Giáo án Khoa học phòng tránh bị xâm hại

Giáo án Khoa học phòng tránh bị xâm hại

I. Mục tiêu:

-Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.

- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.

- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.

- KNS: 1.Kỹ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.

II. Đồ dùng dạy học:

GV:- Một số tình huống để đóng vai , giấy A4, bút dạ.Phiếu học tập

HS: Chuẩn bị đóng vai

III.Các phương pháp dạy học:

- Động não

- Đóng vai

- Trò chơi

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 5 trang Người đăng huong21 Lượt xem 11508Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học phòng tránh bị xâm hại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. Mục tiêu: 
-Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
- KNS: 1.Kỹ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại. 
II. Đồ dùng dạy học: 
GV:- Một số tình huống để đóng vai , giấy A4, bút dạ.Phiếu học tập
HS: Chuẩn bị đóng vai
III.Các phương pháp dạy học:
- Động não
- Đóng vai
- Trò chơi
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1. Kiểm tra bài cũ: * Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 
Vì sao các trường hợp còn lại các em không chọn?
Vì đó là những tiếp xúc thông thường..
- GV nhận xét, tuyên dương các em.
2. Bài mới:
 * Khởi động: Trò chơi "Chanh chua, cua cắp"
B1: Tổ chức và hướng dẫn
B2: Thực hiện chơi.
Kết thúc trò chơi, GV hỏi: 
- Vì sao em bị cua cắp?
-Khi bị cua cắp em cảm thấy thế nào?
* Giới thiệu bài mới:
Qua trò chơi "Chanh chua cua cắp" các em thấy để khỏi bị cua cắp thì chúng ta phải lắng nghe cô giáo hô, rút tay thật nhanh. Trong cuộc sống cũng vậy nếu không cẩn thận chúng ta có thể bị tổn thương về thể chất và tinh thần. . Để phòng, tránh những tổn thương không đáng có hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài: Phòng tránh bị xâm hại ( 1 em nhắc lại )
 + Cách thực hiện:
- Các em đã từng nghe ai nói về "xâm hại" chưa? ( Chưa)
GV: Giải thích . Xâm hại.
Có người lấn sang phạm vi của người khác cái gây tổn thất tổn thương đến bản thân
- Vậy thế nào là phòng tránh bị xâm hại? Tránh đừng để người khác lấn sang, làm tổn thất , tổn thương đến mình
GV nhận xét chuyển ý: Chúng ta rất có thể bị xâm hại Nhất là ở độ tuổi mới lớn như các em bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu với các nội dung:
1 Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và phòng tránh nguy cơ bị xâm hại. 
2 Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
3. Khi bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
 Theo các góc học khác nhau.Góc phân tích, góc phân vai, góc áp dụng. 
Thời gian hoạt động ở mỗi góc là 5 phút.
Sau 5 phút các em sẽ chuyển sang góc khác theo chiều kim đồng hồ như chúng ta đã từng hoạt động hàng ngày. 
-Gv cho HS chọn góc: 
Lớp 28 bạn, góc thứ nhất 10 bạn, góc 2, 3 mỗi góc 9 bạn. Khi hình thành góc bạn nào đến sau không đảm bảo yêu cầu của góc thì tự đi đến góc khác cho phù hợp.
-GV cho HS về góc đã chọn.
-Các em chú ý: Mỗi nhóm tự bầu nhóm trưởng, thư kí và người thuyết trình chúng ta làm việc đúng theo phiếu học tập, bản chỉ dẫn của từng góc để điều khiển nhóm mình hoạt động. Thời gian bắt đầu.
c) HS hoạt động theo góc:
-Yêu cầu HS hoạt động.
-GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho các nhóm.
d) HS trình bày trước lớp.
GV mời đại diện các góc trình bày.
Góc phân tích : 
GV nhận xét: Qua nhóm bạn các em tự so sánh rút ra những y thiếu sót của nhóm mình, nhận xét chung cả lớp.
GV chỉ vào từng tranh bổ sung.
GV: Đưa tư liệu: 
Chiếu: Mục bạn cần biết: Tình huống và Phòng tránh bị xâm hại: 
2. Góc phân vai
1 nhóm trình diễn. 
Các nhóm khác nêu cách xử lý của nhóm mình( không lên đóng vai)
GV: nhận xét chung.
* Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta ứng phó như thế nào?
GV: Bổ sung *Để đảm bảo an toàn cá nhân chúng ta cần đề cao cảnh giác để phòng tránh bị xâm hại. Chúng ta phải có những kỹ năng nhất định để ứng phó nhanh, hiệu quả.( Chiếu nội dung 2 lên để chốt).
3 Trong cuộc sống có những điều ta không lường trước được và hiện tượng bị xâm hại vẫn xảy ra.Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta cần làm gì? Chia sẻ với ai? Mời các bạn trong nhóm 3.
*Trong trường hợp đã bị xâm hại, chúng ta cần làm gì? 
GV chốt: Có nhiều nạn nhân và gia đình ngại tố cáo vì mặc cảm sợ nhiều người biết, ảnh hưởng tới danh dự bản thân, nhiều em tinh thần rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi, xấu hổ, sống mặc cảm, không muốn giao tiếp với mọi người, nên thủ phạm vẫn đứng ngoài vòng pháp luật và những đứa trẻ tiếp tục bị xâm hại. 
.Xung quanh các em có nhiều ngưòi đáng tin cậy, luôn sẵn sàng giúp đỡ các em trong lúc khó khăn, chúng ta cần báo ngay với người lớn để được chia sẻ và hướng dẫn cách giải quyết, ứng phó. tuỳ từng trường hợp cụ thể các em có thể chia sẻ với ông bà cha mẹ, anh chị, cô giáo, cô chú bác.... để tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp những chuyện lo lắng, sợ hãi bối rối khó chịu.
GDTĐ: Nếu trong bạn bè người thân các em có ai đó lỡ bị xâm hại thì các em phải có thái độ thông cảm
chia sẽ, động viên, giúp đỡ bạn không mặc cảm tự ti.
3. Củng cố, dặn dò:
AI NHANH AI ĐÚNG
-Tình huống 1 
 Em đang ở nhà một mình, có một thanh niên lạ nhận là bạn học cũ của mẹ và nói: “Mẹ cháu đang bận việc chưa về được hẹn chú chờ ở nhà cháu 11giờ mẹ sẽ về. Khi đó em xử lý thế nào?
Tình huống 2 
 Trong giờ ra chơi, có một cô lạ mặt tìm đến gặp em và nói: “ Bố con bị tai nạn giao thông rất nặng cần gặp con gấp, mẹ nhờ cô đến chở con vào bệnh viện”.Trong trường hợp này, em sẽ:
- GV chốt: Khi đã bị xâm hại dù có được giải quyết thể nào thì cũng để lại hậu quả đáng kể mà cái cần nhất là chúng ta phải biết làm thế nào để tránh bị xâm hại.Qua bài học này, cô cũng không muốn các em quá cảnh giác để dẫn đến nghi kị, mất tự tin trong cuộc sống mà các em phải có ý thức phòng tránh bị xâm hại để bảo vệ mình. Các em có thể chia sẽ những hiểu biết của mình cho các bạn, các em nhỏ để cùng được nguy cơ bị xâm hại . Nhận xét tiết học: Khen ngợi HS hăng hái, tích cực xây dựng bài.
- Dặn Dò: Tìm hiểu thêm thông tin,
Chuẩn bị bài phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ. 
HS làm bảng con.
HS theo dõi, lắng nghe GV hướng dẫn.
HS chơi trò chơi "Chanh chua, cua cắp" 
Vì mải cười không để ý cô hô, vì rút tay ra chậm
Thật chú ý trong khi chơi để rút tay thật nhanh, lắng nghe cô giáo hô
Các nhóm nhận nhiệm vụ: Quan sát , thảo luận theo y/c 
HS nhắc lại vài em
1 HS nêu nhiệm vụ từng góc
* Nhiệm vụ của từng góc.
1 Góc phân tích: 
Quan sát hình 1, 2, 3 SGK trang 38, liên hệ thực tế để trả lời
- Nêu 1 số tình huống có nguy cơ bị xâm hại
- Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
Hoàn thành vào phiếu :
 Nguy cơ bị xâm hại
Biện pháp cần làm
2. Góc thực hành: Đóng vai
- Chọn 1 tình huống " ứng phó với nguy cơ bị xâm hại."
- Đóng vai ứng xử để thoát khỏi tình huống có nguy cơ bị xâm hại của nhóm.
3.Góc vận dụng.
* Liên hệ thực tế và trả lời.
- Trong trường hợp bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
- * Vẽ hoa hoặc hình vuông, hình tròn, bàn tay Mỗi cánh hoa, 1 hình vuông nhỏ, 1 ngón tay ghi danh sách 1 người mà khi cần bạn có thể tin cậy chia sẻ, tâm sự.
Hoàn thành vào phiếu:
Bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
Vẽ, ghi danh sách người chia sẻ khi bị xâm hại
Hs lựa chọn góc và hoạt động theo nội dung các góc
HS đọc nội dung 
Góc phân vai thực hành Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
HS nêu
*Trong trường hợp đã bị xâm hại, 
* Vẽ hình minh hoạ tìm người chia sẻ
Nghe hướng dẫn
Không cho chú ấy vào nhà và gọi điện thoại cho mẹ
Bình tĩnh, gặp ngay cô giáo và trình bày sự việc.
HS xử lý nhanh, đúng xẽ được khen

Tài liệu đính kèm:

  • docGA THI KHOA HỌC 5 PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI.doc