I. MỤC TIÊU
Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục, học động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi Ai nhanh và khéo hơn .
Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô. Chơi nhiệt tình , chủ động, an toàn.
Tính khéo léo, ý thức kỉ luật.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
1. Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh sân bãi, đảm bảo an toàn tập luyện.
2. Phương tiện : Còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Thứ-Ngày Môn Tiết Bài dạy Thứ hai 27.11. 06 Chào cờ Đạo đức Tập đọc Toán Khoa học 13 13 25 61 25 Kính già yêu trẻ (T2) Người gác rừng tí hon Luyện tập chung Nhôm Thứ ba 28.11. 06 Thể dục Toán TLV Lịch sử Kĩ thuật 25 62 25 13 13 Động tác thăng bằng. Trò chơi“Ai nhanh và khéo hơn” Luyện tập chung Luyện tập tả người ( Tả ngoại hình ) “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước” Thêu dấu nhân (tiết 3) Thứ tư 29.11. 06 Tập đọc Toán LTVC Địa lí Mĩ thuật 26 63 25 13 13 Ôn tập Chia một số thập phân cho một số tự nhiên Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường Công nghiệp (tt) Tập nặn tạo dáng_ nặn dáng người Thứ năm 30.11. 06 Thể dục Toán Chính tả Khoa học Âm nhạc 26 64 13 26 13 Động tác nhảy. Trò chơi “chạy nhanh theo số” Luyện tập Phân biệt âm đầu s – x âm cuối t - c Đá vôi Ôn tập bài hát: Ước mơ_ Tập đọc nhạc: TĐN số 4 Thứ sáu 01.12. 06 TLV Toán Kể chuyện LTVC HĐTT 26 65 13 26 13 Luyện tập tả người ( Tả ngoại hình ) Chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Luyện tập quan hệ từ Thứ hai ngày 27 tháng 11 năm 2006 Nghỉ chế độ công đoàn Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2006 Thể dục Tiết 25 ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG TRÒ CHƠI “AI NHANH VÀ KHÉO HƠN” I. MỤC TIÊU Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục, học động tác thăng bằng của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi Ai nhanh và khéo hơn . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đúng nhịp hô. Chơi nhiệt tình , chủ động, an toàn. Tính khéo léo, ý thức kỉ luật. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 1. Địa điểm : Sân trường. Vệ sinh sân bãi, đảm bảo an toàn tập luyện. 2. Phương tiện : Còi, kẻ sân cho trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Nội dung và phương pháp lên lớp Định lượng Hình thức tổ chức 1. phần mở đầu Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. Chạy chậm trên địa hình tự nhiên quanh sân tập . Chơi trò chơi tự chọn (làm theo hiêïu lệnh). Khởi động các khớp. 2. Phần cơ bản a) Ôn 5 động tác TD đã học GV nhắc nhở HS những yêu cầu cần chú ý của từng động tác, sau đó cho HS tập luyện đồng loạt cả lớp do cán sự lớp điều khiển. b) Học động tác thăng bằng. GV nêu tên, làm mẫu động tác: + Lần 1: làm mẫu toàn bộ động tác. + Lần 2: vừa phân tích vừa làm mẫu chậm. GV hô nhịp cho HS tập, sau mỗi lần tập GV nhận xét, sửa chữa động tác sai cho HS. c) Ôn 6 động tác TD đã học Chia tổ cho HS tập luyện . Các tổ tự ôn luyện, tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhắc nhở thêm các tổ . Các tổ báo cáo tập luyện. d) Chơi trò chơi “Ai nhanh và khéo hơn ” GV nêu tên trò chơi, yêu cầu HS nhắc lại cách chơi. Tổ chức cho cả lớp cùng chơi có thi đua . 3. Phần kết thúc Tập một số động tác hồi tỉnh. Vỗ tay theo nhịp, hát bài Ứớc mơ. GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét , đánh giá kết quả học tập và giao bài tập về nhà: Ôn các động tác của bài thể dục. 6 – 10’ 1 – 2’ 2 – 3’ 2’ 18 – 22’ 2 – 3 lần 5 – 6 lần 2 lần 7 – 8’ 2 – 3’. 5 – 6’ 6 – 8’ 1 – 2’ 1 – 2’ 1 – 2’ 1 – 2’ ▲ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ▲ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ▲ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ Toán Tiết 62 LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU Củng cố về phép cộng, trừ, nhân số thập phân. Biết vận dụng quy tắc nhân một tổng các số thập phân với số thập phân để làm tính và giải toán. Củng cố kỹ năng về giải bài toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ. Giáo dục học sinh yêu thích môn học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (3 – 4’) Gọi HS lên bảng tính bằng cách thuận tiện nhất: 7,6 x 3,4 + 7,6 x 6,6 5,6 x 2,8 + 7,2 x 5,6 GV nhận xét, ghi điểm. 2. Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài: Luyện tập chung. b/ Các hoạt động: v Hoạt động 1: (12 –15’) Củng cố phép cộng, trừ, nhân số thập phân, vận dụng quy tắc nhân một tổng các số thập phân với 1 số thập phân để làm tình. Bài 1 Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán. Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa. GV chốt lại quy tắc tính giá trị biểu thức. Bài 2 •Gọi HS nêu yêu cầu của bài, xác định cách làm. Yêu cầu HS tự làm bài. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Yêu cầu HS nhắc lại cách nhân một tổng (hiệu) với một số. v Hoạt động 2: (8 – 10’) Hướng dẫn HS củng cố kiến thức về một số tính chất của phép nhân số thập phân. Bài 3a Gọi HS nêu yêu cầu của bài. GV gợi ý, yêu cầu HS trao đổi theo cặp nêu cách tính thuận tiện nhất. Tổ chức cho HS làm miệng. GV chốt lại cách làm bài(vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp). Bài 3 b Gọi HS nêu yêu cầu của bài. Yêu cầu HS nhẩm, nêu kết quả. GV chốt bài(vận dụng tính chất nhân với 1). - 2 HS lên bảng làm bài (Ha Thuyn, Jêt), cả lớp làm nháp. Lớp nhận xét. - 1 HS nêu yêu cầu, lớp theo dõi SGK. - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét, sửa bài. - 1 HS đọc yêu cầu của bài, xác định dạng toán, lớp theo dõi. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài rồi sửa. - 2 HS nhắc lại. -1HS đọc yêu cầu của bài, lớp theo dõi. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao dổi tìm cách tính thuận tiện nhất. - HS nhẩm, 2 HS nêu kết quả tính và cách làm, cả lớp nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu của bài, lớp theo dõi. - Cả lớp làm bài, 2 HS nêu kết quả, giải thích cách nhẩm kết quả. Lớp nhận xét, sửa bài. v Hoạt động 3: (7 – 9’) Củng cố kiến thức về giải toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ. Bài 4 GV yêu cầu HS đọc đề, nêu dạng toán, cách giải. GV chốt cách giải. GV chốt lời giải đúng. 3. Củng cố - dặn dò (1 – 2’) Dặn HS làm lại bài tập 3. Chuẩn bị: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Nhận xét tiết học. - 1 HS đọc đề, cả lớp theo dõi SGK. - 1 HS nêu tóm tắt, nhận diện dạng toán, nêu cách giải. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng trình bày lời giải, cả lớp nhận xét, sửa bài. Tập làm văn Tiết 25 LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (Tả ngoại hình) I. MỤC TIÊU Biết nhận xét để tìm ra mối quan hệ giữa các chi tiết miêu tả đặc trưng ngoại hình của nhân vật với nhau, giữa các chi tiết miêu tả ngoại hình với việc thể hiện tính cách nhân vật. Biết lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người em thường gặp. Mỗi học sinh có dàn ý riêng. Giáo dục HS lòng yêu mến mọi người xung quanh, say mê sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC GV: + Bảng phụ ghi tóm tắt các chi tiết miêu tả ngoại hình của người bà. + Bảng phụ ghi dàn ý khái quát của bài văn tả người. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (3 – 5’) Yêu cầu HS đọc lên kết quả quan sát về ngoại hình của người thân trong gia đình. GV nhận xét. 2. Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài: luyện tập tả người b/ Các hoạt động: v Hoạt động 1: (10 -12’) Hướng dẫn HS nhận xét để biết cách miêu tả ngoại hình khi tả người. Bài 1a: Bài “Bà tôi” Yêu cầu HS nêu yêu cầu và nội dung bài tập 1a.• Yêu cầu HS trao đổi theo cặp trong 5 phút để trả lời câu hỏi. Giáo viên chốt lại: Đoạn 1: tả mái tóc của người bà qua con mắt nhìn của đứa cháulà một cậu bé(3 câu đầu). Câu 1 mở đoạn, giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải đầu. Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà với các đặc điểm: đen, dày, dài kì lạ. Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải đầu, từng động tác. Ba câu, ba chi tiết quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau làm rõ chi tiết trước. Đoạn 2: tả giọng nói, đôi mắt và giọng nói của bà. Đoạn 2 gồm 4 câu: Câu 1 – 2 tả giọng nói(câu 1 tả đặc điểm chung của giọng nói. Câu 2 tả tác động của giọng nói). Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười, tình cảm ẩn chứa trong đôi mắt. Câu 4: tả khuôn mặt của bà. Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, không chỉ làm hiện rõ vẻ ngoài của bà mà cả tính tình của bà: bà dịu dàng, dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ, yêu đời, lạc quan. Kết luận: khi tả ngoại hình nhân vật, cần chọn tả những chi tiết tiêu biểu. Các chi tiết miêu tả phải quan hệ chắt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, giúp khắc hoạ rõ nét hình ảnh nhân vật, bộc lộ được nội tâm và tính tình của nhân vật. v Hoạt động 2: (18 – 20’) Hướng dẫn HS biết lập dàn ý cho bài văn tả ngoại hình của một người thường gặp Bài 2 GV nêu yêu cầu của bài tập2. GV mời HS khá đọc kết quả ghi chép. Cả lớp và GV nhận xét. Mở bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời HS đọc. GV nhắc HS một số điểm cần lưu ý, yêu cầu lập dàn ý chi tiết dựa trên những gì đã quan sát. Gọi HS trình bày. GV nhận xét, bổ sung. 3. Củng cố – dặn dò (1 - 2’) GV nhận xét tiết học. Dặn những HS làm bài chưa đạt yêu cầu về nhà hoàn chỉnh dàn ý; chuẩn bị cho tiết TLV _ viết một đoạn văn tả ngoại hình dựa theo dàn ý đã lập. - 2 HS đọc (Lây. Khin), cả lớp lắng nghe, 2 HS nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. - HS trao đổi theo cặp, trả lời từng câu hỏi đoạn 1 – đoạn 2. - 3 – 4 HS trả lời, cả lớp nhận xét. - HS lắng nghe. 1 HS đọc to bài tập 2. Cả lớp đọc thầm, xem lại kết quả quan sát. 2 HS khá đọc lên kết quả quan sát. Cả lớp nhận xét. -1 HS đọc, cả lớp theo dõi trên bảng. HS lập dàn ý the ... êu cầu HS kể lại một đoạn của câu chuyện đã nghe hay đã đọc về bảo vệ môi trường. GV nhận xét – cho điểm (giọng kể – thái độ). 2. Dạy bài mới a/ Giới thiệu bài: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. b/ Các hoạt động: v Hoạt động 1: (10 -12’) Hướng dẫn HS tìm đúng đề tài cho câu chuyện của mình. Đề bài 1: Kể lại việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường. Đề bài 2: Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường. Gọi HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu đề bài, yêu cầu HS đọc thầm các gợi ý. Mời HS nói tên câu chuyện các em sẽ kể. Hướng dẫn HS xây dựng cốt truyện, dàn ý. v Hoạt động 2: (18 – 20’) Thực hành kể chuyện. Yêu cầu HS tập kể trong nhóm. GV giúp đỡ những nhóm yếu. Yêu cầu HS kể chuyện trước lớp. GV nhận xét, tuyên dương. 3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’) Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Quan sát tranh kể chuyện, chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần tới. Nhận xét tiết học. - 1 HS kể lại mẩu chuyện về bảo vệ môi trường (Pha). - 1 HS đọc lần lượt từng đề bài, cả lớp theo dõi. - HS đọc lần lượt từng gợi ý. Lựa chọn câu chuyện sẽ kể. - 2 – 3 HS nối tiếp nhau nêu tên câu chuyện. - HS viết nhanh dàn ý câu chuyện ra nháp. - Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Đại diện 3 nhóm thi kể trước lớp. Lớp nhận xét, bình chon người kể chuyện hay nhất, câu chuyện hay nhất. Luyện từ và câu Tiết 26 LUYỆN TẬP QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU: Học sinh nắm các cặp quan hệ từ trong câu và hiểu tác dụng của chúng. Biết sử dụng các cặp quan hệ từ để đặt câu. Có ý thức sử dụng đúng quan hệ từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC GV: + Giấy khổ to, mỗi tờ viết một đoạn văn ở bài tập 2. + Bảng phụ viết 1 đoạn văn ở bài tập 3b. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’) Gọi HS đọc đoạn văn đã viết trong bài tập 3 tiết LTVC trước. Giáo viên nhận xét – ghi điểm. 2. Dạy bài mới: a/ Giới thiệu bài: “Luyện tập quan hệ từ”. b/ Các hoạt động: v Hoạt động 1: (12 – 15’) Hướng dẫn HS nhận biết các cặp quan hệ từ trong câu và nêu tác dụng của chúng. Bài 1. Gọi HS đọc nội dung bài tập 1, tìm quan hệ từ trong mỗi câu văn. Yêu cầu HS trình bày, gọi 2 HS lên bảng làm bài trên tờ phiếu đã viết 2 câu văn. GV chốt lời giải đúng. * Câu a: nhờ mà * Câu b: không những mà còn. v Hoạt động 2: (15 – 17’) Hướng dẫn HS biết sử dụng các cặp quan hệ từ để đặt câu. Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. GV giải thích yêu cầu bài 2, yêu cầu HS làm bài theo cặp, khuyến khích HS nói được mối quan hệ về nghĩa giữa các câu trong từng cặp câu dể giải thích lí do chọn cặp từ chỉ quan hệ. GV nhận xét, chốt lời giải đúng: + Cặp câu a: Mấy năm qua, vì chúng ta làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ nên ở ven biển các tỉnh như đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. + Cặp câu b: Chẳng những ở ven biển các tỉnh đều có phong trò trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập măn còn được trồng ở các đảo mời bồi ở ngoài biển Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài tập 3. Yêu cầu HS làm bài. GV nhắc HS cần trả lời lần lượt từng câu hỏi: + Đoạn văn nào nhiều quan hệ từ hơn? + Đó là những từ đóng vai trò gì trong câu? + Đoạn văn nào hay hơn? Vì sao hay hơn? Yêu cầu HS trình bày. GV mở bảng phụ, chốt lại: + So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ từ ở các câu sau: Câu 6: Vì vậy, Mai Câu 7: Cũng vì vậy, cô bé Câu 8: Vì chẳng kịp nên cô bé + đoạn a hay hơn đoạn b. vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6,7,8 ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề. GV kết luận: Cần dùng quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ à ý văn rõ ràng. 3. Củng cố, dặn dò: (1 – 2’) Dặn HS về nhà làm lại các bài tập, xem lại các kiến thức đã học về : danh từ riêng, danh từ chung; quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học để chuẩn bị cho tiết LTVC tuần sau. Nhận xét tiết học. - 2 HS đọc (Thê Rin, Sắc), cả lớp theo dõi, nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu bài 1. Cả lớp đọc thầm, tìm quan hệ từ trong mỗi câu văn. - 2 HS nêu ý kiến, 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp nhận xét. - HS theo dõi sửa bài. - 1 HS đọc yêu cầu bài 2. Cả lớp đọc thầm. - HS làm bài theo cặp. 2 HS làm bài vào giấy khổ to dán trên bảng lớp. - cả lớp theo dõi, nhận xét. - HS theo dõi, tự sửa bài. - 2 HS nối nhau đọc nội dung bài tập 3. Cả lớp đọc thầm. - HS làm bài theo cặp. - Đại diện hai cặp trình bày. Cả lớp nhận xét. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ I. MỤC TIÊU Giúp HS tự đánh giá về việc học tập và rèn luyện của mình. Nắm được công việc phải làm trong tuần tới. Có ý thức rèn luyện và phấn đấu vươn lên trong học tập và sinh hoạt. II. TIẾN HÀNH 1. Nhận xét – đánh giá hoạt động tuần 13 Duy trì sĩ số: Tương đối đảm bảo. Có 3 học sinh nghỉ học (Thuyn, Xuân, Quynh) Vệ sinh: thực hiện vệ sinh trường lớp chưa tốt, chưa nhặt rác ở khu vực được phân công. Vệ sinh cá nhân chưa thật tốt, một số HS để móng tay dài, quần áo bẩn, một số học sinh nam còn để tóc dài. Giữ gìn sách vở: chưa tốt. Một số HS viết chữ còn sai chính tả, không có dấu (Quynh, Đa Lin, Ma Đem, Thuyn). Học tập: chất lượng học tập chưa tốt, nhiều HS không nhớ cách nhân một số thập phân với một số tự nhiên. Nhiều HS không biết nhân với số có hai chữ số. Về nhà không chịu học bài. Các hoạt động khác: Tham gia lao động gây quỹ Đội, xong một số học sinh chưa tự giác tham gia. Nhiều HS chưa tích cực tham gia sinh hoạt đội, không đeo khăn quàng, ý thức kém. 3. Kế hoạch hoạt động tuần 14 Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 22/12. Thực hiện duy trì sĩ số chuyên cần, duy trì nề nếp học tập, sinh hoạt. Tập 1 tiết mục văn nghệ, chủ đề: Chú bộ đội của em. Thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. Thực hiện rèn chữ giữ vở. Học bài và làm bài trước khi đến lớp. Tham gia tích cực các hoạt động của liên đội, thực hiện sinh hoạt đều đặn, theo đúng lịch. Thực hiện phong trào đôi bạn cùng tiến, giúp nhau học tốt. An toàn giao thông Bài 2 KĨ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS biết những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố theo Luật ATGT. HS biết cách lên, xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố. 2. Kĩ năng: HS thể hiệnđúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau (có hoặc không có vòng xuyến). Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp (có thể điều khiển tốc độ, vòng tránh xe ô tô và các phương tiện khác trên đường). Xây dựng, liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp. 3.Thái độ: Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Sa bàn đường bộ gồm những đường sau: Một đường hai chiều. Mỗi đường có 2 -> 3 làn xe; Hai đường phụ đi vào đường chính; Một ngã tư không có vòng xuyến; Một ngã 5, 6 có vòng xuyến; Vạch kẻ phân chia đường; Những mũi tên trên đường chỉ hướng xe đi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Đi xe đạp an toàn. GV giới thiệu xa bàn, yêu cầu HS giải thích những vạch kẻ và các mũi tên trên sa bàn. GV nhận xét, chốt lại các thông tin về các vạch kẻ và các mũi tên. GV dùng các lọại xe đồ chơi đặt lên sa bàn. Yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm nội dung các câu hỏi sau: Để rẽ trái người đi xe đạp phải đi như thế nào ? Người đi xe đạp nên đi như thế nào khi đi từ một đường phụ sang đường chính mà ở ngã tư không có đèn tín hiệu giao thông ? Khi người đi xe đạp rẽ ở một đường giao nhau với các loại xe khác, xe nào được quyền ưu tiên đi trước ? Người đi xe đạp nên qua vòng xuyến như thế nào cho an toàn ? Người đi xe đạp nên đi vòng và vượt qua một xe đang đỗ ở phía làn xe bên phải như thế nào cho an toàn ? GV nhận xét, chốt lại các phương án xử lí đúng. - Luôn phải đi bên phải sát lề đường. Nhưng khi muốn rẽ trái người đi xe đạp không nên đi đến tận đường giao nhau mới rẽ mà nên giơ tay trái xin đường chuyển sang làn xe bên trái, khi đến sát đường giao nhau mới rẽ. - đến gần ngã tư người điều khiển xe đạp phải đi chậm lại, quan sát cẩn thận các xe đi đến từ hai phía trên đường chính, khi không có xe đi qua mới vượt nhanh qua đường để rẽ trái. - Xe đạp nên đi chậm lại, nhường đường cho xe đi ngược chiều lại và người đi bộ đang qua đường. - phải nhường đường cho các xe đi đến từ bên trái và đi sát vào bên phải. - Người đi xe đạp phải giơ tay trái báo hiệu để đổi sang làn xe bên trái, đi vượt qua xe đang đỗ phải giơ tay phải xin đổi làn đương bên phải. 2. Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại những quy định đối với người đi xe đạp khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn giao thông. GV giáo dục HS chấp hành nghiêm túc Luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Nhận xét tiết học. - HS giải thích những vạch kẻ và các mũi tên trên sa bàn. - 2 HS chỉ trên sa bàn, trình bày cách đi xe đạp từ một điểm này đến một điểm khác. - 4 nhóm thảo luận, ghi ý kiến vào biên bản. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm. - HS theo dõi, ghi nhớ các cách xử lí khi tham giao thông. - 2 HS nhắc lại, cả lớp theo dõi.
Tài liệu đính kèm: