I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê)
- Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK.
- HSKG phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện tính cách nhân vật. Trả lời câu 4.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 19 Thứ 2 ngày 7 tháng 1 năm 2013 Buổi sáng Tập đọc NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT I. MỤC TIÊU: - Biết đọc đúng ngữ điệu văn bản kịch, phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật (anh Thành, anh Lê) - Hiểu được tâm trạng day dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK. - HSKG phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện tính cách nhân vật. Trả lời câu 4. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: (2’) 2. Đọc - tìm hiểu bài: (30’) a. Luyện đọc - Đọc lời giới thiệu, cảnh trí - GV đọc diễn cảm đoạn kịch - Chia đoạn: 3 đoạn - Ghi bảng các từ khó: phắc tuya, Phú Lãng Sa, Sa-xơ-lu, Sô-ba - Gọi HS đọc tiếp nối - Yêu cầu HS đọc chú giải. - GV cùng HS nhận xét - GV Đọc toàn bộ đoạn kịch b. Tìm hiểu bài - Anh Lê giúp anh Thành việc gì? - Những câu nói nào của anh Thành cho thấy anh luôn nghĩ tới dân, tới nước? - Những chi tiết nào cho thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau? *Câu chuyện ...hãy tìm vì sao như vậy? - Nội dung của đoạn kịch? c. Đọc diễn cảm - Gọi ba em đọc đoạn kịch - GV hướng dẫn giọng đọc - Hướng dẫn đọc diễn cảm "từ đầu ... nghĩ đến đồng bào không?" - Tổ chức thi đọc diễn cảm 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Đọc trước màn 2 của vở kịch -Nhận xét tiết học, biểu dương - Một HS đọc - HS nghe - HS đọc nối tiếp lần 1 - HS luyện đọc từ khó - HS đọc nối tiếp lần 2 - 1 HS đọc - HS luyện đọc theo cặp - Hai – ba cặp đọc lại - HS lắng nghe - .....tìm việc làm ở Sài Gòn - Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ ... Anh có khi nào nghĩ đến đồng bào? Vì anh với tôi ... chúnh ta là công dân nước Việt ... - HS trả lời - HS giải thích - HS nêu. - HS đọc phân vai - Từng tốp đọc phân vai - Một vài cặp thi đọc - Lớp nhận xét - Theo dõi, thực hiện - Theo dõi, biểu dương Toán DIỆN TÍCH HÌNH THANG I. MỤC TIÊU: - Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan. - Cả lớp làm bài 1a, 2a. HSKG làm được bài 1b, 2b, 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ đồ dùng dạy học Toán - Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: (2’) 2. Hình thành công thức: (15’) - GV gắn hình thang lên bảng HTG - Sau khi ghép được hình gì? - Yêu cầu HS tính diện tích hình thang ABCD đã cho. - Nhận xét diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK. - Nêu cách tính diện tích hình tam giác. - Nhận xét mối quan hệ giữa các yếu tố của hai hình - GV kết luận - Gọi HS nêu quy tắc - Giới thiệu công thức tính 3. Thực hành: (15’) Bài 1: - Gọi HS nêu kết quả Bài 2: - Yêu cầu HS tính và nêu kết quả * Bài 3: HSKG - Giúp HS phân tích đề - GV chữa bài 3.Củng cố, dặn dò: (3’) - Gọi HS nêu quy tắc tính DT hình thang - Chuẩn bị bài tiết sau - Nhận xét tiết học, biểu dương - HS quan sát - Hình tam giác ADK Các nhóm thực hiện: - Diện tích hình thang bằng diện tích hình tam giác DK x AH : 2 - HS nhận xét như ở SGK Diện tích hình thang ABCD là: (DC + AB) x AH : 2 - HS phát biểu qui tắc S = (a + b) x h : 2 - HS vận dụng công thức để tính a/ (12 + 8) x 5 : 2 = 50 (cm2) *b/ (9,4 + 6,6) x 10,5 :2 = 84 (m2) a/ HS làm tương tự bài 1. * b/ HS nhắc lại khái niệm hình thang vuông (3 + 7) x 4 : 2 = 20 (cm2) - HS đọc đề toán - HS nêu cách giải Chiều cao hình thang: (110 + 90,2) : 2 = 100,1 (m) Diện tích của hình thang: (110+90,2) x 100,1:2 = 10020,01(m2) Đáp số: 10020,01 m2 Địa lí: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta: + Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thủy sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu, + Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển. - Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, - Tự hào về văn hóa địa phương và biết bảo vệ, giữ gìn các điểm du lịch ở địa phương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Hành chính Việt Nam. - Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm thương mại và về ngành du lịch (phong cảnh, lễ hội, di tích lịch sử, di sản văn hoá và di sản thiên nhiên thế giới, hoạt động du lịch). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: (5’) 2. Bài mới: (28’) *HĐ 1: Giới thiệu bài: *HĐ 2: ( Làm việc cá nhân) a. Hoạt động thương mại: - 2HS trả lời về đường giao thông. - HS đọc vào SGK - Thương mại gồm những hoạt động nào? - Thương mại là ngành thực hiện việc mua bán hàng hoá, bao gồm: + Nội thương: buôn bán ở trong nước. + Ngoại thương : buôn bán với nước ngoài. - Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước? - Nêu vai trò của ngành thương mại? - Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu ở nước ta. - Hoạt động thương mai phát triển nhất ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. - Vai trò của thương mại: cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. + Xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, hàng thủ công nghiệp, nông sản, thuỷ sản. + Nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu. - HS chỉ trên bản đồ về các trung tâm thương mại lớn nhất cả nước. b. Ngành du lịch : *HĐ 3 : (làm việc theo nhóm) - Đọc SGK và thảo luận nhóm 4 - Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên? + Số lượng khách du lịch trong nước tăng do đời sống được nâng cao, các dịch vụ du lịch phát triển. Khách du lịch nước ngoài đến nước ta ngày càng tăng. - Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta. + Các trung tâm du lịch lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,... - Đại diện nhóm trình bày. - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi nào để phát triển du lịch ? - Treo bản đồ + HSKG trả lời : Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội, các dịch vụ du lịch được cải thiện, - HS chỉ bản đồ một số khu du lịch nổi tiếng 3. Củng cố, dặn dò: (3’) - Kể tên một số điểm du lịch của Quảng Bình? - Về nhà học bài cũ và chuẩn bị bài học sau. - GV nhận xét tiết học. - HS nhắc lại nội dung bài học. + Động Phong Nha, bãi tắm Nhật Lệ Buổi chiều GĐ-BD Toán: LUYỆN: GIẢI TOÁN VỀ TÍNH DIỆN TÍCH HÌNH THANG I. MỤC TIÊU: - Củng cố để HS nắm được quy tắc tính diện tích hình thang. - Vận dụng quy tắc tính diện tích hình thang. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) - Gọi HS nêu quy tắc tính diện tích hình thang. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’) Bài 1: Tính diện tích hình thang, biết: a. Độ dài hai đáy lần lượt là 16cm và 9cm; chiều cao là 7 cm b. Độ dài hai đáy lần lượt là 6,8dm và 3,2dm; chiều cao là 2,5 dm Bài 2: Một mảnh đất hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 98m và 80,4m. Chiều cao bằng trung bình cộng của 2 đáy. Tính diện tích mảnh đất đó. - Gọi HS đọc đề bài, xác định dạng. - Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng - Nhận xét. Bài 3: Dành cho HS khá Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn 180m, đáy bé bằng 2/3 đáy lớn. Đáy bé dài hơn chiều cao 15m. Trung bình cứ 100 thu hoạch được 65,8 kg thóc. Tính số kg thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó? - Gọi HS đọc đề bài, xác định dạng. - Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS lên bảng - Chữa bài. 3. Củng cố: (5’) - Nhận xét tiết học - 2 Học sinh lên trả lời. - Lớp nhận xét - 2 HS TB làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung KQ: a.87,5 cm ; b.12,5dm Bài giải: Chiều cao của mảnh đất đó là: (98 + 80,4) : 2 = 89,2 (m) Diện tích mảnh đất đó là: ( 98 + 80,4) x 89,2 : 2 = 7956,64 ( m ) Đáp số: 7956,64 m. Bài giải: Đáy bé của thửa ruộng là: 180 x 2 : 3 = 120 (m) Chiều cao của thửa ruộng là: 120 - 15 = 105 (m) Diện tích của thửa ruộng là: (180 + 120) x 105 : 2 =15750 ( m ) Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng là: 15750 : 100 x 65,8 = 10363,5 (kg) Đáp số: 10363,5 kg Kể chuyện CHIẾC ĐỒNG HỒ I. MỤC TIÊU: - Kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện. - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh họa ở SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: (2’) 2. GV kể chuyện: (10’) - GV kể chuyện lần một - GV kể chuyện lần hai, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. - Ghi bảng: tiếp quản, đồng hồ quả quýt. 3. Hướng dẫn HS kể: (20’) a. Kể chuyện theo cặp - HS dựa vào tranh kể chuyện b. Thi kể chuyện trước lớp - HS thi kể chuyện tiếp nối - HS kể toàn bộ câu chuyện - GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Đọc trước tiết kể chuyện tuần 20 - Nhận xét tiết học - HS nghe - HS theo dõi, quan sát tranh - Một em đọc các yêu cầu ở SGK - Mỗi em kể 1/ 2 câu chuyện ( kể theo 2 tranh) và luận phiên. Sau đó kể toàn bộ câu chuyện, trao đổi ý nghĩa. - Mỗi tốp 2- 4 em kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh. - Hai em kể toàn bộ câu chuyện, nêu ý nghĩa câu chuyện . - Lớp nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất. -Theo dõi, thực hiện Đạo đức EM YÊU QUÊ HƯƠNG ( tiết 1 ) I. MỤC TIÊU: - Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. - Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. - Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương. BVMT: Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương. Lây chứng cứ cho NX 7.1 * KNS: + Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương). + Kĩ năng tư duy phê phán. + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương. + Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giấy, bút màu - Các câu thơ, bài hát,... ( nếu có ) - Tranh ảnh về quê hương nơi HS đang sống. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: (2’) 2. Tìm hiểu bài: (30’) * Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện - Vì sao dân làng gắn bó với cây đa? - Bạn Hà đã góp tiền để làm già? Vì sao? - GV kết luận: Đó là việc làm thể hiện lòng yêu quê hương của bạn Hà. - Giới thiệu một số tranh, ảnh. + Qua câu chuyện của bạn Hà em thấy đối với quê hương chúng ta phải như thế nào? - Ghi nhớ: * Hoạt độn ... ng hợp nào có sự biến đổi lí học? Tại sao bạn kết luận như vậy? - Làm việc cả lớp +Mời đại diện các nhóm trả lời. 3. Củng cố: (3’) - Thế nào là sự biến đổi hoá học? - Nêu ví dụ? 4. Dặn dò: (2’) - Nhận xét tiết học. - 2 Hs trả lời, HS khác nhận xét. - Làm thí nghiệm theo nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Các nhóm khác bổ sung. - Thảo luận nhóm đôi - HS thực hành, thảo luận theo nhóm 5 +Đại diện các nhóm trả lời, mỗi nhóm trả lời một câu hỏi . +Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1 số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Chuẩn bị bài sau Thứ 6 ngày 11 tháng 1 năm 2013 Buổi sáng Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (DỰNG ĐOẠN KẾT BÀI) I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được hai kiểu theo hai kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng) qua hai đoạn kết bài trong SGK. - Viết được đoạn kết bài cho bài theo yêu cầu của BT2. - HSKG làm được bài tập 3. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) -Gọi HS đọc các đoạn mở bài tiết trước - Nhận xét 2. Bài mới:(30’) 2.1. Giới thiệu bài - Có những kiểu kết bài nào? - Thế nào là kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng? 2.2. Luyện tập Bài 1 - Kết bài (a) và (b) nói lên điều gì? - Mỗi đoạn tương ứng với kiểu bài nào? - Hai cách kiểu bài này có khác gì? - GV kết luận Bài 2 - Gọi HS nhắc lại 4 đề bài - Em chọn đề bài nào? - Tình cảm của em đối với người đó như thế nào? - Em có suy nghĩ gì về người đó? -Yêu cầu HS làm bảng nhóm, đính bảng lớp. - Gọi HS đọc đoạn văn đã viết -GV nhận xét, ghi điểm bài đạt yêu cầu 3. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết tập làm văn tuần 20. - Hai em đọc - 1 số HS trả lời. - Một em đọc nội dung bài tập lớp đọc thầm (a) - tình cảm của bạn nhỏ - bà (b)- bình luận thêm về vai trò của người nông dân .... a/ Kết bài theo kiểu không mở rộng. b/ Kết bài theo kiểu mở rộng. - bộc lộ tình cảm người viết như (a), còn suy luận về vai trò của người nông dân (b) - Một em nêu yêu cầu bài tập - Một em đọc - Một số em trả lời - yêu quý, kính trọng, thân thiết - HS nêu - 2 HS làm bảng nhóm. - HS tiếp nối đọc - Lớp nhận xét, góp ý -Theo dõi, thực hiện -Theo dõi, biểu dương Toán CHU VI HÌNH TRÒN I. MỤC TIÊU: - Biết qui tắc tính chu vi hình tròn, vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. - Cả lớp làm bài 1a,b; 2c; 3. HSKG làm được 1c; 2a,b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tấm bìa hình tròn - Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) - Yêu cầu HS vẽ hình tròn, bán kính, đường kính. - Nhận xét 2. Bài mới: (30’) 2.1. Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn - Kiểm tra đồ dùng của HS - GV vừa làm vừa hướng dẫn HS như SGK. - Giới thiệu: Độ dài đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó. - Chu vi của hình tròn có bán kính 2cm bằng ? - Giới thiệu: 4 x 3,14 = 12,56 Đường kính x 3,14 = chu vi - Chính xác hóa công thức 2.2. Ví dụ 1, 2: Yêu cầu HS vận dụng công thức để tính. 2.3. Thực hành Bài 1: - Lưu ý HS có thể chuyển số đo từ PS – STP để tính Gọi HS nêu kết quả Bài 2: Kiểm tra kết quả HS làm Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài - GV chữa bài 3. Củng cố - Dặn dò: (3’) - HS nêu quy tắc tính chu vi hình tròn - Chuẩn bị bài tiết sau - Nhận xét tiết xét - 1 HS vẽ hình tròn, vẽ một bán kính và 1 đường kính- so sánh bán kính và đường kính. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS lấy hình tròn và thước đặt lên bàn + Đánh dấu 1 điểm A trên đường tròn có bán kính 2cm. + Đặt điểm A trùng với vạch số 0 trên thước có vạch chia. + Cho hình tròn lăn một vòng trên thước thì A lăn đến vị trí điểm B. - Độ dài đường tròn bán kính 2cm bằng độ dài đoạn thẳng AB - 12,5 – 12,6cm - HS theo dõi - 2 HS nêu quy tắc C = d x 3,14 ( c: chu vi, d: đường kính, r : bán kính) - HS nhắc lại C = d x 3,14 hoặc: C = r x 2 x 3,14 - 2 HS đọc ví dụ 1 và 2 - 2 HS làm bảng, lớp làm vở nháp a/ C = 6 x 3,14 = 18,84 (cm) b/ C = 5 x 2 x 3,14 = 31,4 (cm) - HS tự làm bài - Một số em đọc kết quả: a/C = 0,6 x 3,14 = 1,884 (cm) b/ C = 2,5 x 3,14 = 7,85 (dm) * c/ Đổi 4/5 m = 0,8 m C = 0,8 x 3,14 = 2,512 (m) - HS vận dụng công thức để tính. - 3 HS làm bảng, lớp làm vở - HS đổi vở kiểm tra chéo nhau Kết quả: a/ C = 2,75 x 2x 3,14 = 17,27 cm b/ C = 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 dm c/ C = 0,5 x 2 x 3,14 = 3,14 m - HS đọc đề và giải: 0,75 x 3,14 = 2,355 (m) Lịch sử CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I. MỤC TIÊU: - Biết được tầm quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Kể lại một số sự kiện của chiến dịch Điện Biên Phủ. - Trình bày sơ lược ý nghĩa của cuộc chiến thắng Điện Biên Phủ. - Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ hành chính VN, lược đồ - Tư liệu về chiến dịch. - Phiếu học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Khởi động: (3’) - Ngày 7/5 hàng năm ở nước ta có lễ kỉ niệm gì? 1. Giới thiệu bài: (2’) 2. Tìm hiểu bài: (30’) * Hoạt động 1 : Tập đoàn cứ điểm ĐBP và âm mưu của giặc Pháp. - Nêu một vài thông tin về tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. - Vì sao Pháp xây dựng ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương? - Kết luận: * Hoạt động 2 : Chiến dịch Điện Biên Phủ. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm + Vì sao ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ? Quân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào? + Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công? Kể lại các đợt + Vì sao ta chiến lợi trong chiến dịch ĐBP ? ý nghĩa lịch sử? - Ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ - GV kết luận - Kể về những tấm gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trong chiến dịch. - Kết luận; 3. Củng cố, dặn dò: (2’) - Chuẩn bị bài tiết sau - Nhận xét tiết học - lễ kỉ niệm chiến dịch Điện Biên Phủ - HS đọc phần chú giải và giải thích các khái niệm: tập đoàn cứ điểm và pháp đài. - Chỉ vị trí ĐBP trên bản đồ. - với âm mưu thu hút và tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta. - Thảo luận nhóm 4 + QS tranh - Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trình bày kết quả: - 1953 tại Việt Bắc, trung Ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP để kết thúc cuộc kháng chiến. - Quân ta đã chuẩn bị với tinh thần cao nhất 3 đợt. + Đợt 1: 13-3-1954, tấn công vào phái Bắc của Điện Biên. Sau 5 ngày địch bị tiêu diệt. + Đợt 2: 30-3-1954 tấn công vào phân khu trung tâm của địch ở Mường Thanh đến 26-4-1954 ta kiểm soát phần lớn các cứ điểm phía đông. + Đợt 3: 1-5-1954 đến 6-5-1954 đồi A1 bị công phá, 7-5-1954 ĐBP bị thất thủ, ta bắt sống thướng Đơ Ca –xtơ-ri và bộ chỉ huy. - có sự lãnh đạo của Đảng, quan và dân có tinh thần chiến đấu kiên cường, ta đã chuẩn bị tối đa. - Chiến thắng ĐBP kết thúc cuộc tiến công đông xuân 1953 – 1954 của ta đập ta “ pháo đài không thể công phá của Pháp, buộc chúng phải kí hiệp định Giơ-ne-vơ. Kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp trường kì gian khổ. - Các nhóm bổ sung - HS kể lại: . Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện - HS nêu suy nghĩ của mình về hình ảnh đoàn xe thồ phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. - Theo dõi, thực hiện - Theo dõi, biểu dương Buổi chiều TH Toán: TIẾT 2 - TUẦN 19 I. MỤC TIÊU: - Củng cố để HS nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn. - Rèn kĩ năng tính chu vi hình tròn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Bài cũ: (5’) - Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn? 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (30’) Bài 1: - Gọi 2 HS TB làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung. Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu cả lớp giải vào vở. 1 HS khá lên bảng - Nhận xét. Bài 3: Dành cho HS khá - Chữa bài. KQ: Chu vi hình tròn lớn gấp 2 lần chu vi hình tròn bé. 3. Củng cố: (3’) - Nhận xét tiết học - 2 HS nêu. - Lớp nhận xét Bài giải: a. Chu vi hình tròn là: 0,5 x 3,14 = 1,57 (dm) b. Chu vi hình tròn là: x 2 x 3,14 = 1,57 (m) - Cả lớp đọc thầm - Làm vào vở, nhận xét bài bạn KQ: a. 2,198 m b. 10,99 m - Tự làm vào vở. - Nêu kết quả, nhận xét. TH Tiếng Việt: TIẾT 2 - TUẦN 19 I. MỤC TIÊU: - Nắm được 2 kiểu mở bài: mở bài gián tiếp,mở bài trực tiếp trong bài văn tả người. - Viết được 2 đoạn mở bài trực tiếp, gián tiếp theo đúng yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, lời văn sinh động, giàu hình ảnh. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Hướng dẫn làm bài tập : (30’) Bài 1: - Cho HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu cả lớp xác định loại mở bài. - Chữa bài. KQ: a, c: trực tiếp b: gián tiếp Bài 2: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS viết vào vở. - Gọi một số HS đọc bài làm. - Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu. 3. Củng cố: (3’) - Nhận xét tiết học - Lắng nghe. - 2 HS đọc nối tiếp, cả lớp đọc thầm. - Một số HS nêu câu trả lời, HS khác nhận xét. - Cả lớp đọc thầm. - Chọn đề và viết vào vở. - 4-5 HS trình bày, HS khác nhận xét. - Viết lại mở bài cho hay hơn. Sinh hoạt tập thể NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I. MỤC TIÊU: - HS nắm được kết quả hoạt động thi đua của tổ và của bản thân trong tuần. - HS nhận ra ưu điểm, tồn tại, nêu hướng phấn đấu phù hợp với bản thân. - Nắm được nội dung thi đua tuần tới. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giới thiệu - Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. 2. Các hoạt động * Hoạt động 1: Nhận xét các mặt hoạt động tuần qua : + Chuyên cần : Đi học đúng giờ, không có em nào nghỉ học. + Học tập : Các bạn sôi nổi xây dựng bài, chăm học. Bên cạnh đó một số bạn có ý thức học tập chưa cao Dũng, An.... + Kỷ luật : Chưa có ý thức tự giác. + Vệ sinh : VS cá nhân chưa sạch, vệ sinh lớp học và khu vực sạch. + Phong trào : Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn trong học tập, nhiều em còn quên khăn quàng, trang phục chưa gọn gàng. * Hoạt động 2 : Bình bầu tổ, cá nhân xuất sắc, học sinh có tiến bộ. * Hoạt động 3 : GV nhận xét chung về các mặt và nêu nội dung thi đua tuần 20 - Khắc phục mọi khó khăn để học tập tốt. - Tích cực tham gia các hoạt động Đội – Sao. 3. Kết thúc - Cho HS hát các bài hát tập thể. - Lớp trưởng nêu chương trình. - Tổ trưởng chuẩn bị báo cáo. - Tổ trưởng các tổ báo cáo. - HS tham gia nhận xét, phát biểu ý kiến. - HS bình bầu tổ, cá nhân, xuất sắc. - HS bình bầu cá nhân có tiến bộ. - HS nêu phương hướng phấn đấu tuần sau Duyệt của BGH Ngày tháng năm 2013
Tài liệu đính kèm: