Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Nguyễn Văn Sang - Chủ đề: Mái trường thân yêu của em

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Nguyễn Văn Sang - Chủ đề: Mái trường thân yêu của em

1. Mục tiêu

- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng.

- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng tự hào trong ngày khai giảng.

- Biết yêu trường yêu lớp.

2. Quy mô hoạt động.

- Tổ chức theo quy mô toàn trường.

3. Tài liệu và phương tiện

- Đĩa nhạc bài quốc ca

- Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ hoa, phông màn, khẩu hiệu,.

- Giấy mời cha mẹ học sinh, đại diện các ban ngành địa phương.

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Nguyễn Văn Sang - Chủ đề: Mái trường thân yêu của em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÁNG 9
CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU CỦA EM
Thứ ... ngày ... tháng 9 năm 2012
HOẠT ĐỘNG 1
LỄ KHAI GIẢNG
1. Mục tiêu
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng.
- Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng tự hào trong ngày khai giảng.
- Biết yêu trường yêu lớp.
2. Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô toàn trường.
3. Tài liệu và phương tiện
- Đĩa nhạc bài quốc ca
- Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ hoa, phông màn, khẩu hiệu,...
- Giấy mời cha mẹ học sinh, đại diện các ban ngành địa phương.
4. Tiến hành hoạt động 
a) Bước 1 : Chuẩn bị 
- Hướng dẫn học sinh tập các bài hát Quốc ca, Đội ca
- Hướng dẫn HS tập đội hình, đội ngũ.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
- Hướng dẫn HS chuẩn bị chào cờ, cách đón các em HS lớp 1.
- Trang trí lễ đài.
b) Bước 2: Tiến hành lễ khai giảng.
- Đội nghi thức của trường và HS lớp 5 đón các em lớp 1 vào vị trí trung tâm của lễ đài.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu
- Lễ chào cờ
- Hiệu trưởng đọc báo cáo tổng kết thành tích năm học trước
- Đại diện chính quyền địa phương đọc thư của chủ tịch nước.
- Đại diện học sinh đọc lời hứa
- Hiệu trưởng tuyên bố khai giảng năm học mới, đánh trống khai giảng.
- Bế mạc lễ khai giảng.
5. Kết thúc hoạt động
- Học sinh xếp hàng về lớp
HOẠT ĐỘNG II
XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM
1. Mục tiêu
- HS biết đóng góp xây dựng sổ truyền thống của lớp
- Giáo dục HS lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự truyền thống của lớp.
2. Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô theo lớp.
3. Tài liệu và phương tiện
- Một cuốn sổ bìa cứng.
- Ảnh chụp chung HS cả lớp, ảnh chụp cá nhân.
4. Tiến hành hoạt động 
a) Bước 1 : Chuẩn bị 
- GV phổ biến mục đích làm sổ truyền thống của lớp và cùng học sinh trao đổi về nội dung hình thức trình bày sổ.
- Mỗi HS chuẩn bị một tấm ảnh cá nhân và viết một vài dòng giới thiệu bản thân .
- Các tổ chuẩn bị : bức ảnh chung của tổ; một vài nét giới thiệu về tổ mình.
- Cả lớp: Bức ảnh chung cả lớp. Thành lập ban biên tập giới thiệu thành tích của các cá nhân của lớp.
b) Bước 2: Tiến hành làm sổ truyền thống của lớp.
- Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp.
- Sắp xếp thông tin theo từng loại.
- Trình bày, trang trí sổ truyền thống.
- Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp.
- Giới thiệu về từng cá nhân học sinh.
- Những suy nghĩ của cá nhân về mái trường về lớp học, về thầy cô trước khi ra trường.
5. Kết thúc hoạt động
HOẠT ĐỘNG 3
BÀY CỖ TRUNG THU
1. Mục tiêu
- HS hiểu ý nghĩa của tết trung thu.
- HS biết cùng các bạn bày cỗ trong đêm trung thu.
- Tạo niềm vui và không khí hào hứng rôn rã cho HS
2. Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô theo lớp hoặc toàn trường.
3. Tài liệu và phương tiện
- Các loại hoa quả để bày cỗ 
- Các bức ảnh minh họa mâm cỗ trung thu.
4. Tiến hành hoạt động 
a) Bước 1 : Phổ biến mục đích yêu cầu hoạt động.
- Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo.
- Công bố giải thưởng dành cho mâm cỗ đẹp.
b) Bước 2: Tiến hành cuộc thi
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Khai mạc cuộc thi
- Thông qua chương trình cuộc thi.
- Các đội thi về vị trí tiến hành bày và trang trí mâm quả.
- Các thành viên ban giám khảo đi chấm điểm.
5. Kết thúc hoạt động
- Đánh giá và trao giải thưởng.
HOẠT ĐỘNG 4
GIAO LƯU TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI 
VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG.
1. Mục tiêu
- Giúp học sinh có thêm những thông tin bổ ích về an toàn giao thông.
- Biết cách sơ cứu đơn giản khi có tai nạn thương tích.
- Giáo dục HS ý thức tôn trọng luật an toàn giao thông.
2. Quy mô hoạt động.
- Tổ chức theo quy mô theo khối lớp hoặc toàn trường.
3. Tài liệu và phương tiện
- Tìm hiểu về luật giao thông đường bộ , tranh ảnh, mô hình về giao thông; biển báo hiệu
- Loa đài, đĩa hình, đĩa nhạc.
4. Tiến hành hoạt động 
a) Bước 1 : Chuẩn bị
- Hướng dẫn HS sưu tầm các câu chuyện, tư liệu, hình ảnh liên quan đến an toàn giao thông
- Chọn cử người dẫn chương trình.
- Phân công trang trí, kê bàn ghế.
- Dự kiến đại biểu mời tham dự cuộc giao lưu.
b) Bước 2: Tiến hành cuộc thi
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Thông qua chương trình cuộc thi.
- Giới thiệu BGK.
- Giới thiệu các đội thi.
- Các đội thi lần lượt lên trình diễn tiểu phẩm tuyên truyền.
5. Kết thúc hoạt động
- Ban giám khảo đánh giá, nhận xét 
- Công bố kết quả cuộc thi.
- Phát thưởng cho các đội thi.
Nhận xét của BGH Ngày .... tháng 9 năm 2012
	 Kí duyệt:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
THÁNG 10
Chủ đề : VÒNG TAY BÈ BẠN
Thứ ... ngày ... tháng 10 năm 2012
HOẠT ĐỘNG 1
TRÒ CHƠI “ TRÁI BÓNG YÊU THƯƠNG ’’ 
I. Mục tiêu hoạt động:
- Thông qua trò chơi, HS được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè.
- HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Quy mô hoạt động : Tổ chức theo quy mô lớp.
- Một quả bóng cao su nhỏ hoặc bóng bằng giấy HS tự làm.
III. Các bước tiến hành:
1. Tổ chức trò chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi. GV lưu ý HS.
 Trước khi ném bóng cho một bạn nào đó trong lớp, HS cần phải nói một lời yêu thương hoặc một lời khen xứng đáng đối bạn. Ví dụ:
 . Bạn rất vui tính.
 . Bạn là người bạn tốt.
 . Bạn viết rất đẹp.
 Người nhận bóng nếu giữ bóng trên tay lâu ( khoảng 10 số đếm ) mà chưa nói được lời yêu thương sẽ phải giao bóng trả cho quản trò. Nếu người nhận bóng bắt trượt hoặc rơi xuống đất sẽ bị mất lượt.
2. Tổ chức trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Khi kết thúc trò chơi GV có thể hỏi HS cảm nhận sau khi nhận được những lời nói yêu thương từ các bạn.
- GV tuyên dương những lời thương của HS và kích lệ HS nên quan tâm tới các bạn trong lớp.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học và yêu cầu HS về chuẩn bị tiểu phẩm kịch “ Dế mèn bênh vực kẻ yếu. ’’
HOẠT ĐỘNG 2
TIỂU PHẨM : “ DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU. ’’
I. Mục tiêu hoạt động:
- Giup HS hiểu : Giup đỡ và bảo vệ người yếu hơn mình là việc làm cần thiết.
- Giao dục HS ý thức quan tâm, bảo vệ bạn bè.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Quy mô hoạt động: tổ chức theo lớp.
- Kịch bản “ Dế mèn bênh vực kẻ yếu ’’
- Trang phục, mũ áo cho các vai Dế mèn, chị Nhà trò, Nhện chúa.
III. Các bước tiến hành:
1. Chuẩn bị:
- GV phát kịch bản cho các đội để tập dượt trong tuần 1.
- Tổ chức cho HS thi diễn kịch, GV cử ra ban giám khảo, chia lớp thành 3 đội theo 3 tổ.
- Nội dung kịch bản: 
 Dế mèn bênh vực kẻ yếu.
Người dẫn chuyện:
 Dế mèn tướng rất oai phong, đầu to gồ ghề, đôi cánh giang rộng, cặp chân khỏe nhờ ham tập luyện đạp vào không khí kêu vù vù Đang vui vẻ nghêu ngaoca hát, bỗng Dế Mèn nghe tiếng cô Nhà Trò thút thít khóc bên bờ cỏ. Dế Mèn dương cặp mắt tròn xoe nhìn thân hình gầy nhom, ốm yếu của chị Nhà Trò.
Dế Mèn: Nhà Trò, tại sao em khóc ? Đứa nào bắt nạt em ?
Nhà Trò ( lau nước mắt, mếu máo ) : Anh ơi!, anh ơi! Hu huAnh cứu emLà bọn nhện độc
Dế Mèn: Anh biết bọn này nổi tiếng hay phá phách. Thế chúng làm gì em ?
Nhà Trò : Chúng đánh em. Không cho em tới trường. Mấy lần bọn nhện giăng tơ giữa đường đòi bắt em, vặt chân, vặt cánh em, còn định ăn thịt em nữaEm sợ lắm.
Dế Mèn: Đúng là bọn độc ác, cậy khỏe ức hiếp yếu.Sao không ai bênh vực em?
Nhà Trò ( vẫn run rẩy, mắt liếc quanh ) : Anh ơi! Ơ đây ai cũng sợ không giám dây với chúng. Lúc em bị đánh, ai cũng chỉ đứng nhìn.
Dế Mèn ( rung rung râu, tức giận ): Hèn, thế là hèn. Thấy người khác bị đánh mà không giám cứu giup là hèn. Em yên tâm, anh sẽ bảo vệ em.
Nhà Trò : Đi đi anh, không bọn chúng lại giăng tơ bắt nốt cả anh
Dế Mèn ( cương quyết ): Không. Anh không phải thằng hèn. Bây giờ anh sẽ nấp sau phiến đá này, em cứ gọi bọn chúng ra nói chuyện.
Người dẫn chuyện: Dế Mền vừa núp sau phiến đá, cả bầy nhện đã ào ào xông tới. Nhện chúa khoái chí, cười sằng sặc.
Nhện Chúa: Con Nhà Trò tụi bay ơi! Quăng lưới bắt nó đem về ăn thịt.
Người dẫn chuyện: Thấy bọn nhện độc ác quá đông lại hung hãn, Dế Mèn hơi do dự, nhưng giữ lời hứa với Nhà Trò, Dế liền bay ra.
Dế Mèn: Bọn kia. Không được bắt nạt kẻ yếu. Có Dế Mèn đây!
Người dẫn chuyện: Thấy dáng vẻ oai phong của Dế Mèn, tên Nhện Chúa hơi chột dạ, nhưng vẫn lớn tiếng.
Nhện Chúa: Nó chỉ có một mình thôi. Quang lưới đi bọn bay.
Người dẫn chuyện: Cả bọn nhện ào ào quăng lưới hòng bắt sống Dế Mèn. Nhanh như cắt, Dế Mèn tung cặp giò với những lưỡi cưa sắc nhọn đá rách hết lưới nhện. Bầy nhện ngã lộn nhào, Dế Mèn nhanh tay khóa cổ tên Nhện Chúa.
 Dế Mèn: Đầu hàng chưa ? Còn giám bắt nạt kẻ yếu nữa không ?
Người dẫn chuyện: tên Nhện Chúa bị khóa chặt cổ, van xin rối rít.
Nhện Chúa: Em biết tội rồi! Em biết tội rồi! Xin anh tha mạng
Dế Mèn ( quay sang Nhà Trò ): Từ nay em không phải sợ chúng. Em hay sợ, chúng lại càng được thể. Chúng còn giám bắt nạt, báo cho anh, hay bác Xen Tóc, anh Châu Chấu Voi trừng trị.
Người dẫn chuyện: Chị Nhà Trò sung sướng, cảm ơn Dế Mèn, rồi vỗ cánh bay đến trường.
 ( Lê Mai – Phỏng theo Dế Mèn phiêu lưu kí củ nhà văn Tô Hoài.)
2. Trình bày tiểu phẩm:
- Các  ... iải cho những thi sinh thi tốt.
- Tuyên bố kết thúc hội thi.
Hoạt động IV
HỘI TRẠI 26 - 3.
I. Mục tiêu
- Giup HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Phát triển cho HS kĩ năng cắm trại, trang trí trại và kĩ năng hoạt động tập thể.
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô khối lớp .
III. Tài liệu phương tiện
- Phông bạt, dây, cọc, cột,dùng để dựng trại.
- Đồ để trang trí trại.
- Đồ ăn, uống phục vụ sinh hoạt.
- Các trò chơi dân gian, các tiết mục văn nghệ đêt tham gia thi.
IV. Các bước tiến hành.
1) Chuẩn bị
- Trước một tuần GV phổ biến cho HS nắm kế hoạch cắm trại để HS chuẩn bị và phân công.
- GV nhận vị trí cắm trại của lớp.
- Chuẩn bị phần thưởng cho đội thắng cuộc.
2) Tổ chức thực hiện
- Chương trình hội trại:
+ Các lớp tổ chức dựng trai theo địa điểm đã nhận.
+ BGK chấm trại cho từng lớp.
+ Giao lưu văn nghệ giữ các lớp.
+ Tổ chức cho HS các lớp chơi trò chơi dân gian.
3) Nhận xét, đánh giá:
- GV khen ngợi và trao giải thưởng cho những đội thi tốt.
- Công bố và trao giải cho những lớp có trại đẹp xuất sắc.
- Khuyến kích HS thường xuyên chơi các trò chơi dân gian.
- GV nhận xét hoạt động và yêu cầu HS chuẩn bị hoạt động sau.
	Kim Mĩ, ngày .. tháng ... năm 20.
Nhận xét của BGH	Kí duyệt
Tháng 4
Chủ đề : HOÀ B̀NH VÀ HỮU NGHỊ
Hoạt động I
TÌ̀M HIỂU VỀ VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIƠI.
I. Mục tiêu.
- HS hiểu biết về văn hoá, đất nước, con người của một số dân tộc trên thế giới.
- HS biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam, đồng thời tôn trọng và biết học tập những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác.
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô lớp.
III. Tài liệu phương tiện
- Trang, ảnh, ảnh quốc khánh của một số nước trên thế giới.
IV. Các bước tiến hành.
1. Chuẩn bị:
- Trước đó khoảng 2 tuần GV cần phổ biến nội dung và h́nh thức tổ chức cuộc thi để HS có thể chuẩn bị.
- Nội dung thi: T́m hiểu về đất nước, con người và văn hoascuar một số dân tộc trên thế giới đặc biệt là các quốc gia trong khu vực.
2) HS tiến hành cuộc thi :
- Mở đầu Ban tổ chức cuộc thi lên tuyên bố lí do và giới thiệu ban giám khảo.
- BGK tuyên bố bắt đầu cuộc thi.
a.Phần thi gắn tên quốc khánh với tên quốc gia.
- Mỗi đội thi sẽ được phát 5 lá cờ và 5 miếngs bìa mỗi miếng bìa ghi tên quốc gia. Trong 5 phút các đội phải sắp xếp các lá cờ tương ứng với quốc gia.
- Mỗi lá cờ gắn đúng sẽ được 1 điểm. BGK chấm điểm.
b. Gắn các di sản tương ứng với tên quốc gia.
- Tiến hành tương tự như phần 1.
- BGK đánh giá và ghi điểm.
c. Phần thi trả lời câu hỏi.
- Đại diện của các đội lên bốc thăm và trả lời câu hỏi của đội mình. Nội dung các câu hỏi xoay quanh hiểu biết về đất nước, văn hoá, con người của một số nước láng giềng. 
3) Đánh giá;
- BGK tổng kết điểm và tuyên bố đội thắng cuộc.
- Ban tổ chức trao giải thưởng cho đội thắng cuộc.
4) Nhận xét tiết học;
- GV nhận xét tiết học phổ biến yêu cầu để HS chuẩn bị cho tiết học sau.
 Hoạt động II.
NGÀY HỘI HOÀ B̀ÌNH HỮU NGHỊ
I. Mục tiêu
- HS hiểu biết về văn hoá, đất nước, con người của một số dân tộc trên thế giới.
- HS biết thể hiện ḷng yêu hoà bình và tình đoàn với các dân tộc, đất nước khác thông qua các bài hát, điệu múa,
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mụ khối lớp.
III. Tài liệu phương tiện
- Các bài hát, bài thơ, kể chuyện, tranh ảnh, trang phục, món ăn, về các dân tộc khác nhau trên thế giới.
IV. Các bước tiến hành.
1) Chuẩn bị
- Trước khoảng một tuần , GV cần phổ biến cho HS về mục đích, yêu cầu của ngày hội hoà bì́nh, hướng dẫn HS sưu tầm những tư liệu cần thiết để phục vụ cho tiết mục của đội mình.
- Mỗi lớp cử một đội tham gia.
- Tuỳ theo tiết mục mà HS chuẩn bị đồ dùng, trang phục,và chuẩn bị bài thuyết trình về phần thi của đội mình.
2) Tiến hành cuộc thi :
- Người dẫn chương tŕnh công bố lí do và mục đích của ngày hội.
- Công bố danh sách BGK và các đại biểu.
- Tiến hành tổ chức giao lưu.
+ Các đội thi lần lượt bốc thăm thứ tự biểu diễn.
+ Các đội thuyết minh cho phần dự giao lưu của đội mình.
+ BGK đánh giá các tiết mục và cho điểm.
3) Đánh giá;
- BGK tổng kết điểm và tuyên bố đội thắng cuộc.
- Ban tổ chức trao giải thưởng cho đội thắng cuộc.
4)Nhận xét tiết học;
- GV nhận xét tiết học phổ biến yêu cầu để HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Hoạt động III 
TÌM HIỂU VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG.
I. Mục tiêu
- HS có hiểu biết về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
- HS biết yêu tổ quốc Việt Nam và tự hào là con cháu của các Vua Hùng.
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mụ khối lớp.
III. Tài liệu phương tiện
- Tranh, ảnh , tư liệu về ngày giỗ Tổ.
- Các câu hỏi để thi hiểu biết về lịch sử ngày giỗ tổ và các Vua Hùng.
IV. Các bước tiến hành.
1) Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến trước kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS tìm hiểu các thông tin về các Vua Hùng.
- Yêu cầu mỗi lớp cử một đại diện tham dự cuộc thi.
- Phổ biến yêu cầu của cuộc giao lưu theo ba phần:
. Thi năng khiếu.
. Thi hiểu biết.
- Các tổ có người tham dự thi chuẩn bị bài dự thi và tập nói trước.
- Yêu cầu HS chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ dặc sắc thể hiện t́nh yêu quê hương, dất nước và ḷòng tự hào dân tộc.
- Thành lập BGK.
- Gửi giấy mời cho thầy cô giáo trong trường.
2) Bước 2: Tổ chức thực hiện
- Người điểu khiển tuyên bố lí do của hội thi.
- Các thi sinh tham dự bước vào vi trí thi đă được bố trí sẵn.
- Công bố thể lệ hôi thi, thơi gian thi là 5 phút cho mỗi thí sinh trong một phần thi.
- Hiệu lênh cho cuộc thi bắt đầu.
- BGK nghe và chấm điểm cho các thí sinh.
- Chương tŕnh văn nghệ.
3) Bước 3: Tổng kết đánh giá hội thi
- Công bố giải thưởng cho những thi sinh đạt điểm cao.
- Trao giải cho những thi sinh thi tốt.
- Tuyên bố kết thúc hội thi.
Hoạt động IV
GIAO LƯU VỚI CÁC HỌC SINH CÁC TRƯỜNG KHÁC,
 ĐỊA PHƯƠNG KHÁC.
.
I. Mục tiêu.
- Giúp HS biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn HS trường khác, địa phương khác.
II. Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô khối lớp .
III. Tài liệu phương tiện
- Giấy vẽ, bút màu, tư liệu truyền thống của trường, các HS tiêu biểu đại diện cho trường.
- Các tṛò chơi dân gian, các tiết mục văn nghệ để tham gia giao lưu.
IV. Các bước tiến hành.
1) Bước 1: Chuẩn bị
- Trước một tuần GV tiến hành liên hệ với lớp, trường giao lưu để thống nhất kế hoạch và chương trình hoạt động.
- Phổ biến cho HS kế hoạch, chương trình của cuộc giao lưu để HS chuẩn bị.
2) Tổ chức thực hiện
a. Phần chào hỏi, giới thiệu về trường ḿnh.
- Một HS đại diện lên nói lời chào.
b. Tặng hoa và quà lưu niệm giữa HS 2 trường.
c. Phần thi vẽ tranh.
- Mỗi trường cử 2-3 HS lên tham gia vẽ tranh trong thời gian từ 5-7 phút.
d. Phần thi văn nghệ.
- Các trường biểu diễn xen kẽ các tiết mục văn nghệ của trường ḿnh.
e. Tổ chức cho HS các lớp chơi tṛò chơi dân gian.
3) Nhận xét, đánh giá:
- GV khen ngợi và trao giải thưởng cho những đội thi tốt.
- Khuyến kích HS thường xuyên chơi các tṛò chơi dân gian.
- GV nhận xét hoạt động và yêu cầu HS chuẩn bị hoạt động sau.
	Kim Mĩ, ngày... tháng ... năm 20.
Nhận xét của BGH	Kí duyệt
THÁNG 5
Chủ đề: BÁC HỒ KÍNH YÊU
HOẠT ĐỘNG: 
THI TÌM HIỂU VỀ CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG 
CỦA BÁC HỒ
I/ Mục tiêu
- Giúp HS có thêm hiểu biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và thiếu nhi với Bác Hồ, về tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Thông qua đó giáo dục các em lòng kính yêu Bác và quyết tâm học tập, rèn luyện theo năm điều Bác Hồ dạy.
II/ Quy mô hoạt động
- Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc toàn trường.
III/ Tài liệu và phương tiện
- Các sách báo tài liệu tranh ảnh về Bác Hồ.
- Phần thưởng cho các bài thi đạt điểm cao.
- Thông báo về thể lệ, nội dung thi, thời hạn dự thi.
IV/ Các bước tiến hành.
1) Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 2-3 tuần Nhà trường phổ biến trước cho HS nắm được:
+ Thể lệ cuộc thi
+ Nội dung các câu hỏi
+ Nguồn thu thập thông tin để dự thi
+ Thời hạn nộp bài thi: sau 2-3 tuần kể từ ngày công bố cuộc thi.
+ Các giải thưởng gồm Giải cá nhân, giải đồng đội.
- Danh sách ban tổ chức, Ban giám khảo cuộc thi.
2) Bước 2: Học sinh sưu tầm, thu thập các tư liệu cần thiết và viết bài dự thi
GV có thể cung cấp thêm cho các em một số tư liệu về Bác Hồ.
3) Bước 3: Học sinh nộp bài dự thi
4) Bước 4: Chấm thi
BGK gồm có: GV chủ nhiệm lớp, GV Tổng phụ trách, Phó hiệu trưởng,...
- Tiêu chí chấm thi:
+ Trả lời chính xác các câu hỏi
+ Viết có cảm xúc
+ Nộp bài đúng hạn
+ Trình bày rõ ràng sạch sẽ.
5) Bước 5: Lễ trao giải
- Tổ chức trang trọng tại sân trường.
- Thành phần tham dự: Ngoài HS, GV nhà trường nên mời thêm phụ huynh học sinh và đại diện chính quyền địa phương.
- Trưởng ban tổ chức cuộc thi lên công bố kết quả thi
- Các đại biểu lên trao giải cho các cá nhân , lớp đạt giải.
- Phát biểu của người đạt giả.
- Học sinh biểu diễn một số tiết mục văn nghệ về Bác Hồ.
V/ Một số câu hỏi gợi ý thi tìm hiểu về Bác Hồ.
1) Bác Hồ khi còn nhỏ có tên là gì ?
( Nguyễn Sinh Cung)
2) Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ còn mang những tên nào ?
( Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Văn Ba, Thầu Chín, Lý Thuỵ, Tống Văn Sơ, Già Thu)
3) Bác sinh ngày nào ?
( 19-5-1890)
4) Bác Quê ở đâu ?
( Làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)
5) Bác Hồ đã rời đất nước đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước từ năm nào ?
( 5-6-1911 tại Bến Nhà Rồng)
6) Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng bôn ba ở những nước nào? làm những nghề gì để kiếm sống ?
(Bác Hồ đã từng đi nhiều nước như Mĩ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Thái Lan...
Bác đã từng làm nhiều nghề như phụ bếp trên tàu thuỷ, cào tuyết, đốt lò, phụ bếp trong khách sạn, viết báo,...)
7) Bác Hồ đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà khi nào? ở đâu ? ( Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội)
8) Theo em, Bác Hồ có những đức tính nổi bật nào ?
( Yêu nước thương dân, khiêm tốn, hi sinh, giản dị,..)
9) Tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi như thế nào ?
(Bác rất quan tâm và yêu quý các cháu thiếu nhi)
10) Vì sao nhân dân ta, đặc biệt là các cháu thiếu nhi đều kính yêu Bác Hồ?
( Vì Bác đã suốt đời vì dân vì nước , Bác là người có công lao to lớn trong việc dành lại độc lập tự do cho đất nước; Bác là một tấm gương sống mẫu mực.)
	Kim Mĩ, ngày... tháng ... năm 20..
Nhận xét của BGH	Kí duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an HDNGLL Lop 5.doc