KHOA HỌC:
SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
*GDMT: Giúp HS hiểu thêm về động vật đẻ trứng và đẻ con qua đặc điểm tự nhiên trong dân gian kinh nghiệm tích lũy được là động vật đẻ trứng thường ăn nuốt không nhai. Có ý thức tham gia bảo tồn động vật bằng việc làm tùy sức (nuôi, chăm sóc, ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hình trang 112, 113 SGK.
- Sưu tầm tranh, ảnh những động vật đẻ trứng và đẻ con
TUẦN 28: Thứ hai ngày 14 tháng 03 năm 2011 KHOA HỌC: SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết: kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. *GDMT: Giúp HS hiểu thêm về động vật đẻ trứng và đẻ con qua đặc điểm tự nhiên trong dân gian kinh nghiệm tích lũy được là động vật đẻ trứng thường ăn nuốt không nhai. Có ý thức tham gia bảo tồn động vật bằng việc làm tùy sức (nuôi, chăm sóc, ). II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hình trang 112, 113 SGK. - Sưu tầm tranh, ảnh những động vật đẻ trứng và đẻ con. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 3’ - Kể tên một số cây được mọc từ bộ phận của cây mẹ? - HS đọc bài học Sgk 2. Bài mới: Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4. 12’ - YC HS đọc bài học SGK. - Gv Yc Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Đa số động vật được chia thành mấy giống? Đó là những giống nào? - Tinh trùng hoặc trứng động vật được sinh ra từ cơ quan nào? - Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì? - Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì? Kết luận: Hai giống: đực, cái, cơ quan sinh dục đực (sinh ra tinh trùng). - Cơ quan sinh dục cái (sinh ra trứng). - Tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là thụ tinh. Hợp tử phân chia phát triển thành cơ thể mới, mang đặc tính của bố và mẹ. Hoạt động 2: Quan sát. 10’ - HS q.sát tranh chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào đẻ trứng, con nào đẻ con? Kết luân: Những loài động vật khác nhau thì có cách sinh sản khác nhau, có loài đẻ trứng, có loài đẻ con. Các con vật được nở ra từ trứng: sâu, thạch sùng, gà nòng nọc - Các con vật được đẻ ra đã thành con: voi, chó. Hoạt động 3: Trò chơi. 8’ - Yc HS thảo luận nhóm tìm tên các con vật đẻ trứng các con vật đẻ con, sau đó dại diện nhòm lên ghi tên nhóm nào ghi tên được nhiều thì thắng. - Gv nhận xét tuyên đương đội thắng cuộc. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Gv cho hs đọc bài học SGK. - Chuẩn bị bài : Sự sinh sản của côn trùng” - 3HS trả lời. -HS đọc bài học SGK. -HS đọc thông tin SGk thảo luận nhóm 2, đại diện HS trả lời. - Đa số động vật chia thành 2nhóm: đực và cái. - Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. - Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh. - Hợp tử phân chia nhiều lầnphát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố hoặc mẹ. - HS quan sát tranh chỉ vào từng hình và nói với nhau: con nào đẻ trứng, con nào đẻ con, sau đó đại diện HS trình bày. - Các con nở từ trứng: sâu, thạch sùng, gà, nòng nọc. - Các con được đẻ ra thành con : voi, chó. -Lớp nhận xét. - HS thảo luận nhóm tìm tên các con vật đẻ trứng các con vật đẻ con, sau đó dại diện nhóm lên ghi tên. - lớp cổ vũ, nêu nhận xét. THỂ DỤC: MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN TRÒ CHƠI “BỎ KHĂN” I. MỤC TIÊU: Ôn tâng cầu và phát cầu bằng mu bàn chân .Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. -Chơi trò chơi “Bỏ khăn” .Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: cầu lông, 4 chiếc khăn . III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu: 6 - 10’ - GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học. - Xoay các khớp cổ chân khớp gối, vai, hông, cổ tay. - HS ôn lại bài thể dục phát triển chung 2-3 lần - Trò chơi”kết bạn” -GV nhận xét ,sửa sai . 2.Phần cơ bản: 18 - 22’ a. Đá cầu: - Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: - GV cho HS ôn lại tâng cầu theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - GV quan sát ,nhắc nhở. - Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: - HS tập theo hàng ngang phát cầu cho nhau. - GV nêu tên động tác, yêu cầu HS làm mẫu. - Chia nhóm cho HS tập theo nhóm. b. Chơi trò chơi “ Bỏ khăn’ - Chia lớp thành một vòng tròn lớn - GV nêu tên trò chơi YCHS nhắc cách chơi và qui định chơi, th.nhất hình thức thi đua thưởng phạt. - Cho HS chơi - Gv nhận xét tuyên dương. 3. Phần kết thúc: 4 - 6’ - GV cùng HS hệ thống bài học. - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học. - Giao bài tập về nhà: Tự tập đá cầu. - HS lắng nghe. - HS xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông . - HS tập bài thể dục PTC 2-3 lần . - HS chơi:Trò chơi”kết bạn” - HS ôn lại tâng cầu theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - HS tập theo hàng ngang phát cầu cho nhau. - 2-3 HS đá tốt lên làm mẫu. - Lớp chia nhóm và tập đá cầu theo nhóm. - Lớp tập hợp thành một vòng tròn lớn - HS nêu tên trò chơi, cách chơi - HS chơi, HS quan sát. - Lớp nhận xét. - HS di chuyển thành 4 hàng ngang thả lỏng tích cực theo tổ. - HS lắng nghe. LỊCH SỬ: TIẾN VÀO DINH ĐỘC LẬP I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS biết: - Ngày 30-04-1975 quân dân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập thống nhất: Ngày 26-04-1975 chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh các vị trí quan trọng của quân đội và chính quyền Sài Gòn trong thành phố; Những nét chính về sự kiện quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, nội các Dương Văn Minh đầu hàng không điều kiện. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh, ảnh tư liệu về đại tháng mùa xuân năm 1975. - Lược đồ để chỉ các địa danh được giải phóng năm 1975. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 3’ - Yêu cầu HS trả lời. - Nêu nội dung chính của Hiệp định Pa-ri ? - HS đọc ghi nhớ SGK. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: nêu và ghi đề bài Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: ( Làm việc cả lớp)10’ - Sau Hiệp định Pa-ri trên chiến trường miền Nam thế lực của ta ngày càng lớn mạnh . Đầu năm 1975 Đảng ta quyết định tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy bắt đầu từ ngày 4-3- 1975.. Gv nêu nhiệm vụ học tập cho HS : - Thuật lại sự kiện tiêu biểu của chiến dịch Sài Gòn? - Nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30-4 -1975. Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp) 10’ - Yêu cầu Hs đọc SGk trả lời câu - Quân ta tiến vào sài Gòn theo mấy mũi tiến công? Lữ đoàn xe 203 có nhiệm vụ gì ? - Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào Dinh Độc Lập? - Tả lại cảnh cuối cùng khi các nội các Dương văn Minh đầu hàng? - GV nhận xét giờ phút thiêng liêng khi quân ta chiến tháng,thời khắc đánh dấu miền Nam đã được giải phóng, đất nước ta thống nhất vào lúc nào? - GV kết luận về diễn biến . Hoạt động 3: (Thảo luận nhóm). 10’ - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến thắng ngày 30 - 4 -1975. - Gv nhận xét . -Yêu cầu HS đọc bài học SGK 3. Củng cố dặn dò: 3’ - Cho hs nhắc lại ý nghĩa của bài? - Chuẩn bị bài: “Hoàn thành thống nhất đất nước”. - 2 HS trả lời. - Nhắc lại đề bài. - HS lắng nghe. - HS tìm hiểu và đọc SGK ,sự hiểu biết và trả lời câu hỏi . + Quân ta chia thành 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn? - Lữ đoàn xe tăng 203 đi từ hướng phía đông và có nhiệm vụ để cắm cờ trên Dinh Độc Lập. + HS dựa vào SGk lần lượt thuật lại. - Lớp nhận xét. + Lần lượt HS kể trước nhóm nhấn mạnh: Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh và nội các phải đầu hàng vô điều kiện. - 11 giờ 30 phút ngày 30 – 4 - 1975 lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập.. - HS thảo luận nhóm 4, tìm hiểu rút ra ý nghĩa: + Là một trong những chiến thắng hiểm hách nhất trong lịch sử dân tộc.. + Đánh tan quân xâm lượt Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, chấm dứt 21 năm chiến tranh. + Từ đây hai miền Nam, Bắc được thống nhất. - Lớp nhận xét. - 2 HS đọc mục bài học SGK. - Hs lần lượt nêu ý nghĩa. Thứ ba ngày 01 tháng 03 năm 2011 ĐỊA LÍ: CHÂU MĨ (TIẾP) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, HS: Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế Châu Mĩ: Dân cư chủ yếu là người có nguồn gốc nhập cư. Bắc Mĩ có nền kinh tế cao hơn so với Trung Mĩ và Nam Mĩ. Bắc Mĩ có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại. Trung Mĩ và Nam Mĩ chủ yếu sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu. Nêu được một số đặc điểm kinh tế của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp đứng hàng đầu thế giới và nông sản xuất khẩu lớn nhất thế giới. Chỉ và đọc tên trên bản đồ tên thủ đô của Hoa Kì; sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bản đồ Thế giới. - Tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ: 3’ - Châu Mĩ giáp với đại dương nào? Châu Mĩ có những đới khí hậu nào? Tại sao châu Mĩ lại có nhiều đới khí hậu? 2. Bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 3. Dân cư châu Mĩ: Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân) 10’ - HS dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung ở mục 3 trong SGK, trả lời câu hỏi: + Châu mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục? + Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống? + Dân cư châu Mĩ sống tập chung ở đâu? - Một số HS trả lời - Cả lớp và GV nhận xét. Kết luận: Châu Mĩ đứng thứ ba về số dân trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư 4. Hoạt động kinh tế: Hoạt động 2: (Làm việc nhóm 4) 10’ - Cho HS quan sát các hình 4 và dựa vào ND trong SGK, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau: + Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa bắc Mĩ với trung Mĩ và nam Mĩ? + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ? + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. - Mời đại diện một số nhóm trình bày KQ thảo luận. - Cả lớp và GV nhận xét. - Các nhóm trưng bày tranh, ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ. Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công nghiệp hiện đại; còn ở Trung Mĩ và Nam Mĩ sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng. 5. Hoa Kì: Hoạt động 3: (Làm việc theo cặp) 10’ - GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và thủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ thế giới. - HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì. - Mời một số HS trình bày.Các HS khác nhận xét Kết luận: Hoa Kì là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, công nghệ cao và nông phẩm như gạo, thịt, rau, lúa mì . 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - GV nhận xét giờ học. - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. - Xem bài Châu Đại Dương và Châu Nam Cực. + Đứng thứ 3 trên thế giới. + Từ các châu lục đến sinh sống. + Dân cư sống chủ yếu ở miền ven biển và miềm đông. - HS thảo luận nhóm 4 theo hướng dẫn của giáo viên. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS nhận xét. KĨ THUẬT: LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn. - Với học sinh khéo tay : Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 3’ - Đồ dùng học tập của hs 2. Bài mới: Giới thiệu bài: Ghi đề bài Hoạt động 3: HS thực hành lắp máy bay trực thăng a. Hướng dẫn chọn từng loại chi tiết: - Cho HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK; xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b. Lắp từng bộ phận: - Cho một HS đọc lại Ghi nhớ - SGK. - Cho HS thực hành lắp máy bay trực thăng (lưu ý HS khi lắp cần quan sát hình trong SGK) b1. Lắp thân và đuôi máy bay: (H.2-SGK) b2. Lắp sàn ca bin và giá đỡ : (H.3-SGK) b3. Lắp ca bin H. 4-SGK) Gv theo dõi, giúp đỡ HS yếu c. HD tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp: - Cho hs tháo từng bộ phận sau đó tháo từng chi tiết và xếp vào hộp. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Dặn hs tập lắp ghép ở nhà (nếu có bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật) Chuẩn bị bài: Lắp máy bay trực thăng (tiếp theo). Nhận xét tiết học. - Đặt bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật lên bàn. - Nhắc lại đề bài - HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK; xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. - Một HS đọc lại Ghi nhớ - SGK. - HS thực hành lắp từng bộ phận của máy bay trực thăng. + Lắp thân và đuôi máy bay: (H. 2-SGK) + Lắp sàn ca bin và giá đỡ: (H.3-SGK) + Lắp ca bin: (H.4-SGK) - HS tháo từng bộ phận sau đó tháo từng chi tiết và xếp vào hộp. Thứ tư ngày 09 tháng 03 năm 2011 KHOA HỌC: SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG I. MỤC TIÊU: - Viết sơ đồ chu trình sinh sản của côn trùng. - GDHS tính ham tìm hiểu khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hình trang 114, 115 SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 3’ - YC HS đọc bài học Sgk? - Kể tên các động vật đẻ trứng, đẻ con? - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài: nêu và ghi đề. Hoạt động1: Làm việc với SGK. 15’ - YC HS quan sát các hình1,2,3,4,5 SGK trang 114 mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ trứng sâu nhộng và bướm? - Gv Yc Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. - Bướm thường đẻ trứng ở đâu? - Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? - Trong trồng trọt có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu? - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: Hình: 2a, 2b, 2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá râu và gây thiệt hại nhất. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. 15’ -Yêu cầu Hs quan sát tranh thảo nhóm làm vào phiếu bài tập? - Gv nhận xét : Tất cả các côn trùng đều đẻ trứng. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Gv cho hs đọc bài học SGK. - Chuẩn bị bài : Sự sinh sản của ếch” - 2 HS trả lời. - Vài hs nhắc lại đề bài. - HS đọc bài học SGK. - HS quan sát tranh SGk thảo luận nhóm 4, đại diện HS trả lời. - Bướm thường đẻ trứng ở lá rau và các loại cây... - H1: Trứng nở thành sâu - H2 a,b,c : Sâu ăn lá lớn dần - H3 : Sâu nứt ra và chúng biến thành nhộng. - H4: Bướm xoè cánh bay đi - H : 5Bướm cải đẻ trứng .. - Lớp nhận xét. - Ta phải phun thuốc sâu. - HS quan sát tranh thảo nhóm làm vào phiếu bài tập. Ruồi Gián So sánh chu trình Sinh sản: - Giống nhau - Khác nhau Nơi đẻ trứng Cách tiêu diệt - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét THỂ DỤC: MÔN THỂ THAO TỰ CHON TRÒ CHƠI: “HOÀNG ANH, HOÀNG YẾN” I. MỤC TIÊU: - Ôn tâng cầu bằng đùi ,bằng mu bàn chân,phát cầu bằng mu bàn chân .Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Chơi trò chơi “Hoàng anh ,hoàng yến” .Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: mỗi HS một quả cầu . III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Phần mở đầu: 6 - 10’ - GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học. - Cho HS ôn lại động tác ,tay ,chân vặn mình, toàn thân, thăng bằng và nhảy của bài thể dục phát triển chung 2-3 lần . - Trò chơi”kết bạn” - GV nhận xét ,sửa sai . 2. Phần cơ bản: 6 - 10’ a. Đá cầu: - Ôn tâng cầu bằng đùi. - GV cho HS ôn lại tâng cầu bằng đùi theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng., em nọ cách em kia 1,5m. - GV quan sát ,nhắc nhở. - Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân: - GV cho HS ôn lại tâng cầu theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - GV quan sát ,nhắc nhở. - Ôn phát cầu bằng mu bàn chân: - HS tập theo hàng ngang phát cầu cho nhau. - GV nêu tên động tác, yêu cầu hs làm mẫu. - Chia nhóm cho HS tập theo nhóm , giữa các lần tập GV nhận xét. b. Chơi trò chơi “ Hoàng anh, hoàng yến” - GV nêu tên trò chơi , nhắc cách chơi và qui định chơi, thống nhất hình thức thi đua thưởng phạt. - Cho HS chơi - Gv nhận xét tuyên dương. 3. Phần kết thúc: 4 - 6’ -GV cùng Hs hệ thống bài học. -GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học. - Giao bài tập về nhà: tự tập đá cầu. - HS lắng nghe. - Chạy nhẹ nhàng theo địa hình tự nhiên. -Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông . - HS tập bài thể dục PTC 2-3 lần . - HS chơi:Trò chơi”kết bạn” -HS ôn lại tâng cầu theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - HS tập theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng. - HS tập theo hàng ngang phát cầu cho nhau. - 2-3 HS đá tốt lên làm mẫu. - Lớp chia nhóm và tập đá cầu theo nhóm. - HS trong nhóm nhận xét. - HS nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi - HS chơi, - HS quan sát, nhận xét đội thắng. - HS di chuyển thành 4 hàng ngang thả lỏng tích cực theo tổ. - HS hệ thống lại bài học. Thứ sáu ngày 18 tháng 03 năm 2011 LUYỆN TOÁN: ÔN LUYỆN I. MỤC TIÊU: - Tiếp tục củng cố cho HS về cách tính số đo thời gian - Củng cố cho HS về cách tính quãng đường và thời gian. - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Hệ thống bài tập. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Giới thiệu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Bác Hà đi xe máy từ quê ra phố với vận tốc 40 km/giờ và đến thành phố sau 3 giờ. Hỏi nếu bác đi bằng ô tô với vận tốc 50 km/giờ thì sau bao lâu ra tới thành phố? Bài tập 2: Một người đi xe đạp với quãng đường dài 36,6 km hết 3 giờ. Hỏi với vận tốc như vậy, người đó đi quãng đường dài 61 km hết bao nhiêu thời gian? Bài tập 3: Một người đi bộ được 14,8 km trong 3 giờ 20 phút. Tính vận tốc của người đó bằng m /phút? Bài tập 4: (HSKG) Một xe máy đi một đoạn đường dài 250 m hết 20 giây. Hỏi với vận tốc đó, xe máy đi quãng đường dài 117 km hết bao nhiêu thời gian? 3. Củng cố dặn dò. - GV n.xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Lời giải : Quãng đường từ quê ra thành phố dài là: 40 3 = 120 (km) Thời gian bác đi bằng ô tô hết là: 120 : 50 = 2,4 (giờ) = 2 giờ 24 phút. Đáp số: 2 giờ 24 phút Lời giải: Vận tốc của người đi xe đạp là: 36,6 : 3 = 12,2 (km/giờ) Thời gian để đi hết quãng đường dài 61 km là: 61 : 12,2 = 5 (giờ) Đáp số: 5 giờ. Lời giải: Đổi: 14, 8 km = 14 800 m 3 giờ 20 phút = 200 phút. Vận tốc của người đó là: 14800 : 200 = 74 (m/phút) Đáp số: 74 m/phút. Lời giải: Đổi: 117 km = 117000m 117000 m gấp 250 m số lần là: 117000 : 250 = 468 (lần) Thời gian ô tô đi hết là: 20 468 = 9360 (giây) = 156 phút = 2,6 giờ = 2 giờ 36 phút. Đáp số: 2 giờ 36 phút. - HS chuẩn bị bài sau. GDNGLL: HỘI VUI HỌC TẬP I. MỤC TIÊU: - Củng cố khắc sâu các kiến thức đã học. - Tạo sự hứng thú, phấn khởi trong học tập cho cả lớp. - Phát huy tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau trong học tập. - Hình thành và phát triển các kiến thức kĩ năng cơ bản ( HĐTT, giao tiếp ...) II. CHUẨN BỊ NỘI DUNG: - HS chuẩn bị các kiến thức đã học ở tất cả các môn từ đầu năm đến nay. - GV nhất thiết gợi ý, hướng dẫn hs những KT cơ bản, trọng tâm và đảm bảo tính phong phú. III. CÁC KHÂU TỔ CHỨC: 1. Chuẩn bị - GV và cán bộ lớp họp chuẩn bị trước 2 tuần - GV phổ biến yêu cầu và nội dung học tập , gợi ý để các em chuẩn bị - Ban cán sự họp lớp phổ biến MĐ, YC, KH cụ thể cho hội vui học tập. - Phân công cụ thể cho từng hs các công việc chuẩn bị + Cắt hoa, trang trí lớp: các bạn tổ 1 + Văn nghệ: + Dẫn chương trình : Huyền + Thành lập ban giám khảo : GVCN , Lớp phó học tập , Minh , Tuyết 2. Tiến hành: - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, BGK - Tổ trưởng tổ GK tuyên bố các yêu cầu và tiêu chuẩn hội vui - Hs lên hái hoa, xen kẽ các tiết mục văn nghệ. - Đại biểu phát biểu ý kiến - BGK công bố kết quả và nhận xét đánh giá. - Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm: