Giáo án Khoa - Sử - Địa - Thể dục tuần 27

Giáo án Khoa - Sử - Địa - Thể dục tuần 27

KHOA HỌC:

CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT

I. MỤC TIÊU:

 Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Các hình ảnh trang 108, 109 SGK.

- Chuẩn bị theo cá nhân: Ươm một số hạt đậu và bông ẩm (giấy thấm) khoảng 3 – 4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 12 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1199Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Khoa - Sử - Địa - Thể dục tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27: Thứ hai ngày 07 tháng 03 năm 2011
KHOA HỌC:
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I. MỤC TIÊU:
 Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các hình ảnh trang 108, 109 SGK.
- Chuẩn bị theo cá nhân: Ươm một số hạt đậu và bông ẩm (giấy thấm) khoảng 3 – 4 ngày trước khi có bài học và đem đến lớp.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3’
GV yêu cầu HS kể tên và nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ côn trùng và hoa thụ phấn nhờ gió. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
- Có rất nhiều cây mọc lên từ hạt, nhưng các em có biết nhờ đâu mà hạt mọc thành cây không? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được cây mọc lên từ hạt như thế nào.
Các hoạt động:
Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt. 12’
- GV yêu cầu nhóm trưởng cùng các HS trong nhóm tiến hành tách hạt đậu đã ươm ra làm đôi một cách cẩn thận. Từng HS trong nhóm chỉ rõ đâu là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng.
- GV cho nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108, 109 SGK để làm bài tập. 
GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
GV kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
Hoạt động 2: Thảo luận . 10’
- GV chia nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thực hiện nhiệm vụ: Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình. Trao đổi kinh nghiệm với nhau:
+ Nêu điều kiện để hạt nảy mầm.
+ Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp.
- GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình. 
GV kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh).
Hoạt động 3: Quan sát 8’
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới. 
- GV gọi một số HS lên trình bày trước lớp.
3. Củng cố, dặn dò: 3’	
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà làm thực hành như yêu cầu Thực hành trang 109 SGK. Chuẩn bị bài tiết sau “Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ”.
 HS trình bày:
- Hoa thụ phấn nhờ côn trùng:
+ Đặc điểm: Thường có màu sắc sặc sỡ hoặc hương thơm, mật ngọt,hấp dẫn côn trùng.
+ Tên cây: Dong riềng, phượng, bưởi, chanh, cam, mướp, bầu, bí,
- Hoa thụ phấn nhờ gió:
+ Đặc điểm: Không có màu sắc đẹp, cánh hoa, đài hoa thường nhỏ hoặc không có.
+ Tên cây: Các loại cây cỏ, lúa, ngô,
- HS lắng nghe.
Làm việc theo nhóm.
- Các nhóm HS thực hiện yêu cầu
- HS các nhóm quan sát hình, đọc thông tin và thảo luận làm bài tập.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung:
- Bài 1: HS chỉ vào hình vẽ đâu là vỏ, phôi và chất dinh dưỡng.
- Bài 2: 2 – b; 3 – a; 4 – e; 5 – c; 6 - d
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm 4.
- HS trình bày và thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm 2.
HS quan sát hình và trao đổi.
- Một số HS trình bày, các HS khác nhận xét và bổ sung.
THỂ DỤC:
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “CHUYỂN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU:
- Ôn tâng cầu bằng đùi. Chuyền cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu biết thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Học trò chơi “Chuyển và bắt bóng tiếp sức”.Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi đúng quy định.
- Giáo dục HS ham tập luyện TDTT.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Sân trường, còi, bóng cao su. 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 6 - 10’
 1. Ổn định tổ chức: Tập hợp lớp, báo cáo sĩ số, chúc sức khoẻ GV.
 2. GV phổ biến nội dung, nhiệm vụ, y.cầu bài học.
KĐ: Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
Ôn các động tác của bài TDPTC
2. Phần cơ bản: 18 - 22’
1. Hướng dẫn học sinh môn thể thao tự chọn. (Đá cầu)
2. Cho học sinh chơi trò chơi “Chuyển và bắt bóng tiếp sức”
3. Phần kết thúc: 4 - 6’
- Thả lỏng: Hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
- Giao bài tập về nhà.
- Giải tán. 
- 3 hàng dọc.
- 3 hàng dọc, lớp trưởng điều khiển các bạn khởi động.
- GV điều khiển HS ôn bài.
- Các tổ tập theo khu vực đã quy định. Tổ ttrưởng chỉ huy.
- HS tập theo đội hình vòng tròn theo 2 nội dung : Ôn tâng cầu bằng đùi và chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- GV chia tổ cho HS tự quản.
- GV kiểm tra từng nhóm.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi.
- Cho HS chơi thử 1-2 lần.
- HS chơi, GV lưu ý HS đảm bảo an toàn khi chơi.
- Đứng tại chỗ, hát và vỗ tay theo nhịp 1bài hát.
- HS hô : Khỏe.
LỊCH SỬ:
LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I. MỤC TIÊU:
- Biết ngày 27 – 1 – 1973 Mĩ buộc phải kí Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam:
+ Những điểm cơ bản của Hiệp định: Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam; rút toàn bộ quan Mĩ và quân đồng minh ra khỏi Việt Nam; chấm dứt dính líu về quân sự ở Việt nam; có trách nhiệm về hàn gắn về thương chiến tranh ở Việt Nam.
+ Ý nghĩa Hiệp định Pa-ri: Đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi Việt nam tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Anh tư liệu về lễ kí Hiệp định Pa-ri.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3’
- Tại sao Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội?
- Tại sao ngày 30-12-1972, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
- Trong sáu tháng đầu năm 1972, quân dân ta giành được nhiều thắng lợi quan trọng trên chiến trường miền Nam. Đế quốc Mĩ buộc phải thỏa thuận sẽ kí kết Hiệp định Pa-ri vào tháng 10-1972 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về diễn biến của Hiệp Pa-ri.10’
- Giáo viên trình bày vắn tắt về tình hình dẫn đến việc lí kết Hiệp định Pa-ri.
- Giáo viên giao nhiệm vụ học tập cho HS 
+ Tại sao Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri ?
+ Lễ kí Hiệp định Pa-ri diễn ra như thế nào ?
+ Nội dung chính của Hiệp định Pa-ri.
+ Việc kí kết đó có ý nghĩa gì ?
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm. 7’
- Cho HS thảo luận lí do buộc Mĩ phải kí kết Hiệp định Pa-ri và thuật lại lễ kí Hiệp định Pa-ri.
Hoaït ñoäng3 : Ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa -ri . 5’
- GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam. GV cho HS đọc SGK, thảo luận
Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp. 8’
- Giáo viên chốt lại kiến thức
- GV nhắc lại câu thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ: 
“Vì độc lập, vì tự do
Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”
- GV kết luận: Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu một thắng lợi lịch sử có ý nghĩa chiến lược: chúng ta đã “đánh cho Mĩ cút”, để sau đó 2 năm, vào màu xuân năm 1975 lại “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành thống nhất đất nước.
3. Củng cố và dặn dò:3’
GV nêu rõ những nội dung cần nắm. Nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri. Dặn HS về nhà xem trước bài “Tiến vào Dinh Độc Lập”.
2 HS trả lời: 
- Mĩ ném bom hòng hủy diệt Hà Nội với âm mưu khuất phục nhân dân ta.
- Ngày 30-12-1972, biết không thể khuất phục nhân dân ta bằng bom đạn, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS thaûo luaän vaø trình baøy.
- HS tìm hieåu yù nghóa lòch söû cuûa Hieäp ñònh Pa-ri veà Vieät Nam.
HS đọc, thảo luận và trình bày: Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Việt Nam, đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: đế quốc Mĩ buộc phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam.
 Thứ ba ngày 01 tháng 03 năm 2011
ĐỊA LÍ:
CHÂU MĨ
I. MỤC TIÊU:
 - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn clãnh thổ châu Mĩ : nằm ở bán cầu Tây, bao gồm BẮc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
 + Địa hình châu Mĩ từ Tây sang Đông: núi cao, đồng bằng, núi thấp và cao nguyên.
 + Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.
 - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Mĩ.
 - Chỉ và đọc tên một số dãy núi, cao nguyên, sông, đồng bằng lớn của châu Mĩ trên bản đồ, lược đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Quả Địa cầu hoặc Bản đồ Thế giới.
- Bản đồ tự nhiên châu Mĩ.
- Tranh ảnh hoặc tư liệu về rừng A-ma-dôn.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3’ GV hỏi:
- Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học?
- Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì? Vì sao?
- Kể tên và chỉ trên bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ở châu Phi.
2. Bài mới: Giới thiệu bài:
Châu Mĩ có những đặc điểm gì về vị trí, giới hạn, về tự nhiên. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm được câu trả lời.
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn. 10’
 - GV chỉ trên quả Địa cầu đường phân chia hai bán cầu Đông, Tây; bán cầu Đông và bán cầu Tây. 
- GV hỏi HS: Những châu lục nào nằm ở bán cầu Đông và châu lục nào nằm ở bán cầu Tây ?
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi ở mục 1 trong SGK:
- Quan sát hình 1, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào.
- Dựa vào bảng số liệu ở bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới.
- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời các câu hỏi.
Kết luận: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới.
Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên. 10’
 - GV yêu cầu các nhóm HS quan sát các hình 1, 2 và đọc SGK rồi thảo luận theo các câu hỏi gợi ý sau:
- Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ.
- Nhận xét về địa hình châu Mĩ.
- Nêu tên và chỉ trên hình 1:
+ Các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ.
+ Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ.
+ Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ.
+ Hai con sông lớn ở châu Mĩ.
- GV mời đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi trước lớp.
Kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét; ở giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn; phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin.
Hoạt động 3: Các đới khí hậu. 10’
- GV hỏi:
+ Châu Mĩ có những đới khí hậu nào ?
+ Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? 
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn.
GV cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về vùng rừng A-ma-dôn.
- GV kết luận: Châu Mĩ ...  
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. 25’
a) Hướng dẫn chọn các chi tiết
- GV gọi 1 – 2 HS lên bảng chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK và xếp vào nắp hộp theo từng loại.
- GV yêu cầu cả lớp quan sát và bổ sung cho bạn.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành cho bước chọn chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp thân và đuôi máy bay (H.2 – SGK)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 (SGK) để trả lời câu hỏi: Để lắp được thân và đuôi máy bay, cần phải chọn những c.tiết nào và số lượng bao nhiêu ? 
- GV hướng dẫn lắp thân và đuôi máy bay trực thăng. Trong khi lắp, GV thao tác chậm và lưu ý để HS thấy được thanh thẳng 3 lỗ được lắp vào giữa 2 thanh thẳng 11 lỗ và lắp ngoài 2 thanh thẳng 5 lỗ chéo nhau. GV hướng dẫn cho HS biết phân biệt mặt phải, mặt trái của thân và đuôi máy bay.
* Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H.3 – SGK)
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV đặt câu hỏi: Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ, em cần phải chọn những chi tiết nào ? 
- GV gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và thực hiện bước lắp.
* Lắp ca bin (H.4 – SGK)
- GV gọi 1 – 2 HS lên bảng lắp ca bin. 
- GV yêu cầu cả lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thành bước lắp.
* Lắp cánh quạt (H.5 – SGK)
- GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK. 
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó hướng dẫn lắp cánh quạt:
+ Lắp phần trên cánh quạt: Lắp vào đầu trục ngắn 1 vòng hãm, 3 thanh thẳng 9 lỗ, bánh đai và 1 vòng hãm.
+ Lắp phần dưới cánh quạt: Lắp vào đầu trục ngắn còn lại 1 vòng hãm và bánh đai.
* Lắp càng máy bay (H.6 – SGK)
- GV hướng dẫn lắp 1 càng máy bay. Khi lắp, GV thao tác chậm và chỉ cho HS biết mặt phải, mặt trái của càng máy bay.
- GV yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi và lắp càng thứ hai của máy bay.
- GVYCcả lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn.
- GV nhận xét, uốn nắn thao tác của HS. Sau đó hướng dẫn thao tác nối 2 càng máy bay bằng 2 thanh thẳng 6 lỗ.
c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1 – SGK)
- GV hướng dẫn lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.
- GV kiểm tra các mối ghép đã đảm bảo chưa, nhất là m.ghép giữa giá đỡ sàn ca bin với càng máy bay.
d) HD tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
GV hướng dẫn HS:
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, sau đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp.
- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp theo vị trí quy định.
3. Củng cố, dặn dò: 5’
- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS, tinh thần thái độ học tập và kĩ năng lắp ghép xe cần cẩu.
- GV dặn HS mang túi hoặc hộp đựng để cất giữ các bộ phận sẽ lắp được tiết tiếp theo.
-1 HS nhắc lại.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát mẫu.
- HS trả lời: Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay; sàn ca bin và giá đỡ; ca bin; cánh quạt; càng máy bay).
- 1 - 2 HS chọn và xếp chi tiết theo yêu cầu.
- Các HS khác quan sát và bổ sung.
- HS quan sát hình và trả lời: Chọn 4 tấm tam giác; 2 thanh thẳng 11 lỗ, 2 thanh thẳng 5 lỗ, 1 thanh thẳng 3 lỗ, 1 thanh chữ U ngắn.
- HS lắng nghe và quan sát.
- HS quan sát hình và phát biểu ý kiến.
- HS trả lời: Chọn tấm nhỏ, tấm chữ L, thanh chữ U dài.
- 1 HS trả lời và tiến hành lắp.
- 1 - 2 HS tiến hành lắp.
- Các HS khác quan sát và bổ sung.
- HS quan sát hình và phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe và quan sát cách lắp.
- HS lắng nghe và quan sát cách lắp.
- HS quan sát hình và phát biểu ý kiến.
- 1 HS trả lời và tiến hành lắp.
- Các HS khác quan sát và bổ sung.
- HS lắng nghe và quan sát cách lắp.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe và ghi nhớ cách tháo và xếp các chi tiết.
 Thứ tư ngày 09 tháng 03 năm 2011
KHOA HỌC: 	
CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN
TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ
I. MỤC TIÊU:
Kể được tên một số cây có thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Các hình ảnh trang 110, 111 SGK.
- Chuẩn bị theo nhóm: dụng cụ và một vài mẫu vật thật để thực hành.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 3’ GV yêu cầu HS:
- Mô tả cấu tạo của hạt.
- Nêu điều kiện nẩy mầm của hạt.
- Nhận xét.
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ bộ phận của cây mẹ. Các bộ phận đó là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về vấn đề này. 
Hoạt động 1: Quan sát. 15’
- GV giao nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK:
- Tìm chồi trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi.
- Chỉ vào từng hình trong hình 1 trang 110 SGK và nói về cách trồng mía.
- GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp.
- GV yêu cầu HS kể tên một số cây khác có thể trồng bằng một bộ phận của cây mẹ.
Kết luận: Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
 Hoạt động 2: Thực hành. 15’
* Mục tiêu: HS thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.
* Cách tiến hành: 
Các nhóm tập trồng cây vào thùng hoặc chậu.
3. Củng cố, dặn dò: 5’
- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị trước bài “Sự sinh sản của động vật”.
HS trình bày:
- Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Điều kiện để hạt nẩy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh).
- HS lắng nghe.
- Làm việc theo nhóm.
- HS quan sát các hình vẽ trong SGK, các vật thật mang đến lớp và thảo luận.
- Từng nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung:
+ Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía (hình 1a).
+ Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b). Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía (hình 1c).
+ Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
+ Trên củ gừng cũng có những chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi.
+ Trên phía đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên.
+ Đối với lá bỏng, chồi được mọc ra từ mép lá.
- Một số HS phát biểu.
- HS lắng nghe.
- Các nhóm thực hành trồng cây.
THỂ DỤC:
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU”
I. MỤC TIÊU:
- Học mới phát cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu biết thực hiện động tác cơ bản đúng.
- Chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu tham gia chơi tương đối chủ động.
- Giáo dục HS ham tập luyện TDTT.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
Địa điểm: Sân trường.
Phương tiện: Còi, bóng rổ, mỗi HS 1 quả cầu.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu: 6 - 10’
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- KĐ: Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
- Chạy nhẹ nhàng theo đội hình vòng tròn.
- Ôn các động tác của bài TDPTC
2. Phần cơ bản: 18 - 22’
1.Hướng dẫn HS môn thể thao tự chọn. (Đá cầu)
2. Cho HS chơi trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
3. Phần kết thúc: 4 - 6’
- Thả lỏng: Hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
- Giao bài tập về nhà. - Giải tán. 
- 3 hàng dọc.
- 3 hàng dọc, lớp trưởng điều khiển các bạn khởi động.
- GV điều khiển HS ôn bài.
- Các tổ tập theo khu vực đã quy định. Tổ trưởng chỉ huy.
- HS tập theo đội hình vòng tròn theo 2 nội dung : Ôn tâng cầu bằng đùi và chuyền cầu bằng mu bàn chân.
- GV chia tổ cho HS tự quản.
- GV kiểm tra từng nhóm.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi.
- Cho HS chơi thử 1-2 lần.
- HS chơi, GV lưu ý HS đảm bảo an toàn khi chơi.
- Đứng tại chỗ, hát và vỗ tay theo nhịp 1bài hát.
- HS hô : Khỏe.
 Thứ sáu ngày 11 tháng 03 năm 2011
LUYỆN TOÁN:
ÔN LUYỆN
I. MỤC TIÊU:
- HS nắm vững cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương, tỉ số phần trăm
- Vận dụng để giải được bài toán liên quan.
- Rèn kĩ năng trình bày bài.
- Giúp HS có ý thức học tốt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Hệ thống bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn cách tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật.
- HS nêu cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS lên bảng ghi công thức tính? 
Hoạt động 2: Thực hành.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập1: Khoanh vào phương án đúng:
a) Viết phân số tối giản vào chỗ chấm:
 40dm3 = ...m3
A) B) 
C) D) 
Bài tập 2: Thể tích của một hình lập phương bé là 125cm3 và bằng thể tích của hình lập phương lớn.
a) Thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu cm3? 
b) Hỏi thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của một hình lập phương bé?
Bài tập3: (HSKG)
Cho hình thang vuông ABCD có AB là 20cm, AD là 30cm, DC là 40cm. Nối A với C ta được 2 tam giác ABC và ADC. 
a) Tính diện tích mỗi tam giác?
b) Tính tỉ số phần trăm của diện tích tam giác ABC với tam giác ADC?
 A 20cm B
 30cm
 D 40cm D
 3. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
 V = a x b x c
 V = a x a x a
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải: Khoanh vào D
Lời giải:
Thể tích của hình lập phương lớn là:
 125 : 5 8 = 200 (cm3)
Thể tích của hình lập phương lớn so với thể tích của hình lập phương bé là:
 200 : 125 = 1,6 = 160%
 Đáp số: 200 cm3 ; 160%
Lời giải: 
Diện tích tam giác ADC là:
 40 30 : 2 = 600 (cm2)
Diện tích tam giác ABC là:
 20 30 : 2 = 300 (cm2)
Tỉ số phần trăm của diện tích tam giác ABC với tam giác ADC là:
 300 : 600 = 0,5 = 50%
 Đáp số: 600 cm2 ; 50%
- HS chuẩn bị bài sau.	
GDNGLL:
PHÒNG TRÁNH HIV / AIDS
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được căn bệnh HIV / AIDS là một căn bệnh rất nguy hiểm, căn bệnh của thế kỉ. 
- HS nắm được các con đường lây lan và biết các cách để phòng chống 
II. CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về căn bệnh HIV / AIDS 
- GV cho hs nêu những hiểu biết của mình về căn bệnh HIV / AIDS 
- GV bổ sung và chốt .
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các con đường lây nhiễm 
- HS nêu các con đường lây nhiễm 
- GV nhận xét và chốt các con đường lây nhiễm .
 + Đường máu 
 + Đường tình dục 
 + Từ mẹ sang con 
- HS nhắc lại các con đường lây nhiễm.
Hoạt động 3 : các cách phòng chống 
- HS thảo luận theo cặp và đại diện các cặp nêu , cặp khác nhận xét , bổ sung 
- GV chốt chốt về các cáh phòng chống HIV / AIDS

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27 KHOA SU DIA LOP 5 HONG.doc