Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 20 (chuẩn)

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 20 (chuẩn)

I. MỤC TIÊU:

 -Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

 -Yêu mếm, tự hào về quê hương mình mong muốn được góp phần xây dưng quê hương

 * HSK,G : Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.

 * BVMT : (Liên hệ) Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.

II.CHUẨN BỊ:

- Giấy, bút màu.- Các bài thơ, bài hát, tranh, ảnh nói về tình yêu quê hương.

 

doc 48 trang Người đăng huong21 Lượt xem 918Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tuần 20 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20 Ngày tháng năm 20
ÑAÏO ÑÖÙC
Tiết 20 EM YÊU QUÊ HƯƠNG (tiết 2)
KTKN:84. SGK:30
I. MỤC TIÊU:
 -Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
 -Yêu mếm, tự hào về quê hương mình mong muốn được góp phần xây dưng quê hương
 * HSK,G : Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
 * BVMT : (Liên hệ) Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.
II.CHUẨN BỊ:
- Giấy, bút màu.- Các bài thơ, bài hát, tranh, ảnhnói về tình yêu quê hương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
- Bạn Hà trong truyện Cây đa làng em đóng góp tiền để làm gì? Vì sao Hà làm như vậy?
- Em đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
@ Dạy bài mới:
1/ Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ (bài tập 4, SGK).
* Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn các nhóm HS trưng bày và giới thiệu tranh.
- GV yêu cầu HS xem tranh và trao đổi, bình luận.
- GV nhận xét về tranh, ảnh của HS và bày tỏ niềm tin rằng HS sẽ làm được những công việc thiết thực để tỏ lòng yêu quê hương.
2/ Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ (bài tập 2, SGK).
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp đối với một số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành:
- GV nêu từng ý kiến trong bài tập 2, SGK.
- GV mời một số HS giải thích lí do. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Tán thành với những ý kiến (a), (d); không tán thành với các ý kiến (b), (c).
3/ Hoạt động 3: Xử lý tình huống (bài tập 3, SGK).
* Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình huống liên quan đến tình yêu quê hương.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận để xử lí các tình huống của bài tập 3. 
- GV mời đại diện các nhóm trình bày theo từng tình huống, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. 
- GV kết luận: 
+ Tình huống (a): Bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình; vận động các bạn cùng tham gia đóng góp; nhắc nhở các bạn giữ gìn sách,
+ Tình huống (b): Bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội, vì đó là một việc làm góp phần làm sạch, đẹp làng xóm.
4/ Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm.
* Mục tiêu: Củng cố bài.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS trình bày kết quả sưu tầm được về các cảnh đẹp, phong tục tập quán, danh nhân của quê hương và các bài thơ, bài hát, điệu múa, đã chuẩn bị. 
- GV cho cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát,
- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng.
@ Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà xem trước nội dung bài “Ủy ban nhân dân xã (phường) em.
- Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà.
- Tham gia trồng cây ở đường làng, ngõ xóm; quyên góp tiền của để tu bổ di tích, xây dựng các công trình công cộng ở quê hương;
- HS trưng bày và giới thiệu tranh của nhóm mình.
- HS xem tranh và trao đổi, bình luận.
- HS giơ thẻ màu theo quy ước bày tỏ thái độ. 
- Một số HS trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
- Nhóm 4.
- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- HS trình bày.
- Cả lớp trao đổi.
 TUẦN 20 Ngày tháng năm 20
TOAÙN 
 Tiết 96 LUYỆN TẬP 
KTKN: 69. SGK:99
I. MỤC TIÊU:
Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
*BT cần làm : 1 ( b,c) ; 2 ; 3 (a) .BT còn lại KKHS K,G làm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV yêu cầu 1-2 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
-Nhận xét.đánh giá.
@ Dạy bài mới:
* Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn, chú ý đối trường hợp r = 2 cm thì có thể đổi hỗn số ra số thập phân hoặc phân số.
- GV cho HS tự làm bài rồi gọi một số HS nêu kết quả tính được.
* Bài 2: GV cho HS tự làm bài rồi gọi một số HS nêu kết quả tính được.
* Bài 3: GV hướng dẫn HS:
a) Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn khi biết đường kính của nó.
b) Hiểu được: Bánh xe lăn 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe. Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe.
* Bài 4: GV hướng dẫn HS lần lượt thực 
hiện các bước sau:
- Tính chu vi hình tròn. 
- Tính nửa chu vi hình tròn.
- Xác định chu vi của hình H: là nửa chu vi của hình tròn cộng với độ dài đường kính. Từ đó tính chu vi hình H.
Củng cố,dặn dò :
-Hỏi cách tính chu vi , tính đường kính hình tròn .
-Nhận xét.
-Dặn CBBS.
1-2 HS trình bày:
Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14 (C = d x 3,14) hoặc 2 lần bán kính nhân với số 3,14 (C = r x 2 x 3,14). Trong đó: C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn, r là bán kính hình tròn.
-Cả lớp
- Làm bảng:
a) 56,52 m
b) 27,632 dm
c) 15,7 cm
- Nhóm 2:
a) d = 5 m
b) r = 3 dm
- Làm vở: (HSK,G)
a) C = 2,041 m
b) Bài giải
Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng thì người đi xe đạp sẽ đi được một quãng đường là: 
0,65 x 10 = 6,5 (m)
Nếu bánh xe lăn trên mặt đất được 100 vòng thì người đi xe đạp sẽ đi được một quãng đường là: 
0,65 x 100 = 65 (m)
- Nhóm 4:
6 x 3,14 = 18,84 (cm)
18,84 : 2 = 9,42 (cm)
9,42 + 6 = 15,42 (cm)
Khoanh vào D.
Duyệt:
--------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
TUẦN 20 Ngày tháng năm 20
TAÄP ÑOÏC
Tieát 39 THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ 
KTKN: 33. SGK:15
I. MỤC TIÊU:
 -Bieát ñoïc dieãn caûm baøi vaên, ñoïc phaân bieät được lôøi caùc nhaân vaät.
 -Hieåu: Thaùi sö Traàn Thuû Ñoä laø người göông maãu, nghieâm minh, coâng bằng ,khoâng vì tình rieâng maø laøm sai pheùp nöôùc. (Trả lời được caùc caâu hỏi SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra một tốp 4 HS được phân các vai (anh Thành, anh Lê, anh Mai, người dẫn truyện) đọc trích đoạn kịch Người công dân số Một (phần 2), trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc: “Người công dân số Một” trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?
@ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Bài đọc hôm nay giới thiệu với các em tấm gương giữ nghiêm phép nước của thái sư Trần Thủ Độ (1194 – 1264) - một người có công lớn trong việc sáng lập nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Nguyên xâm lược nước ta (1258).
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a)Luyện đọc: 
- GV yêu cầu:
+ Một HS giỏi đọc toàn bài.
+ Một HS đọc phần chú thích và giải nghĩa sau bài (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, xã tắc, thượng phụ). GV giải nghĩa thêm các từ, cụm từ: thềm cấm (khu vực cấm trước cung vua), khinh nhường (coi thường), kể rõ ngọn ngành (nói rõ đầu đuôi sự việc), chầu vua (vào triều nghe lệnh của vua), chuyên quyền (nắm mọi quyền hành và tự ý quyết định mọi việc), hạ thần (từ quan lại thời xưa dùng để tự xưng khi nói với vua), tâu xằng (tâu sai sự thật).
- GV yêu cầu ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài văn:
 + Đoạn 1: từ đầu đến ông mới tha cho.
+ Đoạn 2: từ Một lần khác đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.
+ Đoạn 3: phần còn lại của bài.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp.
- GV gọi một, hai HS đọc toàn bộ bài văn.
- GV đọc diễn cảm bài văn - giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, thay đổi linh hoạt, phân biệt các nhân vật. 
b) Tìm hiểu bài:
-1.Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
GV bổ sung: Cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan bán tước, làm rối loạn phép nước.
-2. Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao? 
-3. Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
-4. Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào? 
*Nội dung ? HSG
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV yêu cầu HS đọc lại toàn truyện theo cách phân vai.
- GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm toàn truyện. 
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. 
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân.
- 4 HS phân vai đọc và trả lời câu hỏi: Người công dân số Một ở đây là Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi Nguyễn Tất Thành là “Người công dân số Một” vì ý thức là công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người. Với ý thức này, Nguyễn Tất Thành đã ra nước ngoài tìm con đường cứu nước, lãnh đạo nhân dân giành độc lập cho đất nước.
- HS lắng nghe.
- 1 HS giỏi đọc.
- 1 HS đọc.
- 3 HS đọc tiếp nối.
- Nhóm 2.
- Một, hai HS đọc.
- HS quan sát tranh minh họa trong SGK, lắng nghe và chú ý giọng đọc của GV.
HSY: Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những câu đương khác.
-HSTB: không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
- HSK: Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
- Nhóm 4: Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.
-Xem mục tiêu
- HS phân vai đọc.
- HS thi đọc diễn cảm.
- Thaùi sö Traàn Thuû Ñoä laø người göông maãu, nghieâm minh, coâng bằng ,khoâng vì tình rieâng maø laøm sai pheùp nöôùc.
TUẦN 20 Ngày tháng năm 20
LÒCH SÖÛ
Tieát 20 ÔN TẬP: CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC (1945 – 1954)
KTKN: 105. SGK:40
 I. MỤC TIÊU:
 -Biết sau Cách mạng tháng tám nhân dân ta phải đương dầu với ba thứ giặc “giặc đói”, “giặc dốt”, “ giặc ngoại xâm”.
 -Thống kê những sự kiện lịch sự tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: 
 +19-12-1946: toàn quốc kháng chiến chống thực dân phap.
 +Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
 +Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
 +Chiến dịch Điện Biên Phủ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Hành chính Việt Nam. 
- Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt? 
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
@ Dạy bài mới:
GV hướng dẫn HS suy nghĩ, nhớ lại những tư liệu lịch sử chủ yếu để hiểu được một số sự kiện theo niên đại.
1/ Hoạt động 1: 
-V chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi trong SGK:
- Câu 1: Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Em h ...  ích chung và làm tốt việc của mình. Trong tiết KC hôm nay, các em sẽ tự kể những câu chuyện mình đã được nghe, được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài:
- GV yêu cầu một HS đọc đề bài viết trên bảng lớp. GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý giúp HS tránh KC lạc đề tài: tấm gương, pháp luật, nếp sống văn minh. 
- GV cho ba HS tiếp nối nhau đọc lần lượt các gợi ý 1- 2 - 3. 
- GV yêu cầu HS đọc thầm lại gợi ý 1 và hướng dẫn: Việc nêu tên nhân vật trong các bài tập đọc đã học (anh Lý Phúc Nha, Mồ Côi, Chú bé gác rừng) chỉ nhằm giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. Các em nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình. 
- GV mời một số HS nói trước lớp tên câu chuyện các em sẽ kể, nói rõ đó là câu chuyện về ai.
b) HS thực hành KC, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- GV mời 1 HS đọc lại gợi ý 2 và yêu cầu mỗi HS lập nhanh dàn ý câu chuyện mình sẽ kể theo cách gạch đầu dòng. 
- GV yêu cầu HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV cho HS thi KC trước lớp. GV yêu cầu HS đặt câu hỏi, trao đổi với nhau về câu chuyện được kể.
- GV nhận xét, bình chọn HS có câu chuyện hay mới và hay nhất, KC tự nhiên và hấp dẫn nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC tuần tới.
---------------------------------------------------
- HS trình bày trước lớp.
- 1 HS đọc: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
- 3 HS tiếp nối đọc: Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh? – Cách kể chuyện – Trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- HS đọc thầm.
- Một số HS nêu tên câu chuyện của mình sẽ kể trước lớp.
- 1 HS đọc, cả lớp lập nhanh dàn ý vào nháp.
- Nhóm 2.
- HS thi KC trước lớp và nói ý nghĩa câu chuyện của mình, trả lời câu hỏi của các HS khác về nhân vật, chi tiết của câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn.
--------------------------------------------------
Duyệt:
--------------------------------------------------------------------------------------------------Tổ trưởng Hiệu trưởng
KÓ THUAÄT
(Tieát 20) CHỌN GÀ ĐỂ NUÔI (SGK/54)
I. MỤC TIÊU:
HS cần phải:
- Nêu được mục đích của việc chọn gà để nuôi.
- Bước đầu biết cách chọn gà để nuôi.
- Thấy được vai trò của việc chọn gà để nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh ảnh minh họa đặc điểm ngoại hình của gà được chọn để nuôi.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
@ Kiểm tra bài cũ:
GV hỏi: Kể tên những giống gà mà em biết ?
@ Dạy bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
Trong bài học trước, chúng ta đã biết các giống gà khác nhau thì có đặc điểm hình dạng và khả năng sinh trưởng, sinh sản khác nhau. Ngay trong cùng một giống gà thì tốc độ lớn và khả năng sinh sản của từng con cũng không như nhau. Có con lớn nhanh, đẻ nhiều trứng, có con lớn chậm và đẻ ít trứng. Do vậy, muốn nuôi gà đạt kết quả, trước hết phải biết cách chọn gà để nuôi.
2/ Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích của việc chọn gà để nuôi
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 SGK để trả lời câu hỏi: Tại sao phải chọn gà để nuôi ?
- GV nhận xét và giải thích: Muốn nuôi gà đạt năng suất cao (lớn nhanh, đẻ trứng to và nhiều), cho sản phẩm đạt chất lượng tốt (thịt và trứng thơm, ngon), điều quan trọng nhất là phải có được những con giống khỏe mạnh, có khả năng tăng trọng hoặc đẻ trứng phù hợp với mục đích chăn nuôi (nuôi lấy thịt, nuôi lấy trứng hoặc vừa lấy thịt, vừa lấy trứng).
- GV nêu một vài ví dụ minh họa giúp HS hiểu rõ mục đích chọn gà để nuôi.
3/ Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chọn gà để nuôi
a) Chọn gà con mới nở
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 kết hợp với đọc nội dung mục 2a trong SGK để nêu đặc điểm hình dạng, hoạt động của gà con được chọn để nuôi và trả lời câu hỏi ở mục 2a.
- GV nhận xét và giải thích: Những con mắt sáng, lông khô và bông xốp, đi lại nhanh nhẹn, vững vàng, hay ăn là biểu hiện bên ngoài của những con khỏe mạnh, có khả năng lớn nhanh nên chọn để nuôi. Những con có khuyết tật như khoèo chân, vẹo mỏ, mắt lờ đờ, đi lại chậm chạp hoặc nằm bẹp là biểu hiện bên ngoài của những con yếu, phát triển không hoàn chỉnh và sức chống bệnh kém. Khi chọn gà để nuôi không nên chọn những con có khuyết tật.
b) Chọn gà để nuôi lấy trứng
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2b và quan sát hình 2 SGK để nêu đặc điểm hình dạng của gà được chọn để nuôi lấy trứng. GV gợi ý để HS trả lời câu hỏi ở mục 2b: Nhận xét về thân hình, đầu, mỏ, chân gà và đối chiếu với nội dung nêu những đặc điểm của gà nuôi lấy trứng.
- GV giải thích: Gà nuôi nhằm mục đích chủ yếu để lấy trứng, được gọi tắt là gà nuôi lấy trứng. Vì vậy, gà nuôi lấy trứng phải có khả năng đẻ nhiều trứng/năm.
- GV kết luận: Chọn khi gà được 2-3 tháng tuổi, chọn những con mái chân nhỏ, mỏ quắp, mắt sáng, lông mượt, hông nở, mông xệ, đó là những con có khả năng đẻ trứng tốt. Khi chọn gà nuôi lấy trứng nên chọn những con mái của giống gà có khả năng đẻ nhiều trứng như gà lơ-go, gà rốt-ri, gà ri.
c) Chọn gà để nuôi lấy thịt
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 2c và quan sát hình 3 SGK để nêu đặc điểm hình dạng của gà được chọn để nuôi lấy thịt. GV gợi ý để HS trả lời câu hỏi ở mục 2c: Nhận xét về thân hình, đầu, mỏ, chân gà và đối chiếu với nội dung nêu những đặc điểm của gà nuôi lấy thịt.
- GV giải thích: Gà nuôi nhằm mục đích chủ yếu để lấy thịt, được gọi tắt là gà nuôi lấy trứng. Gà nuôi lấy thịt phải có khả năng đạt trọng lượng cao trong thời gian ngắn (khoảng 2 - 2,5 tháng là đem giết mổ được).
- GV kết luận: Chọn những con đầu to, chân to, mỏ to và chắc, mắt sáng, hay ăn. Trong cùng một đàn nên chọn những con to và nặng hơn những con khác để nuôi lấy thịt. Khi chọn gà nuôi lấy thịt nên chọn những con trống của giống gà có tầm vóc to, khả năng tăng trọng nhanh. Nếu có điều kiện nuôi tập trung, tốt nhất nên nuôi những giống gà thịt của nước ngoài (Mĩ, Đức, Cu Ba, Trung Quốc,) được nhập vào nuôi ở nước ta.
- GV tóm tắt nội dung chính của hoạt động 2: Gà được chọn để nuôi phải khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hay ăn, chóng lớn. Chọn gà bằng cách quan sát hình dáng bên ngoài và hoạt động của chúng. Nếu nuôi gà lấy trứng nên chọn những con thuộc giống gà có khả năng đẻ nhiều trứng. Nếu nuôi gà lấy thịt nên chọn những con hay ăn, nhanh lớn, có khả năng đạt trọng lượng cao trong thời gian ngắn.
4/ Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập
- GV sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm dựa vào câu hỏi cuối bài để đánh giá. 
- GV nêu đáp án.
- GV nhận xét, đánh giá.
5/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần thái độ, ý thức học tập của HS.
- Dặn HS về nhà đọc trước bài “Thức ăn nuôi gà”.
- HS trả lời: Có nhiều giống gà được nuôi ở nước ta. Có những giống gà nội như gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác,Có những giống gà nhập nội như gà Tam Hoàng, gà lơ-go, gà rốt. Có những giống gà lai như gà rốt-ri,
- HS lắng nghe.
- Cá nhân: Chọn gà để có được những con khỏe mạnh, mau lớn, sinh sản tốt và phù hợp với mục đích chăn nuôicủa gia đình. Nhờ đó, nâng cao được năng suất chăn nuôi.
- Nhóm 2: HS đọc thông tin, quan sát hình trong SGK, thảo luận và phát biểu ý kiến:
+ Chọn nuôi những con mắt sáng, lông khô và bông xốp, chân vững vàng, đi lại nhanh nhẹn, hay ăn.
+ Không chọn nuôi những bé, yếu ớt, mắt mờ, khoèo chân, đi lại không vững vàng hoặc nằm bẹp.
- Nhóm 4: HS đọc thông tin, quan sát hình trong SGK, thảo luận và phát biểu ý kiến: Con mái chân nhỏ, mỏ quắp, mắt sáng, lông mượt, hông nở, mông xệ.
- Nhóm 6: HS đọc thông tin, quan sát hình trong SGK, thảo luận và phát biểu ý kiến: Con trống đầu to, chân to, mỏ to và chắc, mắt sáng, hay ăn. 
- HS làm bài tập.
- HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả làm bài tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá.
 THUAÄT
(Tieát 20) VẼ THEO MẪU: MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU 
(SGK/63)
I. MỤC TIÊU:
- HS biết quan sát, so sánh để tìm ra tỉ lệ, đặc điểm riêng và phân biệt được các độ đậm nhạt chính của mẫu.	
- HS vẽ được hình gần giống mẫu, có bố cục cân đối với tờ giấy.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình và độ đậm nhạt ở mẫu vẽ, ở bài vẽ.
II. CHUẨN BỊ:
- Một số mẫu vẽ như bình, lọ, quả, có hình dáng và màu sắc khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài:
GV lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV cho HS trao đổi, lựa chọn vật mẫu, cách đặt mẫu vẽ rồi hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về:
+ Tỉ lệ chung của mẫu (chiều ngang, chiều cao).
+ Vị trí của các vật mẫu (Vật mẫu nào ở phía trước? Vật mẫu nào ở phía sau?).
+ Hình dáng, màu sắc, đặc điểm,  của lọ và quả.
+ So sánh tỉ lệ giữa các vật mẫu.
+ So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu: miệng, cổ, thân, đáy,
+ Phần sáng nhất và tối nhất của mẫu (Ở vị trí nào của lọ, quả? So sánh giữa chúng với nhau).
- GV bổ sung, tóm tắt ý kiến và phân tích để HS cảm thụ được vẻ đẹp của mẫu.
 3. Hoạt động 2: Cách vẽ 
- GV giới thiệu hình gợi ý và yêu cầu HS nhận xét về một số dạng bố cục:
+ Hình vẽ quá nhỏ hoặc quá to so với tờ giấy.
+ Hình vẽ không cân đối với tờ giấy và hình vẽ cân đối với tờ giấy.
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và nhắc lại cách tiến hành bài vẽ theo mẫu:
+ Phác khung hình chung của mẫu và khung hình riêng của từng vật mẫu.
+ Vẽ đường trục (của lọ, bình, chai,).
+ Tìm tỉ lệ bộ phận của các vật mẫu, vẽ phác hình dáng chung của mẫu bằng nét thẳng.
+ Vẽ nét chi tiết và điều chỉnh nét vẽ cho đúng hình.
+ Tìm các độ đậm nhạt chính của mẫu và phác các mảng đậm, mảng nhạt.
+ Vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
4. Hoạt động 3: Thực hành
- GV tổ chức cho HS thực hành.
- GV hướng dẫn HS: bố cục hình vẽ phù hợp với phần giấy, vẽ khung hình chung và khung hình từng vật mẫu; tỉ lệ các bộ phận để hình vẽ rõ đặc điểm; vẽ các độ đậm nhạt chính.
5. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ và gợi ý cho HS nhận xét về:
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Đậm nhạt,
- GV bổ sung, cùng HS xếp loại và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
6. Dặn dò:
GV dặn HS về nhà chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, nhận xét vật mẫu, mẫu vẽ.
- GV nhận xét hình gợi ý.
- HS vẽ.
- HS nhận xét, đánh giá và xếp loại theo cảm nhận riêng.
____________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 KTKN KNS.doc