Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 31

Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 31

I. MỤC TIÊU

 Ôn tập, kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân.

 Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng đông tác và đạt thành tích.

 Tính tích cực, tự giác học tập.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

 1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn tập luyện.

 2. Phương tiện : Mỗi HS 1 quả cầu và kẻ sân xác định vị trí khi kiểm tra. Kẻ sân chơi trò chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 15 trang Người đăng huong21 Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án khối 5 - Trường Tiểu học Quang Trung - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ-Ngày
Môn
Tiết 
Bài dạy
Thứ hai 
16.4.07
Chào cờ
Đạo đức
Tập đọc
Toán
Khoa học
31
31
61
151
61
Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (tt)
Công việc đầu tiên 
Phép trừ 
Ôn tập: Thực vật và động vật
Thứ ba
17.4.07
Thể dục
Toán
TLV
Lịch sử
Kĩ thuật
61
152
61
31
31
Môn thể thao tự chọn
Luyện tập 
Ôn tập về tả cảnh 
Lịch sử địa phương
Lắp máy bay trực thăng 
Thứ tư
18.4.07
Tập đọc
Toán
LTVC
Địa lí
Mĩ thuật
62
153
61
31
31
Bầm ơi 
Phép nhân 
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ 
Địa lí địa phương
Vẽ tranh: Đề tài Ước mơ của em
Thứ năm
19.4.07
Thể dục
Toán
Chính tả
Khoa học
Âm nhạc
62
154
31
62
31
Môn thể thao tự chọn_Trò chơi “Chuyển đồ vật” 
Luyện tập 
Nghe – viết: Tà áo dài Việt Nam
Môi trường
Ôn tập bài hát: Dàn đồng ca mùa hạ. Nghe nhạc
Thứ sáu
20.4.07
TLV
Toán
Kể chuyện
LTVC
HĐTT
62
155
31
62
31
Ôn tập về tả cảnh 
Phép chia
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007
Nghỉ chế độ công đoàn
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2007 
Thể dục
Tiết 59	 MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC”
MỤC TIÊU
Ôn tập, kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân.
 Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng đôïng tác và đạt thành tích. 
Tính tích cực, tự giác học tập.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN 
 1. Địa điểm : Sân trường vệ sinh sân tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 2. Phương tiện : Mỗi HS 1 quả cầu và kẻ sân xác định vị trí khi kiểm tra. Kẻ sân chơi trò chơi. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Nội dung và phương pháp lên lớp
Định lượng
Hình thức tổ chức
Phần mở đầu 
Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học. 
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối(cán sự điều khiển).
Ôn các động tác, tay, chân, vặn mình, và toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
Phần cơ bản
 a) Ôn tập, kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân: 
Ôn tâng cầu bằng mu bàn chân
Ôn tập theo đội hình 2 hàng ngang, quay mặt vào nhau theo từng tổ do tổ trưởng điều khiển.
Kiểm tra tâng cầu bằng mu bàn chân:
Kiểm tra theo đợt, mỗi đợt 3 HS, GV cử số HS tương ứng đếm số lần bạn tâng cầu được. Những HS đến lượt kiểm tra đứng vào vị trí quy định, thực hiện động tác theo lệnh của GV, khi để cầu rơi thì dừng lại.
Kết quả kiểm trađánh giá theo mức độ thực hiện kĩ thuật động tác như sau:
 + Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng động tác, tâng được 5 lần liên tục trở lên.
 + Hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng động tác, tâng được 3 lần.
 + Chưa hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng động tác, tâng được dưới 3 lần hoặc sai động tác.
b) Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”
Chia lớp thành 2 đội đều nhau, GV nêu tên trò chơi, yêu cầu HS nhắc lại quy định chơi.
Cho HS chơi thi đua theo 2 đội (như tiết 58).
 3. Phần kết thúc 
Tập một số động tác hồi tỉnh.
GV nhận xét và công bố kết kiểm tra. 
Giao bài về nhà: Tập đá cầu.
6 – 10’
1’
1 – 2’
1 - 2’
2 lần x 8 nhịp
18 – 22’
15 – 17’
2 – 3’
10 – 12’
4 – 5’
4 – 6’
1 – 2’
1 – 2’ 
1’
 ▲
™
▲
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
 ♠ ♠ ♠ ♠
▲
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠ 
♠ ♠ ♠ ♠ ♠ ♠
Toán
Tiết 152	LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
Củng cố việc vận dụng kĩ năng cộng trừ trong thực hành tính và giải toán.
Rèn kĩ năng tính và giải toán đúng.
Giáo dục tính chính xác, cẩn thận, khoa học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS chọn kết quả đúng:
Cho x + 2,19 = 5,45 ; giá trị của x là:
 a) x = 4,64 b) x = 3,26	 c) x = 3,36
x – 1,24 = 7,25; giá trị của x là:
 a) x = 8,49 b) x = 6,01 c) x = 849
GV nhận xét – cho điểm.
2. Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài: Luyện tập.
 b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1.
Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự làm bài rồi sửa.
GV chốt lại cách tính cộng, trừ phân số và số thập phân.
 Bài 2.
Gọi HS đọc yêu cầu.
Muốn tính nhanh ta áp dụng tính chất nào?
Lưu ý: Giao hoán 2 số nào để khi cộng được số tròn chục hoặc tròn trăm.
Bài 3.
Gọi HS đọc bài toán.
Gợi ý: Xem tổng số tiền lương mỗi tháng là 1 đơn vị. 
Muốn tính số tiền để dành ta làm thế nào? 
Muốn tính giá trị phần trăm của một số ta làm thế nào?
GV chốt lời giải đúng.
3. Củng cố - dặn dò: 
 Chuẩn bị: Phép nhân.
Nhận xét tiết học.
- HS chọn kết quả đúng ghi trên bảng con. 1 HS len bảng làm bài. Lớp nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu đề.
HS làm vào vở. 2 HS làm bảng phụ, cả lớp nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu đề.
HS nêu: giáo hoán, kết hợp
HS làm bài.
1 HS làm bảng. Lớp nhận xét, sửa bài.
1 HS đọc đề, lớp theo dõi, phân tích đề.
Nêu hướng giải.
HS làm bài, 1 HS lên bảng tính.
Lớp nhận xét, sửa bài.
Tập làm văn
Tiết 61	 ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU 
Liệt kê những bài văn tả cảnh đã đọc hoặc viết trong học kì 1. Trình bày được dàn ý của một 
trong những bài văn đó. Đọc một bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự của bài văn, nghệ thuật quan sát và thái độ của người tả.
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
Giáo dục HS yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Giấy khổ to liệt kê những bài văn tả cảnh học sinh đã đọc hoặc viết trong học kì 1, phiếu kẻ sẵn, để trống để HS liệt kê những bài văn tả cảnh đã học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (tiến hành trong khi học bài mới) 
 2. Dạy bài mới: 
	a/ Giới thiệu bài : Ôn tập về văn tả cảnh
 b/ Các hoạt động: 
	v Hoạt động 1: Trình bày dàn ý 1 bài văn.
Bài tập 1.
Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
Nhắc HS chú ý 2 yêu cầu của BT:
 + Liệt kê những bài văn tả cảnh các em đã học trong các tiết Tập đọc , LTVC, TLV từ tuần 1 đến tuần 11 (sách TV5-tập 1).
 + Lập dàn ý (vắn tắt) cho 1 trong các bài văn đó.
Phát phiếu cho 2 nhóm thực hiện yêu cầu 1 của BT.
Yêu cầu HS trình bày.
GV nhận xét. Treo bảng phụ liệt kê những bài văn tả cảnh HS đã đọc, viết.
Yêu cầu HS lâïp dàn ý của một trong các bài văn đã học.
Yêu cầu HS trình bày dàn ý.
GV nhận xét, góp ý cho HS.
 v Hoạt động 2: Phân tích trình tự bài văn, nghệ thuật quan sát và thái độ người tả.
 Bài tập 2.
Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Củng cố - dặn dò: 
Nhận xét tiết học
Yêu cầu học sinh về nhà viết lại những câu văn miêu tả đẹp trong bài Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Chuẩn bị: Ôn tập về văn tả cảnh. (Lập dàn ý, làm văn miệng).
1 HS đọc yêu cầu của bài tập. Lớp đọc thầm.
HS làm việc theo cặp, làm bài vào vở BT.
- HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng. Cả lớp nhận xét, sửa bài.
- HS sửa bài theo đáp án đúng.
Dựa vào bảng liệt kê, HS tự chọn đề trình bày dàn ý của một trong các bài văn đã đọc hoặc đề văn đã chọn.
HS tiếp nối nhau trình bày dàn ý một bài văn. Lớp nhận xét.
1 HS đọc thành tiếng nội dung của bài. Cả lớp đọc thầm, đọc lướt lại bài văn, suy nghĩ để trả lời lần lượt từng câu hỏi.
HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
Lịch sử
Tiết 31 Lịch sử địa phương
Kĩ thuật
Tiết 30 LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG(TT)
MỤC TIÊU
HS chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
Biết cách lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng.
Rèn tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: (1 – 2’)
Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài: Lắp máy bay trực thăng
b/ Các hoạt động
Hoạt động 3: Thực hành lắp máy bay trực thăng
Chọn chi tiết
GV yêu cầu HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.
Lắp từng bộ phận
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
GV yêu cầu HS quan sát hình và đọc kĩ nội dung từng bước lắp trong SGK để lắp đúng.
GV lưu ý HS cần chú ý một số điểm: 
 + Lắp thân và đuôi máy bay theo từng chú ý mà GV đã hướng dẫn ở tiết 1.
 + Lắp cánh quạt phải lắp đủ số vòng hãm.
 + Lắp cành máy bay phải chú ý đến vị trí trên, dưới của các thanh; mặt phải, mặt trái của càng máy bay để sử dụng vít.
GV theo dõi, uốn nắn kịp thời những nhóm lắp sai, còn lung túng.
Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1 - SGK)
 Yêu cầu HS lắp ráp máy bay trực thăng theo từng bước trong SGK.
Nhắc HS khi lắp ráp cần lưu ý:
+ Bước lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ phải lắp đúng vị trí.
 + Bước lắp giá đỡ sàn ca bin và càng máy bay phải được lắp thật chặt.
3. Củng cố – dặn dò: (2 – 3’)
Kiểm tra mức độ hoàn thành sản phẩm của các nhóm.
Dặn HS về xem lại các bước lắp để tiết sau thực hành tiếp.
Nhận xét tiết học.
- Các nhóm chuẩn bị đồ dùng học tập của nhóm mình.
- HS chọn các chi tiết theo SGK và xếp từng loại vào nắp hộp.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS đọc và quan sát hình trong SGK và thực hành.
- Những nhóm đã lắp xong từng bộ phận thì tiến hành ráp các bộ phận theo từng bước hướng dẫn trong SGK để hoàn chỉnh máy bay.
Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2007
Tập đọc
Tiết 62	BẦM ƠI
I. MỤC TIÊU
Đọc diễn cảm, lưu toàn bài. Hiểu nội dung bài: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thi ... Chọn môït số bài vẽ đẹp làm ĐDDH.
3. Củng cố - Dặn dò: (1 – 2’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS quan sát lọ, hoa, quả và chuẩn bị mẫu cho bài sau.
- HS đưa tranh đã chuẩn bị ra, vở vẽ, bút chì, 
- HS quan sát, tìm hiểu về nội dung tranh.
- Trả lời các câu hỏi để tìm chọn nội dung đề tài.
- Một số HS nêu.
 - HS theo dõi, nhận xét.
- Quan sát tranh.
- HS vẽ tranh theo cảm nhận riêng.
- HS tự nhận xét, xếp loại theo cảm nhận riêng.
Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2007
Nghỉ chế độ công đoàn
Thứ sáu ngày 20 tháng 4 năm 2007
Tập làm văn
Tiết 62	ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH
(Lập dàn ý, làm văn miệng)
I. MỤC TIÊU
Trên cơ sở những hiểu biết đã có về thể loại văn tả cảnh, học sinh biết lập một dàn ý sáng rõ, đủ các phần, đủ ý cho bài văn tả cảnh – một dàn ý với những ý của riêng mình.
Biết trình bày miệng rõ ràng, rành mạch, với từ ngữ thích hợp, cử chỉ, giọng nói tự nhiên, tự tin bài văn tả cảnh mà em vừa lập dàn ý.
Giáo dục học sinh yêu thích cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS làm BT2a (trả lời câu hỏi 2a sau bài đọc Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh).
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Ôn tập về văn tả cảnh 
b/ Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Lập dàn ý.
Bài 1.
 Gọi HS đọc nội dung BT1.
 GV lưu ý HS: Các em hãy chọn tả 1 trong 4 cảnh đã nêu. Điều quan trọng, đó phải là cảnh em muốn tả vì đã thấy, đã ngắm nhìn, hoặc đã quen thuộc.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Mời một số HS nói đề bài các em chọn.
Yêu cầu HS đọc gợi ý 1, 2 trong SGK.
GV nhắc HS: Dàn ý bài làm phải dựa theo khung chung đã nêu trong SGK, song các ý cụ thể phải là ý của em, giúp em có thể dựa vào dàn ý tả cảnh đã chọn mà trình bày miệng.
GV phát riêng giấy khổ to và bút dạ cho 3 HS (chọn tả các cảnh khác nhau).
GV quan sát, hướng dẫn cho HS yếu.
v	Hoạt động 2: Trình bày miệng.
 Bài 2.
GV nêu yêu cầu của bài tập.
GV nhận xét, cho điểm theo các tiêu chí: nội dung, cách sử dụng từ ngữ, giọng nói, cách trình bày 
GVnhận xét nhanh.
3. Củng cố - dặn dò: 
Nhận xét tiết học.
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở dàn ý đã lập, nếu có thể viết lại bài văn vừa trình bày miệng. 
- 3 HS trả lời câu hỏi. Lớp theo dõi, bổ sung.
- 1 HS đọc to, rõ yêu cầu của bài, các đề bài.
- Nhiều học sinh nói tên đề bài mình chọn.
1 HS đọc gợi ý.
Mỗi em tự lập dàn ý cho bài văn nói theo gợi ý trong SGK (làm trên nháp hoặc viết vào vở).
3 HS làm bài trên phiếu lớn. 
- Những HS có dàn ý trên bảng trình bày miệng bài văn của mình.
Cả lớp nhận xét.
Nhiều HS dựa vào dàn ý, trình bày bài làm văn nói.
Toán
Tiết 155	PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU
Giúp học sinh củng cố các kĩ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên, các số thâp phân, phân số và ứng dụng trong tính nhẩm, trong giải bài toán.
Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp.
Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập.
Gọi HS sửa bài 4 / SGK.
GV chấm một số vở.
GV nhận xét bài cũ.
2. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài: “Ôn tập về phép chia”.
b/ Các hoạt động 
v Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức về phép chia
GV ghi phép tính, yêu cầu HS đọc và nêu tên các thành phần của phép tính.
Củng cố cho HS các kiến thức về phép chia hết và phép chia có dư.
GV ghi bảng.
v Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1. 
Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
Yêu cầu HS tìm hiểu mẫu, nêu cách thử lại phép chia.
Yêu cầu HS làm bài.
GV chốt về phép chia hết và phép chia có dư.
 Bài 2. 
GV nêu từng phép tính, yêu cầu HS thực hiện nhanh.
Chốt cách thực hiện phép chia phân số.
Bài 3.
Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
Tổ chức cho HS thảo luận nêu cách tính nhẩm.
Yêu cầu HS làm bài vào vở.
GV chốt cách nhẩm nhanh.
Bài 4.
Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
Yêu cầu HS nêu cách làm.
Yêu cầu HS làmbài rồi chữa.
Yêu cầu HS nêu tính chất đã vận dụng?
GV chốt lại hai cách tính.
3. Củng cố – dặn dò:
Dặn HS làm lại BT2. Chuẩn bị: Luyện tập.
Nhận xét tiết học.
1 Học sinh sửa bài.
- HS nêu.
- HS cùng nhắc lại các kiến thức.
1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS tìm hiểu và nêu.
- HS làm bài cá nhân vào vở rồi sưa bài.
- HS làm trên bảng con.
1 HS đọc yêu cầu.
HS thảo luận, nêu cách nhẩm từng dạng bài.
HS làm bài, 2 HS làm trên bảng phụ rồi sửa. Lớp nhận xét. 
- 1 HS đọc yêu cầu. Lớp đọc thầm.
- HS xác định yêu cầu đề, nêu cách tính.
 - HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng làm bài. Lớp nhận xét, sửa bài
Kể chuyện
Tiết 31	KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU
Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
Học sinh kể lại được rõ ràng, tự nhiên một câu chuyện có ý nghĩa nói về một bạn nam hoặc một bạn nữ được mọi người quí mến.
Yêu quí và học tập những đức tính tốt đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ viết đề bài của tiết kể chuyện, các gợi ý 3, 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
GV nhận xét, ghi điểm
2. Dạy bài mới: 
 a/ Giới thiệu bài:
 Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
Gọi HS đọc đề, phân tích đề.
GV gạch chân từ quan trọng trong đề
Yêu cầu HS đọc gợi ý
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
Gọi HS nêu câu chuyện sẽ kể.
Yêu cầu HS viết dàn ý câu chuyện.
Nhắc HS lưu ý:
+ Câu chuyện em kể không phải là truyện em đã đọc trên sách, báo mà là chuyện về một bạn nam hay nữ cụ thể – một người bạn của chính em. Đó là một người được em và mọi người quý mến.
+ Khác với tiết kể chuyện về một người bạn làm việc tốt, khi kể về một người bạn trong tiết học này, các em cần chú ý làm rõ nam tính, nữ tính của bạn đó.
v Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện.
 Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn khi HS kể chuyện.
Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp.
GV nhận xét, tính điểm.
3. Củng cố - dặn dò: 
GV nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh kể chuyện hay, kể chuyện có tiến bộ.
Dặn HS tập kể lại câu chuyện cho người thân hoặc viết lại vào vở nội dung câu chuyện đó. Chuẩn bị: Nhà vô địch
Nhận xét tiết học. 
2 học sinh kể. Lớp theo dõi, nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu đề, nêu yêu cầu chính của đề.
1 HS đọc gợi ý. Lớp đọc thầm.
HS nêu câu chuyện sẽ chọn kể.
HS làm việc cá nhân, dựa theo gợi ý 4 trong SGK, viết nhanh ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
Từng HS nhìn dàn ý đã lập, kể câu chuyện của mình trong nhóm, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
1 HS khá kể mẫu câu chuyện của mình. Đại diện các nhóm thi kể.
Cả lớp trao đổi về ý nghĩa câu chuyện, tính cách của nhân vật trong truyện. Có thể nêu câu hỏi cho người kể chuyện.
Cả lớp bình chọn câu chuyên hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
Luyện từ và câu
Tiết 62	 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy ) 
I. MỤC TIÊU
Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
Tiếp tục luyện tập về việc dùng dấu phẩy trong văn viết.
Cẩn thận khi viết một văn bản (dùng dấu phẩy cho chính xác).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Bảng phụ ghi ba tác dụng dấu phẩy. Một vài tờ giấy khổ to để học sinh làm B1. 2 tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
Yêu cầu HS đặt câu với một trong các câu tục ngữ ở BT2 (tiết LTVC trước)
GV nhận xét.
2. Dạy bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
b/ Các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
 Bài 1
Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
Yêu cầu HS nêu 3 tác dụng của dấu phẩy.
GV mở bảng phụ ghi 3 tác dụng của dấu phẩy, yêu cầu HS đọc lại.
Yêu cầu HS suy nghĩ, làm bài. Phát phiếu cho 2 HS làm bài
Yêu cầu HS nêu kết quả.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2.
Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
GV dán 2 tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT 2, yêu cầu HS lên bảng làm bài.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng. GV nhấn mạnh tác hại của việc dùng sai dấu phẩy.
 Bài 3.
Gọi HS đọc yêu cầu của BT.
GV lưu ý: đoạn văn trên có 3 dấu phẩy bịđặt sai vị trí, các em phải phát hiện và sửa lại.
Yêu cầu HS làm bài.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Gọi HS đọc lại bài đã sửa.
3. Củng cố - dặn dò: 
GV nhận xét tiết học; nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học về dấu phẩy, có ý thức sử dụng đúng dấu phẩy.
2 HS đặt câu, lớp nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm.
- 1 HS nêu. Lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc lại.
HS đọc thầm từng câu văn có sử dụng dấu phẩy, suy nghĩ làm bài vào vở BT. 
HS phát biểu ý kiến. Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét.
2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu của BT. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào nháp. 
- Lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
 HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp đọc thầm.
HS đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ, làm bài. 2 HS làm bài trên bảng phụ rồi sửa.
- 1 HS đọc lại bài.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31.doc