Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Học kì 2

Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Học kì 2

HĐ1.Thực hành “tạo ra một dung dịch”

-chia nhóm4

-Nếm từng chất.Rót nước vào cốc,dùng thìa lấy đường cho vào cốc rồi khấy đều,nếm dung dịch đó.Nêu nhận xét?

-Để tạo ra một dung dịch cần có điều kiện gì?

-Dung dịch là gì?

-Kể tên một số dung dịch mà em biết?

HĐ2.Thực hành

-Chia nhóm 4

Úp đĩa lên cốc nước muối nóng 1 lúc rồi nhấc đĩa ra.Theo em những giọt nước đọng trên đĩa có mặn không?Tại sao?

-Theo thí nghiệm trên,theo em làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?

*Trò chơi: Đố bạn

-Cách chơi: chia 2 đôi,GV đặt câu hỏi,đội nào trả lời trước và đùng thì thắng.

 

doc 34 trang Người đăng phuonght2k2 Ngày đăng 07/03/2022 Lượt xem 384Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Khoa học Lớp 5 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC(TIẾT37) DUNG DỊCH
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
-Cách tạo ra một dung dịch. Kể tên một số dung dịch.
-Nêu một số cách tách các chất trong dung dịch.
II/ĐDDH-Hình trang 76, 77sgk. -Một ít đường (muối), nước sôi để nguội, một cốc thuỷ tinh, thìa nhỏ có cán dài.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A,Bài cũ:--Kể tên một số hỗn hợp mà em biết?
B.Bài mới:*Giới thiệu bài
HĐ1.Thực hành “tạo ra một dung dịch”
-chia nhóm4
-Nếm từng chất.Rót nước vào cốc,dùng thìa lấy đường cho vào cốc rồi khấy đều,nếm dung dịch đó.Nêu nhận xét?
-Để tạo ra một dung dịch cần có điều kiện gì?
-Dung dịch là gì?
-Kể tên một số dung dịch mà em biết?
HĐ2.Thực hành
-Chia nhóm 4
Úp đĩa lên cốc nước muối nóng 1 lúc rồi nhấc đĩa ra.Theo em những giọt nước đọng trên đĩa có mặn không?Tại sao?
-Theo thí nghiệm trên,theo em làm thế nào để tách các chất trong dung dịch?
*Trò chơi: Đố bạn
-Cách chơi: chia 2 đôi,GV đặt câu hỏi,đội nào trả lời trước và đùng thì thắng.
-Các nhóm lấy đồ đã chuẩn bị để lên bàn.làm thực hành ghi vào phiếu.
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch
-đường:có vị ngọt
-nước sôi để nguội
Dung dịch nước đường:có vị ngọt
-ít nhất phải có 2 chất trở lên,trong đó phải có 1 chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào trong chất lỏng đó.
-Hỗn hợp chất lỏng với chất rắn bị hoà tan và phân bố đều hoặc hỗn hợp chất lỏng hoà tan vào nhau được gọi là dung dịch.
-dung dịch nước xà phòng;dung dịch giấm và đường;..
-Không có vị mặn như nước muối trong cốc vì chỉ có hơi nước bốc lên,khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước.Muối vẫn còn trong cốc 
-tách bằng cách chưng cất
-Quan sát h3 và nêu cách tách như VD SGK
-Các đội xung phong trả lời
-Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế,người ta sử dụng phương pháp chưng cất.
-Để sản xuất muối từ nước biển người ta dẫn nước biển vào các ruộng làm muối.Dưới ánh nắng mặt trời,nước sẽ bay hơi và còn lại muối. 
C.Củng cố dặn dò: *Nêu bài học 
-Nhận xét tiết học 
KHOA HỌC(TIẾT38) SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC 
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
-Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hoá học.
-Phân biệt sự biến đổi hoá học và biến đổi lí học.
II/ĐDDH:-Hình trang 78, 79, 80, 81 sgk. 
 -Một số đường kính trắng. Giấy nháp. 
 -Giá đỡ, ống nghiệm, đèn cồn hoặc dùng thìa có cán dài và nến. Phiếu học tập.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A,Bài cũ:-Kể tên một số dung dịch mà em biết?
B.Bài mới:*Giới thiệu bài
HĐ1.Thí nghiệm:
-Thí nghiệm1: Đốt tờ giấy
-Thí nghiệm2:chưng đường trên ngọn lửa
-Làm thí nghiệm rồi ghi vào phiếu
 Thí nghiệm
 Mô tả hiện tượng
 Giải thích hiện tượng
1.Đốt tờ giấy
2.Chưng đường trên ngọn lửa
-Tờ giấy bị cháy thành than
-Đường từ màu trắng chuyển sang vàng rồi nâu thẫm,có vị đắng.Nếu tiếp tục đun nữa nó sẽ cháy thành than
-Trong quá trình chưng có khói khét bốc lên.
-Tờ giấy đã bị biến đổi thành 1 chất khác không giữ được tính chất ban đầu
-Dưới tác dụng của nhiệt,đường đã không giữ được tính chất của nó nữa,nó đã bị biến đổi thành 1 chất khác.
-Hiện tượng này bị biến đổi thành chất khác gọi là gì?
HĐ2.Thảo luận
-Trường hợp nào có sự biến đổi hoá học?Tại sao?
-Trường hợp nào có sự biến lí học?Tại sao?
-sự biến đổi hoá học.
+Thảo luận nhóm đôi
-H2.Vôi sống thả vào nước không giữ lai tính chất của nó nữa,nó biến thành vôi tôi dẻo quánh,kèm theo sự toả nhiệt.
-H5:Xi măng trộn với cát và nước sẽ tạo thành 1 hợp chất mới được gọi là vữa xi măng.
-H6.Dưới tác dụng của hơi nước trong không khí,chiếc đinh bị gỉ.Tính chất của đinh gỉ khác hẳn với tính chất của đinh mới.
-H3.Giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó,không biến đổi thành chất khác.
-H4.Xi măng trộn với cát tạo thành hỗn hợp xi măng cát,tính chất của cát và xi măng vẫn giữ nguyên.
-H7.Dù ở thể rắn hay thể lỏng.Tính chất vẫn không đổi.
C.Củng cố dặn dò: *Nêu bài học 
-Nhận xét tiết học 
KHOA HỌC(TIẾT 39): SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (TT)
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
-Thực hiện trò chơi có liên quan đến vai trò của ánh sáng và nhiệt trong biến đổi hoá học.
-Nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học. 
II/ĐDDH : Giấm ,que tăm,mảnh giấy,diêm,nến
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A,Bài cũ: -Hiện tượng từ chất này biến đổi thành chất khác gọi là gì?cho VD.
B.Bài mới:*Giới thiệu bài
HĐ1.Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học
-Chia nhóm4
+Theo dõi cách làm của từng nhóm
-Ta nhìn thấy chữ không?
-Muốn đọc bức thư này,người nhận thư phải làm thế nào?
-Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học?
-Bình chọn lá thư hay
*GV KL: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt
HĐ2.Thực hành xử lí thông tin trong SGK
-Giải thích hiện tượng ở H9?
-Hiện tượng ở hình10 chứng tỏ sự biến đổi hoá học hay lí học?
KL: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng.
*HS thí nghiệm,trình bày kết quả
-Lấy đồ đã chuẩn bị lên bàn
-Viết một bức thư bằng cách nhúng đầu tăm vào giấm rồi viết lên giấy rồi để khô.
-Không nhìn thấy chữ
-hơ lá thư lên ngọn đèn
-nhờ có ngọn lửa
+Các nhóm đọc bức thư của nhóm mình cho nhóm khác nghe
-HS nhắc lại
*HS Đọc thông tin và quan sát hình vẽ SGK
-dưới tác dụng của ánh sáng nhiều ngày mà miếng vải đã chuyển màu nhạt hơn trước,riêng chỗ dã chặn đá và đĩa sứ vải vẫn giữ nguyên màu của nó vì ánh sáng không đi vào được.
-Đó là sự biến đổi hoá học.
-Nhắc lại
C.Củng cố dặn dò: *HS nêu bài học 
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau 
ÂM NHẠC: ÔN TẬP BÀI HÁT HÁT MỪNG-TĐN:SỐ 5
 (GV Chuyên dạy)
KHOA HỌC(TIẾT 40): NĂNG LƯỢNG 
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
 -Nêu ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản về: Các vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ........nhờ được cung cấp năng lượng.
 -Nêu ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
II/ĐDDH :-Chuẩn bị theo nhóm: Nến, diêm. Ôtô chơi bằng pin có đèn và còi hoặc đèn pin.-Hình trang 83 sgk.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
A,Bài cũ: Nêu ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học.
B.Bài mới:*Giới thiệu bài
HĐ1.Thí nghiệm:
-Chia nhóm4
-Cặp sách của bạn đang nằm yên trên bàn,làm thế nào để đưa nó lên cao?
-Khi thắp nến ,bạn thấy gì toả ra từ ngọn nến?
-Khi chưa lắp pin,bật công tắc của ô tô.Ô tô có hoạt động không?
-Lắp pin vào và bậc công tắc ô tô em thấy điều gì xảy ra?
+Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có gì?
*KL:Các vật có biến đổi vị trí ,hình dạng, nhiệt độ.. nhờ được cung cấp năng lượng
HĐ2.Quan sát và thảo luận nhóm đôi
-Giới thiệu H3,4,5/SGK và yêu cầu:
+Hãy nói tên một số nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của con người ,động vật,máy móc?
+Các nhóm làm thí nghiệm và báo cáo
-Dùng tay nhấc cặp .Năng lượng do tay ta cung cấp làm cặp sách dịch chuyển.
-Nến toả nhiệt và phát ra ánh sáng .Nến bị đốt cháy đã cung cấp năng lượng cho việc phát sáng và toả nhiệt.
-Không hoạt động
-Động cơ quay,đèn sáng,còi kêu.Điện do pin sinh ra đã cung cấp năng lượng làm cho động cơ quay,đèn sáng,còi kêu.
-Có năng lượng
*HS thảo luận cặp
-Quan sát H3,4,5/SGK
Hoạt động
Nguồn năng lượng
Người nông dân cày cấy
thức ăn.
Các bạn HS đá bóng,học bài,tập thể dục
thức ăn.
Chim đang bay
thức ăn.
Máy cày
xăng
Xe máy
xăng
C.Củng cố dặn dò: *Nêu bài học 
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau 
KHOA HỌC(TIẾT 41): NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI 
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
- Trình bày tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.- Kể tên một số phương tiện, máy móc, hoạt động..của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
II/ĐDDH :- Phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
 - Tranh ảnh về các phương tiện, máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A,Bài cũ:Bài “Năng lượng” 
B,Bài mới:*Giới thiệu bài
HĐ1.Thảo luận
-Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất những dạng nào?
-Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống?
-Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?
*Giảng: Than đá ,dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là mặt trời.
HĐ2.Quan sát và thảo luận
-Con người sử dụng năng lượng mặt trời cho cuộc sống như thế nào?
-Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và địa phương?
HĐ3.Trò chơi
+Cách chơi:
-Chia 2 đội,mỗi đội 5 em,lần lượt ghi vai trò của mặt trời rồi nối với hình mẳt trời (vẽ sẵn).Đội nào làm đúng và nhanh thì thắng.
*Nhận xét,tuyên dương
-ánh sáng và nhiệt
-chiếu sáng ,sưởi ấm muôn loài,giúp cho cây xanh tốt,người và động vật khoẻ mạnh.Cây xanh hấp thụ năng lượng mặt trời để sinh trưởng và phát triển.
-Gây ra nắng ,mưa,gió,bão,trên trái đất.
+Quan sát hình 2,3,4,5
-Phơi nắg sau khi tắm biển (H 2)
-Phơi cà phê (H3)
-Sử dụng pin mặt trời cho vệ tinh nhân tạo (H4)
-Làm muối (H5)
-Phơi thóc,quần áo,
-2 đội lần lượt lên chơi 
C.Củng cố dặn dò: *Nêu mục Bạn cần biết 
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau 
ÂM NHẠC: HỌC HÁT TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC
 ( GV Chuyên dạy)
KHOA HỌC(TIẾT 42): SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT 
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
II/ĐDDH :- Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A,Bài cũ:Bài “Năng lượng mặt trời” 
B,Bài mới:*Giới thiệu bài
HĐ1.Kể tên một số loại chất đốt:
-Kể tên một số chất đốt thường dùng?
-Chất đốt nào ở thể rắn,thể lỏng,thể khí?
*KL:
HĐ2.Quan sát và thảo luận
1/Sử dụng chất đốt rắn:
-Kể tên các chất đốt thường dùng ở vùng nông thôn và miền núi?
-Than đá được sử dụng trong những việc gì?
-Ở nước ta than đá được khai thác chủ yếu ở đâu?
-Ngoài than đá em còn biết tên loại than nào khác?
2/Sử dụng các chất đốt lỏng:
-Kể tên một số chất đốt lỏng và cho biết chúng dùng để làm gì?
-Nước ta dầu mỏ được khai thác ở đâu?
-Nêu một số chất được lấy ra từ dầu mỏ?
3/Sử dụng các chất đốt khí:
-Có những loại khí đốt nào?
-Khí tự nhiên được khai thác ở đâu?
-Làm thế nào để tạo ra khí sinh học?
-Sử dụng khí sinh học có lợi gì?
*KL:
-Củi ,than ,rơm,rạ,..:thể rắn
-Dầu hoả,xăng,:ở thể lỏng
-Bếp ga: thể khí
*Quan sát hình vẽ SGK
-củi,tre,rơm,rạ,than đá,
-để chạy máy của nhà máy nhiệt điện và một số loại động cơ,dùng trong sinh hoạt :đun nấu,sưởi,
-Ở các mỏ thuộc tỉnh Quảng Ninh
-than bùn,than củi,
-Dầu: để thắp,đun nấu,
-Xăng :xe máy,
-ở Vũng Tàu,
-Xăng,dầu hoả,dầu di –ê-zen, dầu nhờn,.
.
-Khí tự nhiên,khí sinh học
-từ dầu mỏ
-Ủ chất thải ... máy móc.
Hình2
-Mặt trời
-Cung cấp ánh sáng và nhiệt cho sự sống trên trái Đất .Cung cấp năng lượng sạch cho các nhà máy sử dụng năng lượng mặt trời.
-Tạo ra chuỗi thức ăn tự nhiên,duy trì sự sống trên trái Đất.
Hình3
-Dầu mỏ
-Chế ra xăng,dầu cung cấp cho con người trong hoạt động máy móc.
Hình4
-Vàng
-Dùng làm nguồn dự trữ cho các ngân sách của nhà nước,cá nhân làm trang sức,để mạ trang trí.
Hình5
-Đất
-Môi trường sống của TV,ĐV,CN
Hình6
-Than đá
-Cung cấp nhiên liệu cho đời sống và sản xuất điện trong các nhà máy nhiệt điện,chế tạo ra than cốc,
Hình7
-Nước
-Môi trường sống của TV,ĐV,
HĐ2.Trò chơi: “Thi kể tên các TNTN và công dụng của chúng”
+GV HSD Cách chơi
-Tổ chức cho hs chơi
-GV nhận xét tuyên dương
-HS tiến hành chơi
C.Củng cố dặn dò: *Nêu bài học 
-Chuẩn bị bài mới
ÂM NHẠC: HỌC HÁT DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
 ( GV Chuyên dạy)
KHOA HỌC(T64): VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI 
 SỐNG CON NGƯỜI 
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
-Nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người.
 -Trình bày tác dụng của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
II/ĐDDH : Tranh, thông tin
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A,Bài cũ: Tài nguyên thiên nhiên
B,Bài mới:*Giới thiệu bài
HĐ1.Quan sát
-Chia nhóm đôi
-Môi trường tự nhiên cung 
cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?
-Quan sát hình vẽ SGK
-Ghi vào phiếu
Hình
 Môi trường tự nhiên
Cung cấp cho con người
Nhận lại từ HĐ người
Hình1
-Chất đốt (than)
-Khí thải
Hình2
-Đất đai để xây dựng nhà ở,khu vui chơi,giải trí,
-Chiếm diện tích đất,thu hẹp diện tích trồng trọt,chăn nuôi.
Hình3
-Bãi cỏ để chăn nuôi gia súc
-Hạn chế sự phát triển của những TV và ĐV #
Hình4
-Nước uống
Hình5
-Đất đai để xây dựng đô thị
-Khí thải của các nhà máy và của các phương tiện giao thông.
Hình6
-Thức ăn
-Nêu VD về những gì môi trường cung cấp cho con người?
-Con người thải ra môi trường những gì?
HĐ2.Trò chơi : “Nhóm nào nhanh hơn sẽ thắng”
+Cách chơi: Chia 2 đội mỗi nhóm cử 5 em .Lần lượt từng em lên ghi 1ý ở cột môi trường cho hoặc môi trường nhận. Nhóm nào ghi đúng và nhiều hơn sẽ thắng.
*Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên 1 cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại?
-Thức ăn,nước uống ,khí thở,nơi ở ,nơi làm việc,các nguyên liệu,nhiên liệu(quặng kim loại,than đá ,dầu mỏ,năng lượng mặt trời ,gió,nước,)
-Chất thải trong sinh hoạt,trong sản xuất,
-Tiến hành chơi
-Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt.Môi trường bị ô nhiễm
C.Củng cố dặn dò: *Nêu bài học 
-Chuẩn bị bài mới
KHOA HỌC(T65): TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN
 MÔI TRƯỜNG RỪNG
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
 -Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
 -Nêu tác hại của việc phá rừng.
II/ĐDDH : Tranh, thông tin
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A.Bài cũ: Vai trò của tự nhiên đối với đời sống con người
B.Bài mới:*Giới thiệu bài
HĐ1.Quan sát và thảo luận
+Giới thiệu Hình trang 134,135/SGK
-Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?
-Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá?
-Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
HĐ2.Thảo luận
-Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?
-Liên hệ ở điạ phương em?
+HS Quan sát hình trang 134,135
-Hình 1: Cho thấy con người phá rừng để lấy đất canh tác, trồng các loại cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.
Hình 2: Cho thấy con người còn phá rừng để lấy chất đốt (làm củi, đốt than.....)
Hình 3: Cho thấy con người phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạt hoặc dùng vào nhiều việc khác.
-Hình 4: Cho thấy, ngoài nguyên nhân rừng bị phá do chính con người khai thác, rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.
-Do đời sống người dân còn nhiếu khó khăn,không có công ăn việc làm
-Khí hậu thay đổi,lũ lụt,hạn hán xảy ra thường xuyên
-Đất bị xói mòn trở nên bạc màu
-Động thực vật quý hiếm giảm dần,1 số loài bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.
-Khí hậu thay đổi
C.Củng cố dặn dò: *HS Nêu bài học 
-Chuẩn bị bài mới
ÂM NHẠC: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA 2 BÀI HÁT.
 ( GV Chuyên dạy)
KHOA HỌC(T66): TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN 
 MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
 -Nêu một số ng.nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá.
II/ĐDDH : Tranh, thông tin
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A.Bài cũ: Tác động của con người đến môi trường rừng.
B.Bài mới:
 *Giới thiệu bài
HĐ1.Quan sát và thảo luận
+Giới thiệu Hình trang 1,2 /SGK
-Con người sử dụng đất để làm gì?
-Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?
-Nêu 1 số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó?
*GV nhận xét KL
HĐ2.Thảo luận
-GV chia nhóm giao việc
-Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học,thuốc trừ sâuđến môi trường đất
-Nêu tác hại của rác thải đến môi trường đất?
*GV nhận xét KL
+HS Quan sát hình 1,2
-Hình 1 và hình 2 cho thấy: Trên cùng một địa điểm, trước kia, con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần đông ruộng hai bên bờ sông đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát; hai cây cầu được bắc qua sông,..........
+Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi đó là do dân số tăng nhanh, cần phải mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp.
+Sử dụng đất để lập khu công nghiệp,mở trường học mở đường.
+Ngoài việc tăng dân số,sự phát triến kinh tế phải đáp ứng nhu câu cho con người.
.
*HS thảo luận nhóm
+Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm
-Việc sử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng gây ô nhiễm môi trường đất.
C.Củng cố dặn dò: *Nêu bài học 
-Chuẩn bị bài mới
KHOA HỌC(TIẾT 67):TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG 
 KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
 -Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường không khí và nước bị ô nhiễm.
 -Liên hệ thực tế về những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước và không khí ở địa phương. Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước. 
II/ĐDDH : Tranh, thông tin
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A.Bài cũ: Tác động của con người đến môi trường đất.
B.Bài mới:*Giới thiệu bài
HĐ1.Quan sát và thảo luận:
-Nêu nguyên nhân dẫn đến việc làm ô nhiễm không khí và nước?
-Điều gì sẽ xảy ra nếu tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ?
-Tại sao một số cây trong hình 5 bị trụi lá?Nêu mối liên quan giữa ô nhiễm môi trường không khí với ô nhiễm môi trường đất và nước?
HĐ2.Thảo luận:
-Liên hệ những việc làm của người dân ở địa phương dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường không khí và nước.?
-Nêu tác hại của việc ô nhiễm không khí và nước?
-Quan sát hình 1,2
+NN gây ô nhiễm không khí: Khí thải, tiếng ồn do sự hoạt động của nhà máy và các ph/t giao thông gây ra.
-NNgây ô nhiễm môi trường nước:
+Nước thải từ các thành phố, nhà máy và các đồng ruộng bị phun thuốc trừ sâu, bón phân hoá học chảy ra sông, biển,.........
+Sự đi lại của tàu thuyền trên sông, biển, thải ra khí độc, dầu nhớt,.......
-Quan sát hình 3,4,5
-Tàu biển bị đắm hoặc những đường ống dẫn dầu đi qua đại dương bị rò rỉ .
+Biển bị ô nhiễm làm chết những động vật thực vật sống dưới biển và chết cả những loài chim kiếm ăn ở biển.
-Trong không khí chứa nhiều khí thải độc hại của các nhà máy, khu công nghiệp
-đun than tổ ong gây khói,đốt rừng,các nhà máy,..
-vứt rác xuống ao hồ,..cho nước thải sinh hoạt,nước thải bệnh viện xuống ao ,hồ.
-gây ra bệnh tật,cây cối chết,
C.Củng cố dặn dò: *Nêu bài học 
-Chuẩn bị bài mới
ÂM NHẠC: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA 2 BÀI HÁT.
 ( GV Chuyên dạy)
KHOA HỌC(TIẾT68): MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
 -Xác định một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
 -Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường. 
 -Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
II/ĐDDH : Tranh, thông tin
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A.Bài cũ: Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
B.Bài mới:*Giới thiệu bài
HĐ1.Quan sát
-Tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ ứng với hình nào?
-Mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào?
-Em có thể làm gì để bảo vệ môi trường?
*GV kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung cho mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
HĐ2.Triển lãm:
-Chia nhóm 4
-Theo dõi,giúp đỡ
-Nhận xét,tuyên dương
-Quan sát SGK/140,141
+Đọc thầm các thông tin a,b,c,d,e
-Hình 1/b; hình 2/a; hình 3/e; hình 4/c; hình 5/d
a)quốc gia,cộng đồng,gia đình
b)cộng đồng,gia đình
c)cộng đồng,gia đình
e)quốc gia,cộng đồng,gia đình
-dọn vệ sinh nhà cửa,trường lớp,trồng cây xanh,
-HS nhắc lại
-Sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
-Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình
-Treo sản phẩm và thuyết trình trước lớp.
C.Củng cố dặn dò: *Nêu bài học 
-Chuẩn bị bài mới
KHOA HỌC(TIẾT 69): ÔN TẬP:MÔI TRƯỜNG &TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I/MỤC TIÊU: Sau bài này, HS biết:
-Một số từ ngữ liên quan đến môi trường.
-Một số nguyên nhân ô nhiễm và một số biện pháp bào vệ môi trường.
II/ĐDDH : Câu hỏi
III/HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
A.Bài cũ: Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
B.Bài mới:*Giới thiệu bài
Phần I
Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
 2.Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
Mùa xuân và mùa hạ
Mùa xuân và mùa đông
2.Hiên tượng đầu nhuỵ nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì?
 a. Sự thụ tinh
 b.Sự thụ phấn
3.Thú con mới ra đời được ,thú mẹ nuôi bằng gì?
 a.Bằng sữa
 b.Mẹ kiếm mồi về nuôi con
Phần II/
Câu1.Ruồi và gián thường đẻ trứng vào đâu?Nêu một vài cách diệt ruồi và gián?
 Câu2.Kể tên một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng và một số hoa thụ phấn nhờ gió mà em biết?
Câu3.Để tránh lãng phí điện chúng ta cần phải làm gì?
Câu4.Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì?
- Câu a
- Câu b
- Câu a
Câu1. Ruôì thường đẻ trứng vào vào xác động vật chết,nơi rác bẩn,
 Gián thường đẻ trứng vào góc tủ,gầm bếp,
 +Cách tiêu diệt : Phun thuốc,vệ sinh nhà ở,
Câu2.Một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng: mướp,bí,hoa hồng,
 +Một số hoa thụ phấn nhờ gió: lúa,lau,ngô,..
Câu3.Chỉ dùng điện khi cần thiết,ra khỏi nhà nhớ tắt đèn,quạt,ti vi,..
 Tiết kiệm điện khi đun nấu,sưởi,là quần áo
Câu4.Đẩy thuyền buồm, làm quay tua- bin của máy phát điện,
C.Củng cố dặn dò: 
-Chuẩn bị bài Kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docKHOA HOC-T2.doc