Giáo án Khoa học lớp 5 - Trường TH Hồ Phước Hậu

Giáo án Khoa học lớp 5 - Trường TH Hồ Phước Hậu

THUỶ TINH

I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh :

- Nhận biết được các đồ vật làm bằng thuỷ tinh.

- Phát hiện được tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.

- Nêu được tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.

- Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Hình minh hoạ trang 60, 61 SGK

- GV mang đến lớp một số cốc và lọ thí nghiệm hoặc bình hoa bằng thuỷ tinh (đủ dùng theo nhóm)

- Giấy khổ to, bút dạ

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Trường TH Hồ Phước Hậu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUỶ TINH
I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh : 
- Nhận biết được các đồ vật làm bằng thuỷ tinh.
- Phát hiện được tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
- Nêu được tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao.
- Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình minh hoạ trang 60, 61 SGK
- GV mang đến lớp một số cốc và lọ thí nghiệm hoặc bình hoa bằng thuỷ tinh (đủ dùng theo nhóm)	
- Giấy khổ to, bút dạ
III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A) Kiểm tra bài cũ : 
-HS1 : Em hãy nêu tính chất và cách bảo quản xi măng ?
- HS2 : Xi măng có những lợi ích gì trong đời sống ?
B) Giới thiệu bài mới : 
* Hoạt động 1 : Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh
- GV nêu yêu cầu : Trong số những đồ dùng của gia đình chúng ta có rất nhiều đồ dùng bằng thuỷ tinh. Hãy kể tên các đồ dùng bằng thuỷ tinh mà em biết ?
- Tiếp nối nhau kể : Các đồ dùng bằng thuỷ tinh : mắt tính, bóng điện, ống đựng thuốc tiêm, chai, lọ, li ...
- GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng.
- GV hỏi : 
+ Dựa vào những kinh nghiệm thực tế em đã sử dụng đồ thuỷ tinh, em thấy thuỷ tinh có tính chất gì ? 
- HS trả lời theo kinh nghiệm bản thân : 
+ Thuỷ tinh trong suốt hoặc có màu, rất dễ vỡ, không bị gỉ.
+ Tay cầm một chiếc cốc thuỷ tinh và hỏi : nếu cô thả chiếc cốc này xuống sàn nhà thì điều gì sẽ xảy ra ? tại sao ?
+ Khi thả chiếc cốc xuống sàn nhà, chiếc cốc sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh. Vì chiếc cốc này bằng thuỷ tinh khi va chạm với nền nhà rắn sẽ bị vỡ.
- Kết luận : Có rất nhiều đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh : cốc, chén, li, bát, nôi, lọ hoa, mắt kính, chai, lọ, dụng cụ thí nghiệm, cửa sổ, vật lưu niệm ... những đồ dùng này khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ bị vỡ thành nhiều mảnh.
- HS lắng nghe
* Hoạt động 2 : Các loại thuỷ tinh và tính chất của chúng 
- Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm như sau : 
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm
+ Phát cho từng nhóm một số dụng cụ :
 . 1 bóng đèn
 . 1 lọ hoa đẹp bằng thuỷ tinh chất lượng cao hoặc dụng cụ thí nghiệm
 . Giấy khổ to, bút dạ
+ Nhận đồ dùng học tập và trao đổi, thảo luận theo yêu cầu.
+ Yêu cầu HS quan sát vật thật, đọc thông tin trong SGK trang 61. Sau đó xác định vật nào là thuỷ tinh, vật nào là thuỷ tinh chất lượng cao và nêu căn cứ xác định.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm
Gợi ý : HS chia giấy thành 2 cột, chỉ ghi vắn tắt các căn cứ hoặc tính chất bằng các gạch đầu dòng.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu.
- Nhận xét, khen ngợi các nhóm ghi chép khoa học, trình bày rõ ràng, lưu loát
- 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, HS các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến và thống nhất ý kiến như sau :
Thuỷ tinh thường
Thuỷ tinh chất lượng cao
Bóng điện : 
-Trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ
-Không cháy, không hút ẩm, không bị axit ăn mòn
Lọ hoa, dụng cụ thí nghiệm :
-Rất trong
-Chịu được nóng, lạnh
-Bền, khó vỡ 
- GV yêu cầu : Hãy kể tên những đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh thường và thuỷ tinh chất lượng cao ? 
- Tiếp nối nhau kể tên : 
+ Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh thường : cốc, chén, mắt kính, chai, lọ...
+ Những đồ dùng làm bằng thuỷ tinh chất lượng ca : chai, lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, ống nhòm ...
- Kết luận:
- GV hỏi tiếp : Em có biết người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách nào không ?
- GV giảng giải.
+ HS nêu hiểu biết : người ta chế tạo đồ thuỷ tinh bằng cách đun nóng chảy cát trắng, và các chất khác rồi thổi thành các hình dạng mình muốn.
- Lắng nghe.
* Hoạt động kết thúc :
- GV nêu vấn đề cho HS suy nghĩ : Đồ dùng bằng thuỷ tinh dễ vỡ, vậy chúng ta có những cách nào để bảo quản đồ thuỷ tinh ?
- HS trao đổi ý kiến và trả lời trước lớp : Các cách để bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh. 
C) Củng cố - dặn dò :
	- Nhận xét câu trả lời của học sinh
	- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực hăng hái tham gia xây dựng bài.
	- Dặn HS về nhà học thuộc bảng thông tin về thuỷ tinh và tìm hiểu về cao su, mỗi nhóm mang đến lớp 1 quả bóng cao su hoặc 1 đoạn dây chun.
Thứ ............ ngày ........ tháng ......... năm 200..
Tuần : ..........
Môn : Khoa học (Tiết : .......) 	 CAO SU
I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh : 
	- Kể tên được một số đồ dùng làm bằng cao su.
	- Nêu được các vật liệu để chế tạo ra cao su.
	- Làm thí nghiệm để phát hiện ra tính chất của cao su.
	- Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng cao su.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS chuẩn bị bóng cao su và dây chun.
	- Hình minh hoạ trang 62, 63 SGK
III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A) Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài trước.
Sau đó nhận xét và cho điểm từng HS. 
- 2 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
+ HS1 : Hãy nêu tính chất của thuỷ tinh ?
+ HS 2 : Hãy kể tên các đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh mà em biết ?
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng bằng cao su của HS
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên
B) Giới thiệu bài mới : Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cao su
- Lắng nghe
* Hoạt động 1 : Một số đồ dùng được làm bằng cao su 
- GV nêu yêu cầu : Hãy kể tên các đồ dùng bằng cao su mà em biết ?
- Tiếp nối nhau kể tên : Các đồ dùng được làm bằng cao su : ủng, tẩy, đệm, xăm xe, lốp xe, găng tay, bóng đá, bóng chuyền ...
- GV ghi nhanh tên các đồ dùng lên bảng.
- GV hỏi : Dựa vào những kinh nghiệm thực tế đã sử dụng đồ dùng làm bằng cao su,em thấy cao su có tính chất gì ?
- HS trả lời : Cao su dẻo, bền, cũng bị mòn
- GV nêu : Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều đồ dùng được làm bằng cao su. Cao su có tính chất gì ? Các em cùng làm thí nghiệm để biết được điều đó.
- Lắng nghe
Hoạt động 2 : Tính chất của cao su 
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, hoạt động dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra đồ dùng học tập
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV, quan sát, mô tả hiện tượng và kết quả quan sát.
- Nghe GV hướng dẫn
- Thí nghiệm 1 : 
 + Ném quả bóng cao su xuống nền nhà
- Thí nghiệm 2 : 
 + Kéo căng sợi dây chun hoặc dây cao su rồi thả tay ra.
- Thí nghiệm 3 : 
 + Thả một đoạn dây chun vào bát có nước
- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm làm.
- Làm thí nghiệm trong nhóm. Thư ký ghi lại kết quả quan sát của các bạn.
- Đại diện của 3 nhóm lên làm lại thí nghiệm, mô tả hiện tượng xảy ra, các nhóm khác bổ sung và đi đến ý kiến thống nhất : 
+ Thí nghiệm 1 : Ta thấy bóng nẩy lên. Chỗ quả bóng đập xuống nền nhà bị lõm lại một chút rồi trở về hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.
+ Thí nghiệm 2 : Dùng tay kéo căng sợi dây cao su, ta thấy sợi dây dãn ra nhưng khi ta buông dây thì sợi dây lại trở về hình dáng ban đầu. Thí nghiệm chứng tỏ cao su có tính đàn hồi.
+ Thí nghiệm 3 : Quan sát ta không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Thí nghiệm đó chứng tỏ cao su không tan trong nước.
- GV làm thí nghiệm 4 trước lớp.
- GV mời 1 HS lên cầm 1 đầu sợi dây cao su, đầu kia GV bật lửa đốt. Hỏi HS : Em có thấy nóng tay không ? Điều đó chứng tỏ điều gì ?
- HS quan sát và trả lời : Khi đốt 1 đầu sợi dây, đầu kia không khị nóng, chứng tỏ cao su dẫn nhiệt rất kém.
- GV hỏi : Qua các thí nghiệm trên em thấy cao su có những tính chất gì ?
- HS nêu : Cao su có tính đàn hồi tốt, không tan trong nước, cách nhiệt
- Kết luận : Cao su có hai loại, cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. 
- Lắng nghe 
- Hỏi : Chúng ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng đồ dùng bằng cao su ?
- HS nêu theo hiểu biết. 
C) Củng cố - dặn dò :
	- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
	- Dặn HS về nhà học thuộc mục Ban cần biết và ghi lại vào sở, chuẩn bị đồ dùng bằng nhựa vào tiết sau.
Thứ ............ ngày ........ tháng ......... năm 200..
Tuần : ..........
Môn : Khoa học (Tiết : .......) 	 CHẤT DẺO
I- MỤC TIÊU : Giúp học sinh : 
	- Nêu được một số đồ dùng bằng chất dẻo và đặc điểm của chúng
	- Biết được nguôn gốc và tính chất của chất dẻo
	- Biết cách bảo quản các đồ dùng làm bằng chất dẻo.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS chuẩn bị một số đồ dùng bằng nhựa
	- Hình minh hoạ trang 64, 65 SGK
	- Giấy khổ to, bút dạ.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A) Kiểm tra bài cũ : 
+ HS1 : Hãy nêu tính chất của cao su ?
+ HS2 : Cao su thường được sử dụng để làm gì ?
+ HS3 : Khi sử dụng đồ dùng bằng cao su chúng ta cần lưu ý điều gì ?
Học sinh trả lời.
Gọi HS giới thiệu về đồ dùng bằng nhựa mà mình mang tới lớp
B) Giới thiệu bài mới : 
- Giới thiệu : Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tính chất của công dụng của chất dẻo
- Lắng nghe
* Hoạt động 1 : Đặc điểm của những đồ dùng bằng nhựa 
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng quan sát hình minh hoạ trang 64 SGK và đồ dùng bằng nhựa các em mang đến lớp. Dựa vào kinh nghiệm sử dụng để tìm hiểu và nêu đặc điểm của chúng. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, nói với nhau về đặc điểm của các đồ dùng bằng nhựa.
- Gọi HS trình bày ý kiến trước lớp
- 5 đến 7 HS đứng tại chỗ trình bày
- GV hỏi : Đồ dùng bằng nhựa có đặc điểm chung gì ?
- HS nêu : Đồ dùng bằng nhựa có nhiều màu sắc, hình dáng, có loại mềm, có loại cứng nhưng đều không thấm nước, có tính cách nhiệt, cách điện tốt. 
- GV kết luận
- Lắng nghe 
* Hoạt động 2 : Tính chất của chất dẻo
- Tổ chức cho HS hoạt động tập thể dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- HS có thể hoạt động theo cặp hoặc cá nhân để tìm hiểu các thông tin.
- Yêu cầu HS đọc kĩ bảng thông tin trang 65, trả lời từng câu hỏi ở trang này
- Đọc bảng thông tin
- GV chỉ là người định hướng, cung cấp câu hỏi cho người điều khiển và làm trọng tài khi cần.
- Lớp trưởng đặt câu hỏi, các thành viên trong lớp xung phong phát biểu.
Gợi ý về câu hỏi :
- Học sinh nêu : 
1- Chất dẻo được làm ra từ nguyên liệu nào ?
1- Dầu mỏ và than đá
2- Chất dẻo có tính chất gì ?
2- Chất dẻo cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
3- Có mấy loại chất dẻo ? là những loại nào ?
3- Có 2 loại : Loại có thể tái chế và loại không thể tái chế
4- Khi sử dụng đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý điều gì ?
4- Rửa sạch hoặc lau chùi sạch sẽ
5- Ngày nay, chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày ? tại sao ?
5- Thay thế các sản phẩm làm bằng gỗ, da, thuỷ tinh, kim loại, mây, tre vì chúng không đắt tiền, tiện dụng, bền và có nhiều màu sắc đẹp.
- Nhận xét, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại l ...  
SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
(Tiếp theo)
I- MỤC TIÊU : 
HS biết : 
- Thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hóa học. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Giấm, que tăm, giấy, diêm, nến 
- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, 1 cốc thủy tinh, thìa nhỏ có cán dài. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên trả lời
- 2 HS trả lời 
1- Thế nào là sự biến đổi hóa học ? Cho ví dụ. 
2- Thế nào là sự biến đổi lý học ? Cho ví dụ. 
- GV nhận xét, ghi điểm, 
B- Bài mới 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Trò chơi “Bức thư bí mật”
+ Bước 1 : Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu ở trang 80 SGK 
- HS thảo luận nhóm 4
- Viết thông điệp của mình vào giấy như hướng dẫn ở SGK trang 80
+ Bước 2 : Từng nhóm giới thiệu bức thư của nhóm mình cho các bạn cùng nghe. 
- Đại diện 4 nhóm trình bày, cả lớp nhận xét : độ đậm nhạt của bức thư và nội dung viết của bức thư (một suy nghĩ ngắn gọn)
- GV hỏi học sinh :
Hóa học xảy ra khi nào.
- Dưới tác dụng của nhiệt. 
- GV chốt ý hoạt động 1 
Hoạt động 2 : Thực hành xử lý thông tin trong SGK 
- HS thảo luận nhóm đôi : Đọc thông tin quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi trong bài tập 1 và 2 trang 80, 81 SGK 
- HS đọc thầm, quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi bài tập 1 và 2
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV tóm ý : Sự biến đổi hóa học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
Hoạt động 3 : Trò chơi “Tiếp sức” 
- Cho các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút tìm ví dụ và nêu :
+ Sự biến đổi gì ?
+ Dưới tác dụng nào ? 
- HS lắng nghe, tham gia trò chơi
- HS nhận xét.
- Phổ biến luật chơi - cách thức chơi
- GV nhận xét chung - khen 
Dặn dò : 
- Làm lại các thí nghiệm 
- Chuẩn bị bài sau : Năng lượng 
NĂNG LƯỢNG
I- MỤC TIÊU : HS biết : 
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về : các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ ... nhờ được cung cấp năng lượng. 
- Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Chuẩn bị theo nhóm : nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi. - Hình trang 83 SGK 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ 
- Nêu ví dụ về sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của nhiệt. 
- Cho ví dụ và nêu rõ sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của ánh sáng. 
- 2 HS trả lời
B- Bài mới 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm 
- Làm việc theo nhóm 6
- Cho HS làm việc theo nhóm và thảo luận : trong mỗi thí nghiệm HS cần nêu rõ :
+ Hiện tượng quan sát được 
+ Vật bị biến đổi như thế nào ? 
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó ? 
- Thực hiện, trả lời 
+ Dùng tay nhấc cặp lên.
+ Nhiệt và phát sáng
+ Chưa lắp pin ô tô không hoạt động, lắp pin vào đèn sáng, còi kêu, xe chạy
+ Năng lượng do bàn tay, nến bị đốt cháy, năng lượng của pin 
- Các nhóm khác bổ sung. 
- GV chốt ý hoạt động 1 
Hoạt động 2 
- Gọi HS đọc phần mục cần biết SGK 
- 2 Hs đọc. 
- GV dùng lò xo cho HS kéo
- 2 HS kéo lò xo 
Hỏi : Trường hợp nào lò xo giảm nhiều hơn ?
- HS trả lời 
GV ghi : Muồn làm  năng lượng 
- Gv treo tranh hình 3 - cả lớp cùng quan sát thảo luận nhóm đôi và trả lời
- Trong tranh có những hoạt động nào ?
- Nguồn NL cung cấp cho mỗi hoạt động đó ? 
- HS trả lời 
- GV gọi từng em trả lời, GV gắn lên bảng 
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Máy bơm nước
Người nông dân đang cày
...
Điện, xăng
Thức ăn
...
- Gọi HS đọc lại các hoạt động 
- Cho HS trò chơi : “TÌm nguồn thức ăn” 
- HS tham gia trò chơi.
- Ngồi tại lớp các em luân phiên chỉ nhau (theo nhóm), mỗi em đứng lên tự tìm ví dụ
- Gv nhận xét, dặn dò : Bài sau: 
 Sử dụng năng lượng chất đốt 
Thứ ........ ngày ...... tháng ..... năm 20.....
Tuần : ......... 	MÔN : KHOA HỌC 
Tiết : ......... 	 SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG 
I- MỤC TIÊU : 
HS biết : 
- Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về : các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ ... nhờ được cung cấp năng lượng. 
- Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Chuẩn bị theo nhóm : nến, diêm, ô tô đồ chơi chạy pin có đèn và còi.
- Hình trang 83 SGK 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ 
- Nêu ví dụ về sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của nhiệt. 
- Cho ví dụ và nêu rõ sự biến đổi hóa học dưới tác dụng của ánh sáng. 
- 2 HS trả lời
- GV nhận xét, ghi điểm, 
B- Bài mới 
Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm 
- Làm việc theo nhóm 6
- Cho HS làm việc theo nhóm và thảo luận : trong mỗi thí nghiệm HS cần nêu rõ :
+ Hiện tượng quan sát được 
+ Vật bị biến đổi như thế nào ? 
+ Nhờ đâu vật có biến đổi đó ? 
- Thực hiện, trả lời 
+ Dùng tay nhấc cặp lên.
+ Nhiệt và phát sáng
+ Chưa lắp pin ô tô không hoạt động, lắp pin vào đèn sáng, còi kêu, xe chạy
+ Năng lượng do bàn tay, nến bị đốt cháy, năng lượng của pin 
- Các nhóm khác bổ sung. 
- GV chốt ý hoạt động 1 
Hoạt động 2 
- Gọi HS đọc phần mục cần biết SGK 
- 2 Hs đọc. 
- GV dùng lò xo cho HS kéo
- 2 HS kéo lò xo 
Hỏi : Trường hợp nào lò xo giảm nhiều hơn ?
- HS trả lời 
GV ghi : Muồn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có năng lượng 
- Gv treo tranh hình 3 - cả lớp cùng quan sát thảo luận nhóm đôi và trả lời
- Trong tranh có những hoạt động nào ?
- Nguồn năng lượng cung cấp cho mỗi hoạt động đó ? 
- HS trả lời 
- GV gọi từng em trả lời, GV gắn lên bảng 
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Máy bơm nước
Người nông dân đang cày
...
Điện, xăng
Thức ăn
...
- Gọi HS đọc lại các hoạt động 
- Cho HS trò chơi : “TÌm nguồn thức ăn” 
- HS tham gia trò chơi.
- Ngồi tại lớp các em luân phiên chỉ nhau (theo nhóm), mỗi em đứng lên tự tìm ví dụ
- Gv nhận xét 
Dặn dò : 
- Xem lại bài cũ. 
- Chuẩn bị bài sau : Sử dụng năng lượng chất đốt 
NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I- MỤC TIÊU : 
HS biết : 
- Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. 
- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động ... của con người sử dụng năng lượng mặt trời. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời. Ví dụ : máy tính bỏ túi, ...
- Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời (tranh 84, 85 SGK) 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
A- Kiểm tra bài cũ 
- Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi ta cần đến gì ? 
- Hãy nói tên 1 số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người, động vật, máy móc.
- HS trả lời.
- GV nhận xét
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài 
2- Giảng bài 
Hoạt động 1 : Thảo luận 
- Mục tiêu : HS nêu được ví dụ về tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên. 
- Tiến hành : HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi. 
+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào ? 
+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống ?
+Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu ? 
- HS trả lời. 
+ Bước 2 : Quy định thời gian thảo luận 
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
- HS nhận xét bổ sung. 
- GV chốt ý : giảng thêm 
Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận 
+ Mục tiêu : HS kể được 1 số phương tiện, máy móc, hoạt động ... của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
+ Tiến hành : 
- Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
Cho HS quan sát hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và thảo luận theo các nội dung. 
- HS theo dõi.
- Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
- Thảo luận nhóm 4 theo hình quan sát. 
- GV gọi đại diện nhóm trình bày
- HS theo dõi, nhận xét bổ sung 
- GV nêu : Qua các hình 2, 3, 4 em vừa quan sát xong cho ta biết năng lượng mặt trời dùng để làm gì ?
- HS nêu 
- HS nhắc lại.
- GV chốt ý 
Hoạt động 3 : Trò chơi 
+ Mục tiêu : Củng cố cho HS những kiến thức đã học về vai trò của năng lượng mặt trời. 
+ Tiến hành : Hoạt động nhóm 
- HS tham gia 
- GV nêu trò chơi theo SGK trang 145
- Nêu thể lệ cuộc chơi,
- Công bố thời gian tham gia trò chơi
- Hs thực hành, cả lớp bổ sung thêm
- GV nhận xét, chốt ý 
3- Củng cố, dặn dò 
- Yêu cầu HS đọc 
- 2 HS đọc phần bạn cần biết 
- Dặn dò chuẩn bị bài sau : Sử dụng năng lượng chất đốt 
- Nhận xét tiết học. 
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT
I- MỤC TIÊU : 
HS biết : 
- Kể tên và nêu công dụng của 1 số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : 
- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt. 
- Hình ảnh và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động dạy 
Hoạt động học 
A- Kiểm tra bài cũ 
- Nêu vào trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống ?
- HS trả lời
- Năng lượng mặt trời dùng để làm gì ?
- GV nhận xét - ghi điểm.
B- Bài mới 
1- Giới thiệu bài 
2- Giảng bài 
Hoạt động 1 : Kể tên một số loại chất đốt 
+ Mục tiêu : HS nêu được tên một số loại chất đốt : rắn, lỏng, khí.
+ Tiến hành :
- GV nêu : Hãy kể tên một số chất đốt thường dùng. Trong đó, chất đốt nào ở thể rắn, chất đốt nào ở thể lòng, chất đốt nào ở thể khí ?
- Than đá
- Dầu hỏa, ga , v.v...
Hoạt động 2 : Quan sát và thảo luận 
+ Mục tiêu : HS kể tên và nêu được công dụng, việc khai thác của từng loại chất đốt 
+ Tiến hành 
- Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
- GV kiểm tra mỗi nhóm theo đã phân công. 
a) sử dụng các chất đốt rắn 
- Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn và miền núi ? 
- Củi, tre ...
- Hiện nay người ta còn dùng loại chất đốt nào nữa? 
- Than đá 
- Than đá được sử dụng trong những việc gì và được khai thác ở đâu 
- Chạy máy, 1 số động cơ, đun nấu ...
- Quảng Ninh. 
- Ngoàn than đá, các em còn biết loại than nào khác: 
- Than bùn, than củi
b) Sử dụng chất đốt lòng 
- Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng được dùng để làm gì ?
- Ở nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu ?
c) Sử dụng các chất đốt khí 
- Có những loại khí đốt nào ? 
- Người ta có thể làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
- Bước 2 : HS thảo luận 
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- HS trình bày kết hợp tranh.
- GV tóm ý liên hệ các chất đốt trong đời sống hàng ngày và giáo dục HS biết tiết kiệm các chất đốt.
- HS nhận xét, bổ sung 
- Gv cung cấp thêm.
3- Củng cố, dặn dò 
- Hãy kể tên các loại chất đốt mà em biết ? 
- HS nêu. 
- Mỗi loại chất đốt được sử dụng vào những việc gì?
- Dặn dò : về nhà tìm hiểu cách sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt. 
- Nhận xét tiết học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an KHOA HOC 5.doc