Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần thứ 23

Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần thứ 23

Tập đọc

Tiết: 45 PHÂN XỬ TÀI TÌNH

Thời lượng: 45 phút

I.Mục đích, yêu cầu:

- Học sinh biết đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.

- Hiểu nội dung: quan tuần án là người thông minh, có tài xử kiện. Trả lời được các câu hỏi sgk.

II.Chuẩn bị:

- Bảng phụ, tranh minh họa trong SGK.

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần thứ 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Thứ hai, ngày 14 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Tiết: 45 PHÂN XỬ TÀI TÌNH
Thời lượng: 45 phút
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Học sinh biết đọc trôi chảy, rành mạch, lưu loát toàn bài. Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật.
- Hiểu nội dung: quan tuần án là người thông minh, có tài xử kiện. Trả lời được các câu hỏi sgk.
II.Chuẩn bị: 
- Bảng phụ, tranh minh họa trong SGK.
III.Hoạt động dạy học: 
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
4
1
15
13
10
2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Học sinh đọc bài Cao Bằng. Trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu mục tiêu bài dạy
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc 
Học sinh đọc đoạn tiếp nối 4 đoạn
Giáo viên hướng dẫn nêu nghĩa từ mới theo đoạn 
Học sinh đọc đoạn theo nhóm đôi
2 học sinh đọc toàn bài
Giáo viên đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài:
Câu 1: 
Học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời cá nhân
Câu 2: 
Học sinh đọc thầm đoạn 2, trả lời cá nhân
Câu 3:
Học sinh đọc câu hỏi, trả lời theo nhóm đôi
Câu 4: 
Học sinh đọc thầm, trả lời cá nhân
Giáo viên hướng dẫn rút nội dung bài học
c. Luyện đọc
-4 học sinh đọc theo vai cả bài 
-Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm theo vai trong 
đoạn 3
Học sinh luyện đọc nhóm đôi
Học sinh thi đọc trước lớp, giáo viên nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Học sinh nêu ý nghĩ câu chuyện 
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
- Đọc nhiều lần từ khó khi đọc sai
 - Nêu nghĩa từ trong phần chú giải
-Có mấy nhân vật ?
-Quan đã dùng những các nào để thử ?
Quan cho những người trong chùa làm gì ?
Yêu cầu đọc đúng từ, đúng câu
Lịch sử
Tiết: 23 NHÀ MÁY HIỆN ĐẠI ĐẦU TIÊN CỦA ĐẤT NƯỚC TA.
Thời lượng: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Học sinh biết sự ra đời của Nhà máy Cơ khí Hà Nội: Tháng 12 năm 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô nhà máy được khởi công và tháng 4- 1958 thì hoàn thành.
- Học sinh biết những đóng gớp của nhà máy này cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất miền Bắc, vũ khí cho bộ đội.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ, bản đồ hành chính Việt Nam. Tư liệu về phong trào đồng khởi tranh nhà máy Cơ khí ở Hà Nội
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
4
7
17
10
2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Vì sao nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa ?
Nêu diễn biến của phong trào khởi nghĩa ở Bến Tre
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Giáo viên nêu tình hình nước ta sau phong trào ở Bến Tre
Giáo viên nêu nhiệm vụ bài học
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ba
Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm
Các nhóm thảo luận câu hỏi :
+ Tại sao ta xây dựng nhà máy Cơ khí ở Hà Nội ?
+ Nêu thời gian, nơi xây dựng nhà máy ?
+ Nêu ý nghĩa của sự ra đời nhà máy ?
Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi, giáo viên theo dõi gọi ý
Đại diện nhóm trình bài kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung
Giáo viên nhận xét chốt lại
Hoạt động 4: Làm việc cá nhân
Học sinh trả lời lần lược các câu hỏi
+ Kể tên các sản phẩm do nhà máy Cơ khí làm ra và tác dụng của nó ?
+ Đảng và nhà nước đã dành cho nhà máy danh hiệu cao quý nào ?
Giáo viên chốt lại các ý đúng
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
Đọc nội dung trong sách, cùng trao đổi ý kiến với nhóm
Kể các sản phẩm mà nhà máy cơ khí đã làm ra
Toán
Tiết: 111 XĂNG –TI- MÉT KHỐI. ĐỀ- XI- MÉT KHỐI
Thời lượng: 45 phút
I.Mục tiêu: 
- Học sinh có biểu tượng về cm3, dm3.. 
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo thể tích cm3, dm3
- Học sinh nhận biết mối quan hệ giữa cm3 , dm3 
- Học sinh biết giải một số bài tập liên quan đến đơn vị đo thể tích
- Làm bài 1,2a.
II.Chuẩn bị: 
- Bảng phụ, bộ đồ dùng học toán 5
III. Hoạt động dạy học:
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
3
1
15
24
2
1.Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh sửa bài tiết 110
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu mục tiêu bài học
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hình thành biểu tượng cm3 dm3 và mối quan hệ giữa cm3 và dm3 
Giáo viên giới thiệu hình lập phương cạnh 1dm tạo bởi hình vuông nhỏ có cạnh 1 cm, hướng dẫn nắm ý nghĩa của 1dm3 
Giáo viên giới thiệu mối quan hệ giữa các đơn vị:
 1 dm3 = 1000 cm3
1.000 cm3 = 1 dm3 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
 Bài 1: 
Học sinh nêu yêu cầu, giáo viên hướng dẫn cách đọc, viết
 Học sinh làm vào sách giáo khoa
Giáo viên nhận xét, chữa bài
Bài 2:
Học sinh nêu yêu cầu
Học sinh làm sách giáo khoa, bảng phụ
Học sinh nêu kết quả
Giáo viên nhận xét, chữa bài 
3: Củng cố, dặn dò
Giaó viên hệ thống lại bài học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
- Có bao nhiêu hình vuông cạnh 1cm
Các hình vuông cạnh 1cm ghép thành hình vuông có cạnh bao nhiêu dm
1dm3 = bao nhiêu hình vuông cạnh 1 cm ?
Đọc số trước, đọc đơn vị sau
Đơn vị nào lớn ? Lớn hơn bao nhiêu lần ?
Thứ ba, ngày 15 tháng 2 năm 2011
Chính tả( nhớ - viết)
Tiết: 23 CAO BẰNG
Thời lượng: 40 phút
I Mục đích và yêu cầu:
- Học sinh nhớ - viết chính xác, trình bày đúng bài viết chính tả trong bài Cao Bằng, không sai quá 5 lỗi.
- Học sinh nắm quy tắc viết hoa tên người, địa lý Việt Nam và viết hoa đúng tên người, tên địa lí Việt Nam.( BT2,3)
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học:
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
4
1
20
13
2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 Học sinh nêu quy tắc viết hoa tên người, địa lý Việt Nam. Cho ví dụ minh họa
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu mục tiêu bài dạy
Hoạt động 3: Hướng dẫn nhớ viết
- 2 học sinh đọc thuộc lòng đoạn viết chính tả, nêu nội dung đoạn viết
- Học sinh đọc thầm lại bài, tìm hiện tượng chính tả
- Giáo viên đọc một số từ khó cho học sinh luyện viết
- Học sinh thực hành nhớ viết vào tập, giáo viên theo dõi hướng dẫn
- Học sinh đổi tập chữa lỗi
- Giáo viên nhận xét bài viết của học sinh
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
Bài tập 2: 
- Học sinh trao đổi theo nhóm ba
- Học sinh đọc kết quả 
- Giáo viên chữa bài trên bảng phụ: 
a/ Côn Đảo – Võ Thị Sáu
b/ Điện Biên Phủ - Bế Văn Đàng
c/ Công Lý – Nguyễn Văn Trổi
Bài tập 3: 
Học sinh làm cá nhân, bảng phụ
Học sinh đọc kết quả 
Giáo viên chữa bài trên bảng phụ 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
Đọc lại đoạn viết nhiều lần
Đánh vần, luyện viết các các từ viết hoa trong bài
Xác định tên mgười, địa lý
Nêu lại quy tắc viết hoa tên người, địa lý Việt Nam
Luyện từ và câu
Tiết: 43 MRVT: TRẬT TỰ - AN NINH
Thời lượng: 45 phút
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh hiểu nghĩa các từ trật tự, an ninh
- Học sinh biết vận dụng vốn từ ngữ vừa học vào làm bài tập 1,2,3.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ bài tập
III.Hoạt động dạy học:
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
4
1
38
2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Học sinh lên bảng làm lại bài tập 2, 3 tiết trước
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu mục tiêu bài học 
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
Bài 1: 
1 học sinh nêu yêu cầu 
Học sinh làm bài cá nhân, trao đổi kết quả theo nhóm đôi
Học sinh trình bài kết quả, giáo viên chốt lại: ý c đúng
Bài 2: 
Học sinh nêu yêu cầu bài tâp
Học sinh làm cá nhân vào tập, bảng phụ
Học sinh trình bài kết quả
Giáo viên chữa bài
Bài 3: 
Học sinh nêu yêu cầu
Học sinh trao đổi theo nhóm đôi
Đại diện phát biểu
Giáo viên chữa bài trên bảng phụ
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Giáo viên hệ thống lại bài học
`Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
- Trao đổi theo nhóm đôi
- Hướng dẫn nắm nghĩa các từ: giữ gìn, an ninh, an toàn giao thông
Toán
Tiết: 112 MÉT KHỐI
Thời lượng: 45 phút
I.Mục tiêu: 
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo thể tích m3.
- Học sinh nhận biết mối quan hệ giữa m 3 , dm3 .cm3 .
- Làm bài 1,2.
II Chuẩn bị: 
 - Bảng phụ, bộ đồ dùng học toán 5
III. Hoạt động dạy học:
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
4
15
24
2
1: Kiểm tra bài cũ
Nêu mối quan hệ giữa cm3 và dm3
Làm bài tập 1 tiết trước trên bảng con
2.Bài mới:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn hình thành biểu tượng m3 và mối quan hệ giữa các đơn vị cm3 , dm3 và m3 
- Giáo viên giới thiệu hình lập phương cạnh 1m tạo bởi hình vuông nhỏ có cạnh 1 dm, hướng dẫn nắm ý nghĩa của 1m3 
-Giáo viên giới thiệu mối quan hệ giữa các đơn vị:
 1 m3 = 1000 dm3
1000 dm3 = 1 m3 
1 m3 = 1.000.000 cm3
1.000.000 cm3 = 1 m3 
Giáo viên hướng dẫn đổi các đơn vị theo bảng trong sách/117 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
 Bài 1: 
Ý a học sinh làm cá nhân, thi nêu kết quả
Ý b học sinh làm bảng con
Giáo viên nhận xét, chữa bài
Bài 2:
- Học sinh nêu yêu cầu, giáo viên hướng dẫn mẫu:
1 m3 = 1.000 dm3
Học sinh làm vào tập, bảng phụ
Bài 3:
Học sinh làm vào tập, bảng phụ
Giáo viên nhận xét, chữa bài
3: Củng cố, dặn dò
Giaó viên hệ thống lại bài học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
- Có bao nhiêu hình vuông cạnh 1dm
Các hình vuông cạnh 1dm ghép thành hình vuông có cạnh bao nhiêu m
1m3 = bao nhiêu hình vuông cạnh 1 dm ?
Đọc số trước, đọc đơn vị sau
Đơn vị đo thể tích liền kề hơn kém bao nhiêu lần ?
Đơn vị nào lớn ? Lớn hơn bao nhiêu lần ?
Xếp cao mấy hộp ?
Dài mấy hộp ?
Rộng mấy hộp ?
Kĩ thuật
Tiết: 23 LẮP XE CẦN CẨU
Thời lượng: 35 phút
I.Mục tiêu: 
- Học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy định
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành
II.Chuẩn bị:
- Mô hình xe cần cẩu. Bộ lắp ghép mô hình lớp 5
III.Hoạt động dạy học: 
 TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
1
5
5
22
2
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2: Hướng dẫn chuẩn bị thực hành
Học sinh quan sát nêu cấu tạo của xe:
+ Xe có mấy bộ phận ?
+ Kể tên từng bộ phận ?
5 bộ phận:giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời và trục bánh xe
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành
a/ Hướng dẫn chọn chi tiết
Học sinh đọc mục dụng cụ trong sách giáo khoa
Học sinh thực hành chọn dụng cụ theo bảng thống kê theo nhóm đôi
Giáo viên theo dõi hướng dẫn
b/ Thực hành
Giáo viên nêu yêu cầu
Học sinh quan sát, dựa vào nội dung trong sách thực hành lắp các bộ phận theo nhóm tổ
Ráp thành xe
Các nhóm trình bày kết quả, giáo viên đánh giá chung
Học sinh thực hành tháo rời các bộ phận xe
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Vài học sinh nêu lại quy tắc lắp các bộ phận của xe
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
+Dựa vào nội dung từng hình để nêu các bộ phận của xe
+Đọc mục chi tiết và dụng cụ trong sách giáo khoa
+ Đọc mục thực hành để nêu bước lắp các bộ phận, giáo viên theo dõi hướng dẫn từng theo tác
Thứ tư, ngày 16 tháng 2 năm 2011
Tập đọc
Tiết: 44 CHÚ Đ ... ân tích cấu tạo các vế câu ghép theo nhóm đôi
Học sinh thi nhau phát biểu
Giáo viên chốt lại
Bài 2: Học sinh làm cá nhân
Học sinh làm cá nhân
Học sinh trình bài trước lớp
Giáo viên chốt lại, hướng dẫn rút ghi nhớ
Học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa
Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành
Bài 1: 1 học sinh nêu yêu cầu
Học sinh trao đổi theo nhóm đôi
Học sinh trình bài kết quả
Giáo viên chữa bài trên bảng phụ
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu bài tâp
Học sinh làm bài vào sách giáo khoa, bảng phụ
Học sinh trình bài kết quả 
Giáo viên chữa bài
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
 Nhắc lại khái niệm câu ghép
 Xác định quan hệ từ trong bài
Đọc nhiều lần ghi nhớ
- Nêu lại các cặp quan hệ từ trong phần ghi nhớ
- Dựa theo các cặp quan hệ từ trong phần ghi nhớ để xác định câu ghép thể hiện quan hệ tăng tiến
 Toán
Tiết: 114 THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
Thời lượng: 40 phút
I.Mục tiêu: 
- Học sinh có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Học sinh biết tính thể tích hình hộp chữ nhật
- Học sinh biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập có liên quan.Làm bài 1.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ, bộ đồ dùng học toán lớp 5
III.Hoạt động dạy học:
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
1
15
22
2
Hoạt động 1: Giới thiệu bài	
Giáo viên nêu mục tiêu bài học
Hoạt động 2: Hướng dẫn hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
- Giáo viên giới thiệu mô hình hình hộp chữ nhật, gợi ý cho học sinh thực hiện các bước như sách giáo khoa/120:
 V = a x b x c
a: chiều dài; b: chiều rộng ; c: chiều cao
-Học sinh rút quy tắc và thi nhau học thuộc công thức
Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành
Bài 1: 
Học sinh làm vào bảng con
Giáo viên chữa bài:
a/ = 180 cm3 
b/ = 0,825 m3
c/ = 0,1 dm3
Bài 2:
Học sinh trao đổi ý kiến theo nhóm đôi
Giáo viên chữa bài: 
V1= 12 x 8 x 5 = 480 (cm3)
V2= 8 x 5 x 56 = 240 (cm3)
V = 480 +240 = 720 (cm3)
Bài 3: 
Học sinh làm vào tập, bảng phụ
Giáo viên chữa bài:
V1= 500 V2= 700 V = 200
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giaó viên hệ thống lại bài học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
-Nêu lại quy tắc trong 
sách /121
- Có mấy hình ?
- Xác định độ dài các cạnh của từng hình
- Nêu quy tắc tính diện tích từng hình.
Tìm thể tích ban đầu
Tìm thể tích lúc bỏ đá
Địa lí
Tiết: 23 MỘT SỐ NƯỚC CỦA CHÂU ÂU
Thời lượng: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của hai quốc gia Liên Bang Nga, Pháp:
+ Liên Bang Nga nằm ở cả châu Á và Châu Âu, có diện tích lớn nhất thế giới và dân số khá đông. Tài nguyên thiên nhiên giàu có tạo điều kiện thuận lợi để Nga phát triển kinh tế.
+ Nước Pháp nằm ở Tây Âu, là nước phát triển công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
- Chỉ vị trí và thủ đô của Nga, Pháp trên bản đồ
- Học sinh nắm được đặc điểm về thiên nhiên; dân cư và hoạt động kinh tế chủ yếu của Nga, Pháp.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ, quả địa cầu, bảng phụ, tranh về nước Nga, Pháp
III.Hoạt động dạy học:
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
3
14
8
13
2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu vị trí địa lý, địa hình của Châu Âu
- Nêu một số nét về dân cư, kinh tế, khí hậu của Châu Âu
Hoạt động 2: Trao đổi nhóm ba
- Học sinh thảo luận hoàn thành bảng sau:
Các yếu tố
Đặc điểm – sản phẩm chính
- Vị trí địa lý
- Diện tích
- Khí hậu
- Tài nguyên khoáng sản
- Sản phẩm công nghiệp – nông nghiệp
Hoạt động 3 : Làm việc cá nhân
-Học sinh quan sát hình xác định vị trí địa lý của Pháp
 So sánh với vị trí của Liên Bang Nga có gì khác nhau ?
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm ba
 - Học sinh trao đổi hoàn thành bảng sau:
Tên sản phẩm công nghiệp
Tên sản phẩm nông nghiệp
-
-
Các nhóm thảo luận 
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
- Xác định vị trí của Nga trên lược đồ
- Pháp nằm ở phía nào của Châu Âu ?
- Hiaps với biển nào ?
Thứ sáu, ngày 18 tháng 2 năm 2011
Tập làm văn
Tiết: 46 TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
Thời lượng: 35 phút
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Học sinh nhận biết được cái sai trong bài viết của mình và cùng bạn sửa lỗi, viết lại bài văn hay hơn
II.Chuẩn bị: 
- Bảng phụ ghi đề kiểm tra tiết trước
III.Hoạt động dạy học: 
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
4
10
19
2
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Giáo viên nêu mục tiêu bài dạy
Hoạt động 2: Nhận xét kết quả kiểm tra
Học sinh nêu lại đề bài đã làm
Giáo viên nhận xét đánh giá chung về bài viết của học sinh
a/ Nhận xét kết quả bài làm:
Giáo viên nêu ưu điểm bài làm của học sinh
Nêu khuyết điển trong bài làm
b/ Thông báo kết quả
Giáo viên đọc kết quả bài kiểm tra
Giáo viên phát bài cho học sinh
Hoạt động 3: Hướng dẫn chữa bài
a/ Thực hành chữa lỗi
Giáo viên trao bảng ghi các lỗi điển hình
Học sinh lên chữa lại các lỗi cho đứng chính tả, đúng qui tắc
Học sinh thực hành chữa lỗi trong bài viết của mình
Học sinh trao đỗi chữa lõi lại cho nhau
b/ Học hành viết lại đoạn văn hay
Giáo viên đọc lại bài, đoạn văn hay, học sinh nêu cái hay trong bài
Học sinh thực hành viết lại một đoạn văn
Học sinh thi đọc bài viết với nhau
Giáo viên nhận xét, đánh giá chung
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Giáo viên hệ thống lại bài học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
Cùng trao đổi theo nhóm đôi
Đọc lại lời nhận xét của giáo viên
Thực hành sửa theo lời nhận xét của giáo viên
Khoa học
Tiết: 46 LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
Thời lượng: 35 phút
I.Mục tiêu: 
- Học sinh lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản: sử dụng pin, bóng đèn, dây điện
II.Chuẩn bị: 
- Bảng phụ, tranh minh họa trong SGK, pin, dây điện, bóng đèn
III.Hoạt động dạy học: 
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
5
1
18
9
2
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Học sinh nêu tác dụng của năng lượng điện. Kể tên các đồ dùng sử dụng năng lượng điện
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu mục tiêu bài dạy
Hoạt động 3: Thực hành lắp mạch điện
 B1: Làm theo nhóm ba
Giáo viên nêu yêu cầu và giao nhiệm vụ cho các nhóm
 Học sinh trao đổi theo nhóm ba hoàn thành thí nghiệm như sách giáo khoa
 B2: - Đại diện nhóm trình bài kết quả 
Giáo viên nhận xét chốt lại, 
Hoạt động 4: Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện và vật cách điện
 B1: Học sinh trao đổi nhóm đôi
- Học sinh đọc mục thực hành trong sách giáo khoa và hoàn thành bảng thống kê trang 96
 B2: Đại diện nhóm nêu kết quả 
Nhóm khác nhận xét
 Giáo viên chốt lại
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giáo viên hệ thống lại bài học
Nhận xét tiết học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
Dựa vào mục bạn cần biết để làm
Hướng dẫn nắm khái niệm vật dẫn điện và không dẫn điện
Toán
Tiết: 115 THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG
Thời lượng: 40 phút
I.Mục tiêu: 
- Học sinh biết tính thể tích hình lập phương
- Học sinh biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập có liên quan.Làm bài 1,3.
II.Chuẩn bị: 
- Bảng phụ, bộ đồ dùng học toán lớp 5
III. Hoạt động dạy học:
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
3
1
15
19
2
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Học sinh nêu công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Học sinh lên bảng làm bài tập 2
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài	
Giáo viên nêu mục tiêu bài học
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình lập phương
Giáo viên giới thiệu mô hình hình lập phương, gợi ý cho học sinh thực hiện các bước như sách giáo khoa và rút ra công thức:
 V = cạnh x cạnh x cạnh hay V = a x a x a a: cạnh 
Học sinh rút quy tắc và thi nhau học thuộc công 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành
 Bài 1: 
Học sinh nêu yêu cầu
Học sinh làm vào sách giáo khoa
Giáo viên chữa bài
Bài 2:
Học sinh làm vào tập, bảng phụ
Giáo viên chữa bài: 
V= 0,421875 m3 = 421,875dm3
Bài 3: 
Học sinh làm vào tập, bảng phụ
Giáo viên chữa bài:
a/= 504
b/= 8
 c/= 512
* Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giaó viên hệ thống lại bài học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
- Nhắc lại công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
- Thay các độ dài trong hình chữ nhật bằng độ dài của hình lập phương
Nêu công thức tính diện tích 1 mặt, diện tích toàn phần, thể tích trước khi làm
Cần đổi sang cùng đơn vị đo
Nhắc lại cách tính trung bình cộng của nhiều số
Đạo đức
Tiết: 23 EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM
Thời lượng: 35 phút
( Tích hợp: Giáo dục cho HS lòng yêu nước, yêu tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ).
I.Mục tiêu: 
- Học sinh biết tổ quốc em là Việt Nam; tổ quốc đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Học sinh tích có một số biểu hiện phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
- HS khá giỏi tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
* KNS: Kĩ năng xác định giá trị(yêu Tổ quốc Việt Nam). Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam. Kĩ năng hợp tác nhóm. Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.
* PP: Thảo luận. Động não. Trình bày 1 phút. Đóng vai. Dự án.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ, tranh minh họa trong SGK.
III.Hoạt động dạy học: 
TL
NỘI DUNG DẠY HỌC
HỖ TRỢ HS YẾU
1
18
14
2
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giáo viên nêu mục tiêu bài dạy
*Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin
2 Học sinh đọc truyện trong sách giáo khoa
Học sinh thảo luận nhóm ba các câu hỏi 2, 3 trong sách giáo khoa/35
Đại diện nhóm phát biểu ý kiến
Giáo viên nhận xét, chốt lại
* KNS: Kĩ năng xác định giá trị(yêu Tổ quốc Việt Nam). Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam. Kĩ năng hợp tác nhóm. Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam.
* PP: Thảo luận. Động não. Trình bày 1 phút. 
+ Em biết gì về nước Việt nam ?
+ Nước ta có những khó khăn gì ?
+ Ta cần làm gì để bảo vệ, giữ gìn đất nước ?
Giáo viên hệ thống lại bài, liên hệ.
Hãy kể một tấm gương yêu nước mà em biết.
( Tích hợp: Lòng yêu nước, yêu tổ quốc theo tấm gương Bác Hồ).
- Nhiều học sinh nêu ghi nhớ
*Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 2
B1: - Giáo viên nêu cầu bài tập 
B2: - Học sinh trao đổi theo nhóm đôi
B3: - Học sinh trình bày kết quả trước lớp
 - Giáo viên nhận xét chốt lại ý đúng 
* PP: Thảo luận. Động não. Trình bày 1 phút. 
*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Giáo viên hệ thống lại bài học
Nhận xét tiết học
Dặn chuẩn bị bài cho tiết sau
- Dân tộc Việt Nam có truyền thống gì ?
- Kể các cảnh đẹp của nước ta
Cùng trao đổi với nhóm, giáo viên theo dõi gợi ý thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 23- lớp 5.dọc.doc