Giáo án Kể chuyện lớp 5 (chuẩn kiến thức)

Giáo án Kể chuyện lớp 5 (chuẩn kiến thức)

Bài 1: Lý Tự Trọng

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Biết dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu. HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: “Ca ngợi Lí Tự Trọng, yêu nước, có lí tưởng, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù”.

- HS nghe GV kể, nhớ chuyện, theo dõi bạn kể, nhận xét lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh họa câu chuyện SGK, kèm theo lời gợi ý của GV. Bảng phụ viết lời thuyết minh.

 

doc 39 trang Người đăng hang30 Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Kể chuyện lớp 5 (chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Lý Tự Trọng
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu. HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: “Ca ngợi Lí Tự Trọng, yêu nước, có lí tưởng, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù”.
- HS nghe GV kể, nhớ chuyện, theo dõi bạn kể, nhận xét lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa câu chuyện SGK, kèm theo lời gợi ý của GV. Bảng phụ viết lời thuyết minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:(1’)
- GV kiểm tra ĐDHT của HS
- HS tự kiểm tra ĐD của mình.
B. Bài mới: (36’) 
1. Giới thiệu: Trong lịch sử dựng và giữ nước có biết bao tấm gương hi sinh sáng ngời, biết bao người đã sẵn sàng hi sinh vì tổ quốc. Trong tiết kể chuyện hôm nay, thầy sẽ kể cho các em nghe về một thanh niên sớm tham gia cách mạng. Anh hi sinh mới 17 tuổi. Anh là ai? Các em hãy lắng nghe thầy kể. (GV ghi tựa bài lên bảng - HS nghe).
2. GV kể chuyện: (10’)
HĐ1: GV kể chuyện lần 1: (5’) Chưa sử dụng tranh:
- Giọng kể: chậm, rõ, thể hiện sự trân trọng, tự hào.
- Viết từ khó lên bảng, giải nghĩa cho HS hiểu: 
 Sáng dạ: học đâu biết đấy.
 Mít tinh: cuộc hội hợp của đông đảo quần chúng nhằm biểu thị 1 ý chí chung.
HĐ2: GV kể chuyện lần 2: (5’) Sử dụng tranh minh họa:
- GV lần lượt treo tranh vừa kể vừa chỉ tranh.
- HS chú ý nghe hoặc nêu nghĩa từ.
Luật sư: người chuyên bào chữa.
Thành niên: người được pháp luật coi là đã trưởng thành.
Quốc tế ca: Bài hát của đảng cộng sản và công nhân trên thế giới.
- HS vừa quan sát tranh vừa nghe truyện.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện: (20’)
HĐ1: HS tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh : (5’)
- GV giao việc: Dựa vào nội dung chuyện và tranh. Các em hãy tìm câu thuyết trình cho mỗi tranh?
- GV cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét (đưa bảng phụ viết đủ lời thuyết minh cho 6 tranh.
HĐ2: Cho HS kể chuyện trước lớp : (15 phút)
- GV tổ chức cho HS kể từng đoạn và nối tiếp theo từng tranh.
- GV tổ chức cho HS thi kể cả câu chuyện.
- GV cho HS thi kể theo lời nhân vật. (nhập vai)
- GV nhận xét và khen những HS kể hay.
- HS đọc yêu cầu câu 1.
- HS làm việc cá nhân.
- Mỗi HS đọc lời thuyết minh cho 2 tranh.
- Lớp nhận xét.
- HS dựa vào tranh minh họa kể lại từng đoạn.
- Mỗi em kể 1 tranh (1 đoạn).
- 2HS thi kể cả câu chuyện.
- 2HS thi kể nhập vai.
- Cả lớp cùng nhận xét, đánh giá.
4. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: (5’)
HĐ1: GV gợi ý cho HS tự nêu câu hỏi: (5’) 
- Các em có thể đặt câu hỏi để trao đổi về nội dung – ý nghĩa câu chuyện.
HĐ2: GV đặt câu hỏi cho HS: (5’) 
* Lưu ý: Sử dụng HĐ này khi HS không tự đặt câu hỏi được.
+ Vì sao các người coi ngục gọi Trọng là ‘ông nhỏ’?
+ Vì sao thực dân Pháp vẫn xử bắn anh khi anh chưa đến tuổi vị thành niên?
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
- Vài HS đặt câu hỏi. HS gọi bạn khác trả lời.
- HS khác nhận xét.
+ Vì khâm phục anh, tuy tuổi nhò mà dũng cảm, chí lớn, có khí phách.
+ Vì chúng sợ khí phách anh hùng của anh.
+ Là thanh niên sống phải có lí tưởng. Phải biết yêu quê hương đất nước. Thấy được tấm gương về lòng dũng cảm kiên cường
- HS khác nhận xét.
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
- GV và HS bình chọn HS kể chuyện hay nhất.
- Cả lớp tham gia bình chọn.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe bằng cách nhập vai nhân vật khác nhau.
- Sưu tầm những câu chuyện ca ngợi những anh hùng đất nước. Chuẩn bị cho tiết kể chuyện tiếp theo.
Nhận Xét: Tuyên dương, khuyến khích các em học chưa tốt, chưa tích cực, chưa tập trung vào bài... 
GD: Qua bài này các em có thể kể cho mọi người nghe và nắm được ý nghĩa chuyện mà noi theo.
Bài 2: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện, biết trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- HS nghe người khác kể hoặc được đọc, nhớ lại truyện, kể lại cho mọi người nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Một số sách, truyện, bài báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:(7’)
- GV kiểm tra 2 HS.
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
- 2HS kể lại câu chuyện tiết trước và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
B. Bài mới: (30’) 
1. Giới thiệu: Đất nước ta có biết bao anh hùng, danh nhân. Họ là những người đã có công rất lớn trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho thầy và cả lớp nghe về những anh hùng, danh nhân của đất nước mà em biết. (GV ghi tựa bài lên bảng – HS nghe).
2. Hướng dẫn HS kể chuyện: (29’)
HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài : (9’)
- GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta.
- GV giải thích: Danh nhân là người tiếng, có công trạng với đất nước, tên tuổi được muôn đời ghi nhớ.
- GV giao việc: Các em hãy nêu tên câu chuyện em đã chọn và kể lại?
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện trước lớp : (20 phút)
- GV cho HS đọc lại gợi ý 3.
- GV tổ chức cho HS kể mẫu phần đầu của câu chuyện.
- GV tổ chức cho HS kể cả câu chuyện. Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- GV cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét và khen những HS kể hay, nêu được ý nghĩa câu chuyện hay nhất.
- 1HS đọc đề bài và chú ý những từ được gạch dưới trên bảng.
- HS đọc đề và gợi ý trong SGK, sau đó nêu tên câu chuyện đã chọn.
- Vài HS đọc lại trình tự kể chuyện.
- 2HS khá, giỏi kể mẫu.
- HS kể chuyện theo nhóm cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Cả lớp cùng nhận xét, bình chọn HS kể hay và nêu được ý nghĩa câu chuyện đúng, hay nhất.
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
+ Hãy nhắc lại tên các câu chuyện đã kể trong giờ học?
- 2 HS nhắc lại.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện tiếp theo.
Nhận Xét: Tuyên dương, khuyến khích các em học chưa tốt, chưa tích cực, chưa tập trung vào bài... 
GD: Qua bài này các em có thể kể cho mọi người nghe và nắm được ý nghĩa chuyện mà noi theo.
Bài 3: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- HS kể lại được rõ ràng, tự nhiên một câu chuyện có ý nghĩa nói về một việc làm tốt của một người mà em biết để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện, biết trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhớ lại truyện, kểlại cho mọi người nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Một số tranh ảnh gợi ý những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:(7’)
- GV kiểm tra 2 HS.
+ HS kể câu chuyện được nghe hoặc được đọc?
- GV nhận xét, đánh giá.
- 2HS kể lại câu chuyện tiết trước .
- HS khác nhận xét.
B. Bài mới: (30’) 
1. Giới thiệu: Xung quanh chúng ta có biết bao người tốt. Họ đã làm được rất nhiều việc tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho thầy và cả lớp nghe về một việc làm tốt của một người mà em biết. (GV ghi tựa bài lên bảng – HS nghe).
2. Hướng dẫn HS kể chuyện: (29’)
HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài : (9’)
- GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng: Hãy kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của một người mà em biết.
- GV giao việc: Kể việc tốt mình biết hoặc đã làm.
+ Ngoài những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước đã nêu trong gợi ý còn có những việc làm nào khác?
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện trong nhóm : (10’)
- GV cho HS đọc lại gợi ý 3.
HĐ3: Hướng dẫn HS kể chuyện trước lớp : (10’)
- GV tổ chức cho HS kể mẫu.
- GV cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét và bình chọn những câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
- 1HS đọc đề bài và chú ý những từ được gạch dưới trên bảng.
- HS đọc đề và gợi ý trong SGK, sau đó trao đổi về nội dung các gợi ý.
- HS nói về đề tài mình kể.
- HS kể chuyện theo nhóm cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- 2HS khá, giỏi kể mẫu.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Cả lớp cùng nhận xét, bình chọn những câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
+ Hãy nhắc lại tên các câu chuyện đã kể trong giờ học?
- 2 HS nhắc lại.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện tiếp theo. Xem tranh và đọc lời dẫn chuyện dưới tranh bài tiếp theo.
Nhận Xét: Tuyên dương, khuyến khích các em học chưa tốt, chưa tích cực, chưa tập trung vào bài... 
GD: Qua bài này các em có thể kể cho mọi người nghe và nắm được ý nghĩa chuyện mà noi theo.
Bài 4: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết dựa vào băng phim, dựa vào lời kể của GV và những hình ảnh phim, tranh minh họa trong SGK, HS tìm đươc lời thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu. Sau đó các em biết kể sáng tạo câu chuyệ ...  của bạn em.
- GV yêu cầu HS chọn và nêu tên câu chuyện.
- GV giao việc: Kể việc tốt mình chứng kiến hoặc đã làm.
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện trong nhóm : (12’)
- GV cho HS kể chuyện trong nhóm (HS góp ý cho nhau).
HĐ3: Hướng dẫn HS kể chuyện trước lớp : (12’)
- GV tổ chức cho HS kể mẫu.
- GV cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét và bình chọn những câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
- 1HS đọc đề bài và chú ý những từ được gạch dưới trên bảng.
- HS đọc đề và gợi ý trong SGK, sau đó nêu tên câu chuyện.
- HS nói về đề tài mình kể.
- HS kể chuyện theo nhóm cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- 2HS khá, giỏi kể mẫu.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Cả lớp cùng nhận xét, bình chọn những câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
+ Hãy nhắc lại tên các câu chuyện đã kể trong giờ học?
- 2 HS nhắc lại.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe hoặc viết lại vào vở nội dung câu chuyện đó.
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện tiếp theo. Xem tranh và đọc lời dẫn chuyện dưới tranh bài tiếp theo.
Nhận Xét: Tuyên dương, khuyến khích các em học chưa tốt, chưa tích cực, chưa tập trung vào bài... 
GD: Qua bài này các em có thể kể cho mọi người nghe và nắm được ý nghĩa chuyện mà noi theo.
Bài 32: Nhà Vô Địch
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1, 2 câu. HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. Trao đổi với bạn về một chi tiết trong truyện, về nguyên nhân dẫn đế thành tích bất ngờ của Tôm Chíp.
- HS nghe GV kể, nhớ chuyện, theo dõi bạn kể, nhận xét lời kể của bạn, kể tiếp lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh họa trong SGK, kèm theo lời gợi ý của GV. Bảng phụ viết lời thuyết minh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV kiểm tra 2 HS.
+ HS kể câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói về việc làm tốt của bạn?
- GV nhận xét, đánh giá.
- 2HS lần lượt kể lại câu chuyện tiết trước .
- HS khác nhận xét.
B. Bài mới: (34’) 
1. Giới thiệu: Một cậu HS bé nhất lại dược mọi người gọi là Nhà vô địch. Cậu bé là ai? Cậu đã làm gì? Câu chuyện Nhà vô địch hôm nay thầy kể sẽ giúp các em hiểu điều đó. Các em hãy lắng nghe thầy kể. (GV ghi tựa bài lên bảng - HS nghe).
2. GV kể chuyện: (10’) 
* HĐ1: GV kể chuyện lần 1: (5’) Chưa sử dụng tranh.
- Giọng kể: linh hoạt phù hợp tính cách nhân vật.
* HĐ2: GV kể chuyện lần 2:(5’)Sử dụng tranh minh họa.
- GV lần lượt treo tranh vừa kể vừa chỉ tranh.
- HS chú ý nghe.
- HS vừa quan sát tranh vừa nghe truyện.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện: (20’)
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề : (5’)
- GV giao việc: Dựa vào nội dung chuyện và tranh. Các em hãy kể lại từng đoạn câu chuyện?
HĐ2: Cho HS kể chuyện trước lớp : (15 phút)
- GV tổ chức cho HS kể từng đoạn theo từng tranh.
- GV tổ chức cho HS thi kể bằng lời của nhân vật Tôm Chíp cả câu chuyện.
- GV nhận xét và khen những HS kể hay.
- 1 HS đọc yêu cầu đề, cả lớp lắng nghe.
- HS dựa vào tranh minh họa kể lại từng đoạn, cả bài.
- Mỗi em kể 1 tranh (1 đoạn).
- 2HS thi kể cả câu chuyện.
- Cả lớp cùng nhận xét, đánh giá.
4. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: (3’)
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- GV nhận xét và chốt ý đúng.
+ Khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ phẩm chất đáng quí.
- HS khác nhận xét.
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
- GV và HS bình chọn HS kể chuyện hay nhất.
- Cả lớp tham gia bình chọn.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe bằng.
- Sưu tầm những câu chuyện về việc chăm sóc, giáo dục trẻ em. Chuẩn bị cho tiết kể chuyện tiếp theo.
Nhận Xét: Tuyên dương, khuyến khích các em học chưa tốt, chưa tích cực, chưa tập trung vào bài... 
GD: Qua bài này các em có thể kể cho mọi người nghe và nắm được ý nghĩa chuyện mà noi theo.
Bài 33: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện, biết trao đổi với bạn về nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
- HS nghe người khác kể hoặc được đọc, nhớ lại truyện, kể lại cho mọi người nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Một số sách, truyện, bài báo gắn với chủ điểm Quyền và bổn phận trẻ em.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV kiểm tra 2 HS.
- GV nhận xét, đánh giá.
- 2HS kể lại câu chuyện tiết trước: Nhà vô địch.
- HS khác nhận xét.
B. Bài mới: (30’) 
1. Giới thiệu: Ở tiết học trước, thầy đã dặn các em về chuẩn bị cho tiết học hôm nay. Trong tiết kể chuyện này, các em sẽ kể cho thầy và cả lớp nghe về một câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và bảo vệ trẻ em. (GV ghi tựa bài lên bảng – HS nghe).
2. Hướng dẫn HS kể chuyện: (29’)
HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài: (3’)
- GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng: Hãy kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc và giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội.
- GV lưu ý: Để kể chuyện hay, hấp dẫn, các em cần đọc gợi ý trong SGK.
- GV giao việc: Các em hãy nêu tên câu chuyện em đã chọn và kể lại?
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện trước lớp : (26’)
- Cho HS kể chuyện theo nhóm. 
- GV cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét và khen những HS kể hay, nêu được ý nghĩa câu chuyện hay nhất.
- 1HS đọc đề bài và chú ý những từ được gạch dưới trên bảng.
- HS đọc đề và gợi ý trong SGK.
 - Vài HS nêu tên câu chuyện đã chọn.
- Vài HS đọc lại trình tự kể chuyện.
- HS kể chuyện theo nhóm cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Cả lớp cùng nhận xét, bình chọn HS kể hay và nêu được ý nghĩa câu chuyện đúng, hay nhất.
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
+ Hãy nhắc lại tên các câu chuyện đã kể trong giờ học?
- 2 HS nhắc lại.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị cho tiết kể chuyện tiếp theo.
Nhận Xét: Tuyên dương, khuyến khích các em học chưa tốt, chưa tích cực, chưa tập trung vào bài... 
GD: Qua bài này các em có thể kể cho mọi người nghe và nắm được ý nghĩa chuyện mà noi theo.
Bài 34: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. MỤC TIÊU: Giúp HS: 
- Biết chọn một câu chuyện có thực trong cuộc sống nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội em cùng các bạn tham gia. Biết lựa chọn từ ngữ chính xác, có hình ảnh và cảm xúc để diễn tả nội dung.
- Biết sắp xếp các tình tiết, sự kiện thành một câu chuyện hợp lí, bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện, kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
- HS nhớ lại truyện, kể lại cho mọi người nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng lớp viết 2 đề bài. Tranh ảnh nói về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ:(4’)
- GV kiểm tra 2 HS.
+ HS kể câu chuyện được nghe hoặc được đọc nói về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc giáo dục trẻ em?
- GV nhận xét, đánh giá.
- 2HS kể lại câu chuyện tiết trước .
- HS khác nhận xét.
B. Bài mới: (30’) 
1. Giới thiệu: Trong tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể cho thầy và cả lớp nghe về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi hoặc câu chuyện về công tác xã hội mà các em cùng tham gia. (GV ghi tựa bài lên bảng – HS nghe).
2. Hướng dẫn HS kể chuyện: (29’)
HĐ1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài : (5’)
- GV ghi đề bài lên bảng và gạch dưới những từ ngữ quan trọng: 
1. Kể một câu chuyện mà em biết về việc gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.
2. Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.
- GV yêu cầu HS chọn và đọc gợi ý.
HĐ2: Hướng dẫn HS kể chuyện trước lớp : (12’)
- GV tổ chức cho HS kể mẫu phần đầu câu chuyện.
- GV viết dàn ý lên bảng.
- GV cho HS thi kể trước lớp.
- GV nhận xét và bình chọn những câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
- 1HS đọc đề bài và chú ý những từ được gạch dưới trên bảng.
- 1HS đọc đề 
- 1HS đọc gợi ý trong SGK, 
- Vài HS nêu tên câu chuyện mình sẽ kể
- HS lập nhanh dàn ý.
- 2HS khá, giỏi kể mẫu.
- Các em kể trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể.
- Cả lớp cùng nhận xét, bình chọn những câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
C. Củng cố - Dặn dò: (3’)
+ Hãy nhắc lại tên các câu chuyện đã kể trong giờ học?
- 2 HS nhắc lại.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe hoặc viết lại vào vở nội dung câu chuyện đó.
Nhận Xét: Tuyên dương, khuyến khích các em học chưa tốt, chưa tích cực, chưa tập trung vào bài... 
GD: Qua bài này các em có thể kể cho mọi người nghe và nắm được ý nghĩa chuyện mà noi theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chuan KTKN(3).doc