Tiết 7: HĐNGLL
XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM
1. Mục tiêu hoạt động
- HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp .
- Giáo dục học sinh lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự truyền thống của lớp.
2. Quy mô hoạt động
Tổ chức theo quy mô lớp
3. Tài liệu và phương tiện
-Một cuốn sổ bìa cứngkhổ 19x 26.5cm;
- Ảnh chụp chung học sinh cả lớp, ảnh chụp chung học sinh từng tổ, ảnh chụp cá nhân từng học sinh;
- Thông tin về các cá nhân học sinh , các tổ và lớp;
- Bút màu, keo dán.
Tiết 7: HĐNGLL XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM 1. Mục tiêu hoạt động - HS biết đóng góp công sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp . - Giáo dục học sinh lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự truyền thống của lớp. 2. Quy mô hoạt động Tổ chức theo quy mô lớp 3. Tài liệu và phương tiện -Một cuốn sổ bìa cứngkhổ 19x 26.5cm; - Ảnh chụp chung học sinh cả lớp, ảnh chụp chung học sinh từng tổ, ảnh chụp cá nhân từng học sinh; - Thông tin về các cá nhân học sinh , các tổ và lớp; - Bút màu, keo dán. 4. Cách tiến hành Bước 1: Chuẩn bị -GV phổ biến mục đích làm Sổ truyền thống của lớp và cùng học sinh trao đổi,thống nhất về nội dung và hình thức trình bày của Sổ truyền thống. - Mỗi HS chuẩn bị : 1 tấm ảnh cá nhân cỡ 4x6 và viết một vài dòng tự giới thiệu về bản thân. - Các tổ chuẩn bị: + Chụp một bức ảnh chung của tổ. + Viêt một vài nét giới thiệu về tổ mình -Cả lớp chuẩn bị: + Chụp 1-2 bức ảnh chung của cả lớp. + Thành lập ban biên tập Sổ truyền thống. + Ban biên tập phân công nhau thu thập các thông tin về lớp Bước 2: Tiến hành làm sổ truyền thống của lớp - Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về các tổ, về các cá nhân học sinh trong lớp. - Sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại. - Tổng hợp, biên tập lại các thông tin. - Trình bày, trang trí lại sổ truyền thống. Cấu trúc sổ truyền thống của lớp như sau: Trang bìa: Trường tiểu học Nghĩa Lộc 2 SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP 5A. Trang 1: Dán bức ảnh chụp chung của cả lớp, có hàng chú thích ở dưới. Các trang tiếp theo sẽ lần lượt trình bày các nội dung sau: Giới thiệu chung về lớp + Tổng số HS? Số HS nam ? Số HS nữ ? + Giới thiệu về cô giáo chủ nhiệm lớp + Giới thiệu về Ban cán sự lớp + Giới thiệu về tổ chức lớp ......... Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp về các mặt Giới thiệu về từng cá nhân Suy nghĩ cảm tưởng của cá nhân HS về mái trường, về lớp học, về thầy cô giáo, về các bạn .... trước khi ra trường. ( phần này cuối năm mới ghi). LỄ KHAI GIẢNG Mục tiêu hoạt động HS hiểu được ý nghĩa của ngày khai giảng. Tạo được không khí phấn khởi, hào hứng, tự hào trong ngày khai giảng. HSbiết yêu trường, yêu lớp. Quy mô hoạt động Tổ chức theo quy mô toàn trường. Tài liệu và phương tiện Đĩa nhạc bài quốc ca Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ hoa, dải lụa, phông màn, khẩu hiệu.... Cờ nhỏ, hoa để HS vẫy; Loa, đài; Giấy mời; Cách tiến hành Bước 1: Chuẩn bị Nhà trường, đại diện HS, đại diện cha mẹ HS họp thống nhất kế hoạch tổ chức lễ khai giảng. Gửi giấy mời đến các đại biểu địa phương Hướng dẫn HS tập hát quốc ca, Đội ca theo đĩa nhạc. Hướng dẫn HS tập ĐHĐN diễu hành HS tập các tiết mục văn nghệ , các tiết mục đồng diễn thể dục để biễu diễn trong ngày khai giảng. Hướng dẫn HS lớp 5 cách đón và đưa các em HS lớp 1 vào vị trí ngồi dự khai giảng. Hướng dẫn HS chuẩn bị cờ, hoa để vẫy chào trong Lễ khai giảng. Trang hoàng địa điểm tổ chức Lễ khai giảng. Bước 2 : Tiến hành Lễ khai giảng Đội nghi thức của trường rước Quốc kì, ảnh Bác Hồ, cờ Đội lên Lễ đài, tiếp sau là HS các lớp diễu hành về vị trí tập kết. Các em HS lớp 1, tay cầm cờ hoa được các HS lớp 5 dắt tay đưa vào vị trí ngồi ở trung tâm của buổi lễ trong sự chào đón nồng nhiệt của HS, GV toàn trường, các PHHS và các đại biểu. Đại diện ban tổ chức tuyên bố lí do, giới thiệu các đại biểu. Chào cờ. Hiệu trưởng nhà trường lên đọc bản báo cáo tổng kết thành tích năm học trước. Đại diện chính quyền địa phương đọc thư của Chủ tịch nước gửi GV và HS nhân dịp năm học mới. Đại diện HS đọc lời hứa danh dự của HS trước các bậc cha mẹ, các thầy cô giáo và các vị đại biểu. Hiệu trưởng lên tuyên bố khai giảng năm học mới và đánh hồi trống khai giảng năm học. Bế mạc Lễ khai giảng, HS xếp hàng về từng lớp theo sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. BÀY CỖ TRUNG THU 1. Mục tiêu hoạt động - HS nêu ý nghĩa của Tết Trung thu. - HS biết cùng các bạn bày mâm cỗ trong đêm Trung thu. - Tạo niềm vui và không khí hào hứng, rộn rãcho HS trong ngày hội. 2. Quy mô hoạt động - Theo quy mô lớp 3. Tài liệu và phương tiện - Các loại quả để bày cỗ; - Các nguyên liệuđể làm chó bằng bưởi - các bức ảnh minh họa mâm cỗ Trung thu. 4. Các bước tiến hành Bước 1 : Phổ biến mục đích, yêu cầu hoạt động - Trước 1 tuần, GV phổ biến cho HS nắm được : Trung Thu là tết của trẻ em. Theo truyền thống, trong đêm Trung thu người ta thường bày mâm quả. Đó là một hoạt động hấp dẫn, thể hiện sự sáng tạo cùng vớu đoi bàn tay khéo léo của người bày. Để đón một đêm Trung thu thật vui vẻ, lớp ta sẽ tự bày mâm quả vui liên hoan. Mỗi tổ sẽ bày một mâm quả và thi xem tổ nào sẽ dành giải “ Bàn tay vàng”. - Công bố danh sách ban tổ chức, Ban giám khảo. - Công bố các giải thưởng Bước 2 : GV hướng dẫn HS làm chó bằng bưởi Bước 3 : Niêm yết biểu điểm chấm thi - Biểu điểm chấm thi: + Loại A : Đúng thời gian, đẹp, phong phú về loại quả, trình bày sáng tạo; + Loại B : Đúng thời gian, đẹp, chưa phong phú về loại quả, trình bày sáng tạo; + Loại C : Đúng thời gian, trình bày chưa đẹp. Bước 4 : Tiến hành cuộc thi - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. - Khai mạc cuộc thi , giới thiệu ý nghĩa của cuộc thi. - Thông qua chương trình cuộc thi. - Giới thiệu Ban giám khảo. - Các đội thi về vị trí tiến hành bày và trang trí mâm quả Hết giờ, các thành viên giám khảo chấm vào phiếu điểm cá nhân. Bước 5 : Đánh giá - Sau khi phần trưng bày kết thúc, thư kí tổng hợp vào tờ ghi điểm. - Ban giám khảo hội ý để quyết định chọn các giải thưởng. Bước 6 : Trao giải thưởng - Ban tổ chức trao giải thưởng - HS phá cỗ và tham gia rướcđèn
Tài liệu đính kèm: