Giáo án Khoa học 5 - Tuần 2 - Tiết 3: Nam hay nữ

Giáo án Khoa học 5 - Tuần 2 - Tiết 3: Nam hay nữ

 Khoa học - Tiết 3

 NAM HAY NỮ(T2)

 I - MỤC TIÊU :

 Sau bài học, HS biết :

 - Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.

 - Nhận ra cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.

 - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới ; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.

 II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Hình SGK/6,7

 III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :

Tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 345Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học 5 - Tuần 2 - Tiết 3: Nam hay nữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Khoa học - Tiết 3
 NAM HAY NỮ(T2)
 I - MỤC TIÊU : 
 Sau bài học, HS biết :
 - Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
 - Nhận ra cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ.
 - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới ; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
 II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Hình SGK/6,7
 III- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC : 
Tg
 Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
3’
28’
1’
3’
1- Kiểm tra bài cũ :
+ Nêu câu hỏi KT vài HS
- Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ? 
+ Nhận xét, ghi điểm.
2- Bài mới : 
 a/ Giới thiệu bài :
+ Nêu MĐYC tiết học
 b/ Tìm hiểu bài :
*HĐ3: Vai trò của nữ
 + Y/c quan sát hình 4 SGK/9, hỏi :
- Ảnh chụp gì? Bức gợi cho em suy nghĩ gì?
- Nêu: không chỉ nam mà nữ cũng có thể chơi đá bóng
- Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trường và ngoài xã 
hội mà em biết?
- Em có nhận xét gì về vai trò của nữ?
+ Nhận xét kết luận: Phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Phụ nữ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm, đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội.
 - Hãy kể tên những phụ nữ tài giỏi 
trong xã hội mà em biết?
+ Nhận xét, khen ngợi HS
*HĐ 4 : Thảo luận:Một số quan niệm xã hội về nam và nữ
+ Chia nhóm và nêu y/c: Thảo luận và cho biết em có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao?
-Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ.
-Đàn ông là người kiếm tiền nuôi gia đình.
-Đàn ông là trụ cột trong gia đình. Mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo đàn ông.
-Con gái nên học nữ công gia chánh con trai nên học kĩ thuật.
-Trong gia đình những y/c hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác như thế nào? Như vậy có hợp lí không?
* Liên hệ trong lớp trong lớp có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không? Như vậy có hợp lí không?
-Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
+Tổ chức cho HS trình bày kết qủa
+Nhận xét khen ngợi bổ sung
*KL: như SGK
*HĐ 5: Liên hệ thực tế
+ HD HS liên hệ trong cuội sống xung quanh có những sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào? Sự đối xử đó có gì khác nhau? Sự khác nhau đó hợp lí không? 
+ Gọi HS trình bày
+ GV kết luận 
3- Củng cố, dặn dò:
+ Y/c đọc mục “ Bạn cần biết”
+Hệ thống ND bài
+Dặn học ở nhà: CB : Cơ thể chúng ta được hình thành như thể nào? 
Vài HS trả lời
+ Lắng nghe, xác định nhiệm vụ.
+ HS quan sát, sau đó nêu ý kiến cá nhân : ảnh chụp các nữ cầu thủ đang đá bóng
+ HS nối tiếp nêu trước lớp: làm hiệu trưởng, tổng phụ trách, dạy học, lớp trưởng, giám đốc, kĩ sư, bác sĩ
+ HS trao đổi theo cặp và trả lời
- HS nối tiếp nhau kể: PCT nước Nguyễn Thị Bình, nhà bác học Ma-ri-quy-ri, nhà báo Tạ Bích Loan
+ HS hoạt động theo nhóm 4, thảo luận và bày tỏ thái độ:
- Không phải là công việc của riêng phụ nữ, phụ nữ cũng phải đi làm để xd KT gia đình nên nam giới hãy chia sẻ công việc nội trợ, chăm sóc con cái, chăm sóc con cái còn là thể hiện tình yêu thương của cha mẹ.
- Đàn ông không phải là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. Việc kiếm tiền là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình.
- Mọi hoạt độngphải có sự bàn bạc thống nhấtgiữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái.
- Công việc nội trợ và kĩ thuật thì cả con trai và con gái đều nên biết. 
- HS liên hệ và trình bày.
- HS liên hệ và phát biểu.
-Vì phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Phụ nữ có thể làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm
+ Mỗi nhóm cử đại diện bày tỏ thái độ, các nhóm khác theo dõi bổ sung.
+ 2 HS cùng bàn trao đổi với nhau.
+ 2-4 HS tiếp nối nhau trình bày.
Lắng nghe, nhắc lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docKhoa học Tiết 3.doc