NHÔM
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Kể tên được một số đồ dùng, máy móc làm bằng nhôm trong đời sống.
- Nêu được nguồn gốc của nhôm. Hợp kim của nhôm và tính chất của chúng.
- Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm có trong nhà.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh họa trong SGK
- HS chuẩn bị một số đồ dùng: thìa, cặp lồng bằng nhôm thật.
- Phiếu học tập. Giấy to, bút dạ
KHOA HỌC: Bài 25 NHÔM I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Kể tên được một số đồ dùng, máy móc làm bằng nhôm trong đời sống. - Nêu được nguồn gốc của nhôm. Hợp kim của nhôm và tính chất của chúng. - Biết cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm có trong nhà. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình minh họa trong SGK - HS chuẩn bị một số đồ dùng: thìa, cặp lồng bằng nhôm thật. - Phiếu học tập. Giấy to, bút dạ III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo viên Học sinh A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Đồng và hợp kim của đồng + Em hãy nêu tính chất của đồng và hợp kim của đồng? + Trong thực tế, người ta đã dùng đồng và hợp kim của đồng để làm gì? - GV nhận xét, ghi điểm từng HS B. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài: Nhôm và hợp kim của nhôm được sử dụng rất rộng rãi. Chúng có những tính chất gì? Những đồ dùng nào được làm từ nhôm và hợp kim của nhôm? Chúng ta cùng học bài hôm nay. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1. Một số đồ dùng bằng nhôm. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: trao đổi, thảo luận, nêu tên các đồ vật, đồ dùng, máy móc làm bằng nhôm, sau đó ghi vào giấy. - Phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm. - Tổ chức cho HS trình bày. GV ghi nhanh ý kiến bổ sung lên bảng. + Em còn biết những dụng cụ nào làm bằng nhôm? - GV kết luận. 2. So sánh nguồn gốc và tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm. - Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm - Phát cho mỗi nhóm một số đồ dùng bằng nhôm. - Phát phiếu học tập. - Tổ chức cho HS trình bày - Nhận xét kết quả thảo luận của HS + Trong tự nhiên, nhôm có ở đâu? + Nhôm có những tính chất gì? + Nhôm có thể pha trộn với những kim loại nào để tạo ra hợp kim của nhôm? -GV kết luận: Nhôm là kim loại. Nhôm có thể pha trộn với đồng, kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. Trong tự nhiên nhôm có trong quặng nhôm. 3.Cách bảo quảnđồ dùng bằng nhôm; -HS liên hệ thực tế trả lời * Lưu ý không nên để thức ăn có vị chua lâu trong đồ dùng bằng nhôm. + HSKG:Có màu nâu đỏ, có ánh kim,dễ dát mỏng và kéo sợi, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt; hợp kim của đồng cứng hơn +HSTB:Đồ điện, dây điện; nồi , mâm - HS nghe. - HS hoạt động nhóm 4. - 1 nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. + HS trả lời: Aám, thau,..,tủ... - HS nhận đồ dùng học tập, phiếu học tập, quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK và hoàn thành phiếu, thảo luận so sánh về nguồn gốc, tính chất giữa nhôm và hợp kim của nhôm. - 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, cả lớp bổ sung và đi đến thống nhất. + HS*Nhôm có ở quặng nhôm +HSKG Nhôm có màu trắng bạc, dễ dát mỏng, dẫn điện dẫn nhiệt tốt, không gỉ, bị a-xít ăn mòn + HSTB . Nhôm có thể pha trộn với đồng , kẽm để tạo ra hợp kim của nhôm. HS nêu Hoạt động nối tiếp: - Nêu tính chất và công dụng của nhôm Chuẩn bị bài: Đá vôi Rút kinh nghiêm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. = = = = = = = = = = = = * * * = = = = = = = = = = = = = =
Tài liệu đính kèm: