Giáo án Kể chuyện lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 15 - Trường Tiểu học Hứa Tạo

Giáo án Kể chuyện lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 15 - Trường Tiểu học Hứa Tạo

KỂ CHUYỆN : Tiết 11 NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI

I. Mục tiêu:

- Kể được từng đoạn truyện theo tranh và lời gợi ý(BT1) ; tưởng tượng và nêu được kết thúccủa câu chuyện một cách hợp lí(BT2) ; kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng.

II. Đồ dùng dạy - học:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 01 HS

- HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc ở nơi khác.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện lớp 5 - Tuần 11 đến tuần 15 - Trường Tiểu học Hứa Tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011 
KỂ CHUYỆN : Tiết 11 NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
I. Mục tiêu: 
- Kể được từng đoạn truyện theo tranh và lời gợi ý(BT1) ; tưởng tượng và nêu được kết thúccủa câu chuyện một cách hợp lí(BT2) ; kể nối tiếp được từng đoạn câu chuyện 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên, không giết hại thú rừng. 
II. Đồ dùng dạy - học:
	Tranh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 01 HS 
- HS kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc ở nơi khác. 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
10’
20’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: GV kể chuyện. 
- GV kể lần 1, giọng kể chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai, tâm trạng của người đi săn. 
- GV kể lần 2, kết hợp chỉ tranh. GV kể 4 đoạn ứng với 4 tranh, đoạn 5 để HS suy nghĩ. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
- GV cho HS kể từng đoạn câu chuyện bằng lời của mình. 
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp. 
- Thi kể chuyện trước lớp. 
- GV kể tiếp đoạn 5 của câu chuyện. 
- Gọi 1- 2 HS kể toàn bộ câu chuyện. 
- Hướng dẫn HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. 
- Gọi HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
- 1 HS nhắc lại đề. 
- HS lắng nghe. 
- Kể chuyện N2 
- N4 - Dự đoán kết thúc câu chuyện.
- Thi kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa chuyện ( Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường , không giết hại thú rừng )
-Vì con nai dưới ánh trăng quá đẹp.
- Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. 
TUẦN 12 Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2011 
KỂ CHUYỆN : Tiết 12 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
 - Kể được 1 câu chuyệnđã nghe ,đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường ; lời kể rõ ràng, ngắn ngọn.
 - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn .
II. Đồ dùng dạy - học:
	Một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường (GV và HS sưu tầm được). 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 02 HS
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện Người đi săn và con nai. 
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện. 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
10’
20’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: 
 GV hướng dẫn HS kể chuyện. 
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- GV gạch chân dưới cụm từ bảo vệ môi trường. 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK/116. 
- GV kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện. Gọi một số HS giới thiệu tên câu chuyện các em sẽ kể. 
- Yêu cầu HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về chi tiết, ý nghĩa câu chuyện. 
- Thi kể chuyện trước lớp, đối thoại cùng các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- GV và HS nhận xét nhanh về nội dung mỗi câu chuyện; cách kể chuyện, khả năng hiểu chuyện của mỗi người. 
- Bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất. 
3. Củng cố- dặn dò:
- Về nhà đọc trước nội dung bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia tuần 13. 
- 1 HS nhắc lại đề. 
- Đọc đề , nêu yêu cầu .
- Kể chuyện đã nghe đã đọc chủ đề bảo vệ môi trường 
- Đọc gợi ý trong SGK.
- Giới thiệu tên câu chuyện định kể
- Kể theo N2
- Kể chuyện trước lớp .
- Nhận xét chuyện kể của bạn .
- Chọn bạn kể hay nhất và trao đổi ý nghĩa câu chuyện với cả lớp.
- HS tự nêu .
- Hát bài: Giữ mãi màu xanh.
TUẦN 13 Thứ năm ngày 17 tháng 11 năm 2011 
KỂ CHUYỆN: Tiết 13 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu: 
- Kể được 1 việc làm tốt hoặc hành động dũng cảm bảo vệ môi trường của bản thân hoặc những người xung quanh .
II. Đồ dùng dạy - học:
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 02 HS kể chuyện
- Gọi 2 HS kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường. 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
10’
20’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: 
 Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. 
- Gọi 1 HS đọc đề bài. 
- GV hướng dẫn HS phân tích đề. 
- Gọi 2 HS đọc các gợi ý trong SGK/127, 128
- Gọi HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện mình sẽ kể. 
- Hướng dẫn HS viết nhanh dàn ý câu chuyện. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm đôi. Cùng nhau trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Gọi đại diện các nhóm thi kể. 
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm. Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất trong tiết học. 
Liên hệ giáo dục
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần 14. 
- HS nhắc lại đề. 
- Đọc 2 đề bài , nêu yêu cầu .
 Một việc làm tốt, một hành động dũng cảm
- Đọc các gợi ý trong SGK.
- Kể chuyện mình làm hoặc người xung quanh đã làm .
- Nội dung: Bảo vệ môi trường.
- Lập dàn ý chuyện định kể
- Kể chuyện N2
- Thi kể chuyện trước lớp 
- Chọn HS kể hay nhất.
* Cần tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường : Chăm sóc cây xanh trong sân trường, không bẻ cành phá cây xanh trong công viên, ngoài đường phố, khuyên nhủ, ngặn chặn những hành động phá hoại môi trường chính là những hành động thiết thực giúp chúng ta bảo vệ cuộc sống của chính mình.
TUẦN 14 Thứ năm ngày 24 tháng 11 năm 2011 
KỂ CHUYỆN :Tiết 14 PA – XTƠ VÀ EM BÉ
I. Mục tiêu: 
 - Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh, kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện 
 - Biết trao đổi ý nghĩa câu chuyện: Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người heat mực của bác sĩ Pa- xtơ đã khiến ông cống hiến cho loài người một phát minh khoa học lớn lao. 
II. Đồ dùng dạy - học:
	Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 02 HS
- Gọi HS kể lại một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến. 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
10’
20’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: GV kể chuyện. 
- GV kể lần 1: - GV viết những tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày, tháng đáng nhớ. 
- GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào 6 tranh minh hoạ phóng to. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
- Gọi HS đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. 
- Em bé bị bệnh gì ?
- Pa- xtơ đã làm gì để chữa bệnh cho em bé 
- Em bé có khỏi bệnh không ?
- Tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm đôi, kết hợp trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. 
- Tổ chức cho HS thi kể chuyện: Gọi một vài tốp thi nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
- 2 HS đại diện nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- Trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. 
- Gọi HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. 
- Bình chọn câu chuyện hay nhất, có ý nghĩa nhất, người kể chuyện hấp dẫn nhất. 
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- 1 HS nhắc lại đề. 
- HS lắng nghe. 
- Lu-i Pa xtơ, Giô dép, vắc xin, 6-7-1885
- Nghe , kết hợp quan sát tranh .
- ...chó dại cắn ...
- Ông suy nghĩ và lấy em bé làm thí nghiệm một loại vắc xin để chữa bệnh chó dại cắn...
- Em bé đã khỏi bệnh - sự thành công lớn lao của Pa- xtơ ....
- Kể theo N2.- Trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện 
- Kể trước lớp.
- HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- Chọn bạn kể hay nhất .
TUẦN 15 Thứ năm ngày1 tháng 12 năm 2011 
KỂ CHUYỆN : Tiết 15 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu: 
 Kể lại được chuyện đã nghe , đã đọc nói về những người góp sức mìóichongs lại đói nghèo, Lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dântheo gợi ý của SGK; biết trao đổi về ya nghĩa câu chuyện; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.(HS khá giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK) 
II. Đồ dùng dạy - học:
- Một số sách, truyện, bài báo (GV và HS sưu tầm) viết về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu. 
- Bảng lớp viết đề bài. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ: (3’) 02 HS
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện Pa- xtơ và em bé. 
- Gọi 1 HS nêu ý nghĩa câu chuyện. 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1’
10’
20’
3’
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS kể chuyện. 
- Gọi 1 HS đọc đề. 
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài. 
- Gọi một số HS nêu câu chuyện mình định kể. 
- Hướng dẫn HS lập dàn ý câu chuyện chuẩn bị kể. 
c. Hoạt động 2: HS kể chuyện. 
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. 
- Thi kể chuyện trước lớp, trả lời câu hỏi về nội dung, các nhân vật chi tiết, ýnghĩa câu chuyện. 
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất. 
-Để xây dựng cuộc sống mới chúng ta phải làm gì? 
-Sau hơn 30 năm giải phóng, đất nước ta đã phát triển như thế nào ? 
3. Củng cố- dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị trước nội dung cho tiết kể chuyện tuần 16. 
- 1 HS nhắc lại đề. 
- 1 HS đọc yêu cầu. 
+ Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
+ Nội dung: góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- Đọc các gợi ý .
- Nêu tên các câu chuyện định kể.
- Kể theo N2 + trao đởi ý nghĩa câu chuyện .
- Thi kể chuyện cá nhân .
-Nhận xét theo các tiêu chí
- Chọn HS kể hay nhất.
-Để xây dựng cuộc sống mới chúng ta phải ra sức học tập, lao động chống lại đói nghèo lạc hậu. 
-Sau hơn 30 năm giải phóng, đất nước ta đã phát triển mạnh, hội nhập với kinh tế thế giới, xây dựng 1 đất nước giàu mạnh, tiến bộ, văn minh .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN KE CHUYEN 5 TUAN 1115.doc