Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 49: Ôn tập: Vật chất và năng lượng

Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 49: Ôn tập: Vật chất và năng lượng

ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

(Tiết 1 )

I. Mục đích yêu cầu:

- Sau bài học, HS được củng cố về:

+ Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng ; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.

+ Những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.

II. Đồ dùng dạy- học :

- Chuẩn bị theo nhóm : + Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.

 

doc 3 trang Người đăng hang30 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Tiết 49: Ôn tập: Vật chất và năng lượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KHOA HỌC (49)5A
ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
(Tiết 1 )
I. Mục đích yêu cầu:
- Sau bài học, HS được củng cố về:
+ Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng ; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
+ Những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
II. Đồ dùng dạy- học :
- Chuẩn bị theo nhóm : + Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
III. Các hoạt động dạy-học.
Hç trî CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
- HS1 : + Em cần làm gì và không nên làm gì để tránh bị điện giật ? 
- HS 2 : + Em có thể làm gì để tránh lãng phí điện ?
- GV cùng HS nhận xét và ghi điểm từng HS.
B. Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài : Để củng cố các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng đồng thời rèn những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khỏe liên quan đến nội dung phần Vật chất và năng lượng. Tiết này chúng ta cùng ôn tập bài: Vật chất và năng lượng. (tiết 1)
2-Hướng dẫn HS ôn tập:
H§ 1 : Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”
- Cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó gọi các đại diện trình bày trước lớp. 
- Một HS của nhóm này nêu câu hỏi. Một HS của nhóm khác chọn câu trả lời đúng và nêu.
- GV cùng cả lớp nhận xét, thống nhất :
+ Đồng có tính chất gì?
+ Thủy tinh có tính chất gì ?
+ Nhôm có tính chất gì ? 
+ Thép được sử dụng để làm gì? 
+ Sự biến đổi hóa học là gì ? 
+ Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch? 
a. Nước đường 
b. Nước chanh pha với đường và nước sôi để nguội
c. Nước bột sắn (pha sống)
+ Sự biến đổi hóa học của các chất dưới đây xảy ra trong điều kiện nào?
- Cho hs quan sát tranh SGK để trả lời câu hỏi
H§2 : Quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK:
+ Các phương tiện máy móc dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
3. Củng cố
- GV nêu một vài câu hỏi vừa ôn tập để củng cố bài.
+ Em hãy nêu tính chất của đồng?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
- Dặn HS về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị cho tiết học sau.
- 2 hs trả lời , lớp nhận xét 
- Lắng nghe
- Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt 
- Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
- Màu trắng bạc, có ánh kim, có thể kéo thành sợi và dát mỏng; nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt; không bị gỉ, tuy nhiên có thể bị một số a-xít ăn mòn.
- Dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu bắc qua sông, đường ray tàu hỏa, máy móc,..
- Là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
- Nước bột sắn.
- Hs quan sát tranh và trả lời:
a) Nhiệt độ bình thường.
b) Nhiệt độ cao.
c) Nhiệt độ bình thường.
d) Nhiệt độ bình thường.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK :
- HS nối tiếp nhau trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung, thống nhất :
+ Hình a) : Năng lượng cơ bắp của người.
+ Hình b) : Năng lượng chất đốt từ xăng.
+ Hình c) : Năng lượng gió.
+ Hình d) : Năng lượng chất đốt từ xăng.
+ Hình e) : Năng lượng nước.
+ Hình g) : Năng lượng chất đốt từ than đá.
+ Hình h) : Năng lượng Mặt trời.
- 2 hs trả lời

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HỌC.(49).doc