Khoa học (44) 4A,B.
ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (TIẾP)
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết được một số loại tiếng ồn.
- Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống.
- Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn
cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền vận động mọi người xung
quanh cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình minh hoạ trang 88, 89 Sgk,
- Sưu tầm tranh ảnh về các loại tiếng ồn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Thứ sáu, ngày 29 tháng 1 năm 2010 Khoa học (44) 4A,B. Âm thanh trong cuộc sống (Tiếp) I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết được một số loại tiếng ồn. - Hiểu được tác hại của tiếng ồn và một số biện pháp phòng chống. - Có ý thức thực hiện một số hoạt động đơn giản góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn cho bản thân và những người xung quanh. Tuyên truyền vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình minh hoạ trang 88, 89 Sgk, - Sưu tầm tranh ảnh về các loại tiếng ồn. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A-Kiểm tra bài cũ: -Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào? -GV n/x và bổ sung. B-Bài mới: 1- GV giới thiệu bài. 2-HD nội dung bài học. -2 HS trả lời câu hỏi GV nêu. -HS khác n/x và bổ sung. *HĐ 1: Các loại tiếng ồn và nguồn gây tiếng ồn. - Cho HS quan sát các hình trong SGK và kết hợp các âm thanh mà HS nghe thấy. - HS quan sát tranh trong SGK + Tiếng ồn phát ra từ đâu? - Tiếng động cơ ô tô, xe máy, ti vi, trường học giờ ra chơi... + Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào? - Tiếng loa phóng thanh nơi công cộng, loa đài, ti vi, ... + Theo em tiếng ồn đó là do tự nhiên hay con người? -GV kết luận tiếng ồn chủ yếu là do con người gây ra. - Do con người gây ra. -HS nhắc lại KL *HĐ 2: Tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống. - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 – Yêu cầu HS quan sát tranh về các loại tiếng ồn- thảo luận. - Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bốn.. - HS quan sát tranh. + Tiếng ồn có tác hại gì? - Gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, .. + Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn? - Có quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng. - Sử dụng các vật ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai. - GV nhận xét- Kết luận.và nhắc nhở mọi người có ý thức giữ gìn trật tự nơi công cộng *HĐ 3: Nên và không nên làm gì để góp phần phòng chống tiếng ồn. - Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp đôi. - HS ngồi cùng bàn thảo luận. - Yêu cầu HS nêu những việc nên làm và không nên làm để góp phần phòng chống tiếng ồn. + Nên làm: trồng nhiều cây xanh, nhắc nhở mọi người có ý thức giảm ô nhiễm tiếng ồn. + Không nên: nói to, cười đùa, mở nhạc to.. Gọi đại diện HS trình bày - HS trình bày, HS khác bổ sung. - Nhận xét – tuyên dương. - Gọi HS đọc mục bạn cần biết. -2 HS đọc - GV kết luận. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và CB bài sau
Tài liệu đính kèm: