I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết cộng thành thạo số thập phân.
- Giải các bài toán có liên quan đến cộng số thập phân.
- Giúp HS chăm chỉ học tập.
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
TUẦN 11- CHIỀU Thứ ba ngày 29 tháng 10 năm 2012 Tiết: 1 + 2: Anh Văn Toán (Thực hành) Tiết 2: LUYỆN TẬP CHUNG. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Biết cộng thành thạo số thập phân. - Giải các bài toán có liên quan đến cộng số thập phân. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Phần 1: Ôn cách cộng 2 số thập phân - Cho HS nêu cách cộng 2 số thập phân Phần 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập, chữa từng bài - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài tập 1: Đặt tính rồi tính : a) 65,72 + 34,8 b) 284 + 1,347 c) 0,897 + 34,5 d) 5,41 + 42,7 - Gọi HS nêu KQ Bài tập 2: Tìm x a) x - 13,7 = 0,896 b) x - 3,08 = 1,72 + 32,6 Bài tập 3 Thùng thứ nhất có 28,6 lít dầu, thùng thứ hai có 25,4 lít dầu. Thùng thứ ba có số dầu bằng trung bình cộng số dầu ở 2 thùng kia. Hỏi cả 3 thùng có bao nhiêu lít dầu? Bài tập 4: (HSKG) Cho 2 số có hiệu là 26,4. Số bé là 16. Tìm số lớn 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu cách cộng 2 số thập phân + Đặt tính + Cộng như cộng 2 số tự nhiên + Đặt dấu phẩy ở tổng ... - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập - HS lên lần lượt chữa từng bài Đáp án : a) 100,52 b) 285,347 c) 35,397 d) 48,11 Lời giải : a) x - 13,7 = 0,896 x = 0,896 + 13,7 x = 14,596 b) x - 3,08 = 1,72 + 32,6 x – 3,08 = 34,32 x = 34,32 + 3,08 x = 37,4 Bài giải : Thùng thứ ba có số lít dầu là: (28,6 + 25,4) : 2 = 27 (lít) Cả 3 thùng có số lít dầu là: 28,6 + 25,4 + 27 = 81 (lít) Đáp số: 81 lít. Bài giải : Giá trị của số lớn là : 26,4 + 16 = 42,4 Đáp số : 42,4 - HS lắng nghe và thực hiện. Thứ năm ngày 1 tháng 11 năm 2012 Tiếng Việt (Thực hành) LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ. I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ chỉ ngôi. - Rèn cho học sinh nắm chắc thế nào là đại từ chỉ ngôi. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Thế nào là đại từ chỉ ngôi? Cho ví dụ? - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Cho HS làm các bài tập, chữa từng bài - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Tìm đại từ chỉ ngôi cho em biết thái độ của Rùa và Thỏ đối với nhau ra sao? “Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ trông thấy mỉa mai bảo Rùa rằng: - Đồ chậm như sên!Mày mà cũng đòi tập chạy à? Rùa đáp: - Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn? Thỏ vểnh tai lên tự đắc : - Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!” Bài tập 2 :Hãy tìm những đại từ và đại từ xưng hô để điền vào a) Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy,. biết đó là con gà của nhà anh Bốn Linh. Tiếng dõng dạc nhất xóm, nhón chân bước từng bước oai vệ, ưỡn ngực ra đằng trước. Bị chó vện đuổi, bỏ chạy.” b) “Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy đi qua, nhe răng khẹc khẹc, ngó rồi quay lại nhìn người chủ, dường như muốn bảo hỏi dùm tại sao lại không thả mối dây xích cổ ra để được tự do đi chơi như .” 4.Củng cố dặn dò : - Giáo viên nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị cho bài sau. - HS nêu. - HS đọc kỹ đề bài - HS lên lần lượt chữa từng bài - HS làm các bài tập. Bài giải : - Các đại từ xưng hô trong đoạn văn là: Ta, mày, anh, tôi. - Thái độ của Thỏ và Rùa đối với nhau trong đoạn văn : Kiêu ngạo, coi thường Rùa Bài giải : a) Chợt con gà trống ở phía nhà bếp nổi gáy, tôi biết đó là con gà của nhà anh Bốn Linh. Tiếng nó dõng dạc nhất xóm, nó nhón chân bước từng bước oai vệ, ưỡn ngực ra đằng trước. Bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy.” b) “Một chú khỉ con cứ nhảy qua, nhảy lại lia lịa, chờn vờn trèo lên đống bí ngô. Thấy tôi đi qua, nhe răng khẹc khẹc, ngó tôi rồi quay lại nhìn người chủ, dường như muốn bảo tôi hỏi dùm tại sao người ta lại không thả mối dây xích cổ ra để nó được tự do đi chơi như tôi.” Tập làm văn : TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I / Mục tiêu 1 / Biết rút kinh nghiệm về các mặt bố cục, trình tự miêu tả, cách diễn đạt, cách trình bày, chính tả 2 / Có khả năng phát hiện và sửa lỗi trong trong bài làm của mình, của bạ , nhận biết ưu điểm của những bài văn hay, viết lại được 1 đoạn trong bài cho hay hơn . II / Đồ dùng dạy học : Bảng phụ ghi đề bài của tiết tả cảnh ( kiểm tra viết ) giữa HK I, 1 số lỗi điển hình cần chữa chung trước lớp . III / Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I) Ổn định : KT sự chuẩn bị của HS II)/ Kiểm tra bài cũ : Không thực hiện III) / Bài mới : 1 / Giới thiệu bài :Các em đã làm bài về văn tả cảnh, trong tiết học hôm nay sẽ nhận xét ưu khuyết điểm bài làm của các em , hướng dẫn sửa 1 số lỗi cơ bản. Các em chú ý để rút kinh nghiệm và tự hoàn thiện vào bài làm lần sau . 2 / Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình : a / GV nhận xét : -GV treo bảng phụ đã viết sẵn đề bài kiểm tra . +Đề bài thuộc thể loại gì? Kiểu bài? Trọng tâm ? -GV nhận xét kết quả bài làm . +Ưu điểm : Về nội dung Các em xác định đúng yêu cầu của đề bài , viết đủ ba phần, nội dung của từng phầnphù hợp .Đa số bài làm khá, các em viết bài sạch đẹp, viết câu đúng ngữ pháp. +Khuyết điểm : Về nội dung Một số bài làm ý còn nghèo nàn, ít sử dụng từ ngữ so sánh, gợi tả, nhân hóa. Diễn đạt còn lủng củng thường lặp từ,lặp ý.Viết câu chưa đầy đủ bộ phận chính, dùng từ không sát hợp với văn cảnh đang diễn đạt, bài viết sai chính tả, lỗi dùng từ -Hướng dẫn chữa 1 số lỗi điển hình về ý, diễn đạt. +GV cho HS nhận xét và lần lượt chữa từng lỗi . -GV chữa lại bằng phấn màu . b/ GV thông báo điểm số cụ thể . c/ Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay . +GV đọc 1 số đoạn văn hay, bài văn hay . -Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn . -Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm . -Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại . IV/ Củng cố dặn dò : -GV nhận xét tiết học . -Về nhà viết lại những bài chưa đạt . -HS lắng nghe. -HS đọc thầm lại các đề bài . -Thể loại miêu tả , tả cảnh -HS lắng nghe. -HS theo dõi . -HS nhận xét . -1 số HS lên bảng chữa , lớp tự chữa trên nháp. -HS lắng nghe. -HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn . -Làm việc cá nhân . -Đọc bài viết của mình . -HS lắng nghe. Toán (Thực hành): LUYỆN TẬP CHUNG. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Biết trừ thành thạo số thập phân. - Giải các bài toán có liên quan đến trừ số thập phân. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập, chữa từng bài - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài tập1: Đặt tính rồi tính : a)70,75 – 45,68 b) 86 – 54,26 c) 453,8 – 208,47 Bài tập 2 : Tìm x : a) 5,78 + x = 8,26 b) 23,75 – x = 16,042 Bài tập 4 : (HSKG) Tổng diện tích của ba vườn cây là 6,3 ha. Diện tích của vườn cây thứ nhất là 2,9 ha, Diện tích của vườn cây thứ hai bé hơn diện tích của vườn cây thứ nhất là 8120m2, Hỏi diện tích của vườn cây thứ ba bằng bao nhiêu m2 ? LUYỆN THÊM : HS làm vở thực hành tiết 1- tuần11 Bài 3 : TT Có : 38,5 tấn xi măng Bán lần 1 : 15,35 tấn Bán lần 2 : 9,8 tấn Còn lại :.... tấn ? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập. - HS lên lần lượt chữa từng bài Đáp án : a) 24,89 b) 31,74 c) 245,33 Bài giải : a) 5,78 + x = 8,26 x = 8,26 – 5,78 x = 2,48 b) 23,75 – x = 16,042 x = 23,75 - 16,042 x = 7,708 Bài giải : Đổi : 812om2 = 0,812 ha Diện tích của vườn cây thứ hai là : 2,9 – 0,812 = 2,088 (ha) Diện tích của vườn cây thứ ba là : 6,3 – (2,9 + 2,088) = 1,312 (ha) Đáp số : 1,312 ha - HS lắng nghe và thực hiện. LUYỆN THÊM : HS làm vở thực hành tiết 1- tuần11 Bài 3 : Số xi măng còn lại là : 38,5- ( 15,35 + 9,8) = 13,35 ( tấn) Đáp số : 13,35 tấn Thứ sáu ngày 02 tháng 11 năm 2012 Toán (Thực hành): LUYỆN TẬP CHUNG. I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Biết trừ thành thạo số thập phân. - Giải các bài toán có liên quan đến trừ số thập phân. - Giúp HS chăm chỉ học tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập, chữa từng bài - GV chấm một số bài - Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải. Bài tập1: Đặt tính rồi tính : a) 6,372 x 16 b) 0,894 x 75 c) 7,21 x 93 d) 6,5 x 407 Bài tập 2 : Tìm y a) y : 42 = 16 + 17, 38 b) y : 17,03 = 60 LUYỆN THÊM : HS làm vở thực hành tiết 2- tuần11 Bài 3 : tính 807,3 – 214,8 + 82 46,1 + 53,88 – 89,65 Bài 4 : TT 1 chuyến : 3,45 tấn mía 5 chuyến : .... tấn mía ? 4.Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS đọc kỹ đề bài - HS làm các bài tập. - HS lên lần lượt chữa từng bài Đáp án : a) 101,902 b) 67,05 c) 670,53 d) 2645,5 Bài giải : a) y : 42 = 16 + 17, 38 y : 42 = 33,38 y = 33,38 x 42 y = 1401,96 b) y : 17,03 = 60 y = 60 x 17,03 y = 1021,8 LUYỆN THÊM : HS làm vở thực hành tiết 1- tuần11 Bài 3 : = 592,5 + 82 = 680, 5 = 9998- 89,65 = 10,33 Bài 4 : Số mía 5 chuyến ô tô chở về nhà máy là : 3,45 x 5 = 17,25 ( tấn) Đáp số ; 17,25 tấn Rút kinh ngiệm giờ dạy : Luyện từ và câu : (Thực hành) LUYỆN TẬP VỀ ĐẠI TỪ XƯNG HÔ. I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao thêm cho học sinh những kiến thức đã học về đại từ xưng hô. - Rèn cho học sinh nắm chắc thế nào là đại từ xưng hô. - Giáo dục học sinh ý thức tự giác trong học tập. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập, chữa từng bài - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1 : H: Dùng đại từ xưng hô để thay thế cho danh từ bị lặp lại trong đoạn văn dưới đây: Hoai Văn Hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính tay mình bắt sống được Sài Thung, tên xứ hống hách của nhà Nguyễn. Hoài Văn bắt được Sài Thung mà từ quan gia đến triều đình đều không ai biết, Hoài Văn trói Sài Thung lại, đập roi ngựa lên đầu Sài Thung và quát lớn: - Sài Thung có dám đánh người nước Nam nữa không? Đừng có khinh người nước Nam nhỏ bé! Bài tập 2: H: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau: Mới ngày nào em còn là học sinh lớp 1bỡ ngỡ, rụt rè khóc thút thít theo mẹ đến trường. Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay mái trường thân yêu đã đến. Năm năm qua, mỗi góc sân, hàng cây, chỗ ngồi, ô cửa sổ đều gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Bài tập 3: H: Đặt 3 câu trong các danh từ vừa tìm được? Luyện thêm: Hs làm Vở thực hành tiết 1 trang 78- Đọc bài văn: CUỘC CHẠY TIẾP SỨC CỦA SẮC ĐỎ-TLCH Chữa bài, nhận xét 4.Củng cố dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài, nhận xét giờ học. - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau. - HS nêu. - HS đọc kỹ đề bài - S lên lần lượt chữa từng bài - HS làm các bài tập. Đáp án : - 3 từ Sài Thung đầu thay bằng từ nó - Từ Sài Thung tiếp theo thay bằng từ mày - Cụm từ người nước Nam sau thay bằng từ chúng tao. Đáp án : Các danh từ trong đoạn văn là : Ngày, học sinh, lớp, mẹ, trường, mái trường, năm, góc sân, hàng cây, chỗ ngồi, ô cửa sổ, em. Lời giải : VD - Hằng ngày, em thường đến lớp rất đúng giờ. - Em rất nhớ mái trường tiểu học thân yêu. - Ở góc sân, mấy bạn nữ đang nhảy dây. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau. Luyện thêm: Hs làm Vở thực hành tiết 1 trang 78- Đọc bài văn: CUỘC CHẠY TIẾP SỨC CỦA SẮC ĐỎ-TLCH Câu 1 : c. C2 : b. C3 : c. C4 : b- cây bàng C5 : a- theo trình tự thời gian C6 : b ông, bà, bố mẹ. C7 : a-quan hệ từ : khi,thì, như, của. C8 : b- cặp quan hệ từ : Hễ...thì... : biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I / Mục tiêu 1 / Củng cố kiến thức về cách viết đơn . 2 / Viết được 1 lá đơn ( xin học lớp năng khiếu ) đúng thể thức ngắn gọn , rõ ràng , thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết . * Giáo dục kĩ năng sống : -Giáo dục HS tính sáng tạo, kiên trì. II / Đồ dùng dạy học : -GV : Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn . -HS : SGK,vở ghi III / Hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS I) Ổn định : KT sĩ số HS II) / Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra việc chữa bài của học sinh . III) / Bài mới : 1 / Giới thiệu bài : Tiết học tập làm văn tuần 6, các em đã luyện tập viết đơn xin tham gia đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam .Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập viết đơn xin học một môn năng khiếu trong dịp hè. 2 / Hướng dẫn viết đơn : -GV ghi đề bài . Đề bài: Trong dịp hè , Câu lạc bộ Thanh niên cố tổ chức các lớp năng khiếu mĩ thuật, võ thuật, âm nhạc.Em hãy viết đơn xin học một trong những lớp năng khiếu đó. + Cho HS đọc lại đề bài + Dựa vào yêu cầu của đề bài em chọn môn năng khiếu mà em thích để xây dựng 1 lá đơn . -GV hướng dẫn : (GV treo bảng phụ đã được kẻ sẵn mẫu đơn , -GV nhắc thêm học sinh cách trình bày lý do viết đơn ( trình bày môn đó được mình yêu thích như thế nào, có năng khiếu ra sao ) sao cho gọn , rõ , có sức thuyết phục 3/ Cho HS viết đơn : -Cho HS trình bày lá đơn . -GV nhận xét nội dung và cách trình bày lá đơn IV/ Củng cố , dặn dò : -GV nhận xét tiết học . -Về nhà hoàn thiện lá đơn viết lại vào vở . -Về nhà tập viết thêm vào 1 số mẫu đơn khác đã học -Chuẩn bị bài tiết học sau : Cấu tạo của bài văn tả người . -HS lắng nghe. -1 HS đọc , cả lớp đọc thầm . -1 HS đọc to mẫu đơn . Cả lớp quan sát mẫu đơn . -HS lắng nghe. -HS làm bài vào vở. -HS lần lượt đọc đơn , lớp nhận xét . -Lớp nhận xét . -HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: