Giáo án Khoa học - Tiết 27: Gốm xây dựng: gạch, ngói

Giáo án Khoa học - Tiết 27: Gốm xây dựng: gạch, ngói

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói .

 - Phân biệt được gạch, ngói với đồ sành, sứ.

 - Nêu được một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.

 -Quan sát nhận biết một số vật liệu xây dựng:gạch, ngói

 - GD ý thức BVMT.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Hình minh họa trong SGK

- Một số lọ hoa bằng thủy tinh, gốm.

- Một vài miếng ngói khô, bát đựng nước (đủ dùng theo nhóm)

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 3 trang Người đăng huong21 Lượt xem 964Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học - Tiết 27: Gốm xây dựng: gạch, ngói", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
TIẾT 27 : GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói .
	- Phân biệt được gạch, ngói với đồ sành, sứ.
	- Nêu được một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
	-Quan sát nhận biết một số vật liệu xây dựng:gạch, ngói
	- GD ý thức BVMT.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh họa trong SGK
- Một số lọ hoa bằng thủy tinh, gốm.
- Một vài miếng ngói khô, bát đựng nước (đủ dùng theo nhóm)
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
A.KIỂM TRA BÀI CŨ: Đá vôi
- Gọi 3 HS trả lời câu hỏi
+ Làm thế nào để biết được một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
+ Đá vôi có tính chất gì?
+ Đá vôi có ích lợi gì?
- GV nhận xét, ghi điểm từng HS
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Giơ chiếc lọ hoa sành (sứ, gốm) và nói: Chiếc lọ hoa này thực chất làm bằng vật liệu gì? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về gốm xây dựng, gạch, ngói .
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Một số đồ gốm 
- Cho HS xem đồ thật hoặc tranh ảnh, giới thiệu một số đồ vật được làm bằng đất sét nung không tráng men hoặc có tráng men sành, men sứ và nêu: các đồ vật này đều được gọi là đồ gốm.
+ Hãy kể tên các đồ gốm mà em biết?
- GV ghi nhanh tên các đồ gốm mà HS kể lên bảng.
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm từ đâu?
+ Khi xây nhà chúng ta cần phải có những nguyên vật liệu gì?
2.Một số loại gạch ngói và cách làm gạch ,ngói::
- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, trả lời các câu hỏi:
+ Loại gạch nào dùng để xây tường?
+ Loại gạch nào để lát sàn nhà, lát sân hoặc vỉa hè, ốp tường?
+ Loại ngói nào được dùng để lợp mái nhà trong hình 5?
- Tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp.
- GV giải thích cách lợp ngói hài và ngói âm dương. Mái nhà ở hình 5 được lợp bằng ngói ở hình 4c. Các viên ngói được xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ dưới lên.
+ Trong khu nhà em có mái nhà nào được lợp bằng ngói không? Mái đó được lợp bằng loại ngói gì?
+ Trong lớp mình bạn nào biết quy trình làm gạch, ngói?
LHGD:MT nơi khai thác và sản xuất gạch , ngói thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để BVMT?
3. Tính chất của gạch, ngói:
- GV cầm 1 mảnh ngói trên tay và hỏi:
+ Nếu cô buông tay khỏi mảnh ngói thì chuyện gì xảy ra? Tại sao lại như vậy?
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Thả mảnh gạch hoặc ngói vào bát nước. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra. Giải thích hiện tượng đó.
- Gọi 1 nhóm lên trình bày
+ Thí nghiệm này chứng tỏ điều gì?
+ Em có nhớ thí nghiệm này chúng ta đã làm ở bài học nào rồi?
+ Qua 2 thí nghiệm trên, em có nhận xét gì về tính chất của gạch, ngói?
- GV kết luận:Gạch, ngói thường xốp,dễ thấm nước , dễ vỡ.
+HSGNhỏ a-xít đá vôi sẽ sủi bọt
+HSK Đá vôi không cứng lắm.Dưới tác dụng của a- xít đá vôi bị sủi bọt
+HSTB Để nung vôi, xây nhà làm phấn viết.
- HS nghe.
- HS quan sát.
+ Tiếp nối nhau kể.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời theo hiểu biết của bản thân.
- HS hoạt động theo nhóm, quan sát tranh minh họa trong SGK, trao đổi, thảo luận, trả lời.
H1. a b
H2. a b c , H3
H4. c
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện trình bày. Các nhóm khác nghe, bổ sung ý kiến.
- HS nghe.
+ Tiếp nối nhau trả lời theo hiểu biết. 
- HSKG trả lời.
+ HS* trả lời.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát, ghi lại hiện tượng.
- HS trình bày, bổ sung ý kiến
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
HS* nhắc lại
Hoạt động nối tiếp:
-Khi vận chuyển gạch , ngói cần lưu ý điều gì?
-Chuẩn bị bài: Xi măng 
Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docKH 27.doc