (nếu có
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu bài: 1’
2.Hướng dẫn làm bài. 33’
- HS lắng nghe
HĐ1:Hướng dẫn : 
- Viết 4 đề bài trong SGK lên bảng
- GV lưu ý HS: Các em có thể dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh. Các em cũng có thể viết bài cho một đề bài khác 
- 1 HS đọc 4 đề
- HS xem lại dàn ý
HĐ 2: HS làm bài : 
- GV theo dõi HS làm bài
- GV thu bài khi hết giờ 
- HS làm bài
- HS nộp bài 
3.Củng cố, dặn dò : 1’
Nhận xét tiết học 
Dặn HS về chuẩn bị bài cho tiết sau
- HS lắng nghe 
TIẾT 2: KĨ THUẬT: TCT 32: LẮP RÔ-BỐT ( tiết 3)
I. MỤC TIÊU:
1/ KT,KN :
 - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt.
- Biết cách lắp và lắp được rô-bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn. 
2/TĐ : Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi lắp, tháo các chi tiết của rô-bốt.
II. CHUẨN BỊ :
- Mẫu rô-bốt đã lắp sẵn.
 - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
	TIẾT 2&3
HĐ 4 : HS thực hành lắp rô-bốt
a) Chọn chi tiết
- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết 
b) Lắp từng bộ phận
- HS chọn các chi tiết
- Lắp rô-bốt được lắp theo các bước nào?
- Rô-bốt được lắp theo các bước:
+ Lắp các bộ phận của rô-bốt (đầu, thân, tay, chân).
+ Lắp các bộ phận với nhau để được rô-bốt hòan chỉnh.
- Yêu cầu HS QS kĩ hình và đọc nội dung từng bước lắp trong SGK.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
c) Lắp ráp rô-bốt (H.1-SGK).
- GV cho HS tiến hành lắp rô-bốt.
- HS lắp ráp rô-bốt theo các bước trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý khi lắp thân rô-bốt vào giá đỡ thân cần phải lắp cùng với tấm tam giác.
- Nhắc HS kiểm tra sự năng lên, hạ xuống của tay rô-bốt. 
- HS chú ý lắng nghe & thực hiện.
GV cần theo dõi và uốn nắn kịp thời những HS (hoặc nhóm) lắp sai hoặc còn lúng túng.
* Với HS khéo tay : Lắp được rô-bốt trực thăng theo mẫu. Rô-bốt lắp chắc chắn.Tay rô-bốt có thể nâng lên hạ xuống được.
HĐ 5 : Đánh giá sản phẩm: 7-8’
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc chỉ định 1 số em.
- HS có thể trưng bày SP theo nhóm hoặc các nhân.
- GV nhắc lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK).
- HS chú ý nghe.
- Nhận xét sản phẩm của bạn
Đánh giá và tuyên dương những nhóm làm tốt
- HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.
3, Củng cố, dặn dò : 1-2’
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ráp rô-bốt.
- Chuẩn bị tiết học sau.
Toán : LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1/KT, KN : Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học; Biết giải các bài toán liên quan đến tỷ lệ.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. Chuẩn bị :
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’ 
- 1 Hs làm bài toán sau: Một khu vườn trồng cây ăn quả hình chữ nhật có chiều rộng 80m. chiều dài bằng 3/2 chiều rộng.
Tính chu vi khu vườn đó.
Tính diện tích khu vườn đó với đơn vị đo là mét vuông, là héc-ta.
2.Bài mới :
HĐ 1: Giới thiệu bài 
HĐ 2: Thực hành : 28-30’
Bài 1:
Bài 1:
-Đọc đề, nêu tóm tắt.
-Theo dõi, trả lời.
Chiều dài sân bóng:
 11 x 1000 = 11 000(cm) = 110 ( m)
Chiều rộng sân bóng:
 9 x 1000 = 9 000(cm) =90 ( m)
Chu vi sân bóng:
 (110 + 90) x 2 = 400 (m)
Diện tích sân bóng:
 110 x 90 = 9900( m2 )
Bài 2: 
-Dẫn dắt để Hs nêu được ý nghĩa của tỉ lệ 1:1000, công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật.
-Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
Bài 2: 
- Hs đọc đề, nêu tóm tắt.
 Giải:
Chiều rộng thửa ruộng là:
100 x 3/5 = 60 (m)
Diện tích thửa ruộng:
100 x 60 = 6000 ( m2)
6000 m2 gấùp 100m2
6000 : 100 : 60 (lần)
Số thóc thu hoạch trên thửa ruộng là:
55 x 60 = 3300(kg)
Bài 3:
-Gợi ý để Hs hiểu được muốn tính số thóc thu hoạch trên thửa ruộng cần tính được diện tích của thửa ruộng.
-Yêu cầu Hs làm bài vào vở.
Bài 3: Dành cho HSKG
- Hs đọc đề.
-Làm bài vào vở.
 Giải:
Cạnh sân gạch hình vuông là:
 48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch hình vuông là:
 12 x 12 = 144 ( m2)
 ĐS :144 m2
Bài 4:
Bài 4:
- Đọc đề, nêu tóm tắt.
-Yêu cầu Hs nêu công thức tính diện tích hình thang và cách tìm chiều cao của hình thang khi biết kích thước của hai đáy .
-Yêu cầu Hs làm bài vào vở. 
-Theo dõi, trả lời.
-Làm bài vào vở.
3.Củng cố, dặn dò : 1-2’
Yêu cầu Hs nêu cách chu vi diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình thang.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 5 HKII.doc