Giáo án Khoa học lớp 4 - Tiết 59, 60: Nhu cầu chất khoáng của thực vật

Giáo án Khoa học lớp 4 - Tiết 59, 60: Nhu cầu chất khoáng của thực vật

Khoa học (59) 4A,B

 Nhu cầu chất khoáng của thực vật

A. Mục tiêu:

 Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.

-Cùng một loài cây nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì cũng cần một lượng chất khoáng khác nhau.

-Giáo dục HS yêu thích môn học.

B. Đồ dùng dạy học:

- Hình trang 118, 119 sách giáo khoa

- Sưu tầm tranh ảnh, cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo cho các loại phân bón.

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 4 - Tiết 59, 60: Nhu cầu chất khoáng của thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 8 tháng 4 năm 2010
Khoa học (59) 4A,B
 Nhu cầu chất khoáng của thực vật
A. Mục tiêu: 
	Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về chất khoáng khác nhau.
-Cùng một loài cây nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau thì cũng cần một lượng chất khoáng khác nhau.
-Giáo dục HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 118, 119 sách giáo khoa
- Sưu tầm tranh ảnh, cây thật hoặc lá cây, bao bì quảng cáo cho các loại phân bón.
C. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra :
- Trình bày nhu cầu về nước của thực vật và ứng dụng thực tế ?
B- Dạy bài mới :
1-GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
2-HD nội dung bài.
+ HĐ1: Tìm hiểu vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật
* Cách tiến hành
B1: Làm việc theo cặp
- Cho học sinh quan sát hình trang 118 và thảo luận
- Các cây cà chua ở hình b, c, d thiếu các chất khoáng gì ? Kết quả ra sao ?
- Các cây hình a, b, c, d cây nào phát triển tốt nhất ? Giải thích ?
- Cây nào phát triển kém nhất ? Tại sao ?
B2: Làm việc cả lớp
- Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo.
- Giáo viên nhận xét và bổ xung.
-GV giới thiệu cho HS một số loại phân bón có nhiều chất khoáng...
+ HĐ2: Tìm hiểu nhu cầu các chất khoáng của thực vật
* Cách tiến hành
B1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Giáo viên phát phiếu bài tập ( SGV- 196 )
B2: Học sinh làm việc theo nhóm.
B3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết qủa
- Giáo viên nhận xét và chữa bài
3- Hoạt động nối tiếp : 
- Kể vai trò của các chất khoáng đối với đời sống thực vật.
- Nhận xét và đánh giá giờ học.
- Vài HS trả lời...
-HS khác n/x và bổ sung...
- Học sinh quan sát hình 118 và thảo luận
- Thiếu chất khoáng : ni - tơ, ca - li, phốt - pho,
- Cây kém phát triển, năng suất thấp
- Cây ở hình a phát triển tốt cho nhiều quả, năng suất cao vì cây được bón đủ chất khoáng.
- Cây ở hình b kém phát triển không ra hoa vì thiếu ni tơ
- Vì vậy cần phải bón đầy đủ các chất khoáng với liều lượng khác nhau.
-HS quan sát và nhận xét.
- Ni - tơ cần cho cây : lúa, ngô, cà chua, đay, rau muống.
- Ka - li cần cho : khoai lang, cà rốt, cải củ, 
- Phốt - pho cần cho : lúa, ngô, cà chua.
-HS nối tiếp nhau nêu...
- Vài em đọc mục bạn cần biết.
Thứ sáu, ngày 9 tháng 4 năm 2010
Khoa học (60) 4A,B
 Nhu cầu không khí của thực vật
Mục tiêu : 
-Nêu được vai trò của không khí đối với đời sống của TV.
-Nêu được vai trò của khí ô- xi và khí các bô níc trong quá trình hô hấp và quang hợp của cây.
Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
B. Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 120, 121 sách giáo khoa.
- Phiếu học tập cho nhóm.
C. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A-Kiểm tra : 
-Nêu ứng dụng về nhu cầu cần chất khoáng của một số cây trồng.
-GV n/x và cho điểm.
B- Dạy bài mới :
1-GV giới thiệu bài và ghi đầu bà lên bảng.
2-HD nội dung bài học.
+ HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp.
* Cách tiến hành
B1: Ôn lại các kiến thức cũ.
- Không khí có những thành phần nào ?
- Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống của thực vật.
B2: Làm việc theo cặp.
- Cho học sinh quan sát hình 1, 2 trang 120, 121 và tự đặt câu hỏi để trả lời.
-Giáo viên phát pjiếu học tập ghi các câu hỏi :
- Trong quang hợp thực vật hút khí gì, thải gì ?
- Trong hô hấp th/ vật hút khí gì và thải khí gì?
- Quá trình quang hợp xảy ra khi nào ?
- Quá trình hô hấp xảy ra khi nào ?
- Điều gì xảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng.
B3: Làm việc cả lớp.
- Gọi một số học sinh trình bày ?
- Giáo viên kết luận.
+ HĐ2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
* Cách tiến hành.
 Giáo viên giúp học sinh hiểu vấn đề thực vật ăn gì để sống ( SGV - 199 )
- Gọi học sinh đọc mục bạn cần biết trang 121.
- Nêu ứng dụng nhu cầu khí ô xi của thực vật
- Giáo viên kết luận.
3-Củng cố dặn dò :
- Kể vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.
- Nhận xét và đánh giá giờ học.
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu
- Khí ô xi, khí cácboníc
- Học sinh quan sát hình trang 120 và trả lời.
-HS nhận phiếu và thảo luận nhóm trả lời.
- Thực vật hút khí các bô níc và thải ra khí ô xi.
- Thực vật hút khí ô xi và thải khí các bô níc.
- Quá trình quang hợp xảy ra khi có ánh sáng.
- Quá trình hô hấp xảy ra suốt ngày đêm.
- Một trong hai quá trình trên ngừng thì cây sẽ chết.
- Học sinh báo cáo kết quả thảo luận.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh đọc mục bạn cần biết trang 121.
-Trong trồng trọt người ta ừng dụng nhu cầu khí các bô nic và khí ô xi như thế nào?....

Tài liệu đính kèm:

  • docKH (59, 60).doc