Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 20

Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 20

I. MỤC TIÊU

 Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Tiếp tục làm quen trò chơi “Bóng chuyền sáu”.

 Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.

 Ý thức tự giác tập luyện, tác phong nhanh nhẹn.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

 1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập đảm bảo an toàn tập luyện.

 2. Phương tiện : Mỗi em một dây nhảy, bóng để học sinh tập luyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ-Ngày
Môn
Tiết 
Bài dạy
Thứ hai 
22.1.07
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Khoa học
20
20
39
96
39
Em yêu quê hương
Thái sư Trần Thủ Độ
Luyện tập
 Sự biến đổi hoá học
Thứ ba
23.1.07
Thể dục
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
39
97
39
20
20
Tung và bắt bóng- Trò chơi “Bóng chuyền sáu”
Diện tích hình tròn
Tả người (Kiểm tra)
Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập DT 
Chọn gà để nuôi
Thứ tư
24.1.07
Tập đọc
Toán
LTVC
Địa lí
Mĩ thuật
40
98
39
20
20
Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
Luyện tập 
Mở rộng vốn từ công dân
Châu Á (tiếp theo)
Vẽ theo mẫu:Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu
Thứ năm
25.1.07
Thể dục
Toán
Chính tả
Khoa học
Âm nhạc
40
99
20
40
20
Tung và bắt bóng - Nhảy dây
Luyện tập chung
Nghe – viết : Cánh cam lạc mẹ 
Năng lượng
Ôn tập bài hát: Hát mừng – TĐN số 5
Thứ sáu
26.1.07
TLV
Toán
Kể chuyện
LTVC
HĐTT
40
100
20
40
20
Lập chương trình hoạt động
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2007
Nghỉ chế độ công đoàn
Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2007
Thể dục
Tiết 39	 TUNG VÀ BẮT BÓNG_TRÒ CHƠI “BÓNG CHUYỀN SÁU”
I. MỤC TIÊU 
Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Tiếp tục làm quen trò chơi “Bóng chuyền sáu”. 
Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
Ý thức tự giác tập luyện, tác phong nhanh nhẹn.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 
 1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập đảm bảo an toàn tập luyện.
 2. Phương tiện : Mỗi em một dây nhảy, bóng để học sinh tập luyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Hình thức tổ chức
Phần mở đầu 
Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 
Chạy chậm theo 1 hàng dọc quanh sân tập.
Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hông, vai.
Chơi trò chơi “Kết bạn”. 
Phần cơ bản
 a) Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay
GV chia tổ yêu cầu HS tập luyện theo khu vực quy định.
HS tự ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, sau đó tập tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay. GV quan sát và sửa sai hoặc nhắc nhở, giúp đỡ HS thực hiện chưa đúng
Tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ.
GV nhận xét, tuyên dương tổ có nhiều người làm đúng.
 b) Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân: 
Chia tổ cho HS tập luyện.
Các tổ trưởng điều khiển tổ của mình tập, GV quan sát, nhắc nhở HS.
Chọn một số em đại diện các tổ lên nhảy thi, tổ nào thắng được biểu dương.
 c) Trò chơi “Bóng chuyền sáu”
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, quy định chơi. Chia các đội đều nhau. Cho HS di chuyển và bắt bóng vài lần rồi cho HS chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức. GV nhắc nhở các em chơi an toàn. 
Phần kết thúc 
Đi thường theo nhịp vừa đi vừa hát và thả lỏng.
GV cùng HS hệ thống bài, nhận xét, đánh giá kết quả tập.
GV giao bài tập về nhà: Ôn động tác tung và bắt bóng.
6 – 10’
1 – 2’
1 – 2’
1’
 1 – 2’
18 – 22’
8 – 10’
5’
1 lần
5 – 7’
7 – 9’
4 – 6’
2 – 3’
2’
™
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠
 ♠
▲ ♠
 ♠
 ♠
 ♠ 
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
▲
♠ ♠
♠ ♠
♠ ♠
♠ ♠
♠ ♠
♠ ♠
▲
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ 
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ 
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ 
Toán
Tiết 97	DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I. MỤC TIÊU
Giúp cho học sinh nắm được quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.
Biết vận dụng công thức để tính diện tích hình tròn. 
Rèn tính cẩn thận, yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Com pa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS tính chu vi hình tròn có:
a) Đường kính d = 5.7 dm b) Bán kính r = 2.5 cm
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: “ Diện tích hình tròn “.
b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (8 – 10’) Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn 
GV vẽ hình tròn tâm O, gọi HS lên vẽ bán kính.
GV giới thiệu cách tính diện tích hình tròn như trong SGK.
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích hình tròn.
GV giới thiệu công thức S = r x r x 3,14
Nêu VD:Tính diện tích hình tròn có bán kính là 2 dm.
Yêu cầu HS vận dụng công thức để tính.
GV nhận xét, chốt lại cách tính.
 v Hoạt động 2: (20 – 22’) Thực hành
 Bài 1: 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS tự làm bài rồi nêu kết quả tính.
Lưu ý: r = m có thể đổi Ú 0,6 m để tính.
Liên hệ kĩ năng làm tính nhân các STP.
	Bài 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của bài, nêu cách giải.
GV chốt lại cách tính:
Tính bán kính hình tròn.
Tính diện tích hình tròn.
Yêu cầu HS làm bài.
Lưu ý bài d = m(có thể chuyển thành STP để tính) 
Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.GV chốt kết quả	Bài 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
GV lưu ý : Ở bài toán này đề bài đã cho biết “mặt bàn là hình tròn” và yêu cầu HS tưởng tượng về kích cỡ của mặt bàn nêu trong bài toán .
Yêu cầu HS trình bày bài giải.
GV chốt kết quả đúng.
 3. Củng cố– Dặn dò: (1 -2’)
Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tìm diện tích hình tròn.
Dặn HS về làm bài tập 2
Nhận xét tiết học.
 - 2 HS lên bảng làm bài (Idrin, Phi Líp), lớp làm nháp.
- 1 HS lên bảng vẽ. Lớp theo dõi.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- 1 HS lên bảng tính, lớp làm nháp. 
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
-	HS làm bài vào vở.
- 3 HS nêu kết quả, lớp nhận xét, sửa bài.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS cách tính diện tích hình tròn khi biết đường kính.
- HS theo dõi.
- HS làm nháp, 3 HS lên bảng tính.
- Lớp nhận xét kết quả tính.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- 1 HS làm bài trên bảng, lớp làm bài vào vở. Rồi nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS nêu, lớp theo dõi.
Tập làm văn
Tiết 39	 TẢ NGƯỜI ( Kiểm tra )
I. MỤC TIÊU:
Nắm cách trình bày một bài văn tả người.
Dựa trên kết quả của những tiết tập làm văn tả người đã học, học sinh viết được một bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện những quan sát riêng, dùng từ đặt câu đúng, dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh cảm xúc.
Giáo dục học sinh lòng yêu quý mọi người xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
GV: Một số tranh ảnh về nội dung bài văn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1. Kiểm tra bài cũ: (4 - 5’)
Gọi HS đọc đoạn kết bài.
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: . 
a/ Giới thiệu bài Viết bài văn tả người.
b/ Các hoạt động:
 v	Hoạt động 1: (8 – 10’) Hướng dẫn HS làm bài.
Mời 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK.
Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài:
Em cần suy nghĩ để chọn được trong ba đề văn đã cho một đề hợp nhất với mình. 
Nếu chọn tả một ca sĩ thì chú ý tả ca sĩ đang biểu diễn. Nếu chọn tả một nghệ sĩ hài thì chú ý tả tài gây cười của nghệ sĩ đó. Nếu chọn tả một nhân vật trong truyện đã đọc thì phải hình dung, tưởng tượng rất cụ thể về nhân vật (hình dáng, khuôn mặt, ) khi miêu tả.
Sau khi chọn đề bài em suy nghĩ, tự tìm ý, sắp xếp thành dàn ý, rồi dựa vào dàn ý đã xây dựng được em viết hoàn chỉnh bài văn tả người.
Gọi một số HS nêu đề bài mình lựa chọn.
v	 Hoạt động 2: (20 – 22’) Luyện tập thực hành
Yêu cầu học sinh viết bài văn.
GV theo dõi, hướng dẫn HS còn lúng túng.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
GV thu bài, nhận xét tiết làm bài của học sinh.
Dặn HS chuẩn bị: Lập chương trình hoạt động
- 2 HS đọc (Ny, Quynh), lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
-	HS theo dõi lắng nghe.
- 3 – 4 HS nêu đề bài mình chọn tả.
- Học sinh viết bài văn
Lịch sử
Tiết 18 ÔN TẬP : CHÍN NĂM KHÁNG CHIẾN
BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC ( 1945-1954)
I . MỤC TIÊU 
HS nhớ lại những sự kiện tiêu biểu từ 1945- 1954; lập được bản thống kê một số sự kiện theo thời gian (gắn với các bài đã học). 
Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
Tự hào dân tộc, yêu quý và giữ gìn quê hương. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bản đồ hành chính Việt Nam (để chỉ một số địa danh gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu đã học).
Phiếu học tập của HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 5’) 
Chiến dịch Điện Biên Phủ bát đầu và kết thúc vào thoèi gian nào? Kết quả ra sao? 
Chiến thắng ĐBP có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: “Ôn tập : Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954)”
b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (10 – 15’) Ôn tập những sự kiện lịch sử tiêu biểu 
Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu mỗi nhóm thảo luận trong 6 phút nội dung 2 trong số 4 câu hỏi sau :
Câu 1 : Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau Cách mạng tháng Tám được diễn tả bằng cụm từ nào? Hãy kể tên 3 loại “giặc” mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối 1945.
Câu 2 : “Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”
Em hãy cho biết : Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào ?
 Câu 3 : Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM đã khẳng định điều gì? Lời khẳng định ấy giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai ( đã học ở lớp 4) ?
 Câu 4 : Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong c ... ái các vế câu ghép.
Có ý thức sử dụng đúng các quan hệ từ trong câu ghép khi nói, viết.
II. ĐÔ DÙNG DẠY – HỌC 
GV: Viết sẵn 3 câu ghép tìm được trong đoạn văn ở bài tập 1 (phần nhận xét) – mỗi câu viết trên 1 băng giấy. 2 câu văn trong bài tập 3.
HS: Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’)
Yêu cầu HS làm lại bài tập 1, 2, 3 trong tiết LTVC trước (MRVT: Công dân)
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
b/ Các hoạt động: 
Hoạt động 1: (12 – 15’) Tìm hiểu cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ
Bài tập 1:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập 1.
Yêu cầu HS xác định các câu ghép trong đoạn văn.
Yêu càu HS nêu các câu ghép.
GV chốt lại ý đúng. Đoạn trích có 3 câu ghép – GV dán lên bảng 3 câu ghép đã viết sẵn.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
Yêu cầu HS tự xác định các vế của mỗi câu ghép, khoanh tròn vào các từ và các dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
Mời HS lên bảng xác định các vế câu trong từng câu ghép.
GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
Câu 1: , anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượy mình / thì cửa phòng lại mở,/ một người nữa tiến vào.
Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự,/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.
Câu 3: Lê-nin không tiện từ chối,/ đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc..
 Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS nhắc lại các cách nối các vế câu ghép.
Yêu cầu HS xác định các vế trong câu ghép được nối với nhau theo cách nào, có gì khác nhau?
GV bổ sung, chốt lại lời giải đúng:
Câu 1: Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng QHT thì. Vế 2 và vế 3 nối với nhau trực tiếp (giữa vế có dấu phẩy)
Câu 2: Vế 1 và vế 2 nối với nhau bằng cặp QHT tuy  nhưng
Câu 3: Vế 1 và vế 2 nối với nhau trực tiếp (giữa hai vế có dấu phẩy).
Các vế trong câu ghép có thể được nối với nhau bằng cách nào? 
GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: (15 – 18’) Luyện tập thực hành
Bài tập 1: 
Gọi HS đọc nội dung bài tập 1.
GV lưu ý HS 3 yêu cầu của bài tập: Tìm câu ghép. Xác định các vế câu trong từng câu ghép. Tìm cặp QHT trong từng câu ghép.
Yêu cầu HS tự làm bài.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
Câu 1 là câu ghép có 2 vế câu. Cặp QHT trong câu là: nếu  thì 
Bài tập 2: 
Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
GV hỏi: Hai câu ghép bị lược bớt QHT trong đoạn văn là hai câu nào ? 
Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập.
Dán lên bảng tờ phiếu ghi 2 câu văn bị lược bớt từ lên bảng, mời 1 HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược .
GV chốt lại lời giải đúng.
Bài tâïp 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
Yêu cầu HS làm bài.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
3. Củng cố – dặn dò: (1 – 2’)
Nhận xét tiết học. 
Nhắc HS ghi nhớ các kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng QHT.
- 3 HS lên bảng làm miệng (Quynh, Đa Lin, ĐWHuyn), cả lớp theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi để tìm các câu ghép có trong đoạn văn.
- HS lần lượt nêu.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS dùng bút chì gạch chéo, phân tách các vế câu ghép, khoanh tròn các từ và dấu câu ở ranh giới giữa các vế câu.
- 3 HS lên bảng xác định.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- 1 HS nhắc lại, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- HS phát biểu ý kiến.
- 3 HS đọc, lớp đọc thầm.
- 1 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi theo cặp, làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS phát biểu. Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS tự làm bài, 1 HS lên bảng khôi phục lại từ bị lược bỏ.
- HS nhận xét, sửa bài.
- HS đọc thầm nội dung bài tập, tìm QHT thích hợp để điền vào chỗ trống, viết vào bảng con.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU
Đánh giá hoạt động trong tuần qua và đề ra phương hướng hoạt động trong tuần tới.
HS tự đánh giá về việc học tập và rèn luyện của bản thân.
Có ý thức phấn đầu, rèn luyện tốt hơn.
II CHUẨN BỊ 
Nội dung sinh hoạt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1/ Nhận xét đánh giá hoạt động tuần 20
Duy trì sĩ số: Đi học chưa chuyên cần, còn một số em nghỉ học (Xuân, Thuyn, Lanh, Thê Rim, Triss).
Vệ sinh: Thực hiện vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ. Vệ sinh các nhân chưa tốt, một số em tóc dài, quần áo bẩn (Phai, Lanh, IDRin).
Rèn chữ giữ vở: Vở viết có tiến bộ song chữ viết còn cẩu thả, mất lỗi chính tả (Quynh, Phai, Ma Đêm).
Học tập: nhìn chung cả lớp có cố gắng trong học tập song kế quả chưa cao. Một số em vẫn chưa thuộc bảng nhân, chia. Kĩ năng giải toán còn hạn chế.
Tham gia các hoạt động: một số em chưa tích cực tham gia sinh hoạt đội, chưa tự giác đóng góp cây cảnh để tạo môi trường xanh tươi. Một số em chưa nộp tiền mua tăm ủng hộ người nghèo.
Chọn được 1 học sinh nghèo vượt khó để nhận học bổng.
2/ Kế hoạch hoạt động tuần 21
Duy trì sĩ số, vận động học sinh đi học đầy đủ. Gặp phụ huynh học sinh để phối hợp vận động các em đi học.
Thực hiện tốt công tác vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân. 
Thực hiện rèn chữ giữ vở. 
Tăng cường ôn luyện bảng nhân, bảng chia. Học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Tham gia sinh hoạt đội đầy đủ, tích cực.
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 4
NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG
I. MỤC TIÊU
HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông (do điều kiện đường xá, phương tiện giao thông, những hành vi, hành động không an toàn của con người). Nhận xét đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông.
HS biết vận dụng các kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông (những trường họp mà các em biết). Biết cách phòng tránh tai nạn giao thông..
Có ý thức chấp hành đúng Luật giao thông đường bộ để tránh tai nạn giao thông. Vận động các bạn và những người khác thực hiện đúng Luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:
	- Chuẩn bị một câu chuyện về tai nạn giao thông.
	- Chuản bị một số bức tranh có các tình huống sang đường (sang đường an toàn, sang đường không an toàn) người đi bộ và đi xe đạp.
	2. Học sinh: 
	- Chuẩn bị một câu chuyện về tai nạn giao thông do được chứng kiến hay do người khác kể lại hay sưu tầm trên báo chí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên nhân một tai nạn giao thông
GV treo các bức tranh đã chuẩn bị lên.
Đọc tin mẫu về an toàn giao thông: “Buổi sáng ngày 17/1/2001, trên quốc lộ 1A (địa bàn huyện Bình Tránh – thành phố Hồ Chí Minh) xe gắn máy mang biển số 52N – 3843 do Nguyễn Kim Chính (43 tuổi, ngụ ở huyện Bình Chánh) điều khiển bị xe ô tô mang biển số 60N – 8214 đi từ phía sau đâm phải, người điều khiển xe máy đã chết tại chỗ.”
GV giúp HS phân tích mẩu chuyện về tai nạn giao thông.
+ Tình huống tai nạn xảy ra như thế nào?
+ Xảy ra vào thời gian nào?
+ Xảy ra ở đâu?
+ Hậu quả như thế nào?
+ Nguyên nhân là do đâu?
Qua câu chuyện trên, em hãy cho biết có mấy nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông? Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính?
GV nhận xét, chốt lại: Có 4 nguyên nhân gây tai nạn giao thông đó là: do con người, do phương tiện giao thông, do đường, do thời tiết. Trong đó nguyên nhân chính là do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra. 
Hoạt động 2. Thực hành xác định nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
Yêu cầu HS kể các câu chuyện về tai nạn giao thông mà em biết.
Yêu cầu các em phân tích những nguyên nhân gây tai nạn giao thông trong các câu chuyện đó.
GV kết luận.
Hoạt động 3. Cách phòng tránh tai nạn giao thông
GV nêu một số tình huống: 
1/ Khi tan học về, do mải nói chuyện với bạn Hùng nên Thắng đã lái xe đụng phải một bác đang đi bộ làm cả Thắng và bác đi bộ đều bị ngã đau.
2/ Trên đường đi tới trường, các bạn học sinh cứ đi hàng ba, hàng bốn và hậu quả là bạn Lan đã bị một thanh niên phóng xe máy quệt phải làm cho Lan ngã xấp xuống đường.
3/ Thấy chiếc xe đạp của bố dựng ở cửa, Toàn vội vàng nhảy lên xe phóng sang nhà Tiến chơi. Khi tới chỗ vòng vào cổng nhà Tiến, Toàn bóp thắng để giảm tốc độ nhưng trời ơi chiếc xe cứ lao vun vút. May mà có bụi cây bên đường chứ không thì Toàn và chiếc xe đã rơi xuống ao.
Yêu cầu HS nêu nguyên nhân gây tai nạn trong các tình huống trên.
Từ những nguyên nhân trên, yêu cầu HS rút ra cách phòng tránh tai nạn.
GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện phần trả lời.
GV kết luận, rút ra ghi nhớ:Khi tham gia giao thông cần có phương tiện tốt và chấp hành Luật Giao thông đường bộ.
Dặn HS về học bài, viết một bài tường thuật độ 200 chữ về một tai nạn giao thông được chứng kiến hay nghe người khác kể.
- HS lắng nghe.
- HS trao đổi để trả lời các câu hỏi.
- HS thảo luận nhóm 4, cử đại diện lên nêu các nguyên nhân.
- HS theo dõi.
- Mỗi tổ cử 1 em lên kể 1 câu chuyện về tai nạn giao thông.
- Đại diện từng nhóm nêu nguyên nhân, các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi, phân tích từng tình huống.
- HS nêu nguyên nhân gây tai nạn ở từng tình huống.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS ghi ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 20.doc