Giáo án Khoa học lớp 5 - Trường tiểu học Nam Mỹ

Giáo án Khoa học lớp 5 - Trường tiểu học Nam Mỹ

BÀI 1 SỰ SINH SẢN

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có khả năng.

- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.

II, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu vẽ em bé, hoặc bố mẹ em bé, hình minh hoạ SGK.

III, CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Trò chơi học tập, quan sát, dạy học hợp tác theo nhóm, động não.

IV, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* Giới thiệu bài:

1. Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai”

 * Mục tiêu: Học sinh nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

 * Cách tiến hành:

- GV: phổ biến cách chơi: Mỗi học sinh được cấp một phiếu, ai nhận được phiếu có hình em bé thì phải đi tìm bố mẹ của em bé đó. Ngược lại.Ai tìm được đúng hình thì sẽ thắng.

- HS chơi trò “Bé là con ai” ( 5 Phút)

- Kết thúc trò chơi GV tuyên dương các cặp thắng cuộc và hỏi:

+ Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho các em bé?

+ Qua trò chơi các em rút ra được điều gì?

GV: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

 

doc 123 trang Người đăng hang30 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học lớp 5 - Trường tiểu học Nam Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1Tuần 1
Bài 1 Sự sinh sản
I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng.
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
II, Đồ dùng dạy học: Phiếu vẽ em bé, hoặc bố mẹ em bé, hình minh hoạ SGK.
III, Các phương pháp dạy học: Trò chơi học tập, quan sát, dạy học hợp tác theo nhóm, động não.
IV, Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài:
1. Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai”
	* Mục tiêu: Học sinh nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
	* Cách tiến hành:
- GV: phổ biến cách chơi: Mỗi học sinh được cấp một phiếu, ai nhận được phiếu có hình em bé thì phải đi tìm bố mẹ của em bé đó. Ngược lại........Ai tìm được đúng hình thì sẽ thắng.
- HS chơi trò “Bé là con ai” ( 5 Phút)
- Kết thúc trò chơi GV tuyên dương các cặp thắng cuộc và hỏi:
+ Tại sao chúng ta tìm được bố mẹ cho các em bé?
+ Qua trò chơi các em rút ra được điều gì?
GV: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
	* Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
	* Cách tiến hành: 
Yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 trang 4,5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình để trả lời các câu hỏi.
Lúc đầu gia đình bạn Liên có mấy người? Đó là những ai?
Hiện nay gia đình bạn Liên có mấy người? Đó là những ai?
Sắp tới gia đình bạn Liên có mấy người? ?Tại sao bạn biết?
HS trả lời: GV hỏi thêm gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?
Cho Hs thảo luận theo nhóm đôi câu hỏi.
Gia đình bạn bao gồm những ai?
Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ?
Hs thảo luận.
Gọi một số nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
Cho HS nhắc lại.
*Củng cố: Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em bé?
* Nhờ đâu mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
* Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản.
=>Nội dung mục tiêu: Bạn cần biết
Vài HS đọc
*Dặn dò: Học bài.
*Thu hoạch sau giờ học.
Bài 2 +3: Nam hay nữ
I. Mục tiêu:Sau bài học HS biết.
- Phân bệt các đặc điểm mặt sinh học và XH giữa nam và nữ.
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi 1 số quan niệm XH về nam hoặc nữ.
Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới, khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. Đồ dùng dạy học :ảnh phóng to của tập thể HS trong lớp, các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK, giấy to, phiếu học tập.
III. Các phương pháp dạy học: Hợp tác theo nhóm, trò chơi học tập, động não, hỏi đáp.
IV. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
Sự sinh sản của con người có ý nghĩa như thế nào?
2. Bài mới
* Giới thiệu bài:
a, HĐ 1: Thảo luận
* Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
* Cách tiến hành:
- 4 HS / nhóm, GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2,3 trang 6 SGK.
- Đại diện từng nhóm trình bày(mỗi nhóm trình bày 1 câu) Các nhóm khác bổ sung.
	+ Giống: Có các bộ phận trong cơ thể, cùng học, cùng chơi...
	+ Khác : Tóc, tính cách.
	+Khi một em bé mới sinh ra người ta dựa vào bộ phận sinh dục để biết đó là bé trai hay gái.
GV: Ngoài những dặc điểm chung giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.Khi còn nhỏ, bé trai,bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài của cơ quan sinh dục. Đến một độ tuổi nhất định cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nam và nữ có nhiều điểm khác nhau vế mặt sinh học.
VD: Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
Gọi Hs đọc mục: Bạn cần biết ở SGK trang 7.
b, HĐ2: Trò chơi “ai nhanh ai đúng”
* Mục tiêu: HS phân biệt dược các đặc điểm về mặt sinh học và XH giữa nam và nữ.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
Nhóm 4 Hs- GV phát cho mỗi nóm các tấm phiếu như trang 8SGK và giấy khổ to có kẻ sẵn bảng, hướng dẫn. Thi xếp các tấm phiếu vào bảng , giải thích tại sao xếp được như thế? Nhóm nào xếp đúng và nhanh là thắng cuộc.
Bước 2: Nhóm HS làm việc.
Bước 3: Làm việc cả lớp .Đại diện các nhóm dán kết quả lên trước lớp và trình bày.
Các nhóm khác bổ sung, giao lưu , đánh giá.
	-Bước 4: GV đánh giá, kết luận, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Giữa nam và nữ có những điểm khác biệt về mặt sinh học như : nam thì có râu ...còn nữ... nhưng lại có rất nhiều điểm chung về mặt XH...
c, HĐ 3: Thảo luận vai trò của nữ, liên hệ thực tế và trả lời .
* Mục tiêu: HS thấy được vai trò của nữ -> sự cần thiết phải thay đổi 1 số quan niệm.
* Cách tiến hành: Yêu cầu HS quan sát hình 4 trang 9 và hỏi: ảnh chụp gì?Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì?
(Các nữ cầu thủ bóng đá -> đá bóng là môn thể thao mà cả nam và nữ đều chơi được chứ không riêng gì nam nư nhiều người vẫn nghĩ)
-Như vậy không chỉ nam mà cả nữ cũng có thể chơi bóng đá. Nữ còn làm được những gì khác? Em hãy nêu một số ví dụ về vai trò của nữ ở trong lớp, trường, địa phương hay nơi nào đó mà em biết.
(Bạn nữ làm lớp trưởng, cô hiệu trưởng......)
- Em có nhận xét gì về vai trò của nữ ? (HS trao đổi theo cặp và trình bày)
(Phụ nữ có vai trò quan trọng trong xã hội. Phụ nữ làm được tất cả mọi việc mà nam giới làm)
GV kết luận: Trong gia đình, ngoài XH phụ nữ có vai trò quan trọng không kém nam giới. Vai trò của nam và nữ không cố định mà có thể thay đổi...
ở mọi lĩnh vực phụ nữ vẫn có thể đạt tới đỉnh của con đường vinh quang. Hãy kể tên những người phụ nữ tài giỏi, thành công trong công việc XH mà em biết?
d, HĐ 4: Thảo luận,bày tỏ thái độ về một số quan điểm XH về nam và nữ.
* Mục tiêu: HS có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới, khác giưói, không phân biệt nam, nữ.
*Cách tiến hành: 
- Làm việc theo nhóm ( 6 Hs) mỗi nhóm 2 câu hỏi trong số 4 câu sau:
A, Bạn có đồng ý với những câu hỏi dưới đây không? Hãy giải thiách tại sao bạn đồng ý hoặc không đồng ý?
a. Công việc nội trợ là của phụ nữ.
b. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình.
c. Con gái nên học nữ công gia tránh, con trai nên học kỹ thuật.
B, Trong gia đình, con trai đi học về thì được đi chơi, còn con gái thì phải phụ giúp mẹ việc gia đình. Như vậy có hợp lý không?
C, Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử nam và nữ không?Cho ví dụ cụ thể?
D, Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ?
-Làm việc cả lớp: từng nhóm báo cáo.
Các nhóm khác bổ sung(nếu cần)
GV kết luận: Ngày xưa có những quan niệm sai lầm về nam và nữ trong XH như : con gái không được đi học ...nhữngquan niệm đó đã dần được xoá bỏ.Tuy nhiên vẫn còn một số quan niệm về XH chưa phù hợp như... còn tồn tại ở một số vùng...những quan niệm này cần được xoá bỏ. Các em có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nhgĩ và thể hiện bằng hành động từ trong gia đình, lớp học của mình.
3.Củng cố: Gọi Hs đọc bài mục bạn cần biểt trang 9 SGK.
4.Dặn dò:
*Thu hoạch sau bài dạy.
Bài 4: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
I, Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết: Cơ thể của mỗi con người được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
- Phân biệt một vài giao đoạn phát triển của thai nhi.
II, Đồ dùng dạy học: Hình trang 10,11 SGK các miếng giấy ghi chú thích của quá trình thụ tinh và các thẻ ghi thời gian của thai nhi như SGK.
III, Các phương pháp dạy học: Hỏi- đáp; nhóm- thảo luận; quan sát
IV, Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra:
Hãy nêu những điểm khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
Tại sao không nên phân biệt đỗỉư giữa nam và nữ?
Nhận xét học sinh trả lời -> cho điểm.
*Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
a.HĐ 1: Giảng giải
*Mục tiêu: HS nhận biết được một số từ khoa học: thụ tinh,hợp tử, phôi, bào thai.
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi: Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người? (cơ quan sinh dục)
Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì?
Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì?
Giáo viên giảng giải:
Cơ thể con người được hình thành từ một tế bào trứng của mẹ kết hợp với tinh trùng của bố. Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là sự thụ tinh. Trứng đã được thụ tinh gọi là hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai; sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ em bé sẽ được sinh ra.
b, HĐ 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và sự phát triển của thai nhi
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp:
+> Yêu cầu Hs quan sát các hình 1a,1b,1c và đọc kỹ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào?
+> Hai HS cùng bàn trao đổi (3-5 phút)- GV gắn hình trang 10 lên bảng.
+> Gọi một Hs lên bảng trình bày: gắn giấy ghi chú thích dưới mỗi hình minh hoạ và mô tả khái quát quá trình thụ tinh.
+> Học sinh dưới lớp nhận xét.
+> Hai Hs nói lại.
GV kết luận (vừa nói, vừa chỉ vào từng hình minhh hoạ )...Khi tinh trùng và trứng kết hợp với nhau sẽ tạo thành hơpự tử . Đó là sự thụ tinh.
Tuần 3
 Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Bài 5 Cần làm để cả mẹ và em bé đều khoẻ mạnh 
Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
Nêu những nên và không nên làm với phụ nữ có thai để mẹ và thai nhi đều khoẻ mạnh 
Xác định nhiệm vụ của người chồng và các thành viên trong gia đình phải chăm sốc giúp đỡ phụ nữ có thai 
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trang 12 – 13 S G K.
III. Các phương pháp dạy học: Hợp tác nhóm - thảo luận; đóng vai; hỏi- đáp.
IV. Các hoạt động dạy học:
1, Kiểm tra : Cơ thể chúng ta được hình thành nhơ thế nào ?
2, Bài mới:
a,Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Bước 1 : - Giao nhiệm vụ và hướng dẫn
GV yêu cầu học sinh làm việc theo cặp . Quan sát H 1 ,2 ,3 ,4 trang 12để trả lời các câu hỏi 
? Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ?
Bước 2 : Làm việc theo cặp 
 - Một số đại diện nhóm trình bày kết quả 
 - G V chốt các ý kiến 
Bước 3 : Làm việc cả lớp
 - Các nhóm trình bày
 - H S nhận xét bổ sung
 - G V chốt KL SGV trang 31.
b,Hoạt động 2:Thảo luận
:HS quan sát hình 5, 6 SGK nêu nội dung của từng hình 
GV yêu cầu cả lớp thảo luận các câu hỏi 
 - Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm tới phụ nữ có thai ?
b,Hoạt động 3: Đóng vai 
Bước 1 : Làm việc cả lớp
Yêu HS thảo luận câu hỏi trang 13 / SGK 
 - Khi gặp phụ nữ có thai đang xách nặng hoặc đi trên cùng chuyến ô tô mà không có chỗ ngồi bạn có thể làm gì để giúp đỡ  ... Giúp HS:
- Biết nêu VD chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
- Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
	* Cách tiến hành:
- Chia 4HS/nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hính trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
- Ghi kết quả làm việc của nhóm vào phiếu học tập
Hình
Môi trường tự nhiên
Cung cấp cho con người
Nhận từ các hoạt động của con người
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
- Làm việc cả lớp: Đại diện từng nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- Yêu cầu HS nêu thêm VD về những gì môi trường cung cấp cho con người và những gì con người thải ra môi trường.
- GV kết luận: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người:
+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc,.....
+ Các nguyên liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, than đá,.....) dùng trong sản xuất làm cho đời sống con người được nâng cao hơn.
+ Môi trường là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.
b, Hoạt động 2: Trò chơi: Nhóm nào nhanh hơn?
	* Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người đã học ở hoạt động trên.
	* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm (4HS) thi đua liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người
Môi trường cho	Môi trường nhận
- Hết thời gian chơi GV tuyên dương nhóm nào viết được nhiều 
2HS/cặp thảo luận: Đièu gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên 1 cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại.
3. Củng cố, dặn dò: Dặn HS sưu tầm thông tin, tranh ảnh rừng bị tàn phá.
Tuần 33
(Từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 17 tháng 4)
Tác động của con người đến môi trường rừng
I, Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng.
II, Đồ dùng dạy học:
Hình trang 134, 135 SGK.
III, Các phương pháp dạy học: Quan sát, nhóm – thảo luận, hỏi - đáp.
IV, Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Nêu vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người?
2. Bài mới: 
a, Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
	* Mục tiêu: 
- HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
	* Cách tiến hành:
- Làm việc theo nhóm: Chia 4HS/nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134, 135 SGK để trả lời câu hỏi:
+ Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
+ Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
+ Xếp lại tranh, ảnh để trưng bày.
- Làm việc cả lớp: 
+ Đại diện từng nhóm trình bày (mỗi nhóm trình bày1 hình)
+ Các nhóm khác bổ sung
+ Đưa tranh ảnh minh hoạ
+ Phân tích những nguyên nhân dẫn đế việc rừng bị tàn phá?
- GV kết luận: Có nhiều lý do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy, lấy củi, đốt than, lấy gỗ làm nhà, đóng đồ dùng,.....
b, Hoạt động 2: Thảo luận
	* Mục tiêu: 
- HS nêu được tác hại của việc phá rừng.
	* Cách tiến hành:
- Làm việc theo nhóm: Chia 6HS/nhóm thảo luận: Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì? Liên hệ thực tế ở địa phương? (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai,....)
- Làm việc cả lớp: Đại diện từng nhóm trả lời. Các nhóm khác bổ sung
- GV kết luận: Hậu qủa của việc phá rừng:
+ Khí hậu bị thay đổi: lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên
+ Đất bị xói mòn trở nên bạc màu
+ Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số lòai đã bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
3. Củng cố, dặn dò: Dặn HS sưu tầm thông itn về sự gia tăng dân số ở địa phương.
Tác động của con người đến môi trường đất
I, Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
Nêu được một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá.
II, Đồ dùng dạy học:
Hình trang 136, 137 SGK.
Thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiẹn nay.
III, Các phương pháp dạy học: Quan sát, nhóm – thảo luận, hỏi - đáp.
IV, Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
a, Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
	* Mục tiêu: 
- HS nêu được 1 số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp
	* Cách tiến hành:
- Làm việc theo nhóm: Chia 4HS/nhóm. Quan sát hình 1, 2 trang 136 SGK để trả lời câu hỏi:
+ Hình 1, 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
- Làm việc cả lớp: Đại diện nhóm trình bày, Nhóm khác bổ sung.
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế:
+ Nêu 1 số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi
+ Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó. (Lập khu CN, đô thị hoá, mở rộng đường, .....)
- GV kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích .... phát triển khu CN, giao thông.
b, Hoạt động 2: Thảo luận
	* Mục tiêu: 
- HS biết phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng bị suy thoái.
	* Cách tiến hành:
- Làm việc theo nhóm: Chia 4HS/nhóm. Nhóm trưởng điều khiển thảo luận các câu hỏi:
+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu.... đến môi trường đất.
+ Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất.
- Làm việc cả lớp: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
3. GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng thu hẹp và suy thoái:
- Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở ....
- Dân số gia tăng lượng rác thải....
Tuần 34
(Từ ngày 21 tháng 4 đến ngày 24 tháng 4
Tác động của con người đến môi trường không khí và nước
I, Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
- Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước.
II, Đồ dùng dạy học:
Hình trang 138, 139 SGK.
III, Các phương pháp dạy học: Quan sát, nhóm – thảo luận.
IV, Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
a, Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
	* Mục tiêu: 
- HS biết nêu 1 số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
	* Cách tiến hành:
- Làm việc theo nhóm: Chia 6HS/nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm những công việc sau:
+ Quan sát hình trang 138 SGK và thảo luận câu hỏi: Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước.
+ Quan sát hình trang 139 SGK và thảo luận câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu tầu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò gỉ?
Tại sao 1 số cây trong hình 5 SGK trang 139 bị trụi lá? Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước.
- Làm viẹc cả lớp: Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- GV kết luận: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí và nuớc trong đó phải kể đến sự phát triển của ngành Công nghiệp khai thác tài nguyên và sản xuất ra của cải vật chất.
b, Hoạt động 2: Thảo luận
	* Mục tiêu: Giúp HS
- Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương.
- Nêu được tác hại của việc ô nhiêm không khí và nước.
	* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận: 
+ Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương đến việc gây ô nhiễm không khí và nước.
+ Nêu tác hại cảu việc ô nhiêm không khí và nước.
3. Củng cố, dặn dò:
Một số biên pháp bảo vệ môi trường
I, Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Xác định 1 số biện pháp nhằm bào vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng, và gia đình.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, vệ sinh góp phần giữ vệ sinh môi trường.
- Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
II, Đồ dùng dạy học:
Hình và thông tin trang 140, 141 SGK.
Một số hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường
Giấy khổ to, bút dạ.
III, Các phương pháp dạy học: Quan sát, nhóm – thảo luận, thuyết trình, hỏi - đáp.
IV, Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
a, Hoạt động 1: Quan sát.
	* Mục tiêu: Giúp HS
- Xác định được 1 số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
- Gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường.
	* Cách tiến hành:
- HS làm việc cá nhân: Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào
- Làm việc cả lớp: 
+ ứng với mỗi hình, GV gọi 1 HS trình bày.
+ GV yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ững với khả năng thực hiện ở cấp độ nào sau ddây: quốc gia, cộng đồng, gia đình.
+ GV gọi HS lên đánh dấu.
+ Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường?
- Kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụchung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta tuỳ lứa tuổi công việc và nơi sông.... môi trường.....
b, Hoạt động 2: Triển lãm
	* Mục tiêu: 
- Rèn luyện cho HS kỹ năng trinh bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
	* Cách tiến hành:
- Chia 4HS/nhóm: Nhóm trưởng đièu khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khoỏ to
- Các nhóm thuyết trình
- GV đánh giá
3. Củng cố:
Tuần 35
(Từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5)
Ôn tập: môi trường và tài nguyên thiên nhiên
I, Mục tiêu: Sau bài học, HS được củng cổ khắc sâu hiểu biết về:
- Một số từ ngữ liên quan đến môi trường
- Một số nguyên nhân gây ô nhiễm và một số biện pháp bảo vệ môi trường.
II, Đồ dùng dạy học:
Phiếu học tập.
III, Các phương pháp dạy học: 
IV, Các hoạt động dạy học:
a, Hoạt động 1:
	* Mục tiêu: Giúp HS hiểu về khái niệm môi trường.
	* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 3 đội. Mỗi đội cử 3 bạn chơi, những người còn lại cổ động
- GV đọc từng câu hỏi trong trò chơi: đoán chữ và câu hỏi trắc nghiệm trong SGK. Nhóm nào lắc chuông trước thì được trả lời.
- Nhóm nào trả lời được nhiều và đúng thì thắng cuộc.
b, Hoạt động 2: GV tóm tắt nội dung bài học.
:
Ôn tập và kiểm tra cuối năm 
I, Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Củng cố kiến thức đã học về sự sinh sản của động vật. Vận dụng số kiến thức về sự sinh sản của động vật đẻ trứng trong việc tiêu diệt con vật có hại cho sức khoẻ con người.
- Củng cố 1 số kiến thức về bảo vệ môi trường đất, môi trường rừng.
- Nhận biết các nguồn năng lượng sạch.
- Có ý thức sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
II, Đồ dùng dạy học:
Hình trang 144, 145, 146, 147 SGK.
III, Các hoạt động dạy học:
- HS làm bài tập trong SGK
- GV chấm 1 số bài của một số HS và chữa bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an khoa hoc xong OK.doc