Giáo án Khoa học - Tiết 28: Xi măng

Giáo án Khoa học - Tiết 28: Xi măng

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Nêu được tính chất của xi măng. Nêu công dụng của xi măng.

 - Neâuđđược một số cách bảo quả xi măng

 - Biết được các vật liệu được dùng để sản xuất xi măng.

 - GD ý thức BVMT; Sử dụng tiết kiệm vật liệu xây dựng: xi măng

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình minh họa trong SGK

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa học - Tiết 28: Xi măng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC
TIẾT 28 : XI MĂNG
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	- Nêu được tính chất của xi măng. Nêu công dụng của xi măng.
	- Nêuđđược một số cách bảo quả xi măng
	- Biết được các vật liệu được dùng để sản xuất xi măng.
	- GD ý thức BVMT; Sử dụng tiết kiệm vật liệu xây dựng: xi măng
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Hình minh họa trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
A. KIỂM TRA BÀI CŨ: Gốm xây dựng : gạch , ngói
+ Kể tên những đồ gốm mà em biết?
+ Hãy nêu tính chất của gạch, ngói 
+ Gạch, ngói được làm bằng cách nào?
- GV nhận xét, ghi điểm từng HS
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Xi măng là một trong những nguyên vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức khoa học về xi măng.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
1. Công dụng của xi măng
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
+ Xi măng được dùng để làm gì?
+ Hãy kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết?
- Cho HS quan sát hình minh họa 1, 2 trong SGK và giới thiệu: Ở nước ta có rất nhiều đá vôi. Những khu vực gần núi đá vôi thường được xây dựng nhà máy xi măng như ở Ninh Bình, Hà Giang, Hải Phòng, Hà Nam  Hình 1b. là xi măng chưa đóng bao. Hình 1a là xi măng đã được đóng bao.
2. Tính chất của xi măng. Công dụng của bê tông:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Tìm hiểu kiến thức khoa học”
- Tổ chức cuộc thi, GV yêu cầu:
+ Mỗi tổ cử 1 đại diện làm ban giám khảo.
+ Lớp trưởng bốc câu hỏi và đọc.
Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 2 điểm. Nhóm nào ghi được nhiều điểm là nhóm đó thắng cuộc.
+ Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
+ Xi măng có tính chất gì?
+ Xi măng được dùng để làm gì?
+ Vữa xi măng có tính chất gì?
+ Vữa xi măng dùng để làm gì?
+ Bê tông do các vật liệu nào tạo thành?
+ Bê tông có ứng dụng gì?
+ Bê tông cốt thép là gì?
+ Bê tông cốt thép dùng để làm gì?
-GD: Khi sản xuất xi măng cần phải lưu ý điều gì?
+ HS* :gạch , ngói
+HSTB:xốp, dễ thấm nước, dễ vỡ
+HSG :Gạch , ngói được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao
- HS nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
+HS*: Xi măng được dùng để xây nhà
+ một số nhà máy xi măng ở nước ta Hoàng Thạch, Hà Tiên..
- Quan sát hình, lắng nghe.
- Hoạt động theo tổ. Cùng đọc bảng thông tin, dựa vào các thông tin đó và những điều mình biết để tự hỏi đáp về công dụng, tính chất của xi măng.
- Tổ nào có câu trả lời thì phất cờ ra hiệu. 
-HS trả lời.
+ Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi, và một số chất khác.
+ Xi măng có tính chất: màu xám xanh, trộn với nước xi măng không tan , dẻo, chóng khô,cứng như đá. 
+ Xi măng được dùng để trộn với cát và nước để tạo thành vữa xi măng. 
+ Vữa xi măng có tính chất cứng, không bị rạn, không thấm nước.
 + Vữa xi măng dùng để trát tường, bể chứa..
+ Bê tông do xi măng ,cát sỏi trộn với nước.
+ Bê tông có ứng dụng để lát đường
+ Bê tông cốt thép dùng xi măng ,cát sỏi trộn với nước đổ vào khuôn cốt thép. 
+ Bê tông cốt thép dùng để xây nhà cao tầng, cầu
- HSKG: Cần khai thác nhũng vật liệu từ đất sét, đá vôi, và một số chất khác một cáh hợp lý, đồng thời phải đảm bảo VSMT.
Hoạt động nối tiếp:
+ Cần phải bảo quản xi măng như thế nào? Tại sao?
-Chuẩn bị bài: Thủy tinh
Rút kinh nghiêm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docKH 28.doc