Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 26

Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 26

I. MỤC TIÊU

 Ôn tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân. Học trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”.

 Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng đông tác và nâng cao thành tích. Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.

 Tính nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần đồng đội.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

 1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

 2. Phương tiện : Mỗi HS 1 quả cầu; 3 quả bóng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 895Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ-Ngày
Môn
Tiết 
Bài dạy
Thứ hai 
12.3.07
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Khoa học
26
26
51
126
51
Em yêu hoà bình
Nghĩa thầy trò 
Nhân số đo thời gian với một số
Cơ quan sinh dục của thực vật có hoa
Thứ ba
13.3.07
Thể dục
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
51
127
51
26
26
Môn thể thao tự chọn_Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”
Chia số đo thời gian với một số	
Tập viết đoạn đối thoại 
Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không
Lắp xe chở hàng(tiết 2)
Thứ tư
14.3.07
Tập đọc
Toán
LTVC
Địa lí
Mĩ thuật
52
128
51
26
26
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Luyện tập
Mở rộng vốn từ: Truyền thống
Châu Phi (tiếp theo)
Vẽ trang trí: Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm
Thứ năm
15.3.07
Thể dục
Toán
Chính tả
Khoa học
Âm nhạc
52
129
26
52
26
Môn thể thao tự chọn_Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức” 
Luyện tập chung
Nghe – viết: Lịch sử ngày Quốc tế Lao động
Sự sinh sản của thực vật có hoa
Học hát: Bài Em vẫn nhớ trường xưa
Thứ sáu
16.3.07
TLV
Toán
Kể chuyện
LTVC
HĐTT
52
130
26
52
26
Trả bài tả đồ vật
Vận tốc
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu 
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2007
Nghỉ chế độ công đoàn
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2007
	Thể dục
Tiết 51	 MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC”
MỤC TIÊU
Ôn tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân. Học trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”.
Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng đôïng tác và nâng cao thành tích. Biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
Tính nhanh nhẹn, khéo léo, tinh thần đồng đội.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 
 1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 2. Phương tiện : Mỗi HS 1 quả cầu; 3 quả bóng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Hình thức tổ chức
Phần mở đầu 
Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 
Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
Ôn các động tác, tay, chân, vặn mình, và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
Chơi trò chơi “Chayj nhanh, nhảy nhanh”. 
Kiểm tra chạy đà bật cao 3 HS (Thuyn, Rô Ni, Đwhuyn)
Phần cơ bản
 a) Môn thể thao tự chọn “Đá cầu”
Ôn tâng cầu bằng đùi
GV nêu tên động tác, 1 HS giỏi làm mẫu, giải thích động tác.
Chia tổ cho HS tự quản tập luyện, GV giúp đỡ các tổ ổn định tổ chức sau đó kiểm tra, sửa sai cho HS.
Ôn chuyển cầu bằng mu bàn chân
Đội hình tập như trên. GV nêu tên động tác, cho một nhóm ra làm mẫu, GV nhắc lại những điểm cơ bản của động tác, chia tổ cho HS tự quản tập luyện.
b) Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”
Chia lớp thành 4 đội tương đương nhau, GV nêu tên trò chơi, cho 2 HS làm mẫu, GV giải thích, cho HS chơi thử. GV giải thích bổ sung, nhấn mạnh những điểm cơ bản để tất cả HS nắm được cách chơi.
Cho HS chơi chính thức có thi đua trong khi chơi.
 3. Phần kết thúc 
Tập một số động tác hồi tỉnh.
GV cùng HS hệ thống bài.
 GV nhận xét, đánh giá kết quả tập. Giao bài về nhà: Tập đá cầu, chuyền bóng.
6 – 10’
1 – 2’
1’
 2 lần x 8 nhịp
1 – 2’
18 – 22’
14 – 16’
4 – 5’
9 – 11’
2 – 3 lần
2 – 3 lần
5 – 6’
1 – 2 lần
4 – 6’
1 - 2’
1 - 2’
1’
▲
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
 ▲
™
GH
XP
▲ 
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
▲
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ 
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
Toán
Tiết 127	CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ 
I. MỤC TIÊU
Biết cách đặt tính và tính phép chia số đo thời gian.
Biết thực hiện đúng phép chia số đo thời gian với một số. Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
Tính chính xác, có ý thức độc lập khi làm bài.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 – 5’) 
Yêu cầu HS tính:
 5 giờ 18 phút x 3 4 phút 27 giây x 4
 5,3 giờ x 6	 8,4 giây x 5
GV nhận xét ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài: “Chia số đo thời gian cho một số”
 b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (12 – 15’) Thực hiện phép chia số đo thời gian với một số.
Ví dụ 1
GV nêu ví dụ 1
Yêu cầu HS nêu cách giải.
GV ghi bảng phép tính: 42 phút 30 giây : 3 = ?
GV hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép chia:
 42 phút 30 giây 3
 12 14 phút 10 giây
 0 30 giây 
 00
Vậy 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây.
Ví dụ 2.
 GV nêu ví dụ 1
Yêu cầu HS nêu cách giải.
GV ghi bảng phép tính: 7 giờ 40 phút : 4 = ?
Cho 1 HS đặt tính và thực hiện phép chia trên bảng:
 7 giờ 40 phút 4
 3 giờ 1 giờ
Yêu cầu HS thảo luận, nhận xét nêu cách chia tiếp.
GV hướng dẫn HS chia tiếp:
 7 giờ 40 phút 4
 3 giờ = 180 phút 1 giờ 55 phút
 220 phút
 20
 0
Vậy 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút.
Yêu cầu HS nêu nhận xét về cách chia số đo thời gian cho một số.
GV chốt lại những điểm cần lưu ý khi thực hiện phép chia.
 v Hoạt động 2: (18 – 22’) Luyện tập thực hành
 Bài 1:
Yêu cầu HS tự tính rồi thống nhất kết quả.
GV hướng dẫn HS yếu.
GV chốt kết quả đúng.
Bài 2:
Gọi HS đọc bài toán.
Yêu cầu HS trao đổi theo cặp nêu cách giải.
GV chốt cách giải, yêu cầu HS tính kết quả.
GV cùng HS thống nhất kết quả.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
GV nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về giải lại bài tập 2.
- 2 HS lên bảng tính (Đa Lin, Sắc), lớp làm nháp.
- HS theo dõi.
- HS đọc đề, nêu cách tính và phép tính tương ứng.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS đọc đề, nêu cách tính và phép tính tương ứng.
- 1 HS lên bảng thực hiện phép chia.
- HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- HS theo dõi.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS tự làm bài. 4 HS lên bảng lần lượt thực hiện 4 phép tính.
- Cả lớp nhận xét kết quả.
- 1 HS đọc bài toán, cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng tính. Cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
Tập làm văn
Tiết 51	TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI (tt)
I. MỤC TIÊU
Nắm trình tự các bước chuyển câu chuyện thành màn kịch (dựa trên câu chuyện “Vì muôn dân” đã được nghe và dựa trên những hiểu biết về một màn kịch ).
Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn lại màn kịch đó.
Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tryền thống yêu nước, đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Giáo dục tinh thần đoàn kết cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ
Tranh minh hoạ chuyện kể “Thái sư Trần Thủ Độ”.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’)
Yêu cầu HS đọc phân vai màn kịch Xin Thái sư tha cho đã viết lại.
GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài: Tập viết đoạn đối thoại
b/ Các hoạt động: 
Hoạt động 1: (15 – 18’) Viết lời thoại cho mỗi màn kịch
Bài tập 1:
 Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập1.
Bài tập 2:
Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập2.
GV nhắc HS dựa vào các gợi ý trong SGK để viết tiếp các lời đối thoại. Chú ý thể hiện tính cách của các nhân vật.
 Yêu cầu HS đọc lại 6 gợi ý về lời đối thoại.
Yêu cầu Hặt hình thành nhóm 5 viết tiếp các lời đối thoại, hoàn chỉnh màn kịch. GV phát giấy A4 cho các nhóm làm bài.
GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm.
Yêu cầu các nhóm đọc lời đối thoại của nhóm.
GV nhận xét, tuyên dương nhóm viết được những lời thoại hợp lí nhất, thú vị nhất.
 v Hoạt động 2: (12 – 15’) Tập đọc phân vai màn kịch vừa viết lời thoại.
 Bài tập 3: 
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
GV nhắc các nhóm: cá thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn thử màn kịch. Nếu diễn thử màn kịch, HS dẫn chuyện có thể nhắc lời cho các bạn.
Yêu cầu các nhóm trình bày.
GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
GV nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình; tiếp tục tập dựng lại một màn kịch.
- 2 cặp HS đọc màn kịch “Xin Thái sư tha cho !” (Pha, Bis, Khin, Hơng), lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS đọc nội dung bài tập. Cả lớp đọc thầm đoạn trích trong truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT2. Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ nội dung BT2.
- 2 HS đọc lại, lớp đọc thầm.
- HS di chuyển theo ý thích của mình tạo thành nhóm 5 để thảo luận, hoàn chỉnh màn kịch.
- Đại diện các nhóm (đứng tại chỗ) đọc lời đối thoại của nhóm mình. Cả lớp nhậm xét, bình chọn nhóm soạn kịch giỏi nhất.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.
- Các nhóm tự phân vai để thể hiện lại nội dung màn kịch (thời gian 5 phút).
- từng nhóm HS nối tiếp nhau thi đọc lại hoặc diễm thử màn kịch trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm thể hiện hay nhất.
Lịch sử
Tiết 26	 CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I. MỤC TIÊU
Học sinh biết: Đế quốc Mĩ từ ngày 1/ 8 đến ngày 30/ 12/ 1972 đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt Hà Nội, nhưng quân dân miền Bắc đã làm thất bại âm mưu của Mĩ.
Trình bày các sự kiện lịch sử.
Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng đã hi sinh.
II. ĐỒ DỤNG DẠY – HỌC 
Ảnh trong SGK, bản đồ thành phố Hà Nội, tư liệu lịch sử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’) Sấm sét đêm giao thừa.
Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968.
Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nược của nhan dân ta?
GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu b ... ốn tìm vận tốc ta làm sao?
Bài 2.
Yêu cầu HS nêu bài toán.
Yêu cầu HS vận dụng công thức tính vận tốc để tính.
Bài 3.
Yêu cầu HS đọc bài toán.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
Muốn tính vận tốc với đơn vị là m/ giây thì ta cần làm gì?
 GV chốt cách làm đúng. Yêu cầu HS tính vận tốc chạy của người đó.
GV chốt lời giải đúng.
3. Củng cố – dặn dò: (1 – 2’)
 Dặn HS xem lại bài, ghi nhớ cách tính vận tốc của một chuyển động. Chuẩn bị: “Luyện tập”.
Nhận xét tiết học.
- HS tính, chọn kết quả đúng ghi vào bảng con. 1 HS lên bảng khoanh tròn kết quả đúng.
- 1 HS đọc bài toán, lớp theo dõi.
- 1 HS nêu cách giải. Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải. Lớp làm nháp rồi nhận xét kết quả.	
- 1 HS trả lời.	
- 2 HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS nêu công thức tính vận tốc. 1 HS lên bảng ghi công thức tính vận tốc.
- HS phát biểu ý kiến.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc bài toán, lớp theo dõi.
- 1 HS đứng tại chỗ nêu tóm tắt.
s = 60 m
t = 10 giây
v = ? 
- HS phát biểu ý kiến.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giải, lớp làm nháp.
- HS nêu (m / giây)
- 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc. Lớp theo dõi.
2 HS đọc bài toán. Lớp theo dõi SGK.
- 1 HS nêu cách tính. Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài vào vở, 1 HS trình bày bài giải trên bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- HS nhắc lại cách tính vận tốc.
2 HS đọc bài toán. Lớp theo dõi SGK.
- 1 HS lên bảng trình bày bài giả, lớp làm bài vào vở rồi thống nhất kết quả.
- 2 HS đọc bài toán, lớp theo dõi SGK.
- HS trao đổi theo cặp, phát biểu ý kiến.
- HS tính, nêu kết quả. 1 HS lên bảng trình bày bài giải.
Kể chuyện
Tiết 26	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU 
Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện. 
Tự hào và có ý thức tiếp nối truyền thống đoàn kết, hiếu học của dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
HS: Chuẩn bị nội dung câu chuyện nói về truyền thống hiếu học, đoàn kết của dân tộc. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (4 – 5’) Vì muôn dân.
Gọi 2 HS kể lại và trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện Vì muôn dân.
GV nhận xét, đánh giá.
2. Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài: Tiếât kể chuyện hôm nay các em sẽ tập kể những chuyện đã nghe, đã đọc gắn với chủ điểm. Nhớ nguồn, với truyền thống hiếu học truyền thống đoàn kết của dân tộc.
 b. Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: (8 – 10’) Hướng dẫn HS kể chuyện.
Yêu cầu HS đọc đề bài.
GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý trong đề bài.
Yêu cầu HS đọc các gợi ý trong SGK.
GV nhắc HS chú ý kể những câu chuyện các em đã được nghe, được đọc ở ngoài nhà trường.
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Yêu cầu HS nêu tên câu chuyện các em sẽ kể.
 v Hoạt động 2: (20 – 22’) Thực hành, kể chuyện.
GV nhắc HS chú ý kể chuyện theo trình tự đã học. Giới thiệu tên các chuyện. Kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. Kể tự nhiên, sinh động.
Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
GV đến từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn. 
Tổ chức cho HS thi kể trước lớp.
GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò: (1 – 2’)
Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện tuần 27: “Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”
Nhận xét tiết học. 
- 2 HS nối tiếp nhau kể chuyện và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc các gợi ý.
- Nhiều HS nói trước lớp tên câu chuyện mình chọn kể.
- Từng cặp HS kể chuyện cho nhau nghe. Sau mỗi câu chuyện, các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp, nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
Luyện từ và câu
Tiết 52 LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU
I. MỤC TIÊU 
Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
Tự giác, tích cực học tập. Có ý thức sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu khi nói và viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ viết đoạn văn ở BT1, 2 đoạn văn ở BT2.
2 tờ giấy, mỗi tờ viết 1 đoạ văn ở BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiểm tra bài cũ: (3 – 4’)
Yêu cầu HS làm lại BT2,3 tiết LTVC trước.
GV nhận xét.
2. Dạy bài mơi 
a/ Giới thiệu bài: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
b/ Các hoạt động: 
v Hoạt động 1: (15- 17’) Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu 
 Bài tập 1:
 Gọi HS đọc nội dung bài tập1.
Yêu cầu HS đánh số thứ tự các câu văn; đọc thầm lại đoạn văn, làm bài.
Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Các từ ngữ chỉ “Phù Đổng Thiên Vương”: Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
Tác dụng: Tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn, rõ ý hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
 Bài tập 2:
Gọi HS đọc nội dung bài tập1.
GV nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của bài tập:
+ Xác định những từ ngữ lặp lại trong 2 đoạn văn.
+ Thay thế những từ ngữ đó bằng đại từ hoặc từ ngữ cùng nghĩa.
Yêu cầu HS đánh số các câu; đọc thầm lại đoạn văn, làm bài. GV phát giấy khổ to ghi sẵn 2 đoạn văn cho 2 HS.
Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu 1.
GV kết luận.
Yêu cầu HS thực hiện yêu cầu 2.
Yêu cầu HS làm bài trên phiếu, dán bài lên bảng, trình bày phương án thay thế từ ngữ.
GV nhận xét. 
Gọi một số HS đọc phương án thay thế từ ngữ của mình.
GV nhận xét, đưa ra một phương án thay thế từ ngữ để HS tham khảo:
(2) Người thiếu nữ họ Triệu. (3) Nàng bắn cung rất giỏi. (4) Có lần, nàng đã đạ bắn hạ một con báo gấm.(5) Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận. (6) Năm 248, người con gái vùng núi Quan Yên cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa (7) Tấm gương anh dũng của Bà sáng mãi
 v Hoạt động 2: (15 – 17’) Vận dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu
Bài tập 3:
Gọi HS đọc yêu cầu của BT3.
Yêu cầu HS giới thiệu người hiếu học mà em chọn viết.
Yêu cầu HS viết đoạn văn.
Yêu cầu HS đọc đoạn văn đã viết. 
GV chấm điểm những đoạn viết tốt.
3. Củng cố – dặn dò: (1 – 2’)
GV nhận xét tiết học.
Dặn những HS viết đoạn văn ở BT3 chưa đạt về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở. Cả lớp đọc trước nội dung tiết LTVC tiếp theo, tìm những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao ghi lại truyền thống yêu nước, lao động cần cù, đoàn kết, nhân ái của dân tộc ta để làm tốt bài tập 1.
- 2 HS lên bảng trình bày (Sa Lơ Môn, Lây).
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi SGK.
- HS đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân. 1 HS làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét bài làm của bạn.
- 1 HS đọc. Lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài cá nhân.
-HS phát biểu ý kiến, nói số câu trong 2 đoạn văn; từ ngữ lặp lại.
- HS trao đổi theo cặp, thay thế từ ngữ.
- 2 HS trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2, 3 HS đọc. Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Vài HS giới thiệu.
- HS viết đoạn văn vào vở BT.
- HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn, nói rõ những từ ngữ thay thế các em sử dụng để liên kết câu.
- Cả lớp nhận xét.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I. MỤC TIÊU
Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần và đề ra kế hoạch hoạt động cho tuần tới.
Giúp HS tự đánh giá về việc học tập và rèn luyện của mình. Nắm được công việc phải làm trong tuần tới.
Có ý thức rèn luyện và phấn đấu vươn lên trong học tập và sinh hoạt.
II. TIẾN HÀNH
1. Nhận xét – đánh giá hoạt động tuần 26
Duy trì sĩ số: Tương đối đảm bảo. Có 1 học sinh nghỉ học (Xuân). 
Vệ sinh: thực hiện vệ sinh trường lớp tương đối tốt. Vệ sinh cá nhân chưa thật tốt, một số HS để móng tay dài.
Giữ gìn sách vở: chưa tốt. Một số HS viết chữ còn sai chính tả, không có dấu (Quynh, Đa Lin, Ma Đem, Thuyn). Một số học sinh làm rách bìa bao sách, trình bày vở cẩu thả.
Học tập: kết quả học tập có tiến bộ hơn. Song một số em làm bài tập làm văn chưa được.
Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội tương đối tốt. Mội số em tích cực trong hoạt động phong trào, tham gia tập các tiết mục văn nghệ để biểu diễn trước toàn trường, tích cực tập luyện để dự thi hội thao nghi thức cấp huyện
3. Kế hoạch hoạt động tuần 27
Củng cố, phát huy nề nếp học tập sinh hoạt. 
Thực hiện duy trì sĩ số chuyên cần, duy trì nề nếp học tập, sinh hoạt.
Thực hiện nghiêm túc vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
Thực hiện rèn chữ giữ vở. Rèn đọc đối với một số HS đọc còn yếu. Học bài và làm bài trước khi đến lớp. 
Tham gia tích cực các hoạt động của liên đội, thực hiện sinh hoạt đều đặn, theo đúng lịch, mang khăn quàng đầy đủ.
Thực hiện phong trào đôi bạn cùng tiến, giúp nhau học tốt.
Tích cực ôn tập, học phụ đạo để chuẩn bị thi giữa kì II.
Tham gia đầy đủ các hoạt động nhân kỉ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3.
Tiếp tục tham gia tập luyện để dự thi hội thao nghi thức.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26.doc