Giáo án Kể chuyện

Giáo án Kể chuyện

I.Mục đích, yêu cầu:

- Học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

- Chú ý nghe thầy (cô), bạn kể chuyện, nhớ được câu chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn và kể tiếp được lời bạn.

- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.

II.Đồ dùng dạy học :

Tranh minh hoạ GSK, bảng phụ.

III.Hoạt động dạy học :

A.Kiểm tra bài cũ: (3p).

Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 

doc 47 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
19	Kể chuyện
Chiếc đồng hồ
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Chiếc đồng hồ.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Chú ý nghe thầy (cô), bạn kể chuyện, nhớ được câu chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn và kể tiếp được lời bạn.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học : 
Tranh minh hoạ GSK, bảng phụ.
III.Hoạt động dạy học : 
A.Kiểm tra bài cũ: (3p). 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Dạy bài mới: (37p)
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Giáo viên kể chuyện : Chiếc đồng hồ.
- Giáo viên kể lần 1 : HS lắng nghe
- Giáo viên kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh hoạ (HS nghe và nhìn tranh)
- Giáo viên kể lần 3
3.Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
- Một học sinh đọc thành tiếng các yêu cầu của giờ kể chuyện.
a.Kể chuyện theo cặp
- Mỗi HS kể 1/2 câu chuyện theo tranh SGK. 
Sau đó mỗi em kể lại toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
b.Thi kể chuyện trước lớp.
Học sinh nối tiếp nhau kể (mỗi em một đoạn).
* Nội dung chính của từng tranh.
Tranh 1: Được tin trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô, các cán bộ đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi. Ai nấy đều háo hức muốn đi.
Tranh 2 : Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị, các đại biểu ùa ra đón Bác.
Tranh 3 : Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt, Bác mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.
Tranh 4: Câu chuyện về chiéc đồng hồ của Bác khiến cho ai nấy đều thấm thía.
- Học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét, giáo viên nhận xét chốt ý.
- Bình bầu bạn kể chuyện hay nhất, diễn cảm nhất.
4.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tuyên dương bạn kể chuyện hay.
- Động viên những em kể chưa đạt.
- Về nhà chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về tấm gương sống về làm việc theo pháp luật, nếp sống văn minh.
20	Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những tấm gương sống , làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
- Hiểu về trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Giáo dục học sinh ý thức thực hiện tốt nếp sống văn minh.
II.Đồ dùng dạy học : 
Bảng phụ, sưu tầm sách báo về những tấm gương tốt.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ: (3p). 
Học sinh kể lại câu chuyện Chiếc đồng hồ.
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
B.Dạy bài mới: (37p)
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a.Giúp học sinh hiểu yêu cầu của đề bài.
- Một học sinh đọc đề bài.
- GV gạch chân các từ: tấm gương, pháp luật, nếp sống văn minh.
- Gọi 3 HS lần lượt nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý trong SGK. Cả lớp theo dõi SGK
- Cho học sinh đọc thầm gợi ý 1.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
- Một số học sinh nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện mình sẽ kể.
b.Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Học sinh đọc gợi ý 2, mỗi học sinh lập nhanh dàn ý câu chuyện mình sẽ kể.
- Học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
- Giáo viên nhắc học sinh cố gắng kể thật tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ.
- Học sinh thi kể trước lớp.
- Học sinh có thể xung phong kể hoặc cử đại diện thi kể.
- Giáo viên gắn bảng tiêu chuẩn đánh giá, viết tên câu chuyện và tên học sinh kể để cho các em dễ dàng nhận xét câu chuyện của bạn.
- Mỗi học sinh kể xong câu chuyện của mình thì trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện mình đã kể.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và bổ sung.
- Lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, chọn bạn kể hay , diễn cảm nhất.
3.Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét , tuyên dương những học sinh có nhiều tiến bộ.
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài tiết 21.
21	Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Đề 1: Kể về một việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích kịch sử – văn hoá.
Đề 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ.
Đề 3 : Kể về một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
I.Mục đích, yêu cầu :
- Học sinh kể được một câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã làm thể hiện ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ ; bảo vệ các công trình công cộng, di tích lịch sử ; hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh liệt sĩ.
- Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện. Hiểu và trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn cho học sinh kĩ năng nghe, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Giáo dục học sinh ý thức thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
II.Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ, tài liệu về an toàn giao thông.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (3p).
HS kể chuyện đã nghe, đọc những tấm gương sông, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. GV nhận xét ghi điểm.
B.Dạy bài mới: (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp
2.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
- Một học sinh đọc lại đề bài, GV gạch chân các từ trọng tâm trong đề bài: 
Đề 1: công dân nhỏ, bảo vệ, công cộng, di tích lịch sử.
Đề 2: Chấp hành luật giao thông đường bộ. 
Đề 3: biết ơn các thương binh liệt sĩ.
- Cho học sinh nối tiếp nhau đọc ba gợi ý trong SGK cho 3 đề
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV cho học sinh đọc kĩ gợi ý cho đề các em đã chọn.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.
- Cho một số học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.
- Học sinh lập nhanh dàn ý câu chuyện.
3.Học sinh thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện .
a.Kể chuyện theo nhóm. Từng cặp học sinh dựa vào dàn ý để kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. GV giúp đỡ, uốn nắ từng nhóm.
b.Thi kể trước lớp.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, cả lớp nhận xét . Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất.
4.Củng cố dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
- Chuẩn bị bài Ông Nguyễn Đăng Khoa.
22	Kể chuyện
Ông nguyễn đăng khoa
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Học sinh dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi với các bạn về mưu trí tài tình của ông Nguyễn Đăng Khoa.
- Rèn cho học sinh nghe cô, bạn kể, nhớ truyện, kể tiếp được lời bạn.
- Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn.
II.Đồ dùng dạy học :
Bảng phụ, phấn màu, tranh minh hoạ trong SGK.
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (3p).
 	Cho học sinh kể lại câu chuyện của tiết kể chuyện lần trước.
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
B.Dạy bài mới: (37p)
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Giáo viên kể chuyện : Ông Nguyễn Đăng Khoa.
- Giáo viên kể lần 1: viết bảng các từ: truông ; sào huyệt ; phục binh.
- Giáo viên kể lần 2 kết hợp chỉ vào tranh, học sinh theo dõi theo tranh SGK.
- Giáo viên kể lần 3.
3.Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a. Kể chuyện trong nhóm: 
- HS kể cho nhau nghe, kể xong trao đổi ý nghĩa. Giáo viên giúp đỡ từng nhóm.
b.Thi kể chuyện: 
- Các nhóm nối tiếp nhau lên bảng kể lại câu chuyện. (cho học sinh cầm SGK, nhìn tranh và kể lại câu chuyện).
Tranh 1: Anh hàng dầu bị mất tiền, nghi cho người mù lấy nhưng người mù ra sức chối.
Tranh 2: Nguyễn Đăng Khoa sai lính múc một chậu nước và thả túi tiền vào chậu nước thấy có váng dầu nổi lên, người mù hết đường chối cãi.
Tranh 3: Quân sĩ cải trang thành dân phu và ngồi vào hòm đánh lừa bọn cướp.
Tranh 4: Các võ sĩ bất ngờ xông ra đánh giết bọn cướp khiến bọn cướp phải đầu hàng.
- Gọi 1 – 2 học sinh nối tiếp nhau thi kể toàn bộ câu chuyện.
* Học sinh trao đổi về biện pháp mà ông Nguyễn Đăng Khoa dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp tài tình ở chỗ nào? (Ông cho bỏ tièn vào chậu nước xem có váng dầu không, nếu có váng dầu thì chứng tỏ đó là tiền của anh bán dầu)
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
- Bình chọn bạn và nhóm kể hay nhất.
4.Củng cố dặn dò:
- Học sinh nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện
- Nhận xét giờ học.
- Dặn học sinh về nhà xem trước bài 23 : Tìm câu chuyện về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
23	Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
I.Mục đích, yêu cầu: 
- Học sinh biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh.
- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- Rèn cho học sinh kĩ năng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ trật tự, an ninh.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, sưu tầm sách báo nói về người tốt, việc tốt.
III,Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: (3p)
Cho 3 học sinh nối tiếp nhau kể câu chuyện Ông Nguyễn Đăng Khoa.
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
B.Dạy bài mới: (37p)
1. Giới thiệu bài :Trực tiép.
2.Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a.Hướng dẫn HS hiẻu yêu cầu của đề bài.
- Gọi một HS đọc đề bài, gạch dưới các từ : đã nghe, đã đọc, góp sức bảo vệ trật tự, an ninh.
- GV giải thích: trật tự, an ninh là: hoạt động chống lại sự xâm phạm, quấy rối để giữ yên ổn về chính trị, xã hội
- Cho 3 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2,3. Cả lớp theo dõi SGK.
- GV lưu ý cho HS chọn đúng câu chuyện em đã đọc, hoặc nghe kể.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS.
- HS nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện mình sẽ kể (yêu cầu HS nói rõ là câu chuyện đã nghe, đã đọc ở đâu).
b.Học sinh thực hành kể chuyện cà trao đổi ý nghĩa về câu chuyện.
- Gọi 1 HS đọc lại gợi ý 3 (dàn ý bài kể chuyện)
- GV nhắc HS kể cau chuyện càn có đầu, có cuối, câu chuyện dài có thể kể 1 – 2 đoạn.
- Cho HS viết nhanh dàn ý trên nháp.
* Học sinh kể theo nhóm (nhóm đôi) , HS kể chuyện, trao đổi ý nghĩa.
* Thi kể trước lớp : HS xung phong thi kể chuyện.
- GV gắn tiêu chí đánh giá lên bảng.
- Mỗi HS kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình với cô giáo và các bạn về nhân vật, tình tiết trong câu chuyện. 
- Cả lớp nhận xét, GV nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn.
- Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện tự nhien hấp dẫn nhất.
3.Củng cố dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
Chuẩn bị bài: Kể lại một việc làm tốt, góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết hoặc tham  ... .Hướng dẫn học sinh nghe – viết. 
 - HS đọc bài chính tả Cô gái của tương lai. Cả lớp theo dõi SGK.
 - Hỏi : Nội dung bài nói lên điều gì? (Bài giới thiệu Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai)
 - HS đọc thầm bài chính tả, nhắc nhở học sinh cách viết bài.
 - Hướng dẫn học sinh viét từ khó : in-tơ-nét, Ôt-xtrrây-li-a, Nghị viện Thanh niên.
 - GV đọc bài cho học sinh viết. Thu chấm một số bài. Hojc sinh trao đổi vở để soát lỗi cho nhau.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu bài tập và làm bài theo nhóm 4.
Gọi học sinh trình bày bài. Cả lớp và giáo viên nhận xét.
 Bài giải : Anh hùng Lao động	 - Cụm từ anh hùng lao động gồm 2 bộ phận
 Anh hùng Lực lượng vũ trang anh hùng / lao động, ta phải viét hoa chữ
 Huân chương Sao vàng cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó:
 Huân chương Độc lập hạng Ba Anh hùng / Lao động.
 Huân chương Lao động hạng Nhất - Các cụm từ khác cũng giải thích tương tự.
 Huân chương Độc lập hạng Nhất
Bài tập 3 : HS làm bài vào vở. GV quan sát hướng dãn học sinh làm bài.
Bài giải : 
a) Huân chương cao quý nhất của nước ta là Huân chương Sao vàng.
b) Huân chương Quân công là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và xây dựng quân đội.
c) Huân chương Lao động là huân chương dành cho những tập thể và cá nhân lập nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau
chính tả (Nghe – viết)
Tà áo dài việt nam
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nghe – viết đúng chính tả bài : Tà áo dài Việt Nam	
- Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) : HS viết Huân chương Lao động, Huân chương Quân công. GV nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nghe – viết. 
 - HS đọc đoạn viết trong bài chính tả Tà áo dài Việt Nam. Cả lớp theo dõi SGK.
 - Hỏi : Đoạn văn kể điều gì? (Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền của phụ nữ Việt Nam. Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền đã được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời)
 - HS đọc thầm đoạn văn, nhắc các em khi viết cần chú ý các dấu câu, cách viết các chữ số (30, XX) và những chữ dễ viết sai chính tả.
 - GV đọc bài cho học sinh viết. GV thu chấm một số bài và chữa.
 - HS trao đổi bài cho nhau để soát lỗi.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2 : HS làm bài theo nhóm. Gọi HS trình bày. GV và cả lớp nhận xét, chữa.
 Bài giải : 
a) Giải thưởng các kì thi văn hóa, văn nghệ, thể thao : 
Giải nhất : Huy chương Vàng.
Giải nhất : Huy chương Bạc.
Giải ba : Huy chương Đồng.
 b) Danh hiệu dành cho các nghệ sĩ tài năng :	
 Danh hiệu cao quý nhất : Nghệ sĩ Nhân dân	
 Danh hiệu cao quý : Nghệ sĩ Ưu tú.	
 c) Danh hiệu dành cho cầu thủ, thủ môn bóng đá xuất sắc hằng năm : 
 Cầu thủ, thủ môn xuất sắc nhất : Đôi giày Vàng, Quả bóng Vàng.	
 Cầu thủ, thủ môn xuất sắc : Đôi giày Bạc, Quả bóng Bạc.
Bài tập 3 : HS làm bảng nhóm.
 Bài giải :
 a) Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam.
 b) Huy chương Đồng, Giải nhất tuyệt đối.
 Huy chương Vàng, Giải nhất về thực nghiệm.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
chính tả (Nhớ – viết)
Bầm ơi
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nhớ – viết đúng chính tả bài thơ : Bầm ơi (14 dòng đầu)	
- Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan, đơn vị.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) : 
HS viết Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú. GV nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nhớ – viết. 
 - Gọi 1 HS đọc lại bài thơ Bầm ơi (14 dòng đầu). Cả lớp theo dõi.
 - Một HS đọc thuộc lòng bài thơ. Cả lớp lắng nghe và nhận xét.
 - Cho lớp đọc lại bài thơ. Nhắc nhở học sinh khi viết cần chú ý những từ ngữ dễ viét sai (lâm thâm, lội dưới bùn, ngàn khe,) Cần chú ý cách trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát.
 - Cho học sinh nhớ lại và viết vào cở. GV thu bài chấm và chữa, nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2: Cho HS làm vào vở, Cả lớp chữa bài, GV chốt lời giải đúng.
Bài giải :
Tên cơ quan, đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận thứ hai
Bộ phận thứ ba
Trường Tiểu học 
Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học
Bế Văn Đàn
Trường Trung học cơ sở Đoàn kết
Trường
Trung học cơ sở
Đoàn Kết
Công ti Dầu khí Biển Đông
Công ti
Dầu khí
Biển Đông
Bài tập 3: HS làm vào vở.
Bài giải:
a) Nhà hát Tuổi trẻ.
b) Nhà xuất bản Giáo dục.
c) Trường Mầm non Sao Mai.
3.Củng cố, dặn dò :
Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
chính tả (Nghe – viết)
trong lời mẹ hát
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nghe – viết đúng chính tả bài thơ : Trong lời mẹ hát.	
- Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) : 
 - HS viết Trường Tiểu học Bích Sơn, Trường Trung học cơ sở Thân Nhân Trung.
 - GV nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nghe – viết. 
GV đọc bài chính tả Trong lời mẹ hát. Cả lớp theo dõi. HS đọc thầm bài thơ.
Hỏi : Nội dung bài thơ nói gì? (Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ)
Hướng dẫn học sinh viết các từ : ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru,
GV nhắc nhở học sinh khi viết bài cần chú ý những từ dễ viết sai.
GV đọc cho học sinh viết bài. Thu chấm một số bài, nhận xét, HS trao đổi bài cho nhau để soát lỗi.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2 : HS đọc yêu cầu của bài tập. Gọi 1 HS đọc phần chú giải.
HS đọc thầm đoạn văn Công ước về quyền trẻ em và trả lì câu hỏi sau:
Đoạn văn nói điều gì? (Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền trẻ em. Quá trình soạn thảo Công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu A và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em).
HS làm bài vào vở bài tập.
Bài giải:
Phân tích tên thành các bộ phận
Liên hợp quốc
Uỷ ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc
Tổ chức / Nhi đồng / Liên hợp quốc
Tổ chức / Lao động / Quốc tế
Tổ chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em
Liên minh / Quốc tế / Cứu trợ trẻ em.
Tổ chức / Ân xá / Quốc tế
Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển
Đại hội đồng / Liên hợp quốc
Cách viết hoa
- Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Bộ phận thứ ba là tên địa lí nước ngoài, viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
chính tả (Nhớ – viết)
sang năm con lên bảy
I.Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh nhớ – viết đúng chính tả khổ thơ 2,3 của bài thơ : Sang năm con lên bảy.	
- Tiếp tục luyện tập viết hoa đúng tên các cơ quan, tổ chức.
- Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ viết.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ, bút dạ.
III.Hoạt động dạy học :
A.Kiểm tra bài cũ : (3p) : 
 - HS viết Liên hợp quốc, Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc.
 - GV nhận xét.
B.Dạy bài mới : (37p)
1.Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2.Hướng dẫn học sinh nhớ – viết. 
 - Gọi 1 học sinh đọc khổ thơ 2, 3 trong SGK. 
 - Cả lớp theo dõi. HS đọc thầm bài thơ.
 - HS xung phong đọc thuộc khổ thơ 2, 3. 
 - GV nhắc nhở các em những chữ dễ viết sai chính tả, cách trình bày ncác khổ thơ 5 chữ.
 - HS tự viết bài. GV thu chấm một số bài. 
 - HS trao đổi bài cho nhau để soát lỗi.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 2 : HS đọc nội dung bài tập. Hướng dẫn học sinh làm bài theo nhóm.
Bài giải : 
Tên viết chưa đúng
- Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em 
Việt Nam
- Uỷ ban / bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam
- Bộ / y tế
- Bộ / giáo dục và Đào tạo
- Bộ / lao động – Thương binh và Xã hội
- Hội / liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Tên viết đúng
- Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em 
Việt Nam
- Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em 
Việt Nam
- Bộ Y tế
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
- Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Bài tập 3 : HS đọc yêu cầu của bài tập.
 - Cho học sinh làm bài tập theo nhóm.
 - HS chữa bài. GV nhận xét chung và chữa.
Bài giải : Công ti May Tăng Quang, Xí nghiệp Gạch Bích Sơn.
3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét giờ học, tuyên dương học sinh làm bài tốt.
 Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
Tuần 19 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 20 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 21 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 22 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 23 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 24 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 25 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 26 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 27 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 28 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 29 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 30 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 31 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 32 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 33 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 34 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
	(Giáo viên trực ban soạn)
Tuần 35 Thứ hai ngày tháng năm 200
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
(Giáo viên trực ban soạn)

Tài liệu đính kèm:

  • docke chuyen ki hai.doc