I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình minh họa trang 4 –5 SGK
- Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “Bé là con ai” gồm 5 – 7 hình bố, mẹ; 5 – 7 hình em bé có đặc điểm giống bố mẹ; tờ phiếu to (cho mỗi nhóm)
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
KHOA HỌC Tiết 1: SỰ SINH SẢN I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nhận ra mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. - Hiểu và nêu được ý nghĩa của sự sinh sản. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh họa trang 4 –5 SGK - Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “Bé là con ai” gồm 5 – 7 hình bố, mẹ; 5 – 7 hình em bé có đặc điểm giống bố mẹ; tờ phiếu to (cho mỗi nhóm) III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Giáo viên Học sinh A. Kiểm tra bài cũ: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu chương trình học. - Bài học đầu tiên sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa của sự sinh sản đối với loài người đó là bài “Sự sinh sản”. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: 1. Trò chơi: “Bé là con ai - GV nêu tên trò chơi, chia lớp thành 4 nhóm, phát đồ dùng phục vụ trò chơi cho mỗi nhóm. - Cho HS trình bày - Yêu cầu đại diện của 2 nhóm khác lên kiểm tra và hỏi bạn. + Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con (mẹ con)? + Nhờ đâu các em tìm được bố (mẹ) cho từng em bé? + Qua trò chơi em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng? - GV chốt ý:. mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, con cái có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình. 2. Ý nghĩa của sự sinh sản ở người: - GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trong SGK. + Lúc đầu gia đình bạn Liên có mấy người? + Hiện nay gia đình bạn Liên có mấy người. đó là những ai? + Sắp tới gia đình bạn Liên sẽ có mấy người? Vì sao? - Treo tranh minh họa, yêu cầu HS lên giới thiệu về các thành viên trong gia đình bạn Liên + Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ? + Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình? - GV kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ được duy trì kế tiếp nhau. Do vậy, loài người được tiếp tục từ thế hệ này đến thế hệ khác. Lúc đầu gia đình nào cũng bắt đầu từ bố mẹ rồi sinh con, có cháu chắt tạo thành dòng họ. - GV nêu yêu cầu HSvẽ giới thiệu về gia đình mình. - Yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình - Khen ngợi những HS vẽ đẹp, có lời giới thiệu hay. *GD về dân số KHHGĐ: Mỗi gia đình nên chỉ có mấy con? - HS mở mục lục và đọc tên các chủ đề của SGK - HS nghe. - HS nhận đồ dùng học tập, hoạt động theo nhóm, thảo luận, tìm bố mẹ cho từng em bé và dán ảnh vào phiếu. - Đại diện 2 nhóm dán phiếu lên bảng. - HS hỏi – trả lời. + HS trao đổi theo cặp trả lời. + HS trả lời. - HS làm việc theo cặp, cùng quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. + HS trả lời. - 2 HS nối tiếp nhau giới thiệu về gia đình bạn Liên . + HS trả lời. + HSKG trả lời. - HS vẽ một bức tranh về gia đình mình vào giấy khổ A4 và giới thiệu với các bạn cùng bàn về gia đình của mình. - 5 HS dán hình minh họa, kết hợp giới thiệu về gia đình của mình trước lớp + Mỗi gia đình nên chỉ có 1 hoặc 2 con là đủ. Hoạt động nối tiếp: Chuẩn bị bài: Nam hay nữ? Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: