Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 17

Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 17

I. MỤC TIÊU

 Ôn đi đều vòng phải, vòng trái. Học trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.

 Yêu cầu biết và thực hiện động tác tương đối chính xác. Biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi trò chơi đúng quy định.

 Ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần đồng đội.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

 1. Địa điểm : Sân trường. Vệ nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện.

 2. Phương tiện : Còi, 3 vòng tròn bán kính 4 – 5 m .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 962Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ-Ngày
Môn
Tiết 
BÀI
Thứ hai 
25.12.06
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Khoa học
17
17
33
81
33
Hợp tác với những người xung quanh
Ngu Công xã Trịnh Tường
Luyện tập chung
Ôn tập HKI 
Thứ ba
26.12.06
Thể dục
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
33
82
33
17
17
Trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”
Luyện tập chung 
Ôn tập về viết đơn
Ôn tập học kì I
Ích lợi của việc nuôi gà
Thứ tư
27.12.06
Tập đọc
Toán
LTVC
Địa lí
Mĩ thuật
34
83
33
17
17
Ca dao về lao động sản xuất 
Giới thiệu máy tính bỏ túi
Ôn tập về từ và cấu tạo từ 
Ôn tập HKI
Thường thức Mĩ thuật: xem tranh Du kích tập bắn
Thứ năm
28.12.06
Thể dục
Toán
Chính tả
Khoa học
Âm nhạc
34
84
17
17
Đi đều vòng phải  TC “Chạy tiếp sức ”
Sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán về tỉ số phần trăm 
Người mẹ của 51 đứa con 
Kiểm tra HK I
Ôn tập 2 bài hát: Reo vang ; Hãy giữ cho em_ TĐN
Thứ sáu
29.12.06
TLV
Toán
Kể chuyện
LTVC
HĐTT
34
85
17
34
17
Trả bài văn tả người 
Hình tam giác
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Ôn tập về câu
Thứ hai ngày 25 tháng 12 năm 2006
Nghỉ chế độ công đoàn
Thứ ba ngày 26 tháng 12 năm 2006
Thể dục 
Tiết 33 TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC THEO VÒNG TRÒN”
I. MỤC TIÊU 
Ôn đi đều vòng phải, vòng trái. Học trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
Yêu cầu biết và thực hiện động tác tương đối chính xác. Biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi trò chơi đúng quy định.
Ý thức tổ chức kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn, tinh thần đồng đội.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 
 1. Địa điểm : Sân trường. Vệ nơi tập đảm bảo an toàn tập luyện. 
 2. Phương tiện : Còi, 3 vòng tròn bán kính 4 – 5 m .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Hình thức tổ chức
Phần mở đầu 
Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vu, yêu cầu bài học. 
Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập.
Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1 – 2. 1 - 2.
Ôn các động tác tay, chân, vặn mình, toàn thân và nhảy của bài TD phát triển chung.
Chơi trò chơi khởi động. 
2. Phần cơ bản 
a) Ôn đi đều vòng phải, vòng trái
Chia tổ cho HS tự tập luyện.
Cả lớp cùng thực hiện :
+ Lần 1 : GV hướng dẫn.
+ Lần 2 : Cán sự điều khiển.
+ Lần 3 : Tổ chức dưới dạng thi đua. Tổ nào thực hiện tốt được biểu dương, tổ nào thực hiện chưa tốt phải chạy một vòng quanh sân.
b) Học trò chơi “Chạy tiếp sức theo vòng tròn”.
GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, nội quy chơi.
Cho HS chơi thử vài lần để hiểu cách chơi và nhớ nhiệm vụ của mình .
GV nhắc HS chơi an toàn .
Tổ chức cho HS chơi chính thức .
3. Phần kết thúc 
Thực hiện một số động tác thả lỏng tích cực, hít thở sâu. 
Đứng tại chỗ vỗ tay, hát.
GV cùng HS hệ thống bài. 
GV Nhận xét, đánh giá kết quả học tập.
GV giao bài tập về nhà: Ôn các nội dung đội hình đội ngũ đã học.
6 – 10’
1 – 2’
1 – 2’
1’
2 x 8 nhịp
1 – 2’
18 – 22’
8 – 10’
5 – 6’
10 – 12’
1 – 2 lần
4 – 6’
1’
1’
1 – 2’
1 – 2’
™
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠
 ♠
▲ ♠
 ♠
 ♠
 ♠ 
 ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
 C
 xX 
A B
▲
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
Toán
Tiết 82	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU 
Củng cố kiến thức về phân số, các phép tính về số thập phân. Ôn chuyển đổi đơn vị đo diện tích
Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính và giải toán.
Tính toán cẩn thận, vận dung kiến thức vào cuộc sống.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ (4 – 5’)
Đặt tính rồi tính:
285,6 : 17 117,52 : 2,6
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
b/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: (5 – 7’) Cách chuyển hỗn số thành số thập phân.
 Bài 1: 
GV hướng dẫn HS chuyển hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng.
GV nhận xét, chốt lại cách làm. 
Yêu cầu HS tự làm phần còn lại.
Hoạt động 2: (8 – 10’) Tìm thành phần chưa biết của phép tính.
 Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS tự tính.
Tổ chức cho HS nhận xét, sữa bài và nêu nhận xét về cách tìm thừa số và số chia chưa biết.
Hoạt động 3: (8 – 10’) Giải toán về tỉ số phần trăm. 
 Bài 3: 
Gọi HS đọc bài toán.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Hoạt động 4: (3 – 5’) Ôn chuyển đổi đơn cị đo diện tích.
 Bài 4: 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS làm trên bảng con.
Yêu cầu HS nhắc lại cách đổi đơn vị đo diện tích.
3. Củng cố – dặn dò: (2 – 3’)
Dặn HS chuẩn bị máy tính bỏ túi để giờ sau học.
Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng tính (Mi Ka, IDRin), cả lớp tính trên bảng con.
- 1 HS lên bảng thực hiện phép tính đầu tiên, lớp làm nháp.
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào bảng phụ rồi chữa. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài trên bảng phụ rồi chữa.
- HS nhận xét, 2 HS nêu nhận xét.
- 1 HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi. 
- HS trình bày bài vào vở rồi nêu cách giả và kết quả.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS ghi kết quả vào bảng con.
- 1 HS nhắc lại, lớp nhận xét, bổ sung.
Tập làm văn
Tiết 33	ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. MỤC TIÊU
Củng cố hiểu biết về cách điền vào giấy tờ in sẵn và làm đơn .
Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn. Biết viết một lá đơn theo yêu cầu .
Giáo dục học sinh tinh thần học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
GV: Phô tô mẫu đơn xin học 
HS: VBT Tiếng Việt 5
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: (4 -5’)
Yêu cầu HS đọc lại biên bản về việc cụ Ún trốn viện. 
GV nhận xét cho điểm.
2. Dạy bài mới: 
a/ Giới thiệu bài “Ôn tập về viết đơn”
b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (8 – 10’) Điền nội dung vào đơn in sẵn
 Bài 1 : 
Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
Yêu cầu HS điền các thông tin cần thiết vào mẫu đơn.
Gọi HS đọc lá đơn hoàn thành. 
Gợi ý để HS nhận xét:
+ Đơn viết có đúng thể thức không ?
+ Trình bày có sáng tạo không ?
+ Lí do, nguyện vọng viết có rõ không ?
GV nhận xét, ghi điểm. 
v	Hoạt động 2: (20 – 22’) Viết đơn theo yêu cầu
Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
Hướng dẫn HS xác định lí do viết đơn.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Gọi HS đọc bài làm của mình
GV nhận xét cho điểm từng HS.
Yêu cầu HS viết trên giấy khổ to trình bày bài trên bảng lớp. GV lấy bài đó để sửa chung cho cả lớp.
3. Củng cố – dặn dò (2 – 3’) 
Gọi HS nhắc lại mẫu đơn.
Dặn HS ghi nhớ mẫu đơn đã học và hoàn thành Đơn xin học môn tự chọn (đối với những HS chưa hoàn thành).
Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc (Ly Sê, Siên), cả lớp theo dõi, nhân xét.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
HS tự làm bài cá nhân vào vở bài tập.
3 HS lần lượt trình bày lá đơn hoàn thành của mình. Cả lớp nhận xét và bổ sung .
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, cả lớp theo dõi.
- HS làm bài vào vở, 1 HS viết vào giấy khổ to.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc. Cả lớp theo dõi.
Học sinh lắng nghe lời nhận xét của thầy cô.
- HS theo dõi bài, tự sửa bài của mình.
- 1 HS đọc lại mẫu đơn, lớp chú ý lắng nghe.
Lịch sử
Tiết 17	ÔN TẬP HỌC KÌ I 
I. MỤC TIÊU
Giúp HS hệ thống lại những mốc thời gian, những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1952. Ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và của Cách mạng tháng Tám 1945.
HS ghi nhớ các mốc thời gian và những sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất.
Giáo dục lòng yêu nước, tự hào tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu của dân tộc ta từ 1858 đến 1952.
Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 – 5’)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ta nhiệm vụ gì cho cách mạnh Việt Nam ?
Sự lớn mạnh của hậu phương có tác động như thế nào đến tiền tuyến ?
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới 
a/ Giới thiệu bài: Ôn tập học kì I. 
b/ Các hoạt động: 
Hoạt động 1: (8 -10’) Các phong trào chống thực dân Pháp trước khi có Đảng lãnh đạo.
GV phát phiếu học tập cho 2 dãy bàn (2 loại phiếu) có ghi các mốc thời gian (các sự kiện lịch sử tiêu biểu), yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trong thời gian 5 phút hoàn thành bảng thống kê.
Tổ chức cho HS nhận xét và so sánh kết quả làm bài của hai dãy bàn.
GV chốt lại các phong trào chống thực dân Pháp trước khi có Đảng lãnh đạo.
Hoạt động 2: (12 – 15’) Cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo.
Tiến hành tương tự như hoạt động 1. Yêu cầu HS thảo luận trong thời gian 5 phút, điền các thông tin vào bảng thống kê.
Yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét kết quả làm bài.
Yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có ý nghĩa gì ?
Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.
GV chốt ý.
v	Hoạt động 3 (5 – 7’) Tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
GV nêu một số mốc thời gian và một số sự kiện lịch sử, yêu cầu HS ghi kết quả vào bảng con.
GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
3. Củng cố – dặn dò: (2 – 3’)
GV sử dụng bảng thống kê hoàn chỉnh, hệ thống lại các mốc thời gian và các sự kiện lịch sử tương ứng.
Dặn HS về học bài, chuẩn bị kiểm tra định kì.
Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời câu hỏi (Phai, Lanh), lớp theo dõi, nhận xét.
Học sinh nêu.
- HS thảo luận theo nhóm 4 hình vuông, hoàn thành bài tập trên bảng nhóm. Các nhóm trình bày bà ... øn ý cho câu chuyện định kể
Yêu cầu HS lập dàn ý cho câu chuyện mình sẽ kể.
v	Hoạt động 3: (15 – 18’) Học sinh kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
Yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
Cho HS thi kể trước lớp.
Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
Dặn HS về kể lại câu chuyện các em vừa kể ở lớp cho người thân nghe.
Nhận xét tiết học. 
- 2 HS kể (Sắc, Bris).Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh phân tích đề bài – Xác định dạng kể.
- 1 HS đọc gợi ý, lớp đọc thầm.
- Một số HSlần lượt nêu câu chuyện đã chọn.
- HS ghi nhanh dàn ý ra nháp.
 - 2 HS ngồi cạnh nhau kể chuyện the cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện nhóm thi kể chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện. Cả lớp trao đổi, bổ sung.
- Chọn bạn kể chuyện hay nhất.
Luyện từ và câu
Tiết 34	ÔN TẬP VỀ CÂU
I. MỤC TIÊU
Củng cố kiến thức đã học về câu hỏi, câu kr63, câu cảm, câu khiến
HS biết đặt các kiểu câu kể (Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?)
Giáo dục học sinh thái độ tự giác nghiêm túc trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng tổng hợp về các kiểu câu.
Phiếu kẻ bảng phân loại các kiểu câu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 - 5’)
Yêu cầu HS tìm các từ đồng nghĩa với những từ sau:
To lớn, hối hả, im ắng.	
Giáo viên nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài: “Ôn tập về câu ”.
 b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (4 – 5’) Củng cố kiến thức về câu 
 Giáo viên nêu câu hỏi :
Câu hỏi dùng để làm gì ? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì ?
Tương tự cho các kiểu câu : kể, cảm, khiến 
GV chốt kiến thức, đưa ra bảng tổng hợp về các kiểu câu. 
Hoạt động 2: (8 – 10’) Hướng dẫn HS nhận diện
 các kiểu câu.
 Bài 1:
Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
Yêu cầu HS trao đổi theo cặp hoàn thành yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS trình bày.
GV nhận xét chốt lời giải đúng.
v Hoạt động 3: (10 – 15’) Hướng dẫn HS nắm vững các kiểu câu kể 
 Bài 2:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS nêu các kiểu câu kể đã học.
GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
Yêu cầu HS trao đổi theo cặp hoàn thành bài tập.
Yêu cầu HS trình bày bài.
GV nhận xét, bổ sung, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
Nhắc HS nắm vững các kiểu câu kể, các thành phần câu.
Nhận xét tiết học. 
- 2 HS viết trên bảng phu (Ny, Thê Rin)ï, lớp viết vào nháp các từ tìm được. 
- HS lần lượt nhắc lại các kiến thức về câu.
- 1 HS đọc lại, lớp theo dõi.
- 1 HS đọc toàn bộ nội dung BT 1
- HS trao đổi theo cặp, tìm các kểi câu theo yêu cầu của bài.
- Đại diện 4 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS sửa bài vào vở.
- 1 HS đọc nội dung bài tập2. cả lớp đọc thầm.
- 2 HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc thầm mẩu chuyện Quyết định độc đáo, làm bài vào nháp. 3 cặp trình bày bài vào bảng phụ.
- Các nhóm làm bảng phụ trình bày kết quả trên bảng lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS sửa bài.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU
Giúp HS tự đánh giá về việc học tập và rèn luyện của mình.
Nắm được công việc phải làm trong tuần tới.
Có ý thức rèn luyện và phấn đấu vươn lên trong học tập và sinh hoạt.
II. TIẾN HÀNH
1. Nhận xét – đánh giá hoạt động tuần 17
Duy trì sĩ số: Tương đối đảm bảo. Có 2 học sinh nghỉ học (Thuyn, Xuân,). 
Vệ sinh: thực hiện vệ sinh trường lớp tương đối tốt. Vệ sinh cá nhân chưa thật tốt, một số HS để móng tay dài, quần áo bẩn, một số học sinh nam còn để tóc dài.
Giữ gìn sách vở: chưa tốt. Một số HS viết chữ còn sai chính tả, không có dấu (Quynh, Đa Lin, Ma Đem, Thuyn).
Học tập: chất lượng học tập giảm sút, nhiều HS không thực hiện được phép chia. Về nhà không chịu học bài.
Các hoạt động khác: Chưa tích cực tham gia sinh hoạt đội, không đeo khăn quàng, ý thức kém.
3. Kế hoạch hoạt động tuần 18
Thực hiện duy trì sĩ số chuyên cần, duy trì nề nếp học tập, sinh hoạt.
Thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
Thực hiện rèn chữ giữ vở. Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
Tham gia tích cực các hoạt động của liên đội, thực hiện sinh hoạt đều đặn, theo đúng lịch.
Thực hiện phong trào đôi bạn cùng tiến, giúp nhau học tốt.
Ôn tập tốt để kiểm tra cuối kì. Học phụ đạo vào chiều thứ sáu.
AN TOÀN GIAO THÔNG (Bài 3)
CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN, PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
HS biết được những điều kiện an toàn va chưa an toàn của các con đường để lựa chọn con đường đi an toàn (khi đến trường).
HS xác định được những điểm, những tình huống không an toàn đối với người đi bộ va đối với người đi xe đạp để có cách phòng tránhtai nạn khi đi bộ và đi xe đạp trên đường.
2. Kĩ năng:
Có thể lập một bản đồ con đường đi an toàn cho riêng mình khi đi học hoặc đi chơi.
HS biết cách phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra.
3. Thái độ:
Có ý thức thực hiện những quy định cảu Luật ATGT, có các hành vi an toàn khi đi đường (đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường).
Tham gia tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện luật giao thông và chú ý đề phòng ở những đoạn đường dễ xảy ra tai nạn.
II. CHUẨN BỊ 
Tranh ảnh về những đoạn đường an toàn và kém an toàn.
Bảng kê những điều kiện an toàn và không an toàn của con đường.
Phiếu giao việc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường từ nhà đến trường
GV nêu yêu cầu :
Em đến trường bằng phương tiện gì ?
Em hãy kể về các con đường mà em phải đi qua. Theo em con đường đó an toàn hay không an toàn?
Từ nhà em đến trường có biển báo hiệu giao thông không? 
Em có biết đó là biển báo gì không ? Con đường đó là đường nhựa, bê tông hay đường đá, đường đất gồ ghề khó đi?
Trên đường có nhiều loại xe đi lại không? 
Gặp chỗ nguy hiểm đó, em có cách xử lí như thế nào?
GV nhận xét, kết luận và đưa ra những lời khuyên cho HS khi tham gia giao thông.
Hoạt động 2: Xác định con đường an toàn đi đến trường
GV chia nhóm (một nhóm đi bộ, một nhóm đi xe đạp).
Yêu cầu các nhóm thảo luận đánh giá mức độ an toàn và không an toàn theo bảng kê các tiêu chí (11 tiêu chí). Yêu cầu các nhóm ghi chữ cái A hoặc chữ K và cột tên phố từ số 1 -> 11.
Yêu cầu HS báo cáo. 
GV nhận xét, kết luận. 
Hoạt động 3: phân tích các tình huống nguy hiểm và cách giải quyết để phòng tránh tai nạn giao thông.
GV nêu một số tình huống nguy hiểm có thể gây tai nạn giao thông:
 TH1: có một anh thanh niên đi xe máy phóng nhanh qua trước cổng trường em, cách trường mấy trăm mét đã có biển báo hiệu có trẻ em (hình 212). Một bạn HS nhỏ chạy qua đường vội quá, chạy vấp ngã, suýt nữa thì bị xe máy đâm vào. Mọi người bắt anh thanh niên đi xe máy dừng lại xem bạn HS có bị làm sao không.
Em hãy phân tích tình huống nguy hiểm ở đây là gì? Hậu quả xảy ra sẽ như thế nào? Vì sao có tình huống nguy hiểm này? Em sẽ nói gì với anh đi xe máy ?
TH2: Trên đường đi học về, vào giờ cao điểm, người đi làm, đi học về rất đông. Mấy bạn khác lớp cùng trường em cứ đi bộ hàng 4 hàng 5 trên dường nơi xe cộ đi lại rất nhiều. Còi xe bóp inh ỏi, nhưng các bạn ấy vẫn cười nói thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra.
Tình huống nguy hiểm ở đây là gì ? Có thể có hậu quả gì xảy ra? Vì sao có tình huống này? Em có gọi các bạn lại để nhắc nhở không ? nếu nói, em sẽ nói như thế nào với các bạn ?
GV giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
Hoạt động 4: Luyện tập
GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm: lập các phương án.
Phần 1. Những con đường, những nơi chưa an toàn. Nói rõ những điều kiện hoặc những tình huống không an toàn có thể gặp phải trên đường đi học.
 Phần 2. Cách phòng tránh.
GV nhận xét, rút ra kết luận.
3.Củng cố 
Gọi HS đọc lại ghi nhớ.
GV nhận xét giờ học.
- HS nối tiếp nhau kể về con đường từ nhà mình đến trường và cách xử lí khi đi trên những đoạn đường nguy hiểm.
- Các nhóm hoàn thành bảng thống kê.
- Đại diện 2 nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
Các nhóm thảo luận phân tích tình huống và mức độ nguy hiểm ở các tình huống đó.
Đại diện một nhóm lên phân tích tình huống, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm:
+ Nhóm 1 lập phương án “Con đường an toàn đi đến trường”.
+ Nhóm 2 lập phương án “Đảm bảo ATGT ở khu vực gần trường”.
- Đại diện các nhóm lần lượt nêu các phương án giải quyết và cách phòng tránh tai nạn giao thông trong các trường hợp cụ thể.
BẢNG ĐÁNH GIÁ CON ĐƯỜNG AN TOÀN
VÀ KÉM AN TOÀN CHO NGƯỜI ĐI BỘ VÀ ĐI XE ĐẠP
 Tên phố – Đặc điểm trường
Phố A
Phố B
Phố C
Phố D
1. đường thẳng, trải nhựa hoặc bê tông
2. Đường rộng, có dải phân cách
3. Đường có vỉa hè rộng không có dải phân cách
4. Đường có biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ đường
5. . Đường có đèn chiếu sáng, có vỉa hè rộng
6. Đường hai chiều hẹp, các xe đi lại nhiều
7. Đường dốc nhiều khúc quanh, hẹp
8. Nhà sát đường không có vỉa hè
9. Đường có nhiều ngõ cắt ngang
10. Đi qua cầu, không có làn đường cho người đi bộ
11. Đi qua vòng xuyến có nhiều ngả đường
Tổng cộng chữ A
Tổng cộng chữ K
Ghi chú: A là đường an toàn, K là đường không an toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc