Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức) - Tuần 11 - Trường Tiểu học Hoà Bình C

Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức) - Tuần 11 - Trường Tiểu học Hoà Bình C

I.Muc tiêu:

- Đọc diễn cảm một bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu ); giọng hiền từ (người ông)

- Hiểu ND : Tình cảm yêu quý thiện nhiên của 2 ông cháu. (Trả Lời các câu hỏi trong SGK).

 II. Đồ dùng:

Tranh minh họa bài đọc sgk; Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 (chuẩn kiến thức) - Tuần 11 - Trường Tiểu học Hoà Bình C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 12 tháng 11 năm 2012
Chào cờ
Tập đọc
Tiết 21: Chuyện một khu vườn nhỏ
I.Muc tiêu: 
- Đọc diễn cảm một bài văn với giọng hồn nhiên ( bé Thu ); giọng hiền từ (người ông)
- Hiểu ND : Tình cảm yêu quý thiện nhiên của 2 ông cháu. (Trả Lời các câu hỏi trong SGK).
 II. Đồ dùng:
Tranh minh họa bài đọc sgk; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em.
b.Hdẫn Hs luyện đọc, tìm hiểu bài
-Luyện đọc: 3 đoạn 
Đoạn 1: Câu đầu.
Đoạn 2: Tiếp cho không phải là vườn!
Đoạn 3: Đoạn còn lại.
- Gọi 1 học sinh đọc đoạn 1
? Hỏi bé Thu rất thích điều gì? 
? Kể tên một số loài cây trong khu vườn nhà Thu?
? Mỗi loài cây có những nét gì đẹp?
GV ghi bảng các từ ngữ miêu tả các loài hoa: Quỳnh, ti gôn, cây đa, hoa giấy...
? Khi kể cho cháu nghe về các loài cây, ông đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
? Điều đó có tác dụng gì?
? Nêu ý 1?
? Thế giới thiên nhiên trong khu vườn là niềm tự hào của Thu. Nhưng vì sao niềm vui ấy chưa trọn vẹn? 
GV: Điều gì khiến cô bé Thu giải tỏa được sự ấm ức đó. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp phần 2.
Gọi một học sinh đọc phần còn lại
? Một buổi sớm chủ nhật đầu xuân Thu phát hiện điều gì?
? Chú chim, đáng yêu như thế nào?
? Vì sao điều này khiến Thu muốn báo ngay cho Hằng? 
? Khi thu gọi được bạn lên thì tình huống gì sẻ xảy ra?
? Nghe cháu cầu viện, ông của Thu trả lời như thế nào? 
? Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
? Rút ý 2?
? Em có n/xét gì về hai ông cháu bé Thu? 
? Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì?
? Hãy nêu nội dung chính của bài văn?
* Luyện đọc diễn cảm:
Hdẫn giọng đọc, ngắt nghỉ hơi, sửa phát âm
c.Hdẫn Hs đọc diễn cảm đoạn 3.
Gv đọc mẫu
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Chuẩn bị bài sau. Luyện tập thêm
Hs nghe,quan sát tranh
1Hs đọc toàn bài
Hs đọc nối tiếp đoạn
Hs đọc chú giải, giải nghĩa từ
- Ra ban công ngồi với ông, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
- Cây Quỳnh,Cây hoa Ty gôn, Cây đa ấn Độ 
+ Cây Quỳnh: lá đà, giữ được nước.
+ Cây hoa Ti gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu.
+ Cây hoa giấy bị vòi hoa Ti gôn quấn nhiều vòng
+ Cây hoa ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá....
- Nhân hoá, So sánh (yêu cầu học sinh lấy dẫn chứng)
+ Làm nổi bật thế giới thiên nhiên kỳ diệu, sự phong phú đa dạng đáng yêu của các loài cây.
ý 1: Sự phong phú, đa dạng, đáng yêu của các loài cây trong vườn nhà Thu.
- Vì cái hằng nhà dưới cho rằng “Ban công nhà thu chưa phải là vườn”
- Thu chưa biết tranh luận với Hằng như thế nào?
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn còn lại
- Một chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. 
- Nó săn, soi, mổ mổ mấy con sâu rồi thản nhiên 
rỉa cánh, hót lên mấy tiếng ríu rít.
- Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
- Con chim bé nhỏ xinh xắn đã bay đi mất.
- Một học sinh đọc câu trả lời của ông.
- Nghĩa đen.: Vùng đất nào yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim sẻ kéo về làm tổ trú ẩn.
- Nghĩa bóng khuyên mọi người tránh xa loạn lạc tìm đến nơi bình yên để sinh sống.
ý2: Tình yêu TN của hai ông cháu bé Thu.
- Hai ông cháu rất yêu TN, cây cối, chim chóc.
- Mỗi người phải yêu quý thiên nhiên làm đẹp môi trường sống xung quanh, 
ND: 
Tình cảm yêu quý thiện nhiên của 2 ông cháu
- 3 học sinh khá đọc nối tiếp. Cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- Học sinh đọc nhóm bàn.
- Thi đọc trước lớp.
Toán
Tiết 51: Luyện tập
I. Mục tiêu
 HS biết:
- Tính tổng nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất.
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân.
- Làm được các bài tập: Bài 1; bài 2(a,b); bài 3(cột 1) và bài 4. HS khá, giỏi làm được các phần lại của bài 2, bài 3. 
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
1, Kiểm tra bài cũ 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Tính.
- Nhận xét – cho điểm.
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Nhận xét- cho điểm.
Bài 3:
- Nhận xét.
Bài 4: (KG)
- Hướng dẫn HS phân tích đề.
- Gv hướng dẫn Hs còn lúng túng.
- Nhận xét bài làm của hs. 
3, Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu cách tính tổng của nhiều số.
- 1 HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 2 hs làm bảng lớp,Hs dưới lớp làm bảng con.
a, 15,32 b, 27,05
 + 41,69 + 9,38
 8,44 11,23
 65,45 47,66
- 1 HS nêu yêu cầu.
- 1 Hs nêu cách làm.
- 1 Hs làm bảng lớp (Phần a,b).
- Hs dưới lớp làm vở.
a, 4,68 + 6,03 + 3,97 = 4,68 + (6,03 + 3,97)
 = 4,68 + 10 = 14,68
b, 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 
 = (6,9 + 3,1) +(8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,6 = 18,6
c, 3,49 + 5,7 + 1,51 = ( 3,49 + 1,51 ) + 5,7
 = 5 + 5,7 = 10,7
d, 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 
 = ( 4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5)
 = 11 + 8 = 19
- 1 HS nêu yêu cầu, cách thực hiện.
- Hs làm vào phiếu.
3,6 + 5,8 > 8,9 ; 5,7 + 8,8 = 14,5 
7,56 0,08 + 0,4
- 1 HS đọc bài toán.
- 1 Hs giải vào giấy khổ to, Hs dưới lớp làm vở nháp.
Tóm Tắt:	 28,4m
Ngày đầu
 2,2m
Ngày thứ 2:
 ...m?
1,5 m
Ngày thứ 3:
 Bài Giải:
Ngày thứ hai dệt được số m vải là:
 28,4 + 2,2 = 30,6 (m )
Ngày thứ ba dệt được số m vải là:
 30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Cả ba ngày dệt được số m vải là.
 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số : 91,1 m
Chính tả (Nghe – viết)
Luật bảo vệ môi trường
I. Mục tiêu:
- HS viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
- Làm được bài tập 2(a). HS khá, giỏi làm được bài tập 3(a).
- GDHS nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường. 
* GDBVMT: - Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT.
- GD ý thức BVMT, không săn bắt các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra bài cũ 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hướng dẫn nghe, viết chính tả.
a, Trao đổi về nội dung bài viết:
+ Điều 3, khoản 3 trong Luật Bảo vệ môi trường có nội dung gì?
b, Hướng dẫn viết từ khó:
- Y/c HS tìm các tiếng khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Y/c HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được.
c, Viết chính tả:
- Hướng dẫn HS viết chính tả vào vở.
- GV đọc cho HS viết.
- GV quan sát- uốn nắn.
d, Soát lỗi, chấm bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi chính tả bài viết của mình.
- Gv thu chấm 10 bài, nhận xét.
2.2, Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài tập 2a:
- Tổ chức cho HS thi theo nhóm.
- Nhận xét- bổ xung.
- 2 HS đọc bài viết.
+ Điều 3 khoản 3 trong luật bảo vệ môi trường nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường.
- HS nêu các tiếng khó: môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên.
- HS nghe - viết bài.
- HS soát lỗi chính tả.
- 2 HS đọc y/c và nội dung bài tập.
- HS làm bài vào phiếu theo nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày.
 lắm – nắm
 lấm – nấm
 lương – nương
 lửa – nửa
thích lắm- cơm nắm; quá lắm – nắm tay; lắm điều – nắm cơm; lắm lời – nắm tóc.
lấm tấm- cái nấm; lấm lem – nấm rơm; lấm bùn – nấm đất; lấm mực- nấm đầu
lương thiện – nương rẫy; lương tâm – vạt nương; lương thiện – cô nương; lương thực – nương tay; lương bổng – nương dâu.
đốt lửa – một nửa; ngọn lửa- nửa vời ;
lửa đạn – nửa đời; ... 
Bài 3:
- HDHS khá, giỏi làm ở nhà.
- Nhận xét- bổ sung.
3, Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài, nhận xét giờ học.
- Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
+ Một số âm đầu n là: na ná, nai nịt, nài nỉ, nao nao, náo nức, nao nức, não nuộc, nắc nẻ, nắc nỏm, nắn nót, no nê, năng nổ, nao núng, nỉ non, nằng nặc, nôn nao, nết na, nắng nôi, nặng nề, nức nở, nấn ná, nõn nà, nâng niu, nem nép, nể nang, nền nã...
Tiếng Việt ( Thực hành)
Tập đọc
Luyện đọc diễn cảm
/ Mục tiêu – Rèn kĩ năng đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn một số bài văn, bài thơ đã học,
nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. 
	- GD HS yêu thích môn học, 	
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
a- Giới thiệu bài:
b- Luyện đọc một số bài:
 * Bài Sắc màu em 
 1) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật trong bài thơ? Nó có tác dụng gì?
2) Hãy nêu giọng đọc toàn bài 
 3) - Thi đọc diễn cảm
-GV cho điểm.
* Bài Tiếng đàn ba – la – lai – ca trên sông Đà
1) Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào nổi bật trong bài thơ? Nó có tác dụng gì?
2) Hãy nêu giọng đọc toàn bài 
3) - Thi đọc diễn cảm
-GV cho điểm.
* Bài Đất Cà Mau ;....
Tiến hành tương tự như trên.
c-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục rèn đọc diễn cảm, chuẩn bị bài sau Mùa thảo quả
+ ....Biện pháp điệp ngữ. Từ lặp lại Em yêu;
Có tác dụng nhấn mạnh tình yêu của bạn nhỏ đối với quê hương đất nước
+ HS nêu
+ Toàn bài thơ đọc giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Khổ cuối đọc giọng tha thiết.
+ Nhấn giọng các từ ngữ : Em yêu và các từ chỉ màu sắc.
+ HS thi đọc 
+ ....biện pháp nhân hóa: công trường say ng...ủ; tháp khoan ngẫm nghĩ; xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ, biển nằm bỡ ngỡ...; sông Đà chia ánh sáng....
Có tác dụng làm cho vật, cảnh trở nên gần gũi với con người; đặc biệt hình ảnh biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên cho chúng ta thấy biển có râm trạng như con người, ngạc nhiên vì sự xuất hiện kì lạ của mình giữa cao nguyên
+ Toàn bài thơ đọc với giọng chậm rãi ngân nga, thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn trong đêm trăng, ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện sông Đà, mơ tưởng về tương lai tốt đẹp
+ Nhấn giọng ở các từ ngữ: ngón tay đan, cả công trường , nhô lên, sóng vai nhau, ngân nga.....
+HS thi đọc
- Láng nghe, ghi nhớ.
KĨ THUẬT: 
Tiết 11: Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống
I. Mục tiêu:
- HS nêu được tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu và ăn uống.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Biết liên hệ, vận dụng kiến thức đã học để giúp gia đình.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh minh hoạ bài học
- Phiếu đánh giá học tập
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Bài cũ:( 3’’)
- Gọi HS nêu cách bày dọn bữa ăn trong gia đình
2. Bài mới (30’):
a) Giới thiệu bài: Ghi tựa bài	
b) Phát triển các hoạt động: 
*	Hoạt động 1(12’): Tìm hiểu mục đích và cách thực hiện các công việc Chuẩn bị bài sau rửa dụng cụ nấu và ăn uống.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu những mục đích và công việc được thực hiện khi rửa dụng cụ nấu và ăn uống
- Hướng dẫn HS quan sát hình 1 SGK  ... cây; Khai thác gỗ.
- Các việc của hoạt động trồng và bảo vệ rừng là: Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng...
- HS Nhắc lại, lớp nghe khắc sâu KT.
Làm việc nhóm đôi, lớp.
+ Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi/ SGK.
+ HS thảo luận và TLCH.
+ Trình bày.
+ Bổ sung.
- HS đọc bảng số liệu và nêu.
+ Bảng thống kê diện tích rừng vào các năm 1980, 1995, 2004.
* Năm 1980: 10,6 triệu ha.
* Năm 1995: 9,3 triệu ha.
* Năm 2005: 12,2 triệu ha Từ 1980 đến + Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha. Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức.
+ Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích rừng nước ta tăng thêm được 2,9 triệu ha. Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân thực hiện tốt.
+ Các hoạt động trồng rừng, khai thác rừng diễn ra chủ yếu ở vùng núi, một phần ven biển.
+ Vùng núi là vùng dân cư thưa vì vậy:
* Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, trộm gỗ và lâm sản cũng khó phát hiện.
* Hoạt động trồng rừng, bảo vệ rừng thiếu nhân công lao động.1995: diện tích rừng giảm do khai thác bừa bãi, quá mức.
- HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu KT.
+ Quan sát lược đồ (hình 2 và trả lời câu hỏi/ SGK).
+ Trình bày kết quả, chỉ trên bản đồ những nơi còn nhiều rừng, điểm chế biến gỗ.
Làm việc nhóm, lớp.
- Bao gồm đánh bắt và nuôi trồng. Phân bố ở nơi có nhiều sông, hồ và ven biển.
- Cá, tôm, cua, ốc, mực, trai, nghêu, sò, hến, tảo,
+ Quan sát biểu đồ/ 87 và trả lời câu hỏi.
+ Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm.
+ Trục ngang thể hiện thời gian, tính theo năm.
+ Trục dọc của biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản, theo đơn vị là nghìn tấn.
+ Các cột màu đỏ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác được.
+ Các cột màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được.
- Mỗi nhóm 4 HS phân tích lược đồ và làm các bài tập. Trình bày kết quả và chỉ bản đồ các vùng đánh bắt nhiều cá tôm, các vùng nuôi trồng thủy sản.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS nhắc lại, lớp nghe khắc sâu KT.
+ Đọc ghi nhớ/ 87.
Toán
Tiết 55: Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
I. Mục tiêu
- HS biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- Biết giải toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. 
II. Đồ dùng: Bảng phụ
III Các hoạt động dạy học 
1, Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2, Bài mới
2.1, Giới thiệu bài
2.2, Hình thành quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên:
a, Ví dụ 1:
- Phân tích ví dụ.
- Y/c HS tóm tắt.
- Hướng dẫn HS giải.
+ Muốn tính chu vi hình tam giác có ba cạnh bằng nhau ta làm như thế nào?
- Hướng dẫn HS đổi ra đơn vị đo nhỏ hơn để có phép nhân hai số tự nhiên.
- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính.
 1,2
 3 
 3 ,6(m)
+ Em hãy nêu cách thực hiện phép nhân trên?
b, Ví dụ 2:
- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính
* Y/c HS nhận xét cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
* Kết luận ( sgk)
2.3, Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- 2 Hs làm bảng lớp .
- Hs dưới lớp làm vào vở.
- Nhận xét- bổ sung.
Bài 2: HD HS khá, giỏi làm ở nhà
Bài 3:
- Hướng dẫn HS phân tích đề, tóm tắt bài toán.
- Gv nhận xét – bổ sung.
3, Củng cố, dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc ví dụ.
 Tóm tắt:
 a = 1,2 m
 P = ? m
+ Ta lấy số đo một cạnh nhân với 3.
- HS đổi và tính kết quả.
- HS quan sát.
+ Thực hiện phép nhân như với số tự nhiên.
+ Phần thập phân của số 1,2 có một chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ở tích ra một chữ số kể từ phải sang trái.
+ HS đặt tính và tính:
 0,46
 12
 92
 46
 5,52
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm.
a, 2,5 b, 4,18 c, 0,256
 7 5 8
 17,5 20,9 2,048
d, 6,8
 15
 340
 68
 102,0
Thừa số
3,18
8,07
2,389
Thừa số
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,89
- 1 HS đọc đề.
Tóm tắt:
1 giờ : 42,6 km
4 giờ:....? km
- 1 Hs tóm tắt và giải bảng lớp.
- Hs dưới lớp làm vào vở.
 Bài giải 
Trong 4 giờ ô tô đi được quãng đường là.
 42,6 4 = 170,4 ( km )
 Đáp số: 170,4 km.
Khoa học
Tiết 22: Tre, mây, song
I. Mục tiêu: Giúp học sinh có khả năng:
 - Kể tên một số đồ dùng làm từ tre mây song .
	-	Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
	- Quan sát,nhận biết một số đồ dùng làm từ tre , mây song và cách bảo quản chúng .
* GDBVMT : Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường nơi mình sống luôn xanh sạch, đẹp.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh, ảnh sgk trang 46, 4
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới:	
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Hoạt động 1: Làm việc với sách.
-GV nêu câu hỏicho HS tả lời để hoàn chỉnh bảng sau 
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Đọc sgk- thảo luận nhóm- trình bày.
- Nhận xét, cho điểm.
2.3. Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
Thảo luận đưa ra những kết luận.
- Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét.
Hoàn thành bảng sau:
Tre
Mây, song
Đặc điểm
- Cây mọc đứng cao khoảng 10- 15 m, thân rỗng, nhiều đốt.
- Cứng, có tính đàn hồi
- Cây leo, thân gỗ, dài, không phân nhánh, hình trụ 
Công dụng
- Làm nhà, đồ dùng trong gia đình 
- Đan lát, làm đồ mĩ nghệ.
- Làm dâu buộc bè, làm bàn, ghế.
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu
4
5
6
7
- Đòn gánh, ống đựng nước
- Bộ bàn ghế tiếp khách
- Các loại rổ, rá 
- Tủ, giá để đồ.
- Ghế
- Tre, ống tre.
- Mây, song.
- Tre, mây.
- Mây, song.
? Kể thêm 1 số đồ dùng mà em biết làm bằng tre, song.
? Nêu cách bảo quản có trong nhà em.
	4. Củng cố- dặn dò:
- Hệ thống bài.
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau Sắt, gang, thép.
Toán (Thực hành)
Luyện tập chung
I.Mục tiêu : Giúp học sinh :
- Biết trừ thành thạo số thập phân.
- Giải các bài toán có liên quan đến trừ số thập phân.
- Giúp HS chăm chỉ học tập. 
II.Chuẩn bị :
- Hệ thống bài tập
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- Cho HS làm các bài tập, chữa từng bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài tập1: Đặt tính rồi tính :
 a)70,75 – 45,68 b) 86 – 54,26
 c) 453,8 – 208,47
Bài tập 2 : Tìm x : 
 a) 5,78 + x = 8,26
b) 23,75 – x = 16,042
Bài tập 3 
Thùng thứ nhất có 28,6 lít dầu, thùng thứ hai có 25,4 lít dầu. Thùng thứ ba có số dầu bằng trung bình cộng số dầu ở 2 thùng kia. Hỏi cả 3 thùng có bao nhiêu lít dầu? 
Bài tập 4: (HSKG)
Cho 2 số có hiệu là 26,4. Số bé là 16. Tìm số lớn
4.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
- HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- HS lên lần lượt chữa từng bài
Đáp án :
a) 24,89 b) 31,74
c) 245,33
Bài giải :
a) 5,78 + x = 8,26
 x = 8,26 – 5,78
 x = 2,48
b) 23,75 – x = 16,042
 x = 23,75 - 16,042 
 x = 7,708
Bài giải :
Thùng thứ ba có số lít dầu là:
 (28,6 + 25,4) : 2 = 27 (lít)
Cả 3 thùng có số lít dầu là:
 28,6 + 25,4 + 27 = 81 (lít)
 Đáp số: 81 lít. 
Bài giải :
 Giá trị của số lớn là :
 26,4 + 16 = 42,4
 Đáp số : 42,4
- HS lắng nghe và thực hiện.
Tiếng Việt ( Thực hành)
 Luyện tập làm đơn
I / Mục tiêu
1 / Củng cố kiến thức về cách viết đơn .
 2 / Viết được 1 lá đơn ( xin học lớp năng khiếu ) đúng thể thức ngắn gọn , rõ ràng , thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết .
 * Giáo dục kĩ năng sống :
 -Giáo dục HS tính sáng tạo, kiên trì.
II / Đồ dùng dạy học : 
 -GV : Bảng phụ kẻ sẵn mẫu đơn .
 -HS : SGK,vở ghi
III / Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I) Ổn định : KT sĩ số HS
II) / Kiểm tra bài cũ : 
GV kiểm tra việc chữa bài của học sinh .
III) / Bài mới :
1 / Giới thiệu bài : Tiết học tập làm văn tuần 6, các em đã luyện tập viết đơn xin tham gia đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam .Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập viết đơn xin học một môn năng khiếu trong dịp hè.
2 / Hướng dẫn viết đơn :
-GV ghi đề bài . 
Đề bài: Trong dịp hè , Câu lạc bộ Thanh niên cố tổ chức các lớp năng khiếu mĩ thuật, võ thuật, âm nhạc.Em hãy viết đơn xin học một trong những lớp năng khiếu đó.
+ Cho HS đọc lại đề bài
+ Dựa vào yêu cầu của đề bài em chọn môn năng khiếu mà em thích để xây dựng 1 lá đơn .
-GV hướng dẫn :
(GV treo bảng phụ đã được kẻ sẵn mẫu đơn ,
-GV nhắc thêm học sinh cách trình bày lý do viết đơn ( trình bày môn đó được mình yêu thích như thế nào, có năng khiếu ra sao ) sao cho gọn , rõ , có sức thuyết phục 
3/ Cho HS viết đơn :
-Cho HS trình bày lá đơn .
-GV nhận xét nội dung và cách trình bày lá đơn 
IV/ Củng cố , dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học .
-Về nhà hoàn thiện lá đơn viết lại vào vở . 
-Về nhà tập viết thêm vào 1 số mẫu đơn khác đã học 
-Chuẩn bị bài tiết học sau : Cấu tạo của bài văn tả người .
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-1 HS đọc to mẫu đơn . Cả lớp quan sát mẫu đơn .
-HS lắng nghe.
-HS làm bài vào vở.
-HS lần lượt đọc đơn , lớp nhận xét .
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
	SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 10
I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 24.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì SS lớp tốt.
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 : khá tốt.
-Tham gia thi HS giỏi cấp trường khá nghiêm túc.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 * Hoạt động khác:
- Thực hiện phong trào nuôi heo đất khá đều đặn.
- Đóng kế hoạch nhỏ của trường và của sở đề ra chưa dứt điểm. 
III. Kế hoạch tuần 11:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 11.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
- Tiếp tục thực hiện trang trí lớp học.
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Tổ duyệt BGH duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5TUAN 11ca ngay day duchi tiet.doc