Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tìm hiểu về văn hóa các dân tộc

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tìm hiểu về văn hóa các dân tộc

I- MỤC TIÊU

HS có một số hiểu biết về đất nước con người,văn hóa của một số dân tộc

Biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam, đồng thời tôn trọng và học hỏi tinh hóa của các dân tộc khác.

II- CHUẨN BỊ

Tranh ảnh giới thiệu về một số dân tộc

Hình một số di sản nổi tiếng

Câu hỏi tìm hiểu về đất nước, con người, văn hóa của một số dân tộc và đáp án

III- LÊN LỚP

 

doc 6 trang Người đăng huong21 Lượt xem 4437Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tìm hiểu về văn hóa các dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24. Làm bưu thiếp chúc mừng bà, mẹ và các chị em gái.
Tuần 25. Tổ chức ngày hội chúc mừng cô giáo và các bạn gái
Tuần 26. Giao lưu nũ sinh xuất sắc.Thay: Giao lưu văn gnhệ hát về Đội ta
Tuần 27. Hội trại 26-3.Thay: Tìm hiểu truyền thống Đoàn - Đội
Tuần 28. Tìm hiểu về các văn hóa dân tộc
Tuần 29. Ngày hội hòa bình, hữu nghị.
Tuần 30. Tìm hiểu vầ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
Tuần 31. Giao lưu với thiếu nhi các lớp khác, trường khác, địa phương khác
Tuần 32. Tìm hiểu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
Tuần 33. Chúng em viết về Bác Hồ Kính yêu
Tuần 34. Liên hoa văn nghệ kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ và ngày thàng lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Tuần 35. Lễ ra trường
T4 HĐNGLL TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC
MỤC TIÊU
HS có một số hiểu biết về đất nước con người,văn hóa của một số dân tộc 
Biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam, đồng thời tôn trọng và học hỏi tinh hóa của các dân tộc khác.
CHUẨN BỊ 
Tranh ảnh giới thiệu về một số dân tộc 
Hình một số di sản nổi tiếng
Câu hỏi tìm hiểu về đất nước, con người, văn hóa của một số dân tộc và đáp án
LÊN LỚP
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Chia lớp thành 2 đội
2- GV nêu một số câu hỏi HS thi đua nhau trả lời, đội nào trả lời được nhiều câu hỏi hơn thì đội đó thắng
Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm, sau 2 phút mà chưa có câu trả lời thì đội đó bị mất quyền trả lời
Tìm hiểu về đất nước con người,văn hóa của một số dân tộc
Kể tên các danh lam thắng cảnh mà em biết?
Danh lam thắng cảnh nào trên đất nước ta được công nhận là di sản văn hóa thế giới?
Kể tên một số di sản văn hóa thế giới mà em biết?
Lễ hội cồng chiêng diễn ra ở đâu? 
Xứ sở hoa anh đào là từ dùng để chỉ nước nào?
Múa Lâm vông là điệu múa đặc trưng của dân tộc nào?
Bánh chưng, nem rán là món ăn truyền thống của nước nào?
3- Đánh giá
4- tổng kết 
HS kể
Vịnh Hạ Long
Vạn Lí Trường Thành, Kim Tự Tháp
Tây Nguyên
Nhật Bản
Lào
Việt Nam
T4 – HĐNGLL GIAO LƯU VĂN NGHỆ HÁT VỀ ĐỘI TA
 I - MỤC TIÊU
HS biết được ý nghĩa của tổ chức Đội 
HS biết vai trò của Đội thiếu niên – người Đội viên trong trường tiểu học
Biết tên một số bài bát ca ngợi Đội ta
II - QUY MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp
III –TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Khăn bàn, lọ hoa
Cây găm thăm các bài hát về Đội: Đội ta lớn lên cùng đất nước ; Hành khúc Đội; Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; Đội ca; Đọc lời hứa của Đội; Nêu chủ đề năm học 2011-2012; hát một bài hát do HĐĐ quy định 
Sưu tầm các bài thơ, bài hát ca ngợi Đội ta
IV – CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 
1- Chuẩn bị
Trang trí lớp: ghi khẩu hiệu “ Giao lưu văn nghệ hát về Đội ta”
Bàn GV có lọ hoa tươi
Bàn ghế xếp hình chữ U
2 – Giao lưu văn nghệ
 Mở đầu GV cất cho cả lớp hát bài “Đội ca”
GV phổ biến yêu cầu của buổi giao lưu
Chia lớp thành 2 đội 
Lần lượt HS của từng đội lên hái hoa, hát xong nêu một câu hỏi có thể về ý nghĩa hoặc nêu tác giả của bài hát đó
 Sau mỗi lần biểu diễn xong GV và học sinh cả 2 đội cổ vũ thật nhiệt tình cho bạn
Nếu thành viên của này không hoàn thành được yêu cầu thì đội bạn được quyền trả lời và ghi điểm
Quy ước: mỗi bài hát 5 điểm, một câu hỏi phụ 2 điểm
Tổng kết cuộc chơi:Tính điểm dồng đội Cá nhân hoàn thành xuất sắc nhất
V – TỔNG KẾT DẶN DÒ
Tiết 2: TÌM HIỂU VỀ VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
I. Mục tiêu:
- HS có một số hiểu biết về đất nước, con người, văn hoá của một số dân tộc, quốc gia trên thế giới.
- Biết tự hào về đất nước và con người Việt Nam, đồng thời tôn trọng và học hỏi tinh hoa văn hoá các dân tộc khác.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh, bài báo,... giới thiệu về một số dân tộc, quốc gia trên thế giới.
- Hình Quốc kì của một số nước và các miếng bìa có đề tên các nước đó.
- Hình một số di sản nổi tiếng thế giới (có máy trình chiếu để chiếu các hình ảnh và quốc kì của nước).
- Câu hỏi tìm hiểu về đất nước, con người, văn hoá của một số dân tộc, quốc gia trên thế giới.
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu:
- Ổn định tổ chức.
- Nêu chủ điểm của tháng.
- Nêu nội dung tiết học, mục đích của tiết học.
2. Phần cơ bản:
- Thi theo nhóm (lớp chia thành 6 nhóm - mỗi nhóm 4 em), theo 2 phần:
+ Phần 1: Trả lời câu hỏi dưới hình thức vấn đáp: Giáo viên trình chiếu câu hỏi hoặc hình ảnh yêu cầu các nhóm trả lời nhanh. 
+ Phần 2: Phần thi gắn hình quốc kì với tên quốc gia.
- Cách tiến hành:
Phần 1- Câu hỏi: (mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trong 2 phút).
Câu 1: "Xứ hoa anh đào" là từ dùng để chỉ nước nào ? 
 a. Trung Quốc b. Ấn Độ c. Nhật Bản
Câu 2: Hoa tu lip và cối xay gió là biểu tượng của đất nước:
a. Hà Lan b. Thuỷ Điển c. Phần Lan
Câu 3: Múa Lâm vông là điệu múa đặc trưng của dân tộc:
a. Mông Cổ b. Căm pu Chia c. Lào
Câu 4: Mời khách quý ăn bánh mì với muối là tục lệ của dân tộc:
a. Thái lan b. Nga c. Anh
Câu 5: Áo Hanbok là trang phục truyền thống của dân tộc:
a. Nhật Bản b. Hàn Quốc c. Xingapo
Câu 6: Đấu bò tót là phong tục:
a. Mê Hi Cô b. Nam Phi c. Tây Ban Nha
Câu 7: Té nước vào nhau trong dịp Tết cổ truyền là phong tục của dân tộc:
a. Thái Lan b. Mi-an-ma c. Ấn Độ
Đáp án
Câu 1: c) Câu 2: a) Câu 3: c) Câu 4: b) 
Câu 5: b) Câu 6: c) Câu 7: a)
- Trình chiếu hình ảnh, các nhóm trả lời.
Phần 2 - Phần thi gắn hình quốc kì với tên quốc gia:
- Mỗi đội thi được phát 3 lá quốc kì và 3 miếng bìa, trên mỗi miếng bìa có ghi tên 1 quốc gia. Nhiệm vụ của mỗi Đội thi là trong 3 phút phải gắn hình mỗi quốc kì với tên một quốc gia tương ứng. Hết thời gian 3 phút, Đội nào chưa làm xong cũng phải dừng lại.
- Gắn đúng mỗi hình được 1 điểm.
3. Phần kết thúc:
- Công bố điểm, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Nhận xét buổi học.
Tiết 3: TÌM HIỂU VỀ NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
I. Mục tiêu: 
HS có một số hiểu biết về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Biết yêu Tổ Quốc Việt nam ; tự hào là con cháu của các vua Hùng 
II/ Quy mô hoạt động: Tổ chức theo lớp.
II. Chuẩn bị: 
Tranh ảnh, bài báo,....v ề ng y Giỗ Tổ .
Các câu hỏi và đáp án thi tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.(Tham khảo ở tài liệu HĐNGLL trang 92,93)
III. Các bước tiến hành:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Phần mở đầu: GIới thiệu bài 4-5p
2. Phần cơ bản 25-26p
Bước 1: Chuẩn bị:
GV phổ biến kế hoạch, hướng dẫn tìm hiểu về ngày Giỗ Tổ
Bước 2: Tiến hành cuộc thi:
- Đại diện Ban tổ chức lên tuyên bố lí do và giới thiệu Ban giám khảo
- Đại diện Ban giám khảo khai mạc cuộc thi, công bố chương trình cuôc thi,thể lệ và tiêu chí chấm thi từng phần
- Các cá nhân đứng vào vị trí 
- Ban giám khảo lần lượt nêu từng câu hỏi
Bước 3: đánh giá , trao giải thưởng
3. Phần kết thúc: 4-5p 
- Tổng kết cuộc thi trao giải thưởng cho HS thắng cuộc.
- Dặn dò tiết sau.
- Lắng nghe
- Thi bằng cách bấm chuông nhanh để trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
T4 _ HĐNGLL NGÀY HỘI HÒA BÌNH HỮU NGHỊ
I - Mục tiêu
- HS có hiểu biết về đất nước , con người và các nền văn hóa khác 
- Biết thể hiện lòng yêu hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân daancacs dân tộc khác các nước khác 
II – Tài liệu và các phương tiện 
Một số bài thơ, bài hát điệu múa, ca dao, tục ngữ Việt Nam nói về tình hữu nghị và lòng yêu hòa bình
III – Các bước tiến hành 
1 - GV cung cấp một số bài hát, điệu múa đặc trưng của một số dân tộc như: Múa sạp- dân tộc Thái, múa nón – dân tộc Kinh, múa Hoa Chămpa và bài hát Lâm tơi - Lào 
Món ăn bánh chưng, nem rán của Việt Nam
2 – Ngày hội hòa bình, hữu nghị 
 GV trưng bày một số trang phục truyền thống của Việt Nam và một số dân tộc khác trên thế giới
- cho HS hát bài: Thiếu nhi thế giới liên hoan
IV – Tổng kết – dặn dò
Tiết 4: HĐNGLL GIAO LƯU VỚI THIẾU NHI CÁC LỚP KHÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC 
I. Mục tiêu: 
HS biết thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với các bạn lớp khác , địa phương khác 
 - Quy mô hoạt động: Tổ chức theo lớp.
II. Chuẩn bị: 
Nội dung giới thiệu về trường lớp mình, về địa phương mình .
Các tiết mục hát múa , thơ , trang phục biểu diễn
Hoa bưu thiếp tặng phẩm
III. Các bước tiến hành:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1. Phần mở đầu: GIới thiệu bài 4-5p
2. Phần cơ bản 25-26p
Bước 1: Chuẩn bị:
GV phổ biến kế hoạch, hướng dẫn cuộc giao lưu
Bước 2: Tiến hành cuộc giao lưu
- Đại diện Ban tổ chức lên tuyên bố lí do và giới thiệu chương tringf giao lưu gồm:
-Phần chào hỏi ,giới thiệu về lớp trường mình, về địa phương mình 
-Đại diện của 2 lớp sẽ thực hiện chào hỏi
-Tặng quà , hoa giữa HS 2 lớp
- Thi vẽ tranh về chủ đề Hòa bình hữu nghị
- Biểu diễn văn nghệ
3. Phần kết thúc: 4-5p 
- Tổng kết cuộc giao lưu 1 đại diện HS thay mặt cảm ơn sự đón tiếp và nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại 
- Dặn dò tiết sau.
- Lắng nghe
Đại diện mỗi đội tự giới thiệu
Lắng nghe
Thi vẽ
Tiết 1: THI TÌM HIỂU VỀ CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA BÁC HỒ
I. Mục tiêu:	
- Giúp HS có hiểu biết về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ, về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi và thiếu nhi với Bác Hồ, về tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
- Thông qua đó giáo dục các em lòng kính yêu Bác và quyết tâm học tập, rèn luyện theo Năm điều Bác Hồ dạy.
II. Chuẩn bị:
- Các sách, báo, tài liệu, tranh ảnh về Bác Hồ.
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu:
- Ổn định tổ chức.
- Nêu chủ điểm của tháng.
- Nêu nội dung của tiết học, mục đích của tiết học (hình thức thi).
2. Phần cơ bản:
- Làm bài vào giấy, dưới hình thức trả lời câu hỏi.
- Bài làm trả lời chính xác, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
A, Câu hỏi:
1) Bác Hồ khi còn nhỏ có tên là gì ? (Nguyễn Sinh Cung)
2) Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng, Bác Hồ còn mang những tên nào ? (Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Văn Ba, Thầu Chín, Lý Thuỵ, Tống Văn Sơ, Già Thu,...)
3) Bác sinh ngày nào ? Quê Bác ở đâu ?
4) Bác Hồ đã rời đất nước đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước từ năm nào ? 
5) Trong suốt cuộc đời làm cách mạng, Bác Hồ đã từng bôn ba ở những nước nào ? Bác đã từng làm những nghề gì để kiếm sống ? (Bác đã từng đi nhiều nước: Mĩ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Thái Lan... Bác đã từng làm nghề như: phụ bếp trên tàu thuỷ, cào tuyết, đốt lò, phụ bếp trong khách sạn, viết báo,...
6) Bác Hồ đã đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà khi nào ? Tại đâu ?
7) Bác Hồ đã từng giữ những cương vị lãnh đạo nào trong Đảng và Nhà nước ta ? (Chủ tịch Đảng, chủ tịch nước).
8) Theo em, Bác Hồ có những đức tính nổi bật nào ? (Yêu nước, thương dân, khiêm tốn, giản dị, hi sinh,...)
9) Tình cảm Bác Hồ dành cho thiếu nhi như thế nào ? (Bác rất yêu quý và quan tâm tới các cháu thiếu nhi)
10) Vì sao nhân dân ta, đặc biệt là các cháu thiếu nhi đều kính yêu Bác Hồ ? (Vì Bác Hồ đã suốt đời vì dân, vì nước, có công lao to lớn trong việc giành lại độc lập tự do cho đất nước; vì Bác là một tấm gương sống mẫu mực,...).
B, Biểu điểm: mỗi câu 1 điểm
3. Phần kết thúc
- Cả lớp hát bài về Bác Hồ.
- Nhận xét bài làm của học sinh và công bố điểm.
- Tuyên dương những bạn làm bài tốt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an HDNGLL TUAN 29 33.doc