Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 1

Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 1

I - Mục đích- Yêu cầu:

- Đọc trôi chảy lưu loát bức thư của bác Hồ, đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.

- Học sinh hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy , yêu bạn, chăm học sau này xây dựng đất nước.

- Giáo dục học sinh kính yêu Bác Hồ và làm theo lời Bác dạy.

II - Chuẩn bị

 - GV : - Tranh ảnh minh họa bài học.

 - Bảng phụ viết những câu cần luyện đọc.

III - Các hoạt động dạy – học

 

doc 34 trang Người đăng huong21 Lượt xem 889Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ-Ngày
Môn
Tiết 
Bài dạy
Thứ hai 
15.1.07
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Khoa học
19
19
37
90
37
Em yêu quê hương
Người công dân số Một
Diện tích hình thang
Dung dịch
Thứ ba
16.1.07
Thể dục
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
37
92
37
19
19
Aûtò chơi “Lò cò tiếp sức” và “Đua ngựa”
Luyện tập 
Luyện tập tả người (Dựng đoạn)
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta
Thứ tư
17.1.07
Tập đọc
Toán
LTVC
Địa lí
Mĩ thuật
38
93
37
19
19
Người công dân số Một
Luyện tập chung 
Câu ghép
Châu Á
Vẽ tranh: Đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân
Thứ năm
18.1.07
Thể dục
Toán
Chính tả
Khoa học
Âm nhạc
38
94
19
38
19
Tung và bắt bóng- Trò chơi “Bóng chuyền sáu”
Hình tròn. Đường tròn
 Nghe – viết : Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực 
Sự biến đổi hoá học
Học hát: Bài Hát mừng (dân ca Hrê Tây Nguyên)
Thứ sáu
19.1.07
TLV
Toán
Kể chuyện
LTVC
HĐTT
38
95
19
38
19
Luyện tập tả người (Dựng đoạn kết bài)
Chu vi hình tròn
Chiếc đồng hồ
Cách nối các vế câu ghép
Thứ hai ngày .. tháng 9 năm 2007
TẬP ĐỌC TIẾT 1 Thư gửi các học sinh
I - Mục đích- Yêu cầu:
- Đọc trôi chảy lưu loát bức thư của bác Hồ, đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
- Học sinh hiểu các từ ngữ trong bài, hiểu nội dung bức thư : Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy , yêu bạn, chăm học sau này xây dựng đất nước.
- Giáo dục học sinh kính yêu Bác Hồ và làm theo lời Bác dạy.
II - Chuẩn bị
 - GV : - Tranh ảnh minh họa bài học.
 - Bảng phụ viết những câu cần luyện đọc.
III - Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2 Bài mới
 Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng.
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc 
-3	Chia đoạn:
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến nghĩ sao.
+ Đoạn 2: Đoạn còn lại.
- GV kết hợp giải nghĩa thêm từ khó, sửa lỗi về đọc cho HS; hướng dẫn đọc trôi chảy các tên riêng, câu hỏi ; nhắc HS nghỉ hơi đúng .
- Đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- HS thảo luận nhóm -> đại diện nhóm trả lời 3 câu hỏi trong SGK.
H. Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
H. Sau Cách mạng Tháng tám nhiệm vụ toàn dân là phải làm gì”?
H- Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
 Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS nhận xét để tìm ra giọng đọc diễn cảm bài văn: Giọng đọc trang trọng, phấn khởi, tự tin.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2
- GV đọc mẫu.
- Gv lắng nghe sửa sai.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS học thuộc lòng
- GV giao nhiệm vụ. 
- Đọc nhấn giọng các từ ngữ: xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn.
H: Nội dung chính của bài ?
- Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng học sinh sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông , xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
4 - Củng cố – Dặn dò 
Gọi 1 em đọc diễn cảm toàn bài. 
Gv nhận xét tiết học
Về nhà tiếp tục học thuộc những câu văn đã chỉ định.
Đọc trước bài văn : Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- Học sinh nhắc đề bài.
- 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn .( 2 lượt bài)
 - Đọc thầm phần chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1học sinh đọc cả bài.
Học sinh đọc câu hỏi ở SGK
- Học sinh đọc đoạn 1
 - Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, ngày khai trường ở Nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực Dân pháp đô hộ .
- Từ ngày khai trường này các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt nam
- Một học sinh đọc đoạn 2
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
- Học sinh phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Học sinh nghe.
Luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp.
Học sinh khác nghe nhận xét.
Thi đua đọc diễn cảm.
- Học sinh học thuộc những câu văn đã chỉ định.(từ sau 80 năm trời nô lệ đến một phần lớn ở công học tập của các em).
- Vài học sinh nhắc lại nội dung chính 
HS đọc bài.
Theo dõi.
KHOA HỌC 
SỰ SINH SẢN
 I/Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra, và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản
- Giáo dục học sinh biết yêu quý bố mẹ.
II/ Đồ dùng dạy học:
-	Hình vẽ trong SGK
-	Xem trước bài học
III/ Hoạt động giảng dạy:
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2/ Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/ Bài mới: GTB - Ghi đề .
 Hoạt động 1 Trò chơi “Bé là con ai” 
*Mục tiêu:
- Học sinh nhận ra mỗi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi
Mỗi học sinh sẽ được phát một phiếu .Nếu ai nhận được phiếu có hình em bé ,sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ cvủa em bé đó.Ngược lại,ai nhận được phiếu có hình của bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình.
_ Ai tìm được đúng hình (trước thời gian quy định là thắng, ngược lại ai hết thời gian quy định mà vẫn chưa tìm được là thua)
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm trửơng báo cáovề việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm 
Bước 2: GV tổ chức cho học sinh chơi theo hướng dẫn trên Gv thep dõi và nhắc nhở
Bước 3: Kết thúc trò chơi
Sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc, GV nêu một số câu hỏi .
- Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
- Qua trò chơi chúng ta rút ra được điều gì?
Kết luận :Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh rà có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình
Hoạt động 2: LÀM VIỆC VỚI SGK
* Mục tiêu:
- HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV hướng dẫn học sinh quan sát các hình 1,2,3 SGK và đọc lời thoại của các nhân vật trong hình.
Tiếp theo hướng dẫn học sinh liên hệ đến gia đình mình.
Bước 2: Làm việc theo nhómvới các nội dung sau:
Gia đình bạn gồm có những ai ?
Hãy nêu ý nghĩa của sự sinh sản đối với dòng họ ?
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo hướng dẫn của GV. 
- GV yêu cầu các nhóm lên ghi lên bảng các ý kiến của mình.
Bước 3: Trình bày và đánh giá
- GV yêu cầu HS mở sgk/53 ra đối chiếu
- GV nhận xét và khen nhóm có kết quả đúng
- GV chốt ývà kết luận như mục Bạn cần biết ở SGK:
Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng ho ïđược duy trì kế tiếp nhau.
4/ Củng cố và dặn dò:
- 2 học sinh nhắc lại mục bạn cần biết.
- Chuẩn bị bài 2.
- Học sinh nhắc lại đề.
- Học sinh lắng nghe.
- 
- Học sinh chơi.
- Học sinh trả lời.
-Vì những em bé đó có những đặc điểm giống bố mẹ.
- Học sinh tự trả lời.
- 2 học sinh nhắc lại kết luận.
- HS quan sát và làm theo
Học sinh làm việc theo nhóm
- Các nhóm trình bày 
2 em nhắc lại.
________________________________
ĐẠO ĐỨC:
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( Tiết 1)
I - Mục tiêu :
 Sau bài học HS b iết :
- Vị thế của học sinh lớp năm so với các lớp trước.
- Bước đầu có kĩ năng nhận thức kĩ năng đặt mục tiêu .
- Vui và tự hào khi là học sinh lớp năm, có ý thức học tập và rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp năm.
II/Chuẩn bị:Tranh ,ảnh SGK
 III-Hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2/Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3/Bài mới : GTB_ ghi đề 
Khởi động :Hát tập thể bài hát : Em yêu trường em 
Hoạt động 1 :Quan sát và thảo luận
* mục tiêu:Học sinh thấy được vị thế mới của học sinh lớp 5.
* cách tiến hành:
 - Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát từng tranh, ảnh trong SGK và thảo luận trước lớp theo câu hỏi sau:
Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên?
Học sinh lớp 5 có gì khác so với học sinh các khối lớp khác?
Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5?
- HS thảo luận cả lớp
- Gv kết luận: Năm nay các em đã được lên lớp 5. Lớp năm la ølớp lớn nhất trong tường .Vì vậy, học sinh lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để các em ở các khối lớp khác noi theo.
 Hoạt động 2 :Làm bài tập 1 SGK
* Mục tiêu: Giúp học simh xác định được những nhiệm vụ của học sinh lớp 5.
* Cách tiến hành:
Gv nêu yêu cầu bài tập 1
 Thảo luận theo nhóm đôi ( Bài tập 1 SGK )
- Nêu yêu cầu bài tập .
GV kết luận: các điểm a,b,c,d,e, trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của học sinh lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
Bây giờ chúng ta hãy liên hệ xem chúng ta đã làm được những việc gì, những gì còn cố gắng hơn.
- Hoạt động 3 :Tự liên hệ (bài tập 2,3)
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự nhận thức về bản thân và có ý thức về học tập rèn luyện dể xứng đáng là học sinh lớp 5.
* Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu tự liên hệ .
- GV mời học sinh tự liên hệ trước lớp.
* GV kết luận: Các em cần cố phát huy những điểm mà mìmh đã thực hiện tốt và khắc phục những điểm còn thiếu sót để xứng đáng là học sinh lớp 5.
IV/ Củng cố _dặn dò:
Học sinh lớp năm cần phải làm gì?
Bạn cảm thấy như thế nào khi là học sinh lớp 5?
- Bạn đã thực hiện được những gì trong chương trình rèn luyện đội viên?
- Về nhà lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này.
Sưu tầm các bài thơ bài hát, nói về học s ... n đã chuẩn bị được.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + khen những HS quan sát chính xác, cách diễn đạt độc đáo, cách trình bày rõ ràng, biết lập dàn ý.
3/Củng cố dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở, tập dàn ý tả một HS đã chọn.
-Chuẩn bị cho tiết làm văn tới.
-1 HS nhắc lại.
 -1 HS phân tích cấu tạo bài Nắng trưa: gồm 3 phần 
- HS lắng nghe. 
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm yêu cầu + đoạn văn .
- HS nhận việc .
- HS làm bài cá nhân hoặc nhóm.
- Các cá nhân hoặc đại diện nhóm lên trình bày.
- Lớp nhận xét.
]
-HS dùng vết chì gạch dưới các chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- HS nhận việc.
- HS quan sát tranh ảnh.
- HS có thể đem nội dung mình đã quan sát được ở nhà sắp xếp lại, có thể ghi lại những gí đã quan sát được và lập dàn ý.
- Một số em trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Thực hiện chuyển tiết
CHÍNH TẢ
NGHE - VIẾT :Việt Nam thân yêu
Quy tắc viết c/k, g/gh, ng/ngh
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
 1 - Nghe- viết đúng, trình bày đúng đoạn thơ của Nguyễn Đình Thi.
 2 - Nắm vững quy tắc viết chính tả với c/k, g/gh, ng/ngh.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
2/Bài mới:
. Giới thiệu bài – Ghi đề.
. HĐ1 :Hướng dẫn học sinh nghe viết
GV đọc toàn bài một lượt.
- GV đọc thong thả, rõ ràng, với giọng thiết tha, tự hào.
- Giới thiệu nội dung chính của bài chính tả. Bài thơ nói lên niềm tự hào của tác giả về truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Bài thơ còn ca ngợi đất nước Việt nam tươi đẹp.
- Luyện viết những từ HS dễ viết sai: Dập dờn, Trường sơn, Nhuộm bùn.
-Nhắc học sinh quan sát cách trình bày bài thơ theo thể lục bát .
HĐ2: GV đọc cho HS viết.
- GV nhắc HS về tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng dòng cho HS viết.Mỗi dòng thơ đọc 1 đến 2 lượt
- Uốn nắn, nhắc nhở những HS ngồi viết sai tư thế .
HĐ3: Chấm, chữa bài.
- GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi.
- GV chấm 5 đến 7 bài .
- GV nhận xét chng về ưu,khuyết điểm của các bài chính tả đã chấm.
3.làm bài tập chính tả.
HĐ4Hướng dẫn HS làm BT 2.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc các em có ba việc như sau.
* 1 là : Chọn tiếng bắt đấu bằng ng hoặc ngh để điền vào chỗ nghi số 1 trong bài văn sao cho đúng. 
*2 là: Chọn tiếng bắt đấu bằng g hoặc gh để điền vào chỗ nghi số 2 trong bài văn .
*3 là: Chọn tiếng bắt đấu bằng c hoặc k để điền vào chỗ nghi số 3.
-Tổ chức cho HS làm bài:
* GV gián BT2 lên bảng, chia nhóm , đặt tên nhóm.
*GV giao cách chơi :Mỗi nhóm 3 em, 3 em trong nhóm nối tiếp nhau, mỗi em điền 1 con số đã nghi sao cho đúng, lần lượt như vậy cho đến hết bài. Thời gian tính từ khi có lệnh.
-Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Thứ tự các số 1 được điền như sau: ngày ,ngát ,ngữ,nghỉ, ngày
* Thứ tự các số 2 được điền như sau: ghi , gái.
* Thứ tự các số 3 được điền như sau:có, của, của, kiên, kỉ.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3.
- GV giao việc : Các em có 3 việc cụ thể :
*1 là: phải chỉ rõ đứng trước i, e, ê, thì phải viết k hay c ? 
*2 là: Đứng trước i, e, ê phải viết g hay ng?
*3 là: Đứng trước i, e, ê phải viết ng hay ngh.?
- Tổ chức cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
* Đứng trước i, e, ê viết là k. Đứng trước các âm còn lại là c.
* Đứng trước i, e, ê viết là gh. Đứng trước các âm còn lai là g.
*Đứng trước i, e, ê viết là ngh. Đứng trước các âm còn lai là ng.
4.Củng cố- dặn dò.
- GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu những HS làm sai bài tập, nhớ về nhà làm lại.
- Dặn HS chuẩn bị bài cho tiết học sau.
- HS nhắc lại đề.
- HS lắng nghe cách đọc.
- Chú ý nội dung chính tả.
-Luyên viết những chữ dễ viết sai.
-Quan sát cách trình bày bài thơ.
-HS viết chính tả.
- HS tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
-Từng cặp HS đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
-1 HS đọc to, cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS nhận việc.
- Cho HS làm bài tập theo hình thức trò chơi tiếp sức .GV cho 3 nhóm lên thi.
- 3 nhóm lên thi tiếp sức.
- Cả lớp quan sát, nhận xét kết quả của ba nhóm.
-1 HS chép lờì giải đúng .
-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe GV giao việc.
- HS làm bài cá nhân.
- HS chép lời giải đúng vào VBT.
Lắng nghe.
Theo dõi.
Chuyển tiết.
TOÁN
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I /Mục tiêu :
- Học sinh nhận biết các phân số thập phân .
- Nhận ra được cĩ một số phân số cĩ thể viết thành phân số thập phân ; biết cách chuyển các phân số đĩ thành phân số thập phân .
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Bài cũ : Nêu cách so sánh phân số với đơn vị?
Nêu cách so sánh hai phân số cĩ cùng tử số ?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm .
2/Bài mới :
 Giới thiệu bài – Ghi đề .
Hoạt động 1 :Giới thiệu phân số thập phân
Giáo viên nêu và viết lên bảng các phân số
H:Các phân số trên cĩ mẫu số là bao nhiêu ?
Các phân số cĩ mẫu số là : 0 ;100 ;1000 là phân số thập phân.
GV nêu và viết lên bảng phân số 
H: Hãy tìm phân sĩ thập phân bằng phân số ?
Chẳng hạn :
Làm tương tự với ..
Hướng dẫn học sinh nhận ra ; Cĩ một phân số cĩ thể viết thành phân số thập phân.
H;Muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta làm thế nào ?
Hoạt động 2: Thực hành :
Bài 1: Cho học sinh tự nêu cách đọc phân số thập phân.
Chín phần mười .
Hai mốt phần một trăm .
Sáu trăn hai lăm phần một nghìn 
Hai nghín khơng trăm linh năm phần mười nghìn
Bài 2:Cho học sinh viết các số thập phân để được :.
Bài 3 :Cho học sinh nêu các phân số thập phân đĩ là các phân số :
Bài 4:Học sinh làm nhĩm đơi 
GV chữa bài 
Kết quả là :a) b) 
 c) d)
3/Củng cố - dặn dị :
Chấm bài nhận xét .
Chuẩn bị bài sau 
- 2 học sinh trả lời.
- Học sinh nhắc lại đề .
- Mẫu số là :10; 100 ; 1000..
- Vài học sinh nhắc lại
Nhân tử số và mẫu số của phân số đĩ với 2.
- Tìm một số nhân với mẫu số để cĩ 10 ;100 ;1000 . rồi nhân cả tử số và mẫu số với số đĩ để được phân số thập phân.
- 4 học sinh đọc 4 phân số
- Học sinh làm vào vở
- Học sinh nêu
- Học sinh làm bài 
- Các nhĩm trình bày bài của mình
Theo dõi, thực hiện chuyển tiết.
__________________________________________
KỸ THUẬT
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (Tiết 2)
I.Mục tiêu: HS Cần phải
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy định, đúng kĩ thuật.
- Học sinh thực hành trên vải.
- Rèn luyện tính cẩn thận
II.Chuẩn bị:
- Mẫu đính khuy hai lỗ .
- Một số sản phậm may mặc có đính khuy hai lỗ.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2/ Bài cũ: Học sinh nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ.
GV nhận xét.
3/Bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu bài, ghi bảng.
+ Hoạt động 1 : Học sinh thực hành
GV nhắc lại các bước đính khuy 2 lỗ
- Gv đưa mẫu hình 1a
Em hãy quan sát hình 1avà nê nhận xét về đặc điểm hình dạng của khuy hai lỗ?
Quan sát hình 1b, em có nhận xét gì về đường khâu trên khuy hai lỗ?
* Khuy hay còn gọi là cúc áo hoặc nút được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như : nhựa, gỗ, traiVới nhiều màu sắc
, kích thước, hình dạng khác nhau .Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải. Trên hai nẹp áo,vị trí của khuy gang bằng với vị trí của lỗ khuyết . Khuy được cài qua khuyết để gài hai nẹp của sản phẩm vào nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
GV làm mẫu cho học sinh quan sát.
Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy?
Gv thực hiện một số thao tác 
GV theo dõi giúp đỡ thêm .
4/ Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
Chuẩn bị tiết 3 : Trình bày sản phẩm
An, Đạt.
-Vài học sinh nhắc lại đề.
- Học sinh quan sát mẫu.
- Học sinh nêu.
- HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc
.
- Học sinh đọc nội dung mục 2
- Học sinh nêu:
- Vạch dấu các điểm đính khuy
 Đính khuy vào các điểm vạch dấu
- Học sinh quan sát.
- Học sinh thực hành.
Lắng nghe, chuyển tiết.
	_________________________________________
 SINH HOẠT TUẦN 1
 I/ Mục đích yêu cầu:
- Học sinh nhận ra ưu điểm và khuyết điểm của bản thân và cả lớp trong tuần .
- Có hướng phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm để tiến bộ.
- Học sinh có tinh thần phê và tự phê bình , dũng cảm nhận lỗi để tiến bộ
II Hoạt động lên lớp:
A/ Nhận xét cuối tuần:
Ưu điểm
Đa số học sinh đi học chuyên cần ,đúng giờ
Đị dùng học tập đầy đủ 
Có tinh thần học tập , tự giác trong học tập, làm bài học bài đầy đủ.
Trong lớp chú ý nghe giảng , biết giúp đỡ nhau trog học tập.
Giữ gìn vệ sinh cá nhân ,vệ sinh trường lớp tốt .
Việc rèn chữ viết có tiến bộ , có nhiều cố gắng .
Thực hiện tốt an toàn khi tham gia giao thông.
Tồn tại
Vẫn còn trường hợp quên sách vở và dụng cụ học tậ: Mạnh, Dũng , Thành
Còn một số học sinh chưa thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh , còn lười học( Tuấn, Thành)
Một số học sinh quá yếu quên kiến thức cũ
Chữ viết còn xấu , cẩu thả .
B/ PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 2
Đi học đúng giờ, chuyên cần, không có trường hợp bỏ học không có lí do.
Chú ý rèn chữ viết ngay trong lúc viết bài , làm bài .
Trong lớp chú ý nghe giảng , không làm việc riêng.
Học mới kết hợp ôn cũ , đặc biệt là phải học thuộc bảng cửu chương.
Đóng các khoản tiền đầu năm.
Bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông . 
________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1.doc